Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh trường THPT Triệu Sơn 5

 Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức thì giáo dục chính là chìa khoá đưa đất nước phát triển đến trình độ văn minh, phồn thịnh. Trên thế giới hiện nay, sở dĩ có sự phân cách giàu nghèo giữa quốc gia này với quốc gia khác, sự tiến bộ về khoa học công nghệ giữa nước này với nước khác chính là nhờ chính sách phát triển giáo dục. Một cường quốc giàu có và phát triển kinh tế như nước Mĩ nhưng họ vẫn quan tâm đến việc hiện đại hoá giáo dục, quốc tế hoá giáo dục. Đúng như tổng thống Bin Clin tơn đã từng nói: “ Phải biến nước Mĩ thành điểm đến của học sinh trên toàn thế giới. Biến nước Mĩ thành nơi lưu học sinh lớn nhất”.

 Chúng ta đang sống trong thời kỳ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và kinh tế tri thức. Tri thức chính là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của quốc gia. Tri thức là thứ của cải vô giá. Để phát triển tri thức thì phải phát triển GD ĐT. Trước sự phát triển với tốc độ thần kì của các quốc gia trên thế giới thì giáo dục Việt Nam phải theo kịp sự tiến bộ của KHCN thế giới.

 Dưới thời phong kiến, các vương triều cũng đã chú trọng đến sự phát triển giáo dục và coi đó là nền tảng của sự phát triển xã hội. Thời nhà Lý vào năm 1076 vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để dạy các thái tử và con em quan lại quý tộc. Đến thời Lê Sơ, để phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lễ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao. Như Thân Nhân Trung trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba 1442 viết: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

 

doc28 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh trường THPT Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người quản lý. GVCN quyết định đến thành tích, phong trào và việc GD HS. Vì vậy hiệu trưởng phải cân nhắc kĩ lưỡng và nhất quyết phải căn cứ vào các tiêu chí sau
 + Có năng lực chuyên môn tốt
 + Có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể
 + Có phương pháp sư phạm tốt ( GD, thuyết phục, nhiệt tình , trách nhiệm và thương yêu HS )
 + Được HS tin yêu và quý trọng
Khi lựa chọn cần tránh những GV yếu kém về năng lực, phẩm chất, những GV khó khăn về kinh tế, nhà xa, nữ con nhỏ.
- Phân công GVCN
 + Phân công CN liên thông: Chủ nhiệm theo 3 năm học liên tiếp
 + Phân công chuyên từng khối lớp: Mỗi GV chỉ làm CN ở 1 khối lớp nhất định. Sau năm học giao cho GV khác.
 + Phân công ưu tiên: Phân công những GV có năng lực và kinh nghiệm những lớp mũi nhọn, điển hình ( cả lớp tốt và lớp chưa tốt )
Nhìn chung 3 cách phân công này đều có những ưu, nhược riêng. Tuy nhiên hiện nay ở Trường THPT Bán Công Triệu Sơn cách phân công chủ nhiệm liên thông và phân công ưu tiên vẫn được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất
Hiệu trưởng chỉ áp dụng phân công ưu tiên đối với những lớp điển hình 
( nhưng những GV này vẫn phải CN cả 3 năm ) còn lại là liên thông. Vì GVCN có thời gian dài gắn bó với HS, giữa HS có tình cảm gắn kết với nhau. Hơn nữa GVCN có điều kiện và thời gian nắm vững hoàn cảnh, địa chỉ của từng HS, nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng và quá trình học tập và rèn luyện của HS để có biện pháp phù hợp, nhất là đối với những HS chậm tiến. Ngoài ra nguyện vọng của HS cũng rất muốn thầy cô CN gắn bó 3 năm với mình.
