Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động công tác đội và phong trào thiếu nhi

Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, lứa tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên THPT .

Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường , nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất? Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Bên cạnh vai trò của giáo viên - Tổng phụ trách Đội thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Vì chính giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí giáo dục học sinh và triển khai cụ thể các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi cho các em học sinh. Trong thực tế hiện nay, không ít giáo viên chủ nhiệm lớp chưa qua các lớp đào tạo về công tác Đội, nhận thức về vai trò của họat động Đội và công tác thiếu nhi đối với học sinh còn hạn chế, nhiều giáo viên chủ nhiệm chỉ quan tâm đến mặt học tập, rèn luyện đạo đức mà chưa ý thức rằng hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi là rất quan trọng trong việc phát triển tòan diện cho học sinh, thờ ơ với các hoạt động Đội, bỏ mặc các hoạt động Đội cho Ban cán sự các lớp tự làm chứ không có sự triển khai sâu sát. Những điều trên đã khiến cho họat động Đội và phong trào thiếu nhi bị hạn chế, kết quả hoạt động chưa cao.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7557 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động công tác đội và phong trào thiếu nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và hiệu quả tác động.
 3. Các giải pháp để nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
III. KẾT LUẬN.
Kết quả đạt được
Bài học kinh nghiệm.
Kiến nghị đề xuất.
Phần mở đầu.
1. Lí do chọn đề tài.
Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội. Đội thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt của một đời người, lứa tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Chính vì vậy, nhà trường hiện nay có trách nhiệm hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên THPT .
Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường , nhiều mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất? Đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Bên cạnh vai trò của giáo viên - Tổng phụ trách Đội thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng. Vì chính giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí giáo dục học sinh và triển khai cụ thể các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi cho các em học sinh. Trong thực tế hiện nay, không ít giáo viên chủ nhiệm lớp chưa qua các lớp đào tạo về công tác Đội, nhận thức về vai trò của họat động Đội và công tác thiếu nhi đối với học sinh còn hạn chế, nhiều giáo viên chủ nhiệm chỉ quan tâm đến mặt học tập, rèn luyện đạo đức mà chưa ý thức rằng hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi là rất quan trọng trong việc phát triển tòan diện cho học sinh, thờ ơ với các hoạt động Đội, bỏ mặc các hoạt động Đội cho Ban cán sự các lớp tự làm chứ không có sự triển khai sâu sát. Những điều trên đã khiến cho họat động Đội và phong trào thiếu nhi bị hạn chế, kết quả hoạt động chưa cao.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thấy rằng Giáo viên chủ nhiệm có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu. Hi vọng rằng sau khi nghiên cứu xong, đề tài này sẽ được ứng dụng vào thực tiễn để nâng cao hơn nữa: " Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi", giúp hòan thành được mục tiêu chung của ngành đó là giáo dục học sinh một cách toàn diện nhất.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
a. Mục tiêu nghiên cứu:
Trªn cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN lớp trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi nhằm tìm ra giải phát hợp lí để qua đó nâng cao chất lượng, đẩy mạnh vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế
nào trong công tác §éi vµ phong trµo thiÕu nhi và đã đạt kết quả như thế nào?
 Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao vai trß cña gi¸o viªn chñ nhiÖm trong c«ng t¸c §éi vµ phong trµo thiÕu nhi.
Rót ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên chủ nhiệm trường THCS Hàm Nghi
b. Phạm vi nghiên cứu: Liên đội THCS Hàm Nghi
c. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi trên sách báo, tập san giáo dục, mạng Internet.
Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Phương pháp điều tra: Trao đổi, nói chuyện với Giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh, phụ huynh học sinh vv...
II. NỘI DUNG
1. Tình hình thực tế về vai trò của Giáo viên chủ nhiệm trong công tác Đội và Phong trào thiếu nhi.
Điều lệ Đội nêu rõ tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh là : 
 “ Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách” Nội dung này khẳng định thiếu nhi Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc . 
 Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc , với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định : “ Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân , tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó thì chúng ta phải hết sức coi trọng con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội, xây dựng đất nước. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này .
 Đáp ứng yêu cầu về con người, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục học sinh THCS nói riêng có nhiệm vụ đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu CNXH. Trong đó giáo dục là nền tảng nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp lên phổ thông trung học.
 Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho HS trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo.Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTPHCM vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức. Nhiều năm nay, các phong trào của Đội thực sự đã thu hút đông đảo các thế hệ thiếu nhi tham gia và đã trở thành truyền thống của Đội như: Phong trào Nghìn việc tốt, Công tác Trần Quốc Toản, phong trào giúp bạn đến trường, bồi dưỡng tâm hồn thắp sáng ước mơ, phong trào Kế hoạch nhỏ, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục đào tạo phát động vv.... Hoạt động đội còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng.
