Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học Toán cho học sinh Lớp Một

Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

 a. Thuận lợi – khó khăn:

 * Thuận lợi:

Được sự quan tâm của PGD-ĐT và Ban Giám hiệu cùng các đồng nghiệp nhiệt tình giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như tinh thần.

Giáo viên có tâm huyết, yêu nghề, chịu khó học hỏi.

Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương; Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh của lớp.

*Khó khăn:

 Trong năm học 2019-2020 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 1 với sĩ số 28 học sinh, trong đó nữ 16 em.

 Trình độ tiếp thu không đồng đều một số em thì tiếp thu nhanh còn một số em thì tiếp thu chậm,thậm chí có một số em phát âm chưa chuẩn (nói chớt, nói ngoọng, ) dẫn đến chưa hứng thú học toán.

 Một số học sinh còn nhút nhát, sợ sệt, chưa tự tin trong học tập cũng như giao tiếp .

Ngoài ra, một khó khăn mà tôi gặp phải nữa là do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên đa số phụ huynh là những người làm việc nương rẫy, đi làm thuê xa nhà, nên sự quan tâm đến việc học của con em mình còn hạn chế. Hầu như phụ huynh giao phó tất cả việc học tập của con mình cho giáo viên. Có những lúc tôi đã mời phụ huynh lên để trao đổi nhưng cứ vì lí do bận đi làm.