Đặc điểm của trường bán công là số lượng HS học Khá - Giỏi rất ít. Mỗi khối chỉ chọn được 1 lớp khối A, 1 lớp khối C ( Lớp A điểm Toán cao nhát là 5đ, lớp C điểm Văn cao nhất là 5.5đ ). Đa số các lớp còn lại học theo nguyện vọng đăng kí của HS. Thường những lớp này HS nghịch ngợm và quậy phá nhiều hơn ( Học kém thì rèn luyện đạo đức cũng kém ) Do đó hiệu trưởng thường giao cho những GV có kinh nghiệm và chủ nhiệm giỏi đứng ở lớp này. Học kỳ I năm học 2009 – 2010 có những GVCN giỏi của trường đang đứng ở các lớp này như: Thầy Hưng 11A1, thầy Thái 11A2, Cô Hiên 11A6, thầy Tuấn 10A7, cô Hường 10A6 
3.3.3 Tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
Ngoài những chỉ đạo mang tính pháp lý, hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện để cho GVCN lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:
- Thống nhất phương pháp chủ nhiệm. Sử dụng phương pháp mềm dẻo GD HS bằng tình yêu thương, bằng tài trí và đạo đức của người thầy.Vận dung linh hoạt trong các tình huống xử lý HS vi phạm. Động viên nâng niu trân trọng từng cố gắng nhỏ của HS. Trừ trường hợp cần thiết mới mời PH. Tránh nổi nóng, quát nạt hoặc lăng mạ và có hành vi xúc phạm thân thể HS
- Hướng dẫn GVCN làm kế hoạch và thực hiện đúng kế hoạch ( đặc biệt là GV trẻ). Tham mưu, định hướng bầu ban cán sự lớp. GVCN giỏi trước hết phải là người biết chọn cán sự lớp. Có thể lựa chọn theo tiêu chí: nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu, học khá. Có phẩm chất năng lực của người lãnh đạo 
- Tổ chức bồi dưỡng cho GVCN về năng lực tổ chức các hoạt động tập thể. Khó khăn của GV nhất là GV mới ra trường là: Trong trường Đại học sư phạm nhà trường chỉ đào tạo kiến thức chuyên môn chứ không đào tạo kiến thức chủ nhiệm. Công việc chủ nhiệm là thực tế trong trường PT. Vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng cho GVCN phải được thực hiện thường xuyên liên tục dưới nhiều hình thức như:
 + Họp GVCN hàng tháng để nắm bắt cụ thể tình hình từng lớp như số HS bỏ học, vắng hiều  hoặc những trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền của GVCN ( HS cắm xe đạp ngoài quán, uống rượu, đánh bi a, điện tử) để xử lý kịp thời.
 + Tổ chức hội thảo GVCN ít nhất 1 lần/1 học kỳ để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm CN giữa GVCN với nhau. Qua đó GV có thể học tập được những PP CN hay, tháo gỡ được những tình huống sư phạm phức tạp mà mình đã, đang gặp nhưng chưa giải quyết được hoặc giải quyết mà chưa thuyết phục. 
 + Tổ chức dự giờ tiết sinh hoạt tập thể để rút kinh nghiệm. Hiện nay trong quy chế chuyên môn chỉ có đánh giá xếp loại giờ dạy của GVBM chứ không có dự giờ SHTT để đánh giá GVCN. Thiết nghĩ đây là việc làm cần thíêt và bổ ích. Bởi nó vừa đánh giá được năng lực tổ chức tập thể của GVCN vừa là tiêu chí để xếp loại GVCN giỏi. Để chỉ đạo một tiết sinh hoạt cuối tuần có chất lượng hiệu trưởng cần thống nhất các bước sau:
 Bước 1: GVCN lên lớp ổn định, yêu cầu thư ký lớp ghi biên bản.
 Bước 2: GVCN yêu cầu lần lượt ban cán sự lớp báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
Ví dụ: Lớp trưởng nhận xét chung ( Có ưu điểm và nhược điểm )
 Lớp phó học tập nhận xét về học tập
 Bí thư nhận xét về nền nếp
 Lớp phó văn thể nhận xét về hoạt động văn nghệ, TDTT ( nếu có )
 Tổ trưởng nhận xét về tổ mình và xếp loại cá nhân trong tổ
 Các ý kiến của HS trong lớp ( nếu có )
 Bước 3: GVCN tổng hợp đánh giá chung, nêu những việc đã làm được, chưa làm được. Biểu dương khen ngợi những cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. Nhắc nhở phê bình những cá nhân còn vi phạm, chưa tiến bộ. Động viên những HS có hoàn cảnh khó khăn.
