Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn trong trường THPT

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Đoàn phối hợp với cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho Đoàn viên, thanh niên tích cực quản lý nhà nước và xã hội.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường (Đoàn trường) phát huy vai trò, trách nhiệm nhằm xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam.

Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Trong trường học Chi Đoàn học sinh thành lập từ đầu năm học theo đơn vị lớp đứng đầu là bí thư chi đoàn. Chi đoàn giáo viên là chi đoàn trung tâm làm nồng cốt hổ trợ Đoàn trường, định hướng cho mọi hoạt động chi đoàn học sinh.

Nhiệm vụ của Đoàn viên: Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Liên hệ mật thiết thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn Viên.

 2. Xác định chức năng, nhiệm vụ của Bí thư Đoàn trường trong trường THPT.

 Không thể phủ nhận vai trò của Bí thư Đoàn trường trong trường THPT trong trường học. Bởi vì, Bí thư là người chỉ huy trực tiếp và cao nhất của Đoàn Trường, là cán bộ quản lý có trách nhiệm giáo dục và tổ chức giáo dục thanh thiếu niên trong trường thông qua các hoạt động đoàn. Do đó, Bí thư Đoàn trường phải xác định chức năng nhiệm vụ của mình:

- Quản lý, chỉ đạo toàn diện tất cả chi Đoàn trong nhà trường.

- Lập kế hoạch chương trình hành động cả năm học về công tác thanh niên.

- Tham mưu cấp uỷ Đảng, chính quyền trong nhà trường.

- Phối hợp cùng các tổ chức Đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường.

- Đặc biệt Bí thư Đoàn trường phải thật sự cầu nối giữa nhà trường, gia đình, xã hội với các em. Là người cố vấn hoạt động tự quản cho học sinh, là người phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy, làm thế nào để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là để xây dựng Đoàn trường vững mạnh xuất sắc.

 