“Thương trò như thể thương con”. Để giúp các em có thể theo kịp các bạn và rồi “những biện pháp, hình thức dạy học nhằm giúp các em dễ dàng tiếp thu, tạo hứng thú để các em khắc sâu kiến thức” đã dần hình thành trong tâm trí của tôi và tôi đã đưa vào dạy thử nghiệm trong các giờ học toán và sau đây là nội dung của các biện pháp, hình thức dạy mà tôi đã áp dụng trong các giờ học toán ở lớp 1 các em tiếp thu bài, vận dụng thực hành vào bài đạt hiệu quả cao.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 6344 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học Toán cho học sinh Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tạo hứng thú, giúp học sinh tích cực tư duy khám phá kiến thực bài, bên cạnh đó tôi quan sát để thu thập số liệu, kết quả như sau:
*Thống kê kết quả khảo sát, tôi đã thu được kết quả như sau:
Thời gian
Số học sinh được khảo sát
Số học sinh đam mê
học Toán
Số học sinh chưa
thích môn Toán
Đầu năm học
28
10
18
 Qua kết quả khảo sát ở 28 em học sinh lớp 1 cho thấy chất lượng môn toán không đồng đều số học sinh ham học toán còn ít, học sinh chưa đạt chuẩn còn tương đối nhiều. Chủ yếu tập trung vào các em có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, những em trầm tính, ít sôi nổi, luôn thụ động trong mọi công việc, đặc biệt là gia đình ít quan tâm, động viên khích lệ các em học tập.
d. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động: 
*Nguyên nhân từ phía giáo viên:
- Tâm lí chung của giáo viên khi lên lớp là “gồng mình” truyền tải cho hết nội dung, yêu cầu của mỗi tiết Toán, vừa dạy vừa lo hết giờ, ít tổ chức trò chơi trong tiết học cho học sinh. Do đó quên để ý xem học sinh của mình có hứng thú hay không? Có đam mê, thích thú khi tiếp thu những kiến thức mà mình đang giảng không ?
- Một tồn tại nữa là mỗi khi có người dự giờ, người dạy thường tạo ra những động tác, việc làm mang tính hình thức, chăm gọi những học sinh đạt chuẩn kiến thức trả lời cho lưu loát nhanh gọn để rồi quên đi đối tượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức. Nhưng chính các em này mới cần được quan tâm giúp đỡ nhiều nhất. 
- Chưa phát huy hết vài trò trung tâm của học sinh, ngại đổi mới phương pháp dạy học, chưa là người bạn, người thầy ở bên trò khi chúng gặp khó khăn hay có những niềm vui nho nhỏ, chưa tạo được môi trường học tập hứng thú. 
- Chưa thực sự đầu tư và nghiên cứu để tổ chức được nhiều trò chơi khác nhau để cho tất cả mọi đối tượng học sinh đều được tham gia.
- Việc đánh giá thường xuyên chưa kịp thời 
*Nguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh:
- Một nguyên nhân khá quan trọng cần nhắc đến là hầu hết gia đình các em làm nông, suốt ngày ba mẹ “ Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, “ Một nắng hai sương” lo công việc làm ăn nên việc quan tâm kèm cặp cho con cái đôi lúc còn hời hợt.
- Mặt khác, do khả năng tư duy học Toán ở một số bộ phận học sinh còn có phần hạn chế, hạn chế này cũng xuất phát từ chỗ các em ngại giao tiếp, tính sợ sệt chưa thực sự mạnh dạn bởi các em vừa ở độ tuổi mẫu giáo mới lên (Độ tuổi mà chỉ có hoạt động vui chơi là chính) chưa quen với hoạt động học tập.
Để khắc phục tình trạng đó, tôi đã trăn trở rất nhiều, suy nghĩ, nghiên cứu và tìm ra biện pháp giảng dạy nhằm tạo sự hứng thú học Toán cho học sinh. Sau đây tôi sẽ trình bày các biện pháp đã thực hiện nhằm “TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP MỘT”.
2.2. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a Mục tiêu của giải pháp:
- Với phương hướng đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay là “Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh”. 