 Bước 4: GVCN triển khai kế hoạch và nhiệm vụ tuần tới
Để việc SH của GVCN có chất lượng và diễn ra thường xuyên, hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra sổ ghi biên bản của lớp, tăng cường dự giờ thực tế.
- Hàng năm tổ chức viết SKKN về công tác chủ nhiệm lớp. Đa số GV chỉ chọn đề tài chuyên môn chứ ít chú ý đến đề tài chủ nhiệm. Hiệu trưởng cần quy định: GVCN 1 lớp 3 năm khi HS ra trường thì phải viết 1 SKKN CN về lớp đó. Như vậy 1 năm có 8 lớp 12 ra trường thì có 8 SKKN ( trừ trường hợp ngoại lệ )
- Hiệu trưởng quy định rõ ràng về sự cồng đồng trách nhiệm trong GD HS giữa GVCN với GVBM. 
- GVCN có quyền mời ban đại diện cha mẹ HS đến dự các buổi SHTT
- Có chế độ đãi ngộ xứng đáng, có phần thưởng khuyến khích những GVCN giỏi.
3.4 Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Phối hợp để lập kế hoạch hoạt động
- Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động:
 + Tổ chức các đợt thi đua: Lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn như: 20/11; 26/3; 8/3 
 + Tổ chức các cuộc thi tài: phát huy tài năng trí tuệ, văn nghệ, thể thao, khéo tay, thi chọn âm vang xứ Thanh, đường lên đỉnh ôlimpia 
ưu điểm của các hoạt động “bề nổi” này là hướng HS vào những hoạt động tập thể, tham gia tích cực vào công việc chung của trường lớp. Từ đó giúp các em có tinh thần ý thức xây dựng tập thể, sống vì tập thể. Đặc biệt là có tácdụng bồi dưỡng tinh thần hăng say trong học tập, có ý thức vươn lên. 
3.5 Phối hợp tốt với ban thường trực cha mẹ học sinh.
- Đây là đầu mối quan trọng trong việc thông tin hai chiều giữa nhà trường với PHHS. Đồng thời cũng chứng tỏ PH có quyền tham gia vào hoạt động GD thông qua đại diện tổ chức của mình. Hiện nay Trường THPT Bán Công Triệu Sơn làm rất tốt khâu này. Đầu năm Thường trực PH được đại hội PHHS toàn trường bầu ra gồm 5 người. Hoạt động của ban thường trực là tham gia quản lý nền nếp HS.
 + Hàng tháng chủ tịch lên lịch trực cho các thành viên
 + Mỗi buổi học có 1 bác trực cùng với ban nền nếp nhà trường. Đầu buổi, cuối buổi kiểm tra khu vực cổng trường, các quán gần khu vực trường. Nếu phát hiện HS bỏ giờ hoặc gửi xe ngoài quán thì báo với GVCN xử lý.
- Những HS vi phạm nhiều lần GVCN lập danh sách nhờ thường trực đến tận nhà để trao đổi thông tin với gia đình hoặc mời đến gặp GVCN.
- Hàng tháng thường trực cử bác chi hôị trưởng các lớp lên dự sinh hoạt với lớp để phối hợp với GVCN nhắc nhở động viên HS học tập, rèn luyện.
- Ban đại diện cũng có quyền đóng góp những ý kiến, kiến nghị với GVCN về tình hình giảng dạy của GV, học tập và rèn luyện của HS.
3.6 Biện pháp thi đua khen thưởng kịp thời.
- Xây dựng được hệ thống các tiêu chí thi đua giữa các khối lớp trong nhà trường như: Tiêu chí xếp loại nền nếp và học tập của lớp HS, tiêu chí xây dựng lớp tự quản tốt, tiêu chí GVCN lớp giỏi, nội quy phòng học, điềư cám
1. tiêu chí lớp tự quản tốt – lớp tiên tiến
I tiêu chí lớp tự quản tốt.
 1) Lớp chấp hành tốt mọi quy định của nhà trường, không tham gia hoặc tự tham gia vào các điều cấm của pháp luật, của nhà trường.
 2) Không có học sinh vi phạm nội quy, quy định của người học sinh: cụ thể không có học sinh vi p hạm bị xử lý kỷ luật. Số ĐVTN bỏ học không quá 0,5%. Trừ nguyên nhân bỏ học vì gia đình.