doc16 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 16303 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u nhi; tổ chức cho Đoàn viên, thanh niên tích cực quản lý nhà nước và xã hội.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường (Đoàn trường) phát huy vai trò, trách nhiệm nhằm xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam.
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Trong trường học Chi Đoàn học sinh thành lập từ đầu năm học theo đơn vị lớp đứng đầu là bí thư chi đoàn. Chi đoàn giáo viên là chi đoàn trung tâm làm nồng cốt hổ trợ Đoàn trường, định hướng cho mọi hoạt động chi đoàn học sinh.
Nhiệm vụ của Đoàn viên: Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Liên hệ mật thiết thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn Viên.
 2. Xác định chức năng, nhiệm vụ của Bí thư Đoàn trường trong trường THPT.
	Không thể phủ nhận vai trò của Bí thư Đoàn trường trong trường THPT trong trường học. Bởi vì, Bí thư là người chỉ huy trực tiếp và cao nhất của Đoàn Trường, là cán bộ quản lý có trách nhiệm giáo dục và tổ chức giáo dục thanh thiếu niên trong trường thông qua các hoạt động đoàn. Do đó, Bí thư Đoàn trường phải xác định chức năng nhiệm vụ của mình: 
Quản lý, chỉ đạo toàn diện tất cả chi Đoàn trong nhà trường.
Lập kế hoạch chương trình hành động cả năm học về công tác thanh niên.
Tham mưu cấp uỷ Đảng, chính quyền trong nhà trường.
Phối hợp cùng các tổ chức Đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường.
Đặc biệt Bí thư Đoàn trường phải thật sự cầu nối giữa nhà trường, gia đình, xã hội với các em. Là người cố vấn hoạt động tự quản cho học sinh, là người phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy, làm thế nào để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là để xây dựng Đoàn trường vững mạnh xuất sắc.
II. Thực trạng của vấn đề
Mặc dù năm qua Đoàn trường THPT Lý Tự Trọng đạt được những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận, song nhìn chung Đoàn trường đang gặp những khó khăn nhất định, chưa đáp ứng kịp với sự đầu tư của nhà trường, với nhu cầu phát triển của xã hội. Những khó khăn và hạn chế tập trung vào những yếu tố sau đây:
 Công tác rèn luyện Đoàn viên thanh niên chưa đều, một số đoàn viên còn chậm tiến, vẫn còn Đoàn viên quy phạm nội quy.
Công tác kiểm tra xử lý kỷ luật đoàn viên trong toàn trường chưa tốt.
Hình thức sinh hoạt chưa phong phú, thiếu sáng tạo chưa phù hợp lứa tuổi các em.
Một số phong trào đã triển khai nhưng hoàn thành chưa tốt, hoạt động chưa thường xuyên như: chương trình phát thanh, CLB học tập, các hoạt động ngoài giơ lên lớp, học hướng nghiệp.
Trong công tác tuyên truyền, còn đơn điệu dè dặt chưa thuyết phục được ĐVTN.
	 Những khó khăn của Đoàn cơ sở hiện nay có thể khái quát ở 03 điểm: khó chọn, khó làm và khó giữ. Chính điều đó đã tác động không nhỏ đến công tác Đoàn và phong trào TTN hiện nay. 
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
Tìm hiểu đặc điểm tình hình của Đoàn Trường THPT Lý Tự Trọng.
Việc làm đầu tiên là đi sâu tìm hiểu, nắm chắc tình hình đặc điểm cụ thể của các chi đoàn mình quản lý. Để hiểu rõ quan điểm giáo dục của nhà trường, mục tiêu và giá trị cốt lõi tôi đã trực tiếp gặp cấp uỷ Đảng, BGH nhà trường, Hội phụ huynh để trao đổi kỹ tình hình, đặc điểm. mặt yếu, mặt mạnh, những thuận lợi cũng như khó khăn của Đoàn trường trong năm học này. Cụ thể:
 1.1 – Đặc điểm tình hình đầu năm(tính từ ngày 25/08/2010) :
a/ . Soá lieäu toå chöùc :
 – Toång soá hoïc sinh : 2253	Nöõ : 1350
 – Toång soá ñoaøn vieân : 1308	Nöõ : 842
	+ Ñoaøn vieân giaùo vieân : 25	, ñoaøn vieân hoïc sinh : 1276 
 + Ñaûng vieân sinh hoaït Ñoaøn : 01
 – Toång soá chi ñoaøn : 52	Toång soá lôùp : 51
 – Toång soá chi hoäi : 51	Toång soá Hoäi vieân : 944
 – Ñoäi TNXK : 05	Toång soá TNXK : 153
Cụ thể các khối lớp:
KHOÁI LÔÙP
SOÁ HOÏC SINH
ĐOÀN VIÊN 
SOÁ LÔÙP
SOÁ CHI ÑOAØN
10
745
129
17
17
11
734
440
17
17
12
741
707
17
17
- Ñoaøn vieân giaùo vieân : 32	- Ñaûng vieân sinh hoaït ñoaøn : 01
b/. Thuaän lôïi và khó khăn: 
Thuận lợi:
- Ban thường vụ Đoàn Trường nhiệt tình bản lĩnh có trách nhiệm trong công tác.
- Đa số Đoàn viên – Thanh niên là những học sinh có điểm đầu vào cao nhất tỉnh, ngoan hiền, nhiệt tình sôi nổi, và là những đội viên xuất sắc, có trách nhiệm trong công tác
- Chi đoàn giáo viên tại trường THPT Lý Tự Trọng đã có truyền thống là chi đoàn trung tâm định hướng mọi hoạt động các chi đoàn học sinh và là lực lượng nồng cốt hổ trợ công tác phong trào. 
- Caáp uûy vaø Ban giaùm hieäu raát quan taâm coâng taùc Ñoaøn vaø phong traøo thanh nieân.
- Ban thường vụ thành Đoàn hổ trợ và chỉ đạo kịp thời cho Đoàn Trường.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điều kiện hoạt động cho Chi Đoàn và Đoàn trường hoàn thành nhiệm vụ.
Khó khăn:
Bí thư, Phó Bí Thư Đoàn Trường đều là người mới nên chưa có kinh nghiệm trong công tác. Và là công tác kiêm nhiệm nên ở mặt nào đó kỹ năng Đoàn còn hạn chế, chưa xác định đúng chức năng nhiệm vụ của từng vị trí cụ thể. Chưa chủ động tham mưu cấp uỷ về công tác thanh niên.
BCH Đoàn trường phần lớn là học sinh nên trong quá trình hoạt động đôi khi còn nhiều dè dặt, thiếu kinh nghiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao.
Chi Đoàn Giáo Viên có 25 Đoàn viên giáo viên trong đó: có 7 có con nhỏ; thai sản 3; 1 đang đi học  Ngoài ra, con có số đồng chí gần như an phận thủ thường không muốn tham gia hoạt động Đoàn. Cho nên số lượng tham gia thật sự công tác Đoàn không cao.
1.2 – Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh về công tác Đoàn trong nhà trường.
	Nếu làm công tác thanh niên mà điều hành cứng nhắc, theo kiểu ra văn bản, chỉ đạo từ xa thì tất yếu phong trào Đoàn không thể phát triển đúng thực chất dù có đầu tư tốt đến đâu. Công tác thanh niên theo kịp sự phát triển với sự năng động của thanh niên, phải đổi mới từ chính người làm công tác thanh niên. Phải biết tôn trọng và phát huy vai trò chủ động của học sinh, và nên làm nhiệm vụ định hướng để học trò thấy được tôn trọng và luôn có ý thức vươn lên. Cho nên công việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em rất quan trọng.
	Đầu năm, trong Đại hội chi đoàn, Đoàn trường cuộc họp giao ban tạo môi trường cho các em được bày tỏ quan điểm đó nguyện vọng của mình. Ngoài ra, trong năm học 2010 – 2011 BCH Đoàn trường đã 2 lần( đầu học kỳ 1 và đầu học kỳ 2) tổ chức Hội nghị “Nói cho thanh niên nghe và nghe thanh niên nói” có BGH, cấp uỷ Đảng tham dự và thật bất ngờ các em rất hào hứng và thích thú. Qua đó, chúng ta nắm bắt tình hình và chấn chỉnh kịp thời.