“ Thầy thiết kế, trò thi công” có tác dụng rất lớn đối với học sinh, tạo điều kiện tối đa để phát huy vai trò chủ thể của người học. Vì thế mà việc xây dựng một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm kích thích hứng thú học Toán cho học sinh lớp 1 là một công việc cần thiết nhất hiện nay của người giáo viên, với những dẫn dắt nhằm mục đích để học trò chủ động tìm ra trí thức và chiếm lĩnh trí thức, nhằm góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cho học sinh chủ động tìm hiểu phương pháp giải các bài toán chính xác, khoa học, hiểu nội dung kiến thức một cách sâu sắc hơn. Trong các tiết dạy – học ở lớp 1 nói riêng, đặc biệt là các biện pháp tổ chức, khi giáo viên dạy bình thường không chú trọng vào việc xây dựng các biện pháp kích thích hứng thú cho học sinh thì tiết dạy luôn bị gò bó, khô khan, ít sôi nổi, hào hứng, học sinh thiếu tích cực trong việc tham gia lĩnh hội kiến thức, từ đó chất lượng học tập đạt hiệu quả thấp và không đồng đều. Ngược lại trong các tiết dạy khi giáo viên có chú trọng xây dựng biện pháp kích thích hứng thú học Toán cho học sinh thì nội dung của bài học được giáo viên truyền tải tới học sinh sẽ nhẹ nhàng, tiết dạy không còn rời rạc, học sinh tích cực hơn, hứng thú hơn, hiệu quả tiết dạy đạt cao hơn.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
 Phải sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động dạy học, không hoàn toàn phụ thuộc sự hướng dẫn ở sách giáo viên (SGV) và tổ chức cho học sinh hoạt động với bộ đồ dùng học toán để tìm ra kiến thức:
- Tuy nhiên SGV được Bộ giáo dục ban hành với mục tiêu là người bạn, người cố vấn để giáo viên tham khảo trong quá trình soạn bài, lập kế hoạch dạy học nhưng theo tôi thì phần một của sách giáo viên (phần viết về mục tiêu cần đạt của từng bài) thì đảm bảo còn phần hai (Phần các hoạt động dạy học )thì nhiều tiết chưa phù hợp. Do vậy, người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy ở sách giáo khoa, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của lớp mình phụ trách để đề ra cách tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp, không hoàn toàn lệ thuộc vào sự hướng dẫn của sách giáo viên để tránh sự nhàm chán ở học sinh. Chẳng hạn, với các bài học về các bảng tính cộng, trừ thì sách giáo viên xây dựng theo quy trình sau:
- Giáo viên biểu diễn trực quan đồng thời yêu cầu học sinh thực hành để tìm ra phép tính đầu tiên.
- Tiếp theo là giáo viên yêu cầu học sinh đặt đề Toán dựa vào kênh hình ở sách giáo khoa và tìm ra kết quả.
 - Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nêu phép tính.
 - Giáo viên viết phép tính lên bảng.
 - Các phép tính tiếp theo cũng được thực hiện tương tự như thế cho đến hết bài và những bài dạy về các bảng cộng trừ đều được SGV xây dựng tương tự. Ta thấy rằng đa số các phép tính cộng trừ được hình thành thông qua các câu hỏi và câu trả lời lặp đi lặp lại của giáo viên và học sinh, như vậy sẽ gây nên sự nhàm chán, căng thẳng trong lớp học nên không có bất cứ sự hứng thú nào từ phía học sinh. Rõ ràng, với cách tổ chức như SGV đã nêu ở một số bài dạy như trên thì sẽ hạn chế lòng yêu thích học Toán của học sinh vì các em không được tự mình tìm tòi ra kiến thức bài học, không rèn luyện được kĩ năng tính toán. Đặc biệt là: Chưa phát huy hết tác dụng của bộ đồ dùng học Toán đã có ở học sinh.
 Để tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp Một thì người giáo viên phải đầu tư tìm tòi nghiên cứu nội dung, phương pháp và các hình thức dạy học, biết tổ chức cho học sinh các trò chơi để lôi cuốn tạo hứng thú cho tất cả các học sinh trong lớp đều được tham gia. Nhất là đối với học sinh còn sợ sệt, chưa mạnh dạn và tự tin. Thường xuyên tuyên dương, động viên kịp thời. Ví dụ: Khi dạy các bài : Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 .....
Tổ chức cho các em thao tác với bộ đồ dùng học Toán để các em tự tìm ra kiến thức cho chính mình. Chẳng hạn, với các bài học về bảng cộng (trừ) đã nêu trên thì giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động với bộ đồ dùng học toán như sau:
- Bước 1: Tổ chức cho các em lấy ra một số lượng hình tam giác (hoặc hình tròn...) trong bộ đồ dùng học Toán.
- Bước 2: Cho học sinh lấy thêm (hoặc bớt) một số hình tam giác (hay hình tròn...) rồi nêu kết quả tìm được.
- Bước 3: Cho học sinh nêu đề toán dựa vào số lượng và các thao tác ở bước 2 rồi cài phép tính vào bảng cài.
- Bước 4: Cho học sinh nhắc lại các phép tính vừa tìm được.
Đến các phép tính tiếp theo, giáo viên cho học sinh lấy ra số lượng hình nào đó (tùy vào bài cụ thể) nhưng không yêu cầu các em lấy loại hình nào cả. Nghĩa là các em thích hình gì thì lấy hình đó, có thể là có em thích hình tam giác nhưng có em lại thích hình tròn hoặc hình vuông.v.v.,.