 3) Thực hiện chế độ sinh hoạt 10 phút, sinh hoạt thứ 7, chào cờ thứ 2 nghiêm túc khoa học. 
 4) Không có học sinh nghỉ học vô lý do quá 10 HS/năm. Không có học sinh nghỉ vô lý do nhiều lần ( 8 – 10 lần/năm ). Không có học sinh bỏ tiết lừa dối thầy cô. Gửi xe ngoài quán, a dua với phần tử xấu bên ngoài đe doạ trấn lột bạn bè. Không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
 5) Thực hiện nội quy phòng học tốt theo đúng quy định, bàn ghế ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ  Không là hư hỏng tài sản nhà trường 
 6) Để xe đúng nơi quy định. Không để xảy ra hiện tượng mất các xe nhiều lần.
 7) Chủ nhiệm và lớp xây dựng các quy tắc ứng xử văn hoá, củng cố nền nếp, tăng cường giáo dục kỷ luật tích cực, bài trừ mọi hình thức bạo lực trong học sinh. Tham gia và đạt giải các phong trào văn hoá văn nghệ TDTT do Đoàn trường tổ chức 
 8)Thu nộp các khoản đóng góp đúng thời gian quy định. 
 9) Tham gia đầy đủ và tự quản tốt các buổi học bồi dưỡng theo quy định.
 10) Lớp có phong trào học tập tốt được các GVBM công nhận. 80% giờ học xếp loại Khá, Tốt. Không có giờ học TB. Chỉ tiêu cuối năm: Học lực Khá 20% trở lên; TB 78%; Yếu 2%. Về Hạnh kiểm 90% Khá, Tốt; 10% TB. Xếp loại của lớp mũi nhọn từ 1 – 3; Lớp đại trà từ 5 – 10. Đối với lớp 12 phải có học sinh giỏi cấp trường trở lên.
II. Tiêu chí lớp tiên tiến
 Là lớp đạt 10 tiêu chí trên.
Lưu ý thực hiện: Trong quá trình thực hiện nếu có gì bất cập thì CBGV nhất là GVCN gặp trực tiếp hiệu trưởng để bổng sung điều chỉnh hoặc góp ý bằng văn bản.
2. Tiêu chí đánh giá xl thi đua nề nếp và học tập
Trường THPT Bán công Triệu sơn
TT
Nội dung thi đua
Điểm bị trừ
I
Về xây dựng nề nếp:
1
Vào lớp chậm
1đ/HS
2
Đi học chậm
2đ/ HS
3
Bỏ giờ học
20đ/ HS
4
Vắng học không lý do
4đ/ HS
5
Mạo chữ ký của phụ huynh để nghỉ học
10đ/ HS
6
Nói chuyện, nghịch, vô ý thức trong lớp bị đuổi ra ngoài
3đ/ HS
7
Học sinh vô lễ với thầy cô giáo và CBNV nhà trường
30đ/ HS
8
Hút thuốc lá, uống rượu bia
30đ/ HS
9
Lớp không sinh hoạt 10 phút
10đ/ Lớp
10
Sinh hoạt 10 phút không theo nội dung quy định của GVCN
5đ/ Lớp
11
Lớp sinh hoạt ồn
5đ/ Lớp
12
Không đeo huy hiệu, phù hiệu
2đ/ HS
13
Nhắc mới đeo phù hiệu 
1đ/HS
14
Không sơ vin
1đ/ HS
15 
Trộm cắp tài sản của tập thể, cá nhân
40đ/ HS
16
Lớp có cá nhân đánh nhau trong và ngoài trường
30đ/ HS
17
GVCN bỏ giờ chào cờ, bỏ sinh hoạt 10 phút và sinh hoạt tuần
20đ/ buổi
18
Không sinh hoạt đoàn theo lịch của BCH Đoàn trường
10đ/ CĐ
19
Đầu tóc, trang phục không phù hợp ( áo không cổ, nhuộm tóc )
10 đ/ HS
20
Có mặt ở quán ( giải khát, rượu, bia, bóng bàn, bi-a , chát.)