 Những năm gần đây được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phong trào thiếu nhi của cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thế xu hướng đổi mới giáo dục, để đào tạo con người thế kỷ XXI, đang đặc ra những yêu cầu mới. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đảng ta cũng đã xác định " Để đảm bảo chất lượng giáo dục trước hết phải giải quyết tốt vấn đề giáo viên". Rõ ràng giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Trong nhà trường GVCN có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, không thể phủ nhận được vị trí vai trò của họ. Để giáo dục tòan diện học sinh thì bên cạnh học tập, hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi là không thể thiếu đối với học sinh, và cùng với giáo viên Tổng phụ trách Đội thì giáo viên chủ nhiệm là người đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng chính là một giáo viên Tổng phụ trách. 
Thực tế cho thấy, ở một số trường THCS hiện nay việc kết hợp các lực lượng giáo dục chưa được chú trọng, chưa được thực hiện thường xuyên, đều đặn. Nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp chưa nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của họat động Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường. Điều đó ảnh hưởng không ít đến hiệu quả hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, dẫn đến chất lượng giáo dục tòan diện không được nâng cao. Vì vậy, nâng cao, đẩy mạnh vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi là một việc làm quan trọng, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Trường THCS Hàm Nghi được thành lập và đi vào họat động được 4 năm, mặc dù chưa phải là ngôi trường lâu đời nhưng những thành tích mà đội ngũ giáo viên và học sinh của nhà trường đạt được là rất đáng khích lệ. Hiện tại có 21 lớp với sĩ số là 957 học sinh. Số lượng giáo viên chủ nhiệm là 21. Hầu hết các giáo viên chủ nhiệm đều chưa qua đào tạo về công tác Đội, chỉ có duy nhất 1 giáo viên chủ nhiệm đã từng có thời gian làm Giáo viên - Tổng phụ trách Đội. Số lượng giáo viên chủ nhiệm trẻ là 7 giáo viên, mặc dù nhiệt tình, năng nổ nhưng tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, hầu hết mới qua 2-3 năm làm công tác chủ nhiệm, phương pháp và kinh nghiệm chủ nhiệm lẫn tổ chức các hoạt động Đội chưa thật hiệu quả. Còn lại đa phần đều là giáo viên lớn tuổi, một số rất ít giáo viên gần về hưu vẫn còn đảm nhận công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên chủ nhiệm ít tiết, hoặc có giáo viên vừa giảng dạy, vừa là tổ trưởng chuyên môn vừa làm công tác chủ nhiệm lớp, công việc nhiều nên sự theo dõi, trao đổi với lớp còn hạn chế . Sự sáng tạo trong các hoạt động Đội mặc dù có nhưng vẫn chưa cao. Một số rất ít giáo viên chủ nhiệm chưa thật nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động Đội đối với việc giáo dục học sinh, nên còn thờ ơ, giao khoán các hoạt động đó cho ban chỉ huy chi đội lớp thực hiện mà ko có sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát...dẫn đến và việc tham gia hoạt động của 1 số lớp chưa tốt, thái độ tham gia của các em chưa tích cực, kết quả đạt được chưa xứng tầm.
Nguyên nhân và hiệu quả tác động:
Nguyên nhân: Theo tôi có những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:
- Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, vị trí của hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi của giáo viên chưa đồng đều, chưa đầy đủ.
- Số giáo viên chủ nhiệm trẻ mặc dù nhiệt tình, sáng tạo nhưng kinh nghiệm chưa có nhiều, các giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng lại thiếu sự sáng tạo, khả năng tổ chức, hướng dẫn học sinh trong việc thực hiện hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
- Thời gian học 2buổi/ngày, thời gian còn lại các em đi học thêm ở ngòai nên dẫn đến việc tổ chức hoạt động cho học sinh nhiều khi chưa đạt kết quả cao, sự tham gia của các em chưa tích cực.
- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường: giữa GV - TPT Đội, phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm chưa chặt chẽ, đồng đều.
- Một bộ phận học sinh còn chưa chăm ngoan, chây lười, điều đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi. Ngòai khối lớp chọn thì các khối lớp còn lại hiệu quả tham gia các hoạt động Đội chưa cao.
b. Hiệu quả tác động:
Kết quả phong trào thi đua của các lớp chưa cao. Chất lượng các phong trào không xứng tầm.
Do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của hoạt động Đội nên chưa tạo được sự hứng khởi, nhiệt tình tích cực tham gia của học sinh, giảm sự ham thích các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Năng lực hoạt động của Ban chỉ huy Liên-Chi đội còn hạn chế.
Sự rèn luyện kĩ năng sống và giáo dục đạo đức, nhận thức của học sinh sẽ giảm sút nếu không có các họat động đội, và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc hướng dẫn tổ chức hoạt động là hết sức quan trọng.