 Cách tổ chức cho học sinh tự thao tác trên đồ dùng để tìm ra kết quả sẽ tạo cho các em thích thú hơn vì các em tự mình tìm ra được kiến thức bài học, được rèn luyện kĩ năng tính toán. Rõ ràng, với cách tổ chức cho học sinh tự thao tác trên bộ đồ dùng học tập để tìm ra tri thức là phù hợp hơn cách tổ chức như SGV đã nêu (cứ mỗi phép tính là học sinh phải xem tranh để đặt ra bài toán rồi trả lời câu hỏi của bài toán).
Đó là một ví dụ về một kiểu bài được xây dựng ở SGV Toán 1 mà ta thấy là chưa phù hợp, chưa phát huy được tính tích cực học tập ở học sinh.
 Do vậy, khi lập kế hoạch dạy học Toán, giáo viên không nên hoàn toàn phụ thuộc sự hướng dẫn của SGV mà phải chủ động sáng tạo cách tổ chức hoạt động dạy học cho hợp lý nhằm kích thích hứng thú học Toán ở học sinh.
* Coi trọng việc tổ chức cho học sinh học tập thông qua các trò chơi:
 Đối với trẻ lớp Một, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên giáo viên cần chú ý tổ chức cho học sinh học mà chơi, chơi mà học để kích thích sự hứng thú, niềm say mê học tập của các em. Thực ra, nhiều giáo viên rất ngại tổ chức trò chơi trong khi vẫn biết nhiều trò chơi học tập. Bởi lẽ, tổ chức trò chơi thì phải quản lý học sinh để trò chơi mang lại hiệu quả mà như thế thì sẽ mệt, sẽ cảm thấy phiền hà. Như vậy là một sai lầm lớn của giáo viên. Chúng ta phải hiểu rằng, đối với trẻ lớp Một, hoạt động học tập là rất gò bó nên dễ chán nản. Để thu hút sự chú ý học tập của các em thì giáo viên phải biết đưa các trò chơi học tập vào trong quá trình giảng dạy để phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp với quan điểm dạy học “ nhẹ nhàmg mà hiệu quả ” do Bộ giáo dục đề ra. Một số trò chơi thường dùng trong dạy Toán như là: gà về chuồng, chim về tổ, ai đúng ai nhanh, đoán số...Tùy vào nội dung bài dạy để tổ chức trò chơi cho các em và các tiết học liền nhau, không nên tổ chức trò chơi giống nhau để tránh nhàm chán. Để tăng hiệu quả cho giờ học thì giáo viên phải biết tổ chức quản lý học sinh khi chơi, tránh lạm dụng sa đà, phản giáo dục. Một điều cần chú ý nữa là phải cho học sinh nắm rõ luật chơi trước khi tiến hành trò chơi.
*Sau đây tôi xin nêu một ví dụ cụ thể:
 Trò chơi:“Đoán số”:
Trò chơi này được sử dụng ở tiết củng cố bài của tiết 27: “Phép cộng trong phạm vi 4”.
 Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài bằng cách hỏi học sinh: Hôm nay ta học bài gì? ( học sinh : phép cộng trong phạm vi 4).
 Tiếp theo giáo viên nêu: Bây giờ ta chơi trò chơi “ Đoán số”.Cô có các tấm bìa đã ghi sẵn phép tính ở mặt trước còn kết quả ở mặt sau tầm bìa. Khi cô giơ phép tính lên, các em quan sát và đoán xem kết quả sau tấm bìa là số mấy.
Nêu cách chơi xong thì cho học sinh đoán, nếu học sinh đoán đúng thì tuyên dương...
Các phép tính giáo viên ghi mặt trước các tấm bìa là 1+3; 2+2; 3+1 và kết quả ghi mặt sau tấm bìa lần lượt là 4; 4; 4.
Trò chơi này giúp học sinh tái hiện, khắc sâu về các phép tính trong bảng cộng 4.
 Ví dụ : Trò chơi : Đôi tai thính.
*Mục đích: Rèn kĩ năng nhận biết các số từ 1 đến 10; kỹ năng nghe.
* Chuẩn bị: Mỗi em một bộ số từ 1 đến 10 (trong bộ đồ dùng học toán 1).
* Tổ chức chơi : Chơi theo hình thức cá nhân.
Giáo viên dùng thước gõ xuống bàn tạo âm thanh cộc, cộc... học sinh lắng nghe và đếm số lần cô giáo gõ xuống bàn để nhặt ra một số tương ứng có trong bộ số của mình và giơ lên cao. Ai giơ lên nhanh và đúng số sẽ là người có đôi tai thính, ai giơ sai sẽ bị đứng ra ngoài. Giáo viên tiếp tục gõ và cho học sinh chơi các lượt tiếp theo với cách chơi tương tự trong thời gian 2 phút. Kết thúc trò chơi người vẫn ngồi ở chỗ cũ thì được tặng danh hiệu là người có “Đôi tai thính”, ai bị đứng ra ngoài sẽ bị nhảy lò cò. Cả lớp cùng vui.
*Phát triền trò chơi : Có thể dùng 2 loại âm thanh : Âm thanh gõ vào kim loại ( gõ vào thanh sắt, mảnh đồng, ...) và âm thanh gõ vào gỗ (gõ vào bàn, vào ghế, ...) ứng với số tiếng gõ vào kim loại ta được số chục, ứng với số tiếng gõ vào gỗ ta được số đơn vị. Trò chơi này dùng ở học kì 2 lớp Một.
 Ví dụ : Trò chơi : Con súc sắc với các phép tính đúng.
*Mục đích : Củng cố các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
*Chuẩn bị : Hai con súc sắc có đánh số các mặt từ 0 đến 5; bút, giấy ( cho mỗi nhóm ).