20đ/ HS
21
Nói tục
5đ/ HS
22
Đập bàn, gõ bàn ghế
4đ/ HS
23
Xem, tẩy xoá sổ điểm, sổ đầu bài
20đ/lần
24
Ra ngoài khu vực trường trong giờ học, hoặc giờ ra chơi
5đ/HS
25
Học sinh bị đình chỉ về vi phạm 10 điều cấm và nội quy nhà trường
30đ/HS
26
GVCN đình chỉ – không báo BGH
10đ/HS
27
Không để xe theo đúng quy định
10đ/buổi
28
Để xe ở ngoài khu vực trường
20/HS
29
Cờ đỏ bỏ trực, không báo điểm cuối tuần
10/buổi
30
Cờ đỏ đi trực chậm
5/buổi
31
Cho mượn phù hiệu, mượn phù hiệu của người khác và vẽ lên phù hiệu
10/HS
32
Để Sổ đầu bài không đúng nơi quy định 
5/1lần
33
Học sinh trèo tường, cổng nhảy ra ngoài khu vực trường
30đ/1HS
II
Về học tập
1
Không ghi chép bài, 
5đ/ HS
2
Không mang vở ghi và vở bài tập
2đ/HS
3
Giờ học xếp loại Tb
5đ/ HS
4
Giờ học xếp loại Yếu
10đ/ HS
5
Sổ đầu bài không ghi đầy đủ thông tin
2đ/ HS
6
Làm mất sổ đầu bài, sổ điểm
50đ/ lần
7
Mượn vở của bạn khi GV kiểm tra
10đ/ HS
8
Không làm bài tập ở nhà
2đ/ HS
9
Học sinh làm việc riêng trong giờ học
4đ/HS
III
Về lao động
1
Nghỉ lao động không có lý do
4đ/ HS
2
Không đem dụng cụ lao động
2đ/ HS
3
Không nghiêm túc thực hiện sự chỉ huy của GV phụ trách
5đ/ HS
4
Vô ý thức, không chấp hành sự phân công lao động
5đ/ HS
5
Không hoàn thành khối lượng công việc được giao
15đ/ lớp
6
Để xảy ra tai nạn lao động
20đ/ HS
IV
Công tác vệ sinh và Bảo vệ của công
1
Không giữ vệ sinh lớp học - vứt rác không đúng quy định
5đ/buổi
2
Vứt rác ngoài hành lang lớp 
5đ/buổi
3
Làm hư hỏng bàn ghế phạt gấp đôi giá trị
20đ/ lần
4
Viết, vẽ bậy lên tường, bảng, cửa sổ
10đ/ lần
5
Nhảy qua tường rào, cổng trường, cửa sổ – ngồi lên bàn
20đ/ lần
6
Không đóng hệ thống cửa trước khi ra về và tắt điện quạt trước khi ra về
20đ/ lần
7
Bàn ghế không thẳng hàng
5đ/1bàn/1lần
V
Các công tác khác
1
Không đóng góp các khoản của đoàn đúng thời gian quy định
2đ/ HS
2
Nộp các khoản đóng góp của nhà trường chậm:
-Quá 15 ngày đầu
-Quá 10 ngày tiếp theo
2 đ/ HS
4 đ/ HS
3
Không hoàn thành các công việc được giao
10đ/ lớp
Lưu ý để thực hiện
1) Ban nề nếp, Đoàn TN, tổ cờ đỏ cùng ban cán sự lớp tổ chức theo dõi đánh giá tổng hợp thi đua hàng tuần, tháng, học kỳ, cả năm, từng đợt thi đua của Đoàn và của Trường.
2) Giáo viên chủ nhiệm, bí thư các chi đoàn, lớp trưởng các lớp triển khai tiêu chuẩn đánh giá trên đến từng đoàn viên, thanh niên học sinh biết để thực hiện nghiêm túc và có biện pháp tối ưu thực hiện cho chi đoàn lớp mình theo các tiêu chuẩn trên.
3) Cách tính điểm và xếp loại: Xếp loại theo tuần trên cơ sở các điểm bị trừ. Lấy kết quả xếp loại từng tuần để xếp loại thi đua cho từng đợt và cả năm.