Sự giáo dục học sinh một cách tòan diện sẽ không thực hiện được nếu việc thực hiện các họat động Đội và phong trào thiếu nhi chưa tốt. Kết quả chung của Liên Đội mặc dù tốt, được công nhận là Liên Đội vững mạnh cấp Tỉnh nhưng vẫn chưa thật như mong muốn.
 4. Các giải pháp để nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn, tình hình thực tế của Liên Đội THCS Hàm Nghi, nguyên nhân và hiệu quả tác động tôi mạnh dạn đề xuất 1 số giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa vai trò họat động của Giáo viên chủ nhiệm trong Công tác Đội và phong trào thiếu nhi như sau:
- Thứ nhất: Người giáo viên chủ nhiệm phải xác định được vai trò, vị trí của mình trong công tác giáo dục học sinh, thông qua các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi để giáo dục toàn diện cho các em. Từ việc xác định được vai trò vị trí thì dựa vào tình hình thực tế lớp của mình, dựa vào kế hoạch hoạt động Đội của GV-Tổng phụ trách đưa ra từ đầu năm học người giáo viên chủ nhiệm sẽ vạch ra được kế hoạch và các phương pháp cần thiết để tổ chức hướng dẫn hoạt động Đội tại lớp của mình có hiệu quả. Đây là giải pháp quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc tổ chức họat động Đội hiệu quả tại cơ sở.
Thứ hai: Mở lớp chuyên đề, nhận thức về vai trò, vị trí, các kĩ năng phương pháp tổ chức hoạt động Đội cho giáo viên chủ nhiệm lớp, người lên lớp có thể là giáo viên - TPT Đội.
Thứ ba: Giáo viên Tổng phụ trách lên kế hoạch hoạt động Đội của cả năm học ngay từ đầu cho giáo viên chủ nhiệm nắm và chủ động trong công việc.
Thứ tư: Đối với tất cả các phong trào hoạt động đều phải có thông báo kĩ, phát động thực hiện, tổng kết phong trào, khen thưởng rõ ràng, kịp thời. Rút kinh nghiệm những mặt được, chưa được, nguyên nhân tại sao.
Thứ năm: Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngòai nhà trường. Tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm vào tuần thứ 3 của tháng với sự tham gia của các giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên tổng phụ trách, giám thị, ban giám hiệu nhà trường (Đại diện ban giám hiệu), đại diện phụ huynh học sinh để có sự trao đổi, thông tin đa chiều trong việc tổ chức hoạt động, rút kinh nghiệm, những vấn đề cần bàn bạc trong việc tổ chức hoạt động Đội. Mỗi khối bầu ra 1 trưởng khối để phụ trách hoạt động và tạo sự liên lạc dễ dàng giữa các giáo viên trong khối, giáo viên tổng phụ trách. Đây là một giải pháp quan trọng không kém, bởi vì việc giáo dục học sinh là trách nhiệm chung của mọi người, phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong và ngòai nhà trường thì hiệu quả hoạt động cũng sẽ được nâng cao. Từ đó thường xuyên có sự trao đổi giữa Giáo viên Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động, giáo viên tổng phụ trách là người tham mưu, góp ý để các giáo viên chủ nhiệm triển khai tốt các hoạt động cho lớp của mình.
Thứ sáu: Họp Ban chỉ huy Liên chi đội hàng tuần, hàng tháng, tập huấn kĩ năng cho Ban chỉ huy Liên - Chi đội để triển khai hoạt động ở lớp mình có hiệu quả hơn, khi triển khai tập huấn thì yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm lớp có mặt để nắm nội dung và theo dõi.
Sáu nhóm giải pháp, biện pháp trên theo tôi là những biện pháp quan trọng, chủ chốt để nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, đẩy mạnh hiệu quả họat động Đội và phong trào thiếu nhi.
III. KẾT LUẬN.
Kết quả đạt được:
Từ những giải pháp trên, qua quá trình triển khai mô hình này tại cơ sở, Liên đội THCS Hàm Nghi đã thu được những kết quả đáng khích lệ sau:
Hòan thành tốt các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm học.
Liên Đội THCS Hàm Nghi đã bắt đầu khẳng định được vị thế của mình sau 4 năm học: Liên Đội được công nhận là Liên Đội vững mạnh cấp Tỉnh 2 năm liền, và tiếp tục giữ vững danh hiệu liên đội vững mạnh.
Cùng với sự phối hợp của Liên Đội, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh, các hoạt động của liên đội ngày càng đi vào ổn định và nâng cao: Đội cờ đỏ, đội an tòan giao thông làm nhiệm vụ giữ trật tự giao thông vào các buổi ra về đã làm cho môi trường học tập và nề nếp trường được tốt hơn, xây dựng trường học thân thiện. Các học sinh cá biệt có sự biến đổi tích cực theo chiều hướng tốt.
Các phong trào họat động của Thành phố Liên đội đều tham gia và có kết quả tốt: Giải nhì hội thao nghi thức Đội cấp thành phố, giải ba hội thi thắt bím tóc 8-3, phong trào Đọc và làm theo báo Đội, phong trào Kế hoạch Nhỏ, xây dựng quỹ giúp bạn nghèo vượt khó, trao 30 áo ấm và 21 xuất quà giúp bạn đến trường vv...
Giáo viên - TPT Đội được tặng bằng khen cấp thành phố.
Liên đội đạt giải nhất tòan đòan hội thi "Nối vòng tay lớn, bảo vệ rừng yêu thương" do hạt kiểm lâm phối hợp với phòng giáo dục đào tạo, Hội đồng Đội Huế tổ chức.
Sự đòan kết của các thành viên trong lớp sau khi tham gia các hoạt động, sự ham thích các họat động Đội tăng lên đáng kể nhờ vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Sự giao lưu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn tăng cao, quan hệ đồng nghiệp thân tình, khắng khít hơn.
Đó là một số kết quả ban đầu mà liên Đội THCS Hàm Nghi thực hiện được và là nền tảng để Liên Đội tiếp tục đạt được những kết quả cao hơn.
Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình hướng dẫn tổ chức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi tại Liên Đội THCS Hàm Nghi, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau cho bản thân mình. Đó là khi đề ra hoạt động cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể cho tất cả giáo viên chủ nhiệm và các lớp. Đây là điều quan trọng nhất, vì nếu không xây dựng kế hoạch ngay từ đầu thì sẽ rất lúng túng trong quá trình thực hiện hoạt động và như vậy thì kết quả họat động không cao. Bên cạnh đó khi chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động cho Giáo viên chủ nhiệm và Ban chỉ huy liên đội thì không nên nóng vội, bởi khả năng, trình độ, lứa tuổi là khác nhau, tùy từng đối tượng cụ thể mà có từng phương pháp hợp lí trong việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động Đội. Sau mỗi hoạt động cần phải khen thưởng, khiển trách kịp thời đối với những lớp làm tốt và không làm tốt, tạo động lực, tâm lí cho Giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp làm tốt các hoạt động tiếp theo. Một điều quan trọng khác nữa là khi tiến hành họp thì phải phân bố thời gian họp và triển khai họat động hợp lí, tránh ảnh hưởng đến thời gian cá nhân của giáo viên chủ nhiệm. Bởi các giáo viên chủ nhiệm ngòai thời gian làm công tác chủ nhiệm còn phải lên lớp giảng dạy và có gia đình riêng, nên khi tổ chức họp hoặc triển khai hoạt động thì nên chú ý thời gian, không để ảnh hưởng đến thời gian riêng của mỗi người, tạo tâm lí thỏai mái để giáo viên chủ nhiệm hòan thành tốt công việc.
Kiến nghị đề xuất.
Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa TPTĐ và các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
- Tổ chức tập huấn kĩ năng, phương pháp, nghiệp vụ công tác Đội cho các Giáo viên chủ nhiệm bởi vì mỗi một giáo viên chủ nhiệm là một tổng phụ trách Đội.
Tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên chủ nhiệm yên tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Khen thưởng những giáo viên làm tốt, nhắc nhở, nghiêm chỉnh kiểm điểm những giáo viên làm chưa tốt.
 - Trªn ®©y lµ mét sè ý kiÕn ®Ò xuÊt mang tÝnh c¸ nh©n nh»m gãp phÇn n©ng cao hiÖu qu¶ c«ng t¸c §éi trong nhµ tr­êng, mong muèn cuèi cïng lµ n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc toµn diÖn cho häc sinh nh»m ®¸p øng yªu cÇu cña ®Êt n­íc lµ ®µo t¹o ra thÕ hÖ trÎ thµnh nh÷ng ng­êi lao ®éng míi “ Võa hång, võa chuyªn” .
Trên đây là kinh nghiệm của tôi với vai trò là một giáo viên tổng phụ trách trong việc tổ chức triển khai các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường. Bản thân tôi còn khá trẻ trong công tác Đội, nhưng với sự nhiệt tình, năng động của tuổi trẻ, tôi hi vọng rằng đây là một đề tài có ích trong việc nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi, xây dựng phong trào Đội ngày càng vững mạnh hơn nữa, nhằm giáo dục học sinh một cách tòan diện nhất.
Huế, ngày 20 tháng 2 năm 2009
	Người thực hiện
	Xét duyệt của lãnh đạo đơn vị
	 Trần Hùynh Quỳnh Trâm 	

File đính kèm:

  • docSKKN_Hoat_dong_Doi.doc
Sáng Kiến Liên Quan