*Tổ chức chơi : Trò chơi được tổ chức theo nhóm 4 người, một người gieo súc sắc còn 3 người làm trọng tài. Người chơi trong nhóm oẳn tù tì để chọn thứ tự chơi. Lần lượt từng người chơi gieo 2 quân súc sắc và sử dụng 2 số xuất hiện ở mặt trên 2 quân súc sắc vừa gieo được để viết thành 4 phép tính ( 2 phép tính cộng và 2 phép tính trừ ) vào tờ giấy của nhóm đã chuẩn bị.
 Ví dụ : Người chơi gieo được số 1 và số 4 thì 4 phép tính được ghi lại là: 
 1 + 4 = 5 ; 4 + 1 = 5 ; 4 – 1 = 3; 4 – 3 = 1
 Nếu 2 số xuất hiện ở 2 con súc sắc giống nhau ( chẳng hạn hai số 2, hai số 3,... ) thì không thể ghi lại bằng 4 phép tính, người chơi sẽ mất lượt và nhường lượt cho người chơi tiếp theo.
Sau 4 lượt chơi trong nhóm, nhóm nào tạo đủ 16 phép tính sẽ thắng cuộc. Nhóm nào không tạo đủ 16 phép tính sẽ bị thua cuộc. Cùng một lúc có thể sẽ có nhiều nhóm thắng cuộc.
*Phát triền trò chơi : Với 2 quân súc sắc có viết các số thích hợp ở các mặt, giáo viên có thể tổ chức tương tự khi dạy phép nhân trong bảng nhân ở lớp 2.
 Ví dụ : Trò chơi : Thiếu hình nào.
*Mục đích : Học sinh nhận biết, gọi tên các loại hình hình học; rèn kĩ năng quan sát.
 *Chuẩn bị : Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác ( mỗi loại 2 hình có kích thước bằng nhau ); bảng gài ( bảng từ ).
 *Tổ chức chơi : Giáo viên gắn các hình lên bảng ( không theo thứ tự ), yêu cầu cả lớp quan sát và gọi tên các hình một lượt.
Giáo viên gọi một học sinh bất kì lên bảng, cho học sinh đó quay mặt về phía dưới lớp, rồi lấy đi một trong các hình có trên bảng, sau đó cho học sinh quay lại và xác định xem hình nào đã bị lấy đi trong vòng 30 giây. Nếu xác định đúng tên hình bị lấy đi sẽ được tiếp tục chơi lượt 2, nếu xác định sai thì chỗ của bạn đó được thay thế bằng một bạn khác. Lượt 2 giáo viên sẽ lấy đi 2 hình với cách làm tương tự. Người thắng cuộc là người có cả 2 lượt chơi đều xác định đúng. Giáo viên cho các bạn khác lên chơi tiếp tục với cách làm tương tự.
*Phát triển trò chơi : Giáo viên có thể tăng loại hình và số lượng hình của mỗi loại để tăng độ khó của trò chơi.
 Một điều cần lưu ý nữa là có tiết dạy thì tổ chức trò chơi để củng cố nhưng có tiết học thì tổ chức trò chơi để luyện tập thực hành ...Để mang lại hiệu quả của bài học là tùy nội dung bài dạy để tổ chức trò chơi cho hợp lý và có hiệu quả.
 Bởi vậy, trong quá trình thực hiện nội dung các giải pháp kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thì người giáo viên phải phát huy năng lực sáng tạo chủ động trong mọi cá nhân học sinh mà kết hợp các hình thức dạy học phong phú đa dạng.
Một điều kiện không thể thiếu đó là: Thầy phải tận tụy, trò chăm ngoan.
- Phải nắm vững các nội dung bài học và hình thức tổ chức dạy học nhằm kích thích hứng thú học toán để biết cách vận dụng vào các bài học cụ thể.
- Tạo bầu không khí học tập nhẹ nhàng, thoải mái, thân thiện. 
- Nắm bắt và hiểu được từng đối tượng của học sinh. 
- Vận dụng được sự quan tâm của nhà trường, của phu huynh và các đồng nghiệp kết hợp với tinh thần tận tụy của bản thân. 
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Để công tác giảng dạy nói chung và dạy - học môn toán nói riêng đạt hiệu quả như mong muốn, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập đạt kết quả như mong đợi, mỗi giáo viên phải biết lựa chọn từng hình thức phù hợp và áp dụng linh hoạt giữa các hình thức với đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung từng bài tập nhằm tạo hứng thú tự giác, độc lập suy nghĩ trong học sinh. 
Mối quan hệ giữa các biện pháp thực hiện phải chặt chẽ và khoa học.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng:
 Để khẳng định kết quả nghiên cứu của mình, khi dạy các bài có liên quan đến các hình thức dạy học trên tôi có đưa ra thêm hệ thống các câu hỏi liên quan đến việc hình thành kiến thức, tạo hứng thú cho học sinh tư duy học tập, đồng thời tôi quan sát và ghi chép cụ thể khả năng tích cực tư duy để lĩnh hội kiến thức của học sinh qua các thời gian kết quả cụ thể như sau:
Thời gian bắt đầu nghiên cứu:
Thời gian
Số học sinh được khảo sát
Số học sinh đam mê
học Toán
Số học sinh chưa
thích môn Toán
Đầu năm học
28
10
18
Thời gian
Số học sinh được khảo sát
Số học sinh đam mê học Toán
Số học sinh chưa
thích môn Toán
Giữa học kì 1
28
25
3
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp “Kích thích hứng thú học toán cho học sinh lớp 1” tôi nhận thấy vốn kiến thức toán học của trẻ phong phú hơn, tư duy sâu sắc hơn, các em từng bước đam mê học toán hơn và đã giúp các em tích cực hóa bộ môn này. Nhờ vậy mà chất lượng môn toán được nâng lên rõ rệt. Điều này đã được thể hiện rõ qua kiểm tra định kỳ môn toán ở lớp 1 học kì 1 như sau :
Thời gian
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
Cuối học kì 1
28
16
57,1
12
42,9
0
0
Do hiểu sâu sắc về vai trò của sự hứng thú học toán ở lớp Một và sự tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp Một mà chất lượng học toán ở lớp tôi đã thực sự nâng cao. Kết quả đạt được trong năm học như sau:
 Qua thời gian thử nghiệm, áp dụng nhiều hình thức dạy học vào môn Toán ở lớp 1, tôi thấy sự tận tâm của giáo viên đã mang đến cho học sinh niềm tin vào học tập, bởi khi đã hứng thú vào học toán học sinh ngày càng tin tưởng vào khả năng học tập và rèn luyện của mình.
Nhìn vào bảng tổng kết thu được qua khảo nghiệm ta có thể thấy được chất lượng dạy và học môn Toán ở lớp 1 đã được nâng cao hơn qua lần kiểm tra, số học sinh cuối học kì 1 xếp loại: hoàn thành tốt đạt 57,1 %, hoàn thành đạt 42,9 % và chưa hoàn thành là 0 %. Điều này đã minh chứng cho tính hiệu quả việc tạo hứng thú học toán cho học sinh là việc làm đúng đắn và cần thiết trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Tôi đem kinh nghiệm này trao đổi với các anh chị em trong khối, họ thấy thuyết phục, thử áp dụng và kết quả cũng khả quan hơn, khiến tôi cũng thấy vui. 
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Kết luận:
Từ thực tế nghiên cứu, qua việc áp dụng các biện pháp nhằm tạo hứng thú học Toán cho học sinh lớp Một ở lớp tôi phụ trách, tôi nhận thấy rằng: thái độ tích cực học tập của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lĩnh hội tri thức của học sinh vì nó liên quan đến sự chú ý và hứng thú của học sinh trong quá trình học tập. Nếu không có hứng thú thì không có được kết quả học tập cao.Vì thế mà trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phải kích thích thái độ tích cực của học sinh để tạo ra động lực cho hoạt động, đặc biệt là học sinh lớp Một vì các em chưa có thói quen và kĩ năng. Để tạo được hứng thú học tập nói chung và học Toán nói riêng cho học sinh lớp một thì giáo viên cần:
- Có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phong phú và hấp dẫn, không hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn ở sách giáo viên.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động với đồ dùng học toán để tìm ra kiến thức.
- Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, học mà chơi - chơi mà học bằng các trò chơi.
- Biết đặt vấn đề một cách dễ hiểu, lô-gíc.
- Biết tạo ra một môi trường thân thiện, có thái độ, tác phong chan hòa, cởi mở, có ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, biết giải quyết các tình huống có vấn đề một cách khéo léo.
3.2. Kiến nghị:
Để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy toán nói riêng ở lớp Một thì người giáo viên phải có kĩ năng tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập vì nó là động lực giúp học sinh tham gia hoạt động học tập có hiệu quả nhất. Tất cả mọi giáo viên đều chú trọng hứng thú học tập cho học sinh, chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao. Nhưng để làm tốt hơn điều đó thì tôi xin đề xuất một số vấn đề như sau:
- Về phía giáo viên: Phải thực sự nhiệt tình, yêu nghề, có sự tìm tòi sáng tạo trong cách tổ chức dạy học. 
 - Về phía các nhà quản lý giáo dục:
 * Cần quan tâm chỉ đạo việc dạy và học sát thực tế địa phương mình và coi trọng về chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức.
 * Không đánh giá tiết dạy của giáo viên một cách máy móc, tôn trọng sự sáng tạo có hiệu quả trong cách tổ chức dạy học của giáo viên để khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên.
 * Coi trọng và phổ biến rộng rãi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong giáo viên và học sinh.
- Về phía phụ huynh:
Cần quan tâm, chú trọng đến việc học của con em mình. Thường xuyên quan tâm nhắc nhở các em đi học đều, đúng giờ, học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_toan_cho_hoc_sinh_lop.doc