(Trong qua trình thực hiện nếu thấy bất hợp lý hoặc có bổ sung tiêu chí nào đề nghị các thầy cô, bí thư, lớp trưởng, cờ đỏ và ĐVTN xin gửi ý kiến về BCH Đoàn trường)
3. Tiêu chí đạt giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
1.Tư tưởng chính trị vững vàng. Phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, văn minh được đồng nghiệp quý mến và học sinh tín nhiệm.
2.Năng lực chuyên môn tốt. Năng lực tổ chức tập thể tốt.
3.Lớp chủ nhiệm phải đạt danh hiệu lớp tự quản tốt và lớp tiên tiến
4.Hoàn thành tốt nhiệm vụ của một GVCN theo quy định.
5.Có sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm được xếp loại A cấp trường.
4.Nội quy phòng học
 1-Học sinh và giáo viên có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản tốt trang thiết bị phòng học
 2-Học sinh đến lớp phải kiểm tra tài sản trang thiết bị phòng học, có hiện tượng khác phải báo cáo ngay với GVCN, tổ bảo vệ, ban nề nếp và BGH nhà trường để xử lí.
 3-Các lớp phải làm vệ sinh hàng ngày trước giờ vào học 5 phút. Bàn ghế phải gọn gàng ngay ngắn, phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ suốt buổi học.
 4-Khi tan học phải đóng hệ thống cửa sổ, cưa ra vào đẻ đảm bảo an toàn.
 5-Các GVCN, cán bộ lớp, cán bộ đoàn theo dõi, đôn đốc thường xuyên và kiểm tra việc thực hiện nội quy phòng học của lớp mình.
 6-Nhà trường nghiêm cấm các hành vi sau:
 -Kẻ, vẽ, khắc, dán, đóng đinh, làm bẩn hoen ố bàn ghế, bảng, tường, cửa và khẩu hiệu.
 -Tự động đưa các hoạt động không có trong kế hoạch của nhà trường tổ chức trong lớp học.
 Lớp nào có học sinh cố tình vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu để hư hỏng, mất mát tài sản phải bồi thường 200% giá trị.
5. 10 điều cấm đối với học sinh
(Trường THPT Bán công Triệu sơn)
Một là: Cấm dính lứu tham gia vào các tệ nạn xã hội như: Hút thuốc lá, rượu, cờ bạc, ma tuý, mại dâm, chứa chất nổ, vũ khí, la cà các quán bi a, chát
Hai là: Cấm vô lễ với các Thầy, Cô giáo, cán bộ, người bên trong và ngoài nhà trường.
Ba là: Cấm đánh nhau với bạn bè a dua với bạn bè và xâm hại đến tài sản của học sinh trong trường và ngoài xã hội.
Bốn là: Cấm ăn mặc, để tóc dài, nhuộm tóc lố lăng thô lỗ.
Năm là: Cấm, bỏ giờ, đi chơi hoặc la cà ngoài quán, tham gia với các phần tử xấu bên ngoài để gây rối, ảnh hưởng đến trật tự an ninh trong và ngoài trường.
Sáu là: Cấm: Lừa dối bố mẹ hoặc CBGV như: báo cáo sai sự thật với gia đình mạc chữ ký phụ huynh để nghỉ học tự do.
Bảy là: Cấm: Làm hư hỏng cơ sở vật chất của nhà trường, của lớp như: bàn ghế, cây xanh, điện nước nhà cửa.
Tám là: Cấm: Trộm cắp, cướp giật, trấn lột tài sản của bạn bè, tập thể hoặc của nhân dân.
Chín là: Cấm để xe đạp ở bên ngoài nhà trường trước khi chưa có ý kiến thống nhất của gia đình (Bố, mẹ) và nhà trường.
Mười là: Cấm: Xúi dục, rủ rê bạn bè vi phạm nội quy hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội, bè phái để tham gia gây gỗ đánh nhau dù ỏ trong hay ngoài nhà trường.
Tất cả những học sinh vi phạm 10 điều cấm trên đều bị xử lý kỷ luật, mức thấp nhất là bị cảnh cáo toàn trường.
