SKKN Một số kinh nghiệm dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 1

 Thực hiện đổi mới căn bản giáo dục toàn diện là đổi mới phương pháp dạy học, cach tổ chức dạy học, đổi mới cách học để học sinh phát triển toàn diện thể chất năng lực .HĐGDNGL là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi là mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộg đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân một cách tự giác tự tin, tiếp thu kiến thức, nâng cao khả năng thực hành tạo thói quen phát triển trí tuệ cho học sinh .

 Hoạt đông ngoài giờ lên lớp là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành kiến thức hình thành thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp là rèn cho học sinh các kĩ năng như: kỉ năng tự phục vụ, kỉ năng giao tiếp, kỉ năng , kỉ năng hợp tác, kỉ năng tự giải quyết vấn đề.

 

docx12 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm
 Dạy hoạt đông ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 1
Đặt vấn đề 
 I. Lí do chọn đề tài 
 Thự hiện đổi mới căn bản giáo dục toàn diện là đổi mới phương pháp dạy học, cach tổ chức dạy học, đổi mới cách học để học sinh phát triển toàn diện thể chất năng lực .HĐGDNGL là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi là mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộg đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân một cách tự giác tự tin, tiếp thu kiến thức, nâng cao khả năng thực hành tạo thói quen phát triển trí tuệ cho học sinh . 
 Hoạt đông ngoài giờ lên lớp là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành kiến thức hình thành thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp là rèn cho học sinh các kĩ năng như: kỉ năng tự phục vụ, kỉ năng giao tiếp, kỉ năng , kỉ năng hợp tác, kỉ năng tự giải quyết vấn đề.
 Hiện nay trong dạy học đã có sự đổi mới về cách dạy tuy nhiên một số học sinh chưa thực sự mạnh dạn trong giao tiếp học tập, sinh hoạt, vui chơi. 
 -Với những nội dung nêu trên nên tôi chọn đề tài Hoạt đông ngoài giờ lên lớp .
II.Mục đích nghiên cứu 
 Mục tiêu giáo dục là dạy đúng chương trình và nội dung giáo duc. Ngoài ra việc tổ chức dạy học NGLL rất quan trọng và mang tính giáo dục cao: giáo dục thể chất, thẩm mĩ, năng lực, phẩm chất
 Mở rộng sự hợp tác của học sinh trong nhóm, có sự giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập tại lớp.
 	Nhằm phát triển khả năng tổ chức dạy học cho giáo viên, đồng thời rèn cách ứng xử các tình huống sư phạm của giáo viên.
III.Đối tượng nghiên cứu
 Đây là đề tài “Một số kinh nghiệm dạy hoạt đông ngoài giờ lên học sinh lớp 1” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể học sinh khối 1trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ HĐNGLL đầu tuần hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng hay tuần
VI .Phạm vi nghiên cứu
 -Tổ chức dạy học HĐNGLL cho học sinh tiểu học nhằm tạo cơ hội giao tiếp trong học tập và rèn luyện các kỉ năng cho học sinh. Bồi dưỡng khả năng dạy học, cách tổ chức các hoạt động tập thể trong và ngoài lớp theo các chủ đề, chủ điểm. 
 V .Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp Tổ chức dạy học rút kinh nghiệm
B.Giải quyết vấn đề: 
 Hoạt đông ngoài giờ lên lớp là một hoạt động nhằm giáo dục học sinh hoàn thiện nhân cách, hành vi ứng xử thân thiện. H	oàn thiện kiến thức đã học trên lớp, giúp các em có cơ hội liên hệ các tri thức đã học với thực tế cuộc sống. Đây là môi trường cải thiện khả năng tư duy của học sinh . Đồng thời tạo mối liên hệ tốt gia đình, nhà trường, xã hội.
I.Đặc điểm tình hình: 
 1. Thuận lơi: 
 Được sự quan tâm chỉ đạo của ngành, và sự tư vấn thúc đẩy kịp thời của BGH nhà trường. Được sự đồng tình của cha mẹ học sinh. Trường đã có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lớn , cơ bản học sinh có thói quen sinh hoạt nhóm. Có đủ cơ sở vật chất việc tổ chức hoạt động ngoại khóa.
2. Khó khăn
 -Một số học sinh chưa mạnh dạn trước đám đông. Việc phối hợp để hoạt động thiếu nhịp nhàng. Công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian.
 II.Mục tiêu: 
 Mục tiêu hoạt đông ngoài giờ lên lớp ôn tập hòan thiện kiến thức đã học . Hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất và các kỉ năng của học sinh .
-Năng lực
 Tự phục vụ, tự quản
- hợp tác
- Tự học và giải quyết vấn đề
-Phẩm chất 
- Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia HĐGD;
- Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
- Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;
- Yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước
*Dạy HĐNGLL là tạo sự hợp tác giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động học tập, rèn kỉ năng giao tiếp, mạnh trước đám đông, tự học, tự phục vụ, phát triển năng khiếu của bản thân. Có trách nhiệm với chính mình.
 III.Biện pháp 
 1.Lựa chọn chủ đề, chủ điểm.
2. Đặt tên cho hoạt động.
3. Xác định mục tiêu.
4. Xây dựng nội dung phù hợp với mục tiêu.
5. Xác định hình thức tổ chức hoạt động.
6. Lên kế hoạch hoạt động cho nội dung đã lựa chọn.
7. Chuẩn bị cho hoạt động ; 
8. Tiến hành hoạt động :
9. Đánh giá rút kinh nghiệm.
.
Tháng
Chủ đề
Nội dung giáo dục chủ yếu
 9
Mái trường thân yêu của em
- Giáo dục về truyền thống nhà trường, về nội quy trường lớp
- Giáo dục an toàn giao thông
- Vui Trung Thu
 10
Vòng tay bạn bè
- Giáo dục tình cảm bạn bè
- Giáo dục nhân ái, nhân đạo
 11
Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục bảo vệ môi trường
 12
Uống nước nhớ nguồn
- Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc
- Giáo dục sức khỏe
 1
Ngày Tết quê em
- Giáo dục truyền thống dân tộc
 2
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Giáo dục tình yêu đối với quê hương, đất nước
 3
Yêu quý mẹ và cô giáo
- Giáo dục tình cảm yêu quý đối với bà, mẹ, cô giáo, chị em gái; tôn trọng, thân thiện, đoàn kết với các bạn gái
 4
Hòa bình và hữu nghị
- Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới
- Hiểu biết và tự hào về chiến thắng 30-4-1975
 5
Bác Hồ kính yêu
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ,
- Giáo dục ý thức đội viên Đội TNTP HCM
- Tổ chức theo lớp.
 * Hình thức HĐGDNGLL ở trường tiểu học rất phong phú, đa dạng. Dưới đây là một số hình thức phổ biến thường được tổ chức ở cấp trường:
 - Thi trò chơi dân gian (kéo co, rồng rắn lên mây, nhảy dây,...)
 - Thi múa hát các bài hát thiếu nhi, hát dân ca, múa dân gian (múa nón, múa quạt, nhảy sạp, xòe Thái,), đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch.
- Vẽ tranh, triển lãm tranh
- Thể dục thể thao (thể dục nhịp điệu, đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, khiêu vũ thể thao, nhảy Hip hop,..)
Tổ chức các ngày Hội (Ngày hội môi trường, Hội vui học tập
Bám sát chủ đề của tháng như sau: 
IV. Cách thực hiện
1. Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục.
 * Cần xác định tên gọi của hoạt động vì:
- Tên gọi của hoạt động là cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức thực hiện.
- Tên gọi có tác dụng định hướng về mặt tâm lý và kích thích được sự tích cực, tính sẵn sàng của học sinh ngay từ đầu.
Ví dụ: “Vui trung thu ” trong chương trình chủ đề tháng 9
* Xác định yêu cầu giáo dục, yêu cầu rèn luyện kỉ năng.
2 Thời gian 5/ 9 đến cuối năm
2. Người thực hiện dạy
3. Chủ đề tháng: 9
 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA : THÁNG 9 Lớp 1
 CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
A . Mục tiêu:
-Học sinh được làm quen , biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường
-Biết các hoạt động ở trường, biết tham gia đúng luật giao thông.
-Có thái độ quý mến thầy cô giáo, thânn thiện với bạn bè.
-Rèn kỉ năng giao tiếp lễ phép, kỉ năng hợp tác, trải nghiệm khám phá trong học tập
B. Chuẩn bị:
 Tranh , ảnh về các thầy cô giáo, loa, máy trợ giảng, bìa, bút long, giá treo tranh, nhạc nền.
C. Các hoạt động:
 I Giới thiệu: -Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
 -Nêu tên hoạt động: Em yêu trường em
 II. Nội dung : 
 1. Khởi động: Hát tập thể: Em yêu trường em
 H: Cả lớp hát tập thể
 T:Nhận xét 
 T:Khi hát bài này em cảm thấy thế nào?
 H: Vui vẻ, thích đến trường. 
 T:Ở trường có những gi ?
 H: Ở trường có bạn bè, thầy cô giáo, có bàn ghể, bảng.. 
 T: Nhận xét, thái độ học của học sinh
KL: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bè bạn than thiết như an em. Nên chúng ta cần phải yêu mến lớp học, trường học thân yêu của chúng ta..Để tìm hiểu thêm về hoạt động ( Em yêu trường em) ta chuyển sang hoạt động khám phá.
2. Khám phá( Nhạc nền bài hát trường làng em)
a. Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm:. Giới thiệu về bạn bè trong nhóm, lớp, khối
Ví dụ: Tôi là Lê Thành Vinh năm nay 6 tuổi mới vào học lớp 1, cô giáo tôi là.; Tôi là Hà Vi rất vui khi được học cùng lớp với bạn.....
T: Đến trường để làm gì?
Từ nhà đến trường em đi bằng phương tiện gì ?
Khi tham gia giao thông trên đường thực hieenh như thế nào?
Phải làm gì để mọi người trong gia đình tham gia đúng luật giao thông ?
 H:Nhóm trưởng giới thiệu về nội dung, yêu cầu, cách thực hành hoạt hoạt động của nhóm mình. 
T: Kết luận:Các em đã làm quen nhau, nhận biết thêm khám phá thêm những điều mới lạ . Cảm nhận được nhiệm vụ cần thực hành trong giờ học hôm nay của mỗi nhóm. Cá em sẽ được trải nghiệm với hoạt động sau đây
3. Trải nghiệm( nhạc bài hát Em yêu trường em)
 Nhóm 1: Hát bài hát: Đi học . Cả tổ hát, nêu nội dung bài hát
 Nhóm 2: Tô màu vào tranh vẽ ngôi trường của em
Nhóm 3: Kể về thầy cô giáo giảng dạy lớp mình, ban giám hiệu nhà trường. Sau khi học sinh nêu xong nếu còn thiếu sót GV bổ sung thêm.
Nóm 4: Giới thiệu địa chỉ trường mình, khuôn viên của trường.
 -Sau khi các nhóm thực hành xong đại diện nhóm lên trình bày nội dung thực hành trải nhiệm của nhóm mình.
T: Kết luận:L ên lớp 1 các em làm quen với bạn mới, gặp thầy cô giáo mới. Đây là nơi khởi đầu cho việc học tập và rèn luyện bản thân. Thầy cô giáo sẽ giúp các em học tập tốt, tham gia các hoạt động giáo dục bổ ích, rèn luyện các kỉ năng cần thiết tạo thói quen và hành vi đạo đức tốt. 
T: Tiếp tục cho học sinh đánh giá nhận xét lẫn nhau.
T: Chốt ý khen thưởng của mỗi nhóm. Phát hoa xuất sắc cho nhóm xuất sắc.
4.Trò chơi ( Đèn xanh Đèn đỏ)
 a. cách tiến hành
 T: Phổ biến tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện.
Nhóm nào thực hiện tốt khen. 
Các thành viên của nhóm thực hành chưa tốt nhảy lò cò, 
Cả lớp đọc câu đồng dao vỗ tay:
 Nhảy lò cò cho cái dò nó khỏe.
 Nhảy khe khẻ cho nó khỏe cái dò.
T nhận xét cách thực hiện trò chơi.
4.Liên hệ thức tế:
T:Sau khi học bài này em biết thêm được điều gì?
T:Là học sinh em cần phải làm gì để tở thành con ngoan trò giỏi
H: Trả lời theo ý thích
. *Kết thúc bài học: Mái tường thân yêu của em là chủ đề hoạt động NGLL tháng 9. Cô trò đã tìm biết thêm bạn mới thầy cô giáo mới khá phá và trải nghiệm qua các hoạt động học tập ,viu chơi bổ ích là học sinh các em Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Yêu mến trường học của chúng.
 Hát múa tập thể : Bài hát Trường làng em.
 Bài viết giới thiệu sách- Chủ đề tháng 11 
 Kính thưa các thầy cô giáo, các em học sinh thân mến!
Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thư viện trường Tiểu học thị trấn Tây Sơn xin giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “truyện ngắn chọn lọc về nghề dạy học” của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
 Từ xa xưa cha ông ta đã nói “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là tình là nghĩa, là đạo lý của trò đối với thầy và cũng là niềm tin, là sự thành kính thẳm sâu của các bậc cha mẹ đối với thầy cô giáo của mình. Tập “truyện ngắn chọn lọc về nghề dạy học” với những câu chuyện xúc động. Các câu chuyện để lại trong lòng người đọc những ý nghĩ ấm áp, trìu mến lắng lại và lan tỏa ra mãi , tin vào của tình thầy trò xưa và nay, rất Việt Nam . 
 Đọc câu chuyện “ Tiếng đàn” chúng ta sẽ nhìn thấy hình ảnh cô giáo dạy nhạc Lâm Thanh âm thầm, cần mẫn, tận tụy hết lòng thương yêu học sinh. 
 Hay ta bắt gặp bà giáo Thành đã ngoài 50 tuổi trong câu chuyện “Cô giáo chủ nhiệm” vẫn say mê với nghề, tích cực tuyên truyền cho bà con trong khối phố làm việc tốt. 
 Trong đời học sinh chắc hẳn ai cũng nhớ đến lời nhận xét của thầy cô giáo, có những lời nhận xét sẽ mãi theo ta đến suốt cuộc đời.Câuchuyện 
“Kỉ niệm một lời phê” cho ta thấy rõ điều đó.
 Rồi đến ông giáo làng, cụ đồ Lâm,tất cả các nhân vật đều để lại cho người đọc những tình cảm đẹp. 
 Vậy các thầy cô và các em có muốn tìm hiểu thêm về những câu chuyện cảm động khác nữa không? Xin mời các thầy cô và các em học sinh hãy đến với thư viện trường Tiểu học thị trấn Tây Sơn và tìm đọc Tập “truyện ngắn chọn lọc về nghề dạy học”- Đây là món quà thú vị và bất ngờ mà thư viện muốn dành tặng cho các thầy cô giáo và các em học sinh nhân dịp 20/11.
 Hi vọng các  các em sẽ khám phá và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích từ cuốn sách. Chắc chắn “truyện ngắn chọn lọc về nghề dạy học” sẽ để lại trong lòng  các thầy cô giáo những trải nghiệm sống quý giá, những giá trị chân thực và cảm xúc sâu lắng 
 Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn 
A . Mục tiêu:
-Học sinh biết được tên , nhưỡng chiến công một số anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử. 
-Sưu tầm và hát được một số bài hát ca ngợi anh bộ đội.
- Biết kính trọng biết ơn, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ
B. Chuẩn bị:
 Tranh , ảnh , bài hát về anh bộ đội, loa, máy trợ giảng, bìa, bút long, giá treo tranh, nhạc nền.
C. Các hoạt động:
 I Giới thiệu: -Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
 -Nêu tên hoạt động:Chú bộ đội của em
 II. Nội dung : 
 1. Khởi động: Hát tập thể: Chú bộ đội- Hoàng Lân
 H: Cả lớp hát tập thể
 T:Nhận xét 
T : Bài hát này nói đến ai?
 T:Khi hát bài này em cảm thấy thế nào?
 H: Yêu mến chú bộ đội
 T: Nhận xét, thái độ học của học sinh
KL: Với chủ đề Uống nước nhớ nguồn là nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đấu tranh giữ nước. Tên tuổi của các anh ra sao , công việc của các anh như thế nào cô trò chúng ta cùng khám qua hoạt động : Chú bộ đội của em.
2. Khám phá( Nhạc nền bài hát Năm anh em trên một chiếc xe tăng)
a. GV nêu một số câu hỏi
 Chú bộ đội thường làm những nhiệm vụ gi?
 Em có thể kể cho các bạn nghe về chú bộ đội mà em biết? 
T: Kết luận:Các em đã làm quen nhau, nhận biết thêm khám phá thêm những điều thú vị về chú bộ đội qua lời kể của các bạn . Để tìm hiểu kĩ hơn những nét nổi bật của các chú bộ đội cá em sẽ được trải nghiệm với hoạt động sau đây.
 Chia lớp thành 3 nhóm:.Giơi thiệu về nhóm trưởng
-GV cho các nhóm quan sát tranh vẽ của các nhóm
-Nêu yêu cầu thực hiện của mỗi nhóm
-Sau đó cho cả lớp thực hành
 3. Trải nghiệm( nhạc bài hát Em yêu trường em)
 Nhóm 1: Tô màu vào tranh vẽ ngôi trường của em
 Nhóm 2: Ghép tranh bộ đội đướng gác
 Nhóm 3: Ghép tranh bộ đội huấn luyện
-Sau khi các nhóm thực hành xong đại diện nhóm lên trình bày nội dung thực hành trải nhiệm của nhóm mình.
T: Kết luận: Nhiệm vụ của chú bộ đội rất là cao cả đồi hỏi phải cương quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Các anh luôn thực hiện đúng theo lời bác hồ dạy
T: Tiếp tục cho học sinh đánh giá nhận xét lẫn nhau.
T: Chốt ý khen thưởng của mỗi nhóm. 
4.Trò chơi ( chuyển gạo ra tuyền tuyến
 a. cách tiến hành
 T: Phổ biến tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm và thực hiện.
Nhóm nào thực hiện tốt khen. 
4.Liên hệ thức tế:
T:Sau khi học bài này em biết thêm được điều gì?
T:Là học sinh em cần phải làm gì để tở thành con ngoan trò giỏi
H: Trả lời theo ý thích
. *Kết thúc bài học: Mái tường thân yêu của em là chủ đề hoạt động NGLL . Cô trò đã tìm biết thêm bạn mới thầy cô giáo mới khá phá và trải nghiệm qua các hoạt động học tập ,viu chơi bổ ích là học sinh các em Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Yêu mến trường học của chúng.
 Hát múa tập thể : Bài hát Trường làng em. 
DÆn dß tiÕt häc sau. 
 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA : THÁNG 4
 CHỦ ĐIỂM: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ - Khối 1,
A . Mục tiêu:
-Giáo dục cho H/S có ý thức yêu hòa bình, ghét chiến tranh
- Có tinh thần đoàn kết hợp tác, vượt khó xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc
-Rèn kỉ năng tuyên truyền nội dung về hòa bình và hữu nghị.
B. Chuẩn bị:
 Tranh , ảnh có nội dung về hòa bình và hữu nghị.
 Gía treo tranh, bút, bóng bay khí o xy, loa, nhạc nền, máy trợ giảng.
C. Các hoạt động:
 I Giới thiệu: -Chủ diểm: Hòa bình và hữu nghị.
 -Nêu mục tiêu của tiết học
 II. Nội dung :
 1. Khởi động: Hướng dẫn thực hiện trò chơi “ Lửa Thiêng” ( Nhạc nền )
 -Nêu luật chơi, cách chơi.
 T: Lửa thiêng, lửa thiêng
 H: Nhóm lửa, nhóm lửa
 T: Lủa chiến tranh
 H: Dập tắt
 T: Lửa gia đình êm ấm
 H: Nhóm lửa, nhóm lửa
 T: Lửa bom đạn
 H: Dập tắt
 T: Lửa hòa bình
 H: Hoan hô, hoan hô
( Thực hiện 2 đến 3 lần trò chơi này)
*Thảo luận nhận xét sau khi chơi: 
T: Sau khi chơi trò chơi này em cảm thấy thế nào ?
H: Em cảm thấy rất vui và thích thú.
 T:Ai có thêm ý kiến khác?
H: Nên dập tắt ngọn lửa chiến tranh, thắp thêm ngọn lửa hòa bình
T: Nhận xét, thái độ học tập và cách chơi, khen các cá nhân và đội chơi .
KL: Thắp lên ngọn lủa hòa bình là ý kến hay. Để thông điệp này được nhân rộng, tạo cơ hội tìm hiểu và khám phá về chủ đề Hòa bình và Hữu nghị chúng ta chuyển sang hoạt động trải nghiệm.
2. Trải nghiệm và khám phá
a. Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm
-Tổ chức trò chơi ghép tranh, tô màu , vẽ hình
T: Chuẩn bị những mảnh ghép của các tranh phù hợp chủ đề, H tham gia ghép hình
-Đại diện nhóm lên trình bày nội dung bức tranh, tuyên truyền thêm về ý của việc khám phá và trải nghiệm.
T: Tiếp tục cho học sinh đánh giá nhận xét lẫn nhau
T: Chốt ý khen thưởng của mỗi nhóm. Phát hoa xuất sắc cho đội có nội dung tuyên truyền hay nhất.
3.Viết thông điệp gửi cho bạn bè (Nhạc bài hát ; Hòa bình cho bé.)
H: Viết thông điệp với nội dung Hòa bình và Hữu Nghi 
-Em yêu hòa bình
-Em không thích chiến tranh
-Hòa bình là sum họp.....
H: Đọc thông điệp của mình cho bạn bè trong lớp nghe
H: Nhận xét về cách viết thông điệp của các bạn
H: Các nhóm gửi thông điệp vào một phong thư cột vào bóng bay khí ô xy bay lên bầu trời hòa bình. 
4.Liên hệ thức tế:
T:Sau khi học bài này em biết thêm được điều gì?
T:Chúng ta đang sống trong hòa bình hay chiến tranh? Vì sao em biết?
H: Hòa bình được vui đùa, học tập thỏa thích.
H: Chiển tranh tăng thêm hận thù và chia cắt.
- Nhiều học sinh nêu ý tưởng thông điệp khác nhau...
*Kết thúc bài học cả lớp nhảy theo nhạc bài hát: Việt Nam ơi.( Sắp đội hình chữ S)
IV. Kết luận:
 Để dạy tốt các giờ HĐNGLL - giáo viên cần làm tốt công tác chuẩn bị kể cả nội dung, hình thức, cách tổ chức, trang phục. 
-Đề ra các phương án khác khi gặp sự cố
-Thực hiện đúng quy trình lên lớp của các giờ HĐNGLL
-Lồng ghép trò chơi và âm nhạc hợp lý
-Mạnh dạn, linh hoạt khi tổ chức tò chơi và biểu diễn văn nghệ
- Trang bị cho học sinh kỉ năng nói lưu loát, xử lý tình huống nhanh nhẹn
-Chú trọng sự liên kết giữa các phần
Để làm được điều này, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi lớp, khối. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_cho.docx
Sáng Kiến Liên Quan