	Nói tóm lại, phong trào tuy cũ nhưng cần cách làm mới, đừng quá nặng hình thức mà quan trọng chính là phải hiểu đối tượng mình hướng đến đang nghĩ gì, muốn gì và cần gì. Điều này đòi hỏi bản lĩnh của người phụ trách, cần biết dũng cảm từ chối điều mình cho rằng không thiết thực, chưa phù hợp chứ không nhất nhất chỉ làm theo chỉ đạo.
2 – Xây dựng kế hoạch năm học theo từng tháng.
Nguyên nhân của việc không chú ý hoặc không thể xác định được kế hoạch là do chúng ta thiếu mục tiêu hoặc những mục tiêu ấy là mơ hồ. Một kế hoạch được chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp chúng ta có những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng của các công việc mình đề ra.
Kế hoạch là gì?
 Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Khi chúng ta lập được kế hoạch thì tư duy quản lý của chúng ta sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra. Chúng ta sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững “mũi tiến công” vào mục tiêu cuối cùng mình muốn hướng đến. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của mình.
Cách viết bảng kế hoạch:
Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học bao gồm các yếu tố sau:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 
- Xác định nội dung công việc 
- Xác định kế hoạch thực hiện ở đâu? Khi nào? Và ai thực hiện? 
- Xác định cách thức thực hiện ( phương pháp)
- Xác định phương pháp kiểm tra.
- Xác định nguồn lực : người thực hiện ; tài chính 
Ví dụ:
Xây dựng kế hoạch tháng 11 và đánh giá kết quả tháng 11/2011.(phụ lục 1).
Kế hoạch học kỳ 2 năm học 2010 - 2011(phụ lục 2)
Ngoài ra, trong tháng từng chương trình phải xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết ví dụ:
Kế hoạch chương trình tổ chức đêm văn nghệ hướng đến “1000 năm Thăng Long” (phụ lục 3)
Kế hoạch tổ chức ngoại khóa 03/01 phát động năm thanh niên.(phụ lục 4).
3 – Xây dựng kế hoạch và cách thức tiến hành chương trình trọng điểm.
	Trong công tác thanh niên cần phải tạo điểm nhấn cho từng tháng tuỳ theo tình hình cụ thể, có như thế tạo được sức hút thanh niên cũng như gây được tiếng vang trong và ngoài nhà trường. Trong năm học qua, chúng tôi tạo điểm nhấn theo từng tháng ví dụ:
Tháng 09, tổ chức chương trình an toàn giao thông.
Tháng 10, chương trình văn nghệ “ Hướng đến 1000năm Thăng Long”.
Tháng 11, Ngoại khóa về “tôn sư trọng đạo”.
Tháng 01, Ngoại khóa phát động năm thanh niên.
Tất cả chương trình trọng điểm được lên kế hoạch cụ thể rõ ràng, và có sự đầu tư đúng mức và phải mời truyền thông để tham dự và đưa tin( Báo Khánh Hòa, Đài truyền hình, Đài phát thanh) kịp thời đưa tin đó không những là nguồn động viên mà là công tác quảng cáo về Trường mình. Và trong năm học qua có tất cả hơn 20 tin do báo Khánh Hoà viết về công tác Thanh niên, 1 bài viết dưới dạng phóng sự về mô hình mới công tác Đoàn tại trường chúng ta; trên 10 tin do đài truyền hình phát đài KTV, trong đó có phóng sự về công tác xây dựng Đảng. 
Sau đây, Tôi xin trình bày sơ lược khi xây dựng chương trình trọng điểm. Tôi xin lấy ví dụ Tổ chức lễ phát động năm thanh niên được tổ chức 03/01. (phụ lục 4).
Bước 1, Xác định lễ phát động năm thanh niên được tổ chức 03/01 là chương trình trọng điểm vì chưa trường nào thực hiện.
Bước 2, Tham mưu và xin ý kiến cấp ủy và Ban giám hiệu. Sau đó, xây dựng kế hoạch trình cấp uỷ và Ban giám hiệu.
Bước 3, Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt. Ví dụ, điểm nhấn là diễu hành - biễu diễn nghi thức đội và múa tập thể cho nên phân công nhân sự phải có năng lực cụ thể bám sát học sinh tập luyện. Phân công người dẫn chương trình phải chuẩn ví đây là khâu quan trọng (những chương trình quan trọng nên để giáo viên dẫn chương trình).
Bước 4, Phải lường trước thời gian là không 40 phút nên tính toán thời gian cho chương trình “sạch”. Cho nên phải duyệt chương trình 2 lần( thứ 7 chỉnh sữa, chủ nhật chạy chương trình).
Bước 5, Thường xuyên bám sát động viên khích lệ các bộ phận tạo không khí vui vẽ đoàn kết trong tập thể.
4 – Công tác thi đua – khen thưởng giữa các chi đoàn.
	Thi đua – khen thưởng nhằm mục đích động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân, để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chi đoàn, đó là động lực để các chi đoàn hoạt động và từ đó đẩy mạnh công tác thanh niên trong nhà trường. Và nắm được tầm quan trọng đó, trong năm học qua chúng tôi xác định đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm. So các năm trước thi đua giữa các chi đoàn gần như “khoáng trắng” cho bộ phận thống kê (nhóm pháp văn) chỉ dựa trên sổ đầu bài và điểm đoàn gần như chỉ án chừng để “thưởng” cho các lớp cho nên không tạo được không khí thi đua các chi đoàn. 
	Ngay từ đầu năm chúng tôi nghiên cứu cách thức chấm điểm theo từng đề mục, biểu điểm, và chương trình chấm điểm. Đây là khâu quan trọng vì nếu như chúng ta đưa ra bản chấm khoa học, chuẩn, phù hợp, thì sẽ đỡ tốn công và thời gian cho bộ phận chấm cũng như thống kê. Bảng chấm điểm đó tuỳ theo tình hình mà mình thay đổi biểu điểm(phụ lục 5,6).
	Tiếp theo xây dựng bộ phận xung kích chấm điểm, đây là một trong những yếu sống còn nó liên quan rất nhiều vấn đề. Khi xây dựng đảm bảo 3 yếu tố: Tính công bằng, bộ máy gọn nhẹ và làm việc trên tinh thần tự nguyện. Những năm học trước mỗi lớp cử 3học sinh như vậy toàn trường có hơn 150 xung kích như thế quá đông bộ máy cồng kềnh khó quản lý. So các năm trước xung kích năm học này gọn nhẹ hơn rất nhiều chúng tôi chọn lựa những học sinh tích cực, có tố chất tốt sau đó tập huấn cả lý thuyết, thực hành 2 tuần và chọn 10 xung kích(đội nữ)/1buổi. 
	Đội xung kích chỉ chấm điểm ở các mục sau: Vệ sinh, SH15 phút, xếp xe, vi phạm tác phong. Còn lại thư ký các lớp tự thống kê điểm học tập như: giờ học; điểm kiểm tra miệng; chuyên cần, vi phạm sổ đầu bài. Sau đó, vào thứ 6 bộ phận thống kế sẽ nhập điểm tính từ ( thứ 6 tuần trước đến ngày thứ 5 tuần này). Và kết quả có trước tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ 6. 
	Tuy còn một số vấn đề cần hoàn chỉnh nhưng ưu điểm công tác thi đua năm nay có tiến bộ vượt bật cụ thể như: tạo được không khí cạnh tranh các lớp, giúp GVCN nắm bắt tình hình kịp thời để chấn chỉnh lớp chủ nhiệm, phát huy tính tự giác tinh thần tự nguyện Ví dụ lớp 11A10 do cô Minh Khánh chủ nhiệm: là Chi Đoàn có tinh thần phấn đấu yếu, học tập cũng yếu năm học trước lớp xếp hạng thấp nhất khối (vị thứ 17/17). Trong tháng đầu tiên của năm học này vẫn vị thứ 17, nhưng sau khi có biểu điểm chấm thi đua cô Khánh đã có cái so sánh và phát huy mặt mạnh lớp mình để bù mặt yếu như xung phong chăm sóc vườn cây thuốc nam; xung phong đi làm nhiệm vụ Đoàn cấp trên. từ đó tăng tính tự giác học sinh và cuối năm lớp 11A10 xếp vị thứ 13 cũng như lớp 11A9,11B5, 11A4 (phụ lục 7).
	Năm học 2010 – 2011, Đoàn trường THPT Lý Tự Trọng đổi mới công tác thi đua – khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong toàn trường trong đó nổi bật là: Phân theo từng khối, kết quả theo tuần, tiêu chí rõ ràng, tránh chung chung, hình thức và từng bước đi vào thực chất. Tạo được môi trường cạnh tranh giữa các chi đoàn, các cá nhân trong chi đoàn.
5 – Xây dựng công tác tuyên truyền hiệu quả - thực chất (chương trình phát thanh thanh niên – bản tin thanh niên)
	Trong những năm học trước phát thanh thanh niên và bản tin thanh niên chúng ta có triển khai nhưng không duy trì được, nội dung chưa phong phú, chưa có bề sâu...
 Nguyên nhân: 
Nhân lực mỏng và yếu: Giáo viên trẻ được phân công làm cho có hoặc không có kỹ năng.
Hệ thống phát thanh ở xa văn phòng Đoàn, và phát bằng băng.
Bản tin quá cũ nên trình bày không đẹp.
Phương pháp tiến hành không khoa học tự phát, không có kế hoạch cụ thể.
Xác định rõ để công tác tuyên truyền phong phú hiệu quả cần phải thay đổi và chúng tôi tham mưu lên cấp ủy và Ban Giám Hiệu những vấn đề sau:
Cần chuyển văn phòng Đoàn về vị trí trung tâm.
Bắt lại hệ thống phát thanh đưa về văn phòng Đoàn dựa trên hệ thống cũ.
Làm lại bản tin và bản thi đua phù hợp.
Và Được sự quan tâm cấp ủy Đảng – Ban giám hiệu đã đồng ý đây là bước ngoặc rất quan trọng cho sự thành công.
Chúng tôi xây dựng kế hoạch chương trình khung bản tin, bài phát thanh theo chủ đề từng tuần – từng tháng (phụ lục 8,9). Và lên kế hoạch cho tất cả các chi đoàn “thi làm bản tin” trên giấy A3, chúng tôi chọn bản tin có chất lượng để trình bày bản tin và phát thanh cho cả năm. Và tất nhiên sẽ trao giải cho các đội lọt vào vòng chung kết bằng cách cộng điểm và tuyên dương trước cờ.
Sau khi có nội dung chung tôi tổ chức thi tuyển vào Ban phát thanh và ban bản tin và ra quyết định thành lập ban. Đồng thời cử 2 đồng chí theo dõi hướng dẫn hoạt động của ban phát thanh và ban bản tin. Qua một năm học chúng tôi nhận thấy còn có số vấn đề cần phải điều chỉnh (như hệ thống phát thanh quá cũ, loa đặt vị trí không phù hợp, bản tin cũ nên trình bày khó khăn) nhưng qua cách làm trên chúng tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng không bị “hụt hơi” như các năm trước; nội dung phong phú và đáng lưu ý là đây là “sản phẩm” của các em.
6 – Xây dựng đội văn nghệ nhà trường.
	Đặc thù trường THPT Lý Tự Trọng là liên tục tổ chức ngoại khóa vào sáng thứ 2 đầu tuần, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ. Cho nên việc xây dưng đội văn nghề là rất cần thiết để tham gia các hoạt động trên, và là sân chơi cho học sinh.
	Ngay từ đầu năm chúng tôi xin ý kiến cấp ủy, Ban giám hiệu tổ chức cuộc thi tiếng hát hay cấp trường và chọn đội văn nghệ có quyết định và công bố trước toàn trường. Và có kế hoạch tập luyện và duy trì ngoài việc tham gia văn nghệ tại trường mà còn tham dự thi tiếng hát hay cấp tỉnh; tuyên truyền ca khúc cách mạng, tham gia do các cấp tổ chức(phụ lục 10)
	Kết quả trong năm học 2010 – 2011:
Đội văn nghệ đạt giải nhất tỉnh trong cuộc thi tiếng hát hay cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Tham giam biểu diễn hơn 10 tiết mục cho Sở Giáo dục - Đào tạo;Thành Đoàn; Tỉnh Đoàn.
Tham gia hơn 100 tiết mục văn nghệ cho nhà trường (Ngoại khóa, văn nghệ,..)..
	Chúng tôi nhận thấy qua một năm thực hiện có một số ưu điểm sau: Chúng tôi luôn chủ động vì có lượng nòng cốt, phát huy tối đa khả năng học sinh ví dụ: khi chúng tôi xây dựng chương trình ngoại khoá “phút truyền thống” như bình thường chúng tôi phải đứng ra vừa đạo diễn vừa biên kịch công việc nặng nềnhưng khi có đội văn nghệ chúng ta cần đưa ra kịch bản sau đó các em dàn dựng chúng tôi chỉ chỉnh sữa lại. Hoặc khi chương trình ngoại khoá cần có tiết mục nào đó chúng tôi chỉ cần thông báo về đội văn nghệ thì đội có kế hoạch tập luyện và chúng ta chỉ duyệt lại.
	 Nhưng cần có số vấn đề ý sau: Thứ nhất, không nên khoáng trắng cho học sinh vì tuy học sinh sáng tạo nhưng nhiều lúc không phù hợp. Thứ hai, chúng ta cần có kịch bản cụ thể. Thứ ba, cần có khen thưởng động viên kịp thời đội văn nghệ.	
C- KẾT LUẬN
	Qua SKKN này giúp cho chúng ta nhìn thấy được một số thực trạng đang tồn tại và từ đó chúng ta tìm cách giải quyết cho phù hợp theo tình hình của từng trường. Và một số biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện tại trường đã đạt thành công nhất định cụ thể: Trong năm này phong trào Đoàn tại trường đã có chuyển biến tích cực và được đông đảo giáo viên, phụ huynh và học sinh ghi nhận; trường được đề nghị UBND Thành phố khen, Tỉnh Đoàn và Trung ương Đoàn tặng bằng khen Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vấn đề tồn tại rút ra kinh nghiệm cho những năm sắp đến. 
	Tôi thiết nghĩ để công tác Đoàn đạt hiệu quả chúng ta cần phải lưu ý số vấn đề sau đây:
Cần tranh thủ được sự ủng hộ của Cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu, GVCN và phụ huynh học sinh.
Cần tham mưu kịp thời các cấp lãnh đạo về tình hình thực tế tại cơ sở để kịp thay đổi cho phù hợp.
Cần tìm hiểu và nắm bắt tình hình của Trường trước khi đưa ra quyết định.
Cần có kế hoạch cụ thể - phương thức hoạt động khoa học phù hợp.
Cần mạnh dạn giao việc cho giáo viên trẻ vì đây là lực lượng kế thừa; cũng như giao việc cho học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo của các em.
Nói tóm lại, Làm công tác phong trào phải luôn tư duy đổi mới đừng quá nặng hình thức mà quan trọng chính là tại cơ sở làm sao cho cuốn hút được thanh niên vào Đoàn một cách thực chất. Để các em thấy rằng khi đứng trong hàng ngũ Đoàn là niềm tự hào vinh dự. Và Tại trường THPT Lý Tự Trọng đã và đang làm điều đó.
	Và thông qua đây chúng tôi xin cảm ơn Cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu đã quan tâm chỉ đạo, động viên khích lệ kịp thời. 
	Cảm ơn Ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh đã hổ trợ về mặt tinh thần cũng như vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn trường hoạt động.
	Cảm ơn giáo viên chủ nhiệm cũng như các thầy cô trong hội đồng giáo dục luôn bênh cạnh động viên ủng hộ Đoàn trường hoàn thành nhiệm vụ.
	Và cuối cùng tôi xin cảm ơn các đồng chí Thu Thủy, Trí Nguyên, Hồng Anh, Tấn Vinh, Đức Hái đã cùng tôi thực hiện biện pháp cũng như giúp tôi hoàn thành SKKN này. 
ĐÁNH GIÁ NHẬN XẾT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Người thực hiện đề tài
 (Họ và tên , Ký )
Xếp loại (A,B,C) : ..	 
ĐÁNH GIÁ NHẬN XẾT CỦA BAN CHUYÊN MÔN TRƯỜNG
Xếp loại (A,B,C) : ..

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGIEM VE CONG TAC DOAN TN TRONG TRUONG THPT.doc
Sáng Kiến Liên Quan