Sáng kiến kinh nghiệm Tham luận thực hiện công tác chủ nhiệm lớp trong việc giúp đỡ học sinh yếu, kém và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
Năm học 2011 – 2012, ngành Giáo dục-Đào tạo Giá Rai tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ công tác “Củng cố kiện toàn chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập ở lớp đầu cấp và hiệu quả giáo dục ở lớp cuối cấp Tiểu học” với chủ đề năm học là: “Tiếp tục tập trung đổi mới quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ở cấp đơn vị trường học, để không ngừng củng cố và hoàn thiện thành quả giáo dục đại trà, tạo lập nền tảng phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở địa phương”. Để nâng cao chất lượng học tập ở các lớp thì công tác chủ nhiệm và xây dựng nền nếp lớp là hai mảng không thể tách rời nhau được. Bởi vì, người giáo viên có làm tốt công tác chủ nhiệm, học sinh có nền nếp học tốt là đã biết cách học phù hợp, có hứng thú trong học tập, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên và đây cũng là một giải pháp quan trọng góp phần giảm học sinh yếu kém nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Đồng thời trang bị cho các em những kiến thức cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là các chuẩn mực đạo đức để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, chuyên cần, tích cực, tự giác trong học tập để sau này là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Xuất phát từ vần đề trên, trong năm học 2011 – 2012 tôi đã đi sâu vào tăng cường và đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt trong việc giúp đỡ học sinh yếu, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiêm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ, giáo dục các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH GIÁ RAI B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THAM LUẬN THỰC HIÊN CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU, KÉM VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2011 – 2012, ngành Giáo dục-Đào tạo Giá Rai tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ công tác “Củng cố kiện toàn chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập ở lớp đầu cấp và hiệu quả giáo dục ở lớp cuối cấp Tiểu học” với chủ đề năm học là: “Tiếp tục tập trung đổi mới quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ở cấp đơn vị trường học, để không ngừng củng cố và hoàn thiện thành quả giáo dục đại trà, tạo lập nền tảng phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở địa phương”. Để nâng cao chất lượng học tập ở các lớp thì công tác chủ nhiệm và xây dựng nền nếp lớp là hai mảng không thể tách rời nhau được. Bởi vì, người giáo viên có làm tốt công tác chủ nhiệm, học sinh có nền nếp học tốt là đã biết cách học phù hợp, có hứng thú trong học tập, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên và đây cũng là một giải pháp quan trọng góp phần giảm học sinh yếu kém nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Đồng thời trang bị cho các em những kiến thức cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là các chuẩn mực đạo đức để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, chuyên cần, tích cực, tự giác trong học tập để sau này là những chủ nhân tương lai của đất nước. Xuất phát từ vần đề trên, trong năm học 2011 – 2012 tôi đã đi sâu vào tăng cường và đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt trong việc giúp đỡ học sinh yếu, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiêm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ, giáo dục các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. II. THỰC TRẠNG - Đầu năm, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B. Mặc dù không phải là lớp cuối cấp, nhưng với độ tuổi 9 tuổi các em cũng còn rất nhỏ, ham chơi hơn ham học. Điều này làm tôi luôn day dứt tự hỏi: Mình phải làm gì để giúp các em có một nền nếp, thói quen học tập tốt để các em tiếp thu được những tri thức và chuẩn mực đạo đức ở lứa tuổi tiểu học, để cha mẹ học sinh yên tâm khi gởi gắm con em cho mình. Tôi nghĩ để nâng cao hiệu quả giáo dục thì công tác giáo viên chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng, bởi vì lớp học có nền nếp tốt thì chất lượng học tập của lớp đảm bảo sẽ được nâng lên, việc giúp đỡ học sinh yếu, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cũng dần được hạn chế. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm ngoài tinh thần trách nhiệm người giáo viên phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao. - Ngày đầu tiên nhận lớp, nắm sĩ số lớp, sau khi làm quen họ tên từng học sinh, tôi tiến hành tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em và nắm được một số học sinh gia đình có kinh tế tương đối, đủ ăn. Gia đình có quan tâm, các em đến lớp thường xuyên hơn, không bỏ học, cha mẹ các em hiểu được vai trò học tập của con em mình dẫn đến chất lượng học tập của các em từ khá, giỏi trở lên. Cha mẹ học sinh là nguồn lực tất yếu nhất trong quá trình nâng cao hiệu quả giáo dục, hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. - Bên cạnh sự hỗ trợ nhiệt tình của quý phụ huynh cũng có một số gia đình của học sinh gặp khó khăn về kinh tế, cha mẹ các em hàng ngày phải lo cho việc sinh nhai của gia đình, không nhắc con em mình học tập, đôi khi các em phải bỏ học phụ giúp cha mẹ vì nhà đông miệng ăn, tất cả đều phó mặc cho nhà trường, cho giáo viên chủ nhiệm, dẫn đến chất lượng học tập của những em này ở dạng trung bình hoặc cận yếu. - Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt hơn như ba mẹ cho ở với ông bà , nhà lại nghèo, cha mẹ li thân, Thay vì ở lứa tuổi các em được dạy dỗ chăm sóc thì ngược lại các em phải tự lo, các em không được giáo dục về mặt đạo đức dẫn đến chưa ngoan lắm, thiếu sự giám sát nhắc nhở của gia đình nên việc học sa sút, học yếu kém. Do vậy việc đến trường của các em này còn gặp nhiều khó khăn và có nhiều nguy cơ bỏ học cao. - Qua khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp tôi cho thấy: LOẠI TOÁN TIẾNG VIỆT Giỏi 10 em : 22,2% 19 em : 42,2% Khá 28 em : 62,2% 16 em : 35,6% TB 7 em : 15,6% 7 em : 15,5% Yếu 3 em : 6,7% Trong những năm qua, bản thân tôi luôn tích cực tham gia thực hiện phong trào “Giúp đỡ học sinh yếu kém, nâng cao tinh thẩn trách nhiệm vì học sinh thân yêu” và kế hoạch “Khắc phục tình trạng học sinh bỏ học” của ngành phát động, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm mà tôi đã mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN - Ngay đầu năm học tôi đã bắt đầu phân loại đối tượng học sinh. Thông qua việc tìm hiểu ở giáo viên chủ nhiệm lớp cũ, tìm hiểu ở bạn bè các em, gặp gỡ cha mẹ học sinh để tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến các em học yếu để có biện pháp giúp đỡ, động viên các em cố gắng học tập, sau đó tôi chọn ra những em có năng lực tốt để làm cán sự lớp, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Trong lớp, các em đa dạng về trình độ, ngoài học sinh yếu ra còn có học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu. Vì vậy tôi đã khai thác thế mạnh của lớp, phân học sinh khá giỏi ngồi cạnh những em trung bình, yếu để kèm cặp giúp đỡ, bồi dưỡng giáo dục học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để làm nòng cốt của lớp, cũng như công tác giáo dục hòa nhập học sinh khó khăn, học sinh khuyết tật. Tôi thường xuyên nhắc nhở các em phải biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, nói lời hay, làm việc tốt, cùng học cùng chơi vui vẻ với nhau, thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”. - Đối với những học sinh học yếu do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, chưa được sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Đây là những đối tượng tôi quan tâm nhiều nhất, ngoài phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ các em trong học tập, tôi đến tận gia đình thăm hỏi, động viên, kèm cặp các em trong giờ chính khóa, trong những lúc ra chơi hoặc vào 15 phút đầu giờ, tôi hỏi học sinh thời gian ở nhà làm gì rồi sắp xếp thời khóa biểu riêng cho những em này, sau đó thông qua gia đình các em để điều chỉnh cho hợp lý. - Đối với những học sinh học yếu do tiếp thu chậm tôi quan tâm nhiều hơn, trong quá trình giảng dạy tôi thường chọn những câu hỏi, những bài tập đơn giản, vừa sức và thường xuyên khích lệ các em làm những bài tập khó và cũng tùy nội dung bài mà tôi chia nhóm cho phù hợp. - Trong lớp ngoài học sinh yếu, tiếp thu chậm còn có những học sinh có thể lực yếu hay ốm đau, tôi luôn động viên các em về mặt tinh thần, tìm hiểu ở gia đình về chế độ ăn uống của các em. - Khi đã hình thành được khung cán sự lớp tôi tổ chức cho từng tổ theo dõi thi đua lẫn nhau. Tổ chức sinh hoạt cuối tuần để nghe từng tổ báo cáo công tác thi đua trong tuần. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn lồng ghép giáo dục thái độ tình cảm - nhân cách - thể chất – thẩm mỹ cho học sinh, dạy các em biết cách học, biết cách ứng xử và giao tiếp ở trường, ở lớp, dạy thói quen và nền nếp học tập cần thiết của một học sinh tiểu học. Phối hợp tốt với gia đình - nhà trường - xã hội với nhiều hình thức để giáo dục học sinh thông qua sổ liên lạc, gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp cha mẹ các em để trao đổi tìm phương pháp, biện pháp giáo dục cho thích hợp. - Mỗi buổi dạy tôi thường đến lớp sớm hơn 15 phút để bao quát lớp, nhắc nhở học sinh vệ sinh trong và ngoài lớp học, chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường, nhắc nhở các em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Trò chuyện với các em về gia đình, sở thích của từng em. Qua trò chuyện tôi đã hiểu được hoàn cảnh của từng em, nắm được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của mỗi em, biết được một số em chưa được sự quan tâm của gia đình về việc học. Từ đó, tôi hình thành cầu nối với gia đình học sinh để có những phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp có hiệu quả hơn. - Khi đã hiểu được hoàn cảnh của từng em, tôi thường xuyên theo dõi, quan tâm để kịp thời uốn nắn, giúp đỡ cho các em có tiến bộ. Em nào tiến bộ nhanh tôi tuyên dương trước lớp vào cuối buổi học, cuối tuần trong tiết sinh hoạt tập thể. Đối với những em chậm tiến bộ tôi thường xuyên gọi các em lên bảng, sau mỗi buổi học tôi cho các em 1 – 2 bài tập về nhà và hôm sau tôi kiểm tra. Ngoài ra, tôi thường xuyên động viên, khuyến khích các em phải cố gắng học tập để nhanh tiến bộ. Ngoài ra, ở những học sinh yếu kém, các em thường tỏ ra chán học và có nguy cơ bỏ học rất cao nên ngoài việc kèm cặp giúp đỡ các em nắm vững kiến thức, giáo viên chủ nhiệm phải tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc quản lý giờ giấc, nền nếp sinh hoạt và học tập của học sinh ở trường, ở nhà. Đặc biệt là giáo dục học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, thường xuyên thông tin liên lạc, tổ chức họp mặt cha mẹ học sinh và động viên gia đình vượt khó để cho con em đi học. Các em học sinh học yếu kém thường là những em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, các em sẽ có nguy cơ bỏ học, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục, nên ngoài giúp đỡ các em về vật chất lẫn tinh thần thì bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác giúp đỡ học sinh yếu kém, tôi tham khảo thêm tài liệu, cập nhật kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, học hỏi kinh nghiệm tốt ở đồng nghiệp tìm ra một phương pháp tối ưu nhất để kèm cặp các em học trong giờ chính khóa, nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, giúp các em nắm vững kiến thức, củng cố niềm tin cho các em, tạo động lực thúc đẩy tinh thần say mê trong học tập, giáo dục học sinh lòng tôn trọng, kính yêu thầy cô, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ bạn nghèo trong học tập. Bên cạnh đó, bản thân tôi còn phát huy tối đa vai trò, chức năng nhiệm vụ của chính quyền, các đoàn thể trong nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tích cực huy động sự tham gia phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của chính quyền, cộng đồng xã hội ở địa phương, các nhà hảo tâm, góp công góp của cùng tham gia giúp đỡ học sinh yếu kém có nguy cơ bỏ học. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội trong việc rèn luyện kỹ năng sống và hướng dẫn các trò chơi dân gian cho học sinh, nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho các em. Đặc biệt là vai trò của gia đình học sinh trong công tác phối hợp với nhà trường để nhằm hạn chế thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học, học sinh yếu kém. Giáo viên chủ nhiệm phải sớm phát hiện ngăn chặn kịp thời học sinh có dấu hiệu bỏ học, chán học, học lực sa sút, xác định nguyên nhân học sinh bỏ học, kết hợp với các đoàn thể đến gia đình để vận động học sinh trở lại trường, nhằm góp phần giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban, duy trì sĩ số và nâng dần chất lượng giáo dục. - Để góp phần đẩy mạnh hiệu quả giáo dục năm học 2011 – 2012, người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó huyện của tôi đã phát động thực hiện tốt phong trào “Nhà giáo Giá Rai nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” được xem là phong trào hết sức thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của đơn vị nói riêng của ngành giáo dục nói chung. - Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi các em rất dễ bắt chước, nên sự mẫu mực của giáo viên có sức thuyết phục rất lớn đối với học sinh, các em luôn tin và làm theo những điều thầy cô nói. Giáo viên phải luôn cởi mở, có thái độ nhẹ nhàng, ân cần, gần gũi trong từng lời nói, cử chỉ. Nhờ vậy nền nếp, nội quy của lớp tôi các em đều chấp hành tốt như: biết chào hỏi, nói năng lễ phép, biết cách xưng hô với bạn, đi học đúng giờ, nền nếp ra vào lớp đảm bảo, thực hiện tốt an toàn giao thông, IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Chính nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của quý bậc phụ huynh, nhà trường và các đoàn thể cùng với sự tận tâm, yêu nghề, mến trẻ, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân, đặc biệt là “Câu lạc bộ giúp bạn vượt khó” trong nhà trường nên trong những năm qua lớp tôi chủ nhiệm không có học sinh bỏ học và tỉ lệ học sinh yếu của lớp cũng giảm rõ rệt. Đặc biệt trong năm học 2010- 2011 và học kỳ 1 năm học 2011 – 2012 ở lớp tôi không có học sinh bỏ hoc. Kết quả kiểm tra cuối học kỳ 1: LOẠI TOÁN TIẾNG VIỆT Kết quả So sánh (1)&(2) Kết quả So sánh (1)&(2) Đầu năm Cuối HK1 Đầu năm Cuối HK1 (1) (2) Tăng Giảm (1) (2) Tăng Giảm Giỏi 22,2 82,2 60,0 42,2 44,4 2,2 Khá 62,2 13,3 48,9 35,6 40,0 4,4 TB 15,6 4,4 11,2 15,5 15,5 Yếu 6,7 100 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm, tôi thấy muốn công tác chủ nhiệm lớp đạt kết quả tốt, có sức thuyết phục đối với đồng nghiệp, với phụ huynh thì người giáo viên cần phải có đầy đủ các yếu tố sau: - Thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các qui định, qui chế của ngành và của trường. - Giữ phẩm chất đạo đức, lối sống giản dị, hòa đồng với mọi người, tôn trọng nhân phẩm đồng nghiệp, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ. Thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực. Đồng thời, phải là tấm gương tự học, sáng tạo trong công việc. - Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với nghề, có tâm sáng, độ lượng, bao dung với học sinh. - Có uy tín và được sự tin tưởng của lãnh đạo trong đơn vị và quần chúng nhân dân. - Giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực chuyên môn, luôn tự cập nhật kiến thức để lựa chọn, áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Có nhiều sáng kiến trong việc giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh yếu và thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh trong việc quản lý con em tự học ở nhà, góp phần giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban. - Hiểu rõ hoàn cảnh, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh để từ đó có phương pháp, biện pháp giáo dục hợp lý, có hiệu quả. - Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, hình thành được cầu nối giữa gia đình và nhà trường. - Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để thúc đẩy phong trào học tập cũng như các phong trào khác của lớp đi lên. Trên đây là báo cáo tham luận về công tác chủ nhiệm lớp trong việc giúp đỡ học sinh yếu, kém và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học của bản thân tôi trong năm học 2011 – 2012./. Giá Rai, ngày 06 tháng 02 năm 2012 Người viết Traàn Thanh Bình
File đính kèm:
- tham luận hs yếu, hs bỏ học.doc