- Trên cơ sở tiêu chí, hàng tháng, kỳ, năm có xếp loại thi đua giữa các lớp và CBGV
- Để động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể là GV và HS có thành tích xuất sắc thì nhà trường đã đề ra các mức thưởng hợp lý có tác dụng kích thích tinh thần hăng say học tập và rèn luyện. Ví dụ Tập thể lớp tiến tiến thưởng 100.000đ/kỳ; Giáo viên chủ nhiệm giỏi 100.000đ/năm; Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp trường 100.000đ, cấp tỉnh 500.000đ, B cấp tỉnh 400.000đ, C cấp tỉnh 300.000đ. Giải nhất văn nghệ tập thể 100.000đ; cá nhân 50.000đ 
3.7 Biện pháp kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích chủ yếu là:
 + Đảm bảo mối liên hệ nghịch trong quá trình quản lý TTHS
 + Để kết thúc một giai đoạn của quá trình quản lý thông qua đánh giá để nhận được những thông tin về những lệch lạc, về những uốn nắn điều chỉnh cần tiến hành để đảm bảo quá trình xây dựng TTHS được liên tục thường xuyên hoặc đạt hiệu quả hơn.
- Đánh giá sơ bộ, đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối cùng. Qua việc kiểm tra đánh giá hiệu trưởng nắm được GVCN có thực hiện được kế hoạch đề ra hay không? Thực hiện được bao nhiêu? Học sinh có thái độ như thế nào? hiệu quả quản lý của GVCN  Từ đó đôn đốc nhắc nhở điều chỉnh kịp thời để cho tất cả GVCN đều hoàn thành nhiệm vụ hoặc rút kinh nghiệm chủ nhiệm cho những năm học tiếp theo.
Phần 3
Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận: 
- Từ cơ sở lý luận, từ việc phân tích thực trạng việc xây dựng TTHS ở Trường THPT Bán Công Triệu Sơn đề tài đã đề ra được một số giải pháp kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng TTHS của Trường THPT Bán Công Triệu Sơn. Như vậy mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.
- Từ thực tiễn nghiên cứ công phu cẩn trọng người viết đã đề ra được 7 biện pháp chỉ đạo xây dựng TTHS Trường THPT Bán Công Triệu Sơn đó là:
 + Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho CBGV
 + Lập kế hoạch chủ nhiệm
 + Chỉ đạo hệ thống GVCN lớp
 + Phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể xã hội trong nhà trường.
 + Hoàn thiện hệ thống tiêu chí thi đua
 + Tổ chức thi đua khen thưởng
 + Biện pháp kiểm tra đánh giá.
- Mặc dù đề tài đã được nghiên cứu hết sức khoa học nhưng do chỉ là một tiểu luận kết thúc lớp BDCBQL nên còn nhiều khía cạnh khác mà đề tài này chưa đề cập đến như: Nâng cao năng lực tự quản của TTHS, Vài trò của GV BM trong công tác xây dựng TTHS  Đó chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
3.2 Kiến nghị.
3.2.1 Với Bộ GD&ĐT;
- Đưa chương trình giảng dạy nghiệp vụ sư phạm, phương pháp chủ nhiệm vào day tại các trường đại học sư phạm.
- Sớm ban hành quy định xếp loại giờ SHTT đối với GVCN
3.2.2 Với UBND Tỉnh và Sở GD&ĐT.
- Sớm quyết định chuyển đổi mô hình trường bán công sang công lập.
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
- Tăng cường kiểm tra đánh giá xếp loại CBGV. Chú ý kiểm tra công tác chủ nhiệm của GV để có những đánh giá chính xác về chất lượng và hiệu quả việc xây dựng TTHS ở Trường THPT coi đây là một nội dung nằm trong phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”
- Tổ chức hội thảo hoặc hội thi GVCN giỏi trong toàn tỉnh.
tài liệu tham khảo
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc khoá VII, VIII, I X.
Luật giáo dục. Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội năm 2005.
Chỉ thị số 40/CT – TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư.
Nghị quyết TW2 khoá VIII.
Điều lệ THCS, THPT của Bộ giáo dục đào tạo năm 2007.
Quyết định số 201/2001/QĐ - TT của thủ tướng chính phủ về chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010.
Tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục – Học viện Quản lý giáo dục Hà Nội năm 2007.
8 Các số liệu trong báo cáo hàng năm của Trường THPT Bán công Triệu Sơn .

File đính kèm:

  • docSKKN_dat_giai_tinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan