Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Lớp 9

Mục đích đề tài:

 Mục đích cơ bản của phương pháp mới là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý.

Thêm vào đó , Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ đã, đang và sẽ được rất nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu bởi đây chính là ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các giáo trình , tài liệu, cũng như trong tất cả các buổi giao lưu, trao đổi học tập giữa các nước trên thế giới . Hiện nay việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếng Anh. Học sinh dễ vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Nét đổi mới nỗi bật của nội dung chương trình sách giáo khoa mới là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại ngữ mới. Kỹ năng nghe có tầm quan trọng vì học sinh không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không hiểu được những gì nghe được.

Vậy, làm thế nào để học sinh có thể rèn kỹ năng nghe một cách nhanh chóng, có hiệu quả và dễ học? Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khi tiếp xúc với người nước ngoài và giải quyết các tình huống nảy sinh trong giao tiếp ?

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của kỹ năng nghe Tiếng Anh. Từ thực trạng của việc dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh ở trường THCS, đặc biệt là ở khối lớp 9 nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh .

 “Nghe” giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh trong một số lĩnh vực như văn hóa, khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc đồng thời giúp học sinh nắm vững, ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ thông qua các bài nghe hiểu. Ngoài ra, “Nghe” còn tạo cho học sinh có phản xạ tốt khi giao tiếp. Do đó, trong khi giảng dạy tiếng Anh giáo viên phải giúp cho học sinh thấy được vai trò của việc “Nghe” trong quá trình học.

 Để hòan thành một đề tài là cả một quá trình lao động vất vả , để tìm ra phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy và học , giúp cho quá trình dạy và học sẽ gọn, nhẹ, dễ dàng, hiện đại, khoa học và hiệu quả cao, góp phần mang lại tính thiết thực trong quá trình giảng dạy của bản thân và có ích cho đồng nghiệp.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hips, 3. waste from factories , 4. oil from land
Example: English 9 – Unit 9: Natural disasters – page 77
An expert is giving a talk on how to live with earthquakes. Listen to the talk, then complete the table
Living with earthquakes
Heavy fixtures, furniture, and appliances:
Place heavy books on the ------(1)------
Block the rollers on your ------(2)------- and ------(3)------
____________________________________________________________
Flying glass:
Check the ------(4)------
Don’t put your bed near ------(5)------
____________________________________________________________
Earthquakes drill:
Stay ------(6)------
Sit ------(7)------ or ------(8)------
Stand in the ------(9)------
Keys: 1. on the bottom shelf of your bookshelf
	2.bridges/ washing machines.
	3.mirrors.
4.the window
	5.inside
	6.under a strong table/doorway
	7.corner
 Sau khi hoàn thành bảng biểu cho bài nghe trên, học sinh có thể tiếp tục luyện với hoạt động giao tiếp tiếp theo là nói lại và/hoặc nói thêm về cách để có thể sống sót sau một trận động đất.
Example: English 9 – Unit 1: A visit from a pen pal – page 9
Giáo viên yêu cầu học sinh nghe để trả lời câu hỏi sinh:
Ex: Listen to the conversation and find information about Tim Jones and Carlo:
- Which food did they eat?
- How did they go? Which number? 
- What did they see?
Sau khi học sinh đã trả lời các câu hỏi giáo viên cho học sinh nhìn vào tranh trong sách giáo khoa, nghe lại và chọn tranh đúng.
Tiếp theo giáo viên cho học sinh thực hành các mẫu câu dề nghị để ôn lại bài hôi thoại mà các em vừa nghe:
A: Are you hungry, Hung?
B: Yes, Ok let’s go to the canteen over there?
A: How can we get there?
B: Let’s walk!
A: Ok, what shall we eat?
B: .
Example: Unit 4: Learning a foreign language page 33
Nga is talking to Kate about her studying English. Listen to their conversation and check True or False.
Giáo viên cho học sinh nghe 2 lần, yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa.
-Học sinh làm thao cặp , sau 2 lần nghe cho kết quả.
1. Nga’s studying English for her work.
2.She learned English at school and University.
3.She works for a national bank in Ha Noi.
4. She needs to improve her writing.
5.Her listening is excellent.
6.She hopes she can talk to people from all over the world, and understand her favorite English songs.
-Giáo viên đưa ra đáp án cuối cùng.
Keys: 1. T, 2. T, 3. F, 4. T, 5.F, 6. T
3. Post- listening: Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm:
-Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay không và có hoàn thành được các hoạt động trong giai đoạn "While- listening” hay không.
-Tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu được một số phần nào đó trong bài tập nghe
-Giúp học sinh có cơ hội đánh giá thái độ biểu cảm người thể hiện hội thoại qua ngữ điệu giao tiếp.
-Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe dùng kỉ năng bổ trợ thêm để luyện nghe
+ Một số thủ thuật trong giai đoạn này
-Cho đáp án và thông tin phản hồi
-Cho học sinh nhắc hay nói lại một số điều /câu đã nghe. Feed back (While listening)
-Tổ chức cho học sinh nói về mình hay về bạn bằng cách dựa vào một vài thông tin trong bài nghe
-Cho học sinh nêu vài nhận xét về kết quả nghe của nhóm
-Cho học sinh đóng vai thể hiện lại cuộc hội thoại đã nghe
-Dùng bài tập mở rộng để học sinh có thêm thông tin của bài nghe
Example: Unit 7 : Saving energy (Listen to the news on solar energy and decide whether the satements are true or false.)
1.T
2.F
3.F
4.T
5.F
-Khi nghe 3 lần xong , giáo viên đưa ra đáp án .Để giúp học sinh hiểu thêm về nội dung của bài nghe giáo viên yêu cầu học sinh đóng sách vở lại nghe lại lần cuối và sau đó yêu cầu học sinh chơi trò chơi " Lucky numbers”
1.Lucky number
2.Answer the question " Can the sun be an effective sourse of power?’
3.Correct a mistake " Solar energy can’t be used on cloudy days”
4.Lucky number
5.Lucky number
6.Answer the question "Where are solar panels installed ?”
7.Answer the question " How can we save natural resources?”
8.Lucky number
9.Answer the question " Which year will all the buildings in Sweden be heated by solar energy ?”
Example: Unit 8: Celebrations page 68
Sau khi cho học sinh nghe và điền vào chổ trống của bài hát “Auld Lang Syne”
1.days
2.take
3.mind
4.hand
5.kindness
Giáo viên yêu cầu học sinh hát lại bài hát tập thể và sau đó hát cá nhân và cho điểm cho những em hát hay và phát âm tốt.
Tuỳ theo từng tiết cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng một trong những hoạt động trên
Tuỳ theo đặc điểm của từng bài giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy trình 3 bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có thể giúp các em hình thành và phát triển hứng thú khả năng tập trung, biết sử dụng thông tin suy đoán điều sẽ nghe. Nhờ vậy học sinh sẽ chủ động và tự tin hơn khi nghe.
C. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy nghe phải được trang bị:
+ Đảm bảo chất lượng mẫu nghe.
+ Băng đài có chất lượng tốt.
+ Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.
D.Giáo viên cần kết hợp luyện nghe vào các nhóm kĩ thuật khác:
*.Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở:
Đây là những thủ thuật có ý nghĩa tiền đề trong việc hình thành cho học sinh khả năng nghe tiếng Anh
-Luyện nề nếp tập trung chú ý khi nghe
Cho học sinh nghe từ câu hay đoạn, bài và giáo viên gọi cá nhân học sinh lặp lại. Tập cho học sinh có ý thức và thói quen lắng nghe bạn. Một cách giúp học sinh tập trung chú ý nghe bạn nói đó là giáo viên thường xuyên đặt ra những câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử dụng lại những thông tin từ điều bạn mình đã nói để trả lời:
Ví dụ:
 Học sinh A nói: "My house is in the countryside,it is not big but very nice”. 
Sau khi bạn A nói xong, tôi gọi bất kì bạn nào trả lời câu hỏi: Where does A live? How is his house?
Mỗi tuần một lần cho học sinh chơi một trò chơi tập trung nghe.
Trò chơi thứ nhất: Truyền tin
Lớp có 12 dãy bàn, giáo viên làm 12 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.
Trò chơi thứ hai: Tìm bạn giao tiếp
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: thí dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời 5. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.
Trò chơi thứ ba: Giúp bạn học tốt
Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bóc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.
Trò chơi thứ tư: Thi nghe chuyện trả lời nhanh "Ai ở đâu? Ai làm gì?
Ví dụ: Giáo viên giới thiệu: This person is very famous in Viet Nam. He was born in 1890 in Kim Lien Nghe An and died in 1969. "Who is he?”
-Luyện nghe trọng âm của từ và trọng âm của câu.
Người Anh khi nghe một từ có nhiều âm tiết họ chỉ nghe trọng âm của từ đó. Ví dụ: với từ Celsius; cel-si-us thì họ nghe chủ yếu trọng âm "cel” chứ không nghe cả 3 âm tiết. Khi nghe một từ nhiều âm tiết, ta nên luyện tập nghe trọng âm của từ đó.
Khi nghe một câu, chú ý nghe những trọng âm trong câu rồi phối hợp các trọng âm ấy lại mà đoán nghĩa của toàn câu.
Ví dụ khi nghe câu: Block the rollers on your bridges and washing machines.
Chú ý nghe trọng âm của các từ (từ in đậm) rồi đoán ý nghĩa của câu nói ấy. Như vậy với kỹ thuật này tôi luyện cho học sinh vừa nghe vừa đoán nghĩa bằng cách nắm bắt trọng âm. Việc luyện nghe trọng âm từ hay câu cần được thực hiện không chỉ trong các bài tập nghe mà trong nhiều khâu hoạt động khác nhau của dạy học tiếng Anh: luyện đọc từ mới; giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới;hoặc thực hiện hoạt động Before you read, listen and read hoặc read ở mỗi đơn vị bài học.
-Luyện nghe và nhận diện các cặp âm dễ lẫn, các âm khó phát âm chuẩn và cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ
Trên thực tế, nhiều học sinh tiếp nhận một giọng nói tiếng Anh thường không chuẩn hoặc chứa nhiều âm không thực giống với cách phát âm của người bản xứ. Đây cũng là một trở ngại đối với học sinh khi nghe người bản xứ nói. Như vậy cần rèn luyện cho học sinh có ý thức nhận diện ra các âm khó phát âm chuẩn, hay các âm dễ lẫn cũng như cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ.Việc luyện nghe này cần được thực hiện lồng ghép và thường xuyên trong lúc luyện đọc từ mới, giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp mới, hoặc thực hiện hoạt động Listen and read or read ở mỗi đơn vị bài học. Ngoài ra giáo viên có thể thực hiện một số trò chơi để giúp các em vừa thư giản, vừa củng cố kĩ năng nhận diện âm và cách nối âm cụ thể gần gủi hơn với âm bản xứ
*Nhóm kỹ thuật luyện tập trọng tâm
Đây là những biện pháp giúp học sinh luyện tập các kỹ năng nghe hiểu một bài hội thoại hay một bài đọc trong sách giáo khoa. Có hai biện pháp chính:
+ Kết hợp phần Listen and read or read :
Giáo viên tạo thêm cơ hội luyện nghe cho học sinh bằng cách tận dụng khai thác ngữ liệu trong các phần này và thiết kế nhiều hình thức bài tập luyện nghe. Phần listen and read là một bài hội thoại nhằm giới thiệu nội dung chủ điểm và từ vựng, cấu trúc ngữ pháp mới. Mặc dù giới thiệu ngữ liệu mới, phần listen and read bao giờ cũng bao hàm những ngữ liệu mà học sinh đã học. Vì vậy có thể khai thác phần nào đó trong khâu này để luyện kỹ năng nghe.
Cách thức tiến hành:
Trước khi cho học sinh nghe yêu cầu học sinh không dùng sách giáo khoa
Giáo viên tạo tình huống , ngữ cảnh bằng cách sử dụng hoặc môi trường vật chất xung quanh, hoặc những tình huống thật trên lớp, hoặc thực tế đời sống gia đình, bạn bè của học sinh, hoặc các chuyện có thật, các hiện tượng thực tế, phổ biến hoặc bản đồ, bản tin trên báo chí. Ngoài ra giáo viên có thể lập tình huống và ngữ cảnh với sự hổ trợ của giáo cụ trực quan và ngữ liệu học sinh đã học có liên quan đến nội dung bài sẽ nghe. Bước này nhằm giúp học sinh hứng thú và nhận ra hướng chủ đề của bài nghe : 
Example: Unit 8: Lesson 1. Listen and read
Set the scence:
"There are many celebrations throughout the year in the world. Today we are going to enjoy some of them” Listen to the passage and answer the following questions.
How many celebrations have you just listened?
What are they?
Where are they take place?
Yêu cầu học sinh nghe và trả lời câu hỏi. Tổ chức cho học sinh thi đua và tuyên dương kết quả học sinh đạt được theo nhóm/ tổ. Cho học sinh mở sách rồi nghe đọc lại bài hội thoại chú ý phát hiện từ vựng mới cũng như cấu trúc mới và trọng âm của nó
-Tổ chức cho học sinh luyện nghe một cách chủ động và sáng tạo các bài tập listen trong sách giáo khoa :
 Ở lớp 9 lượng tranh trong các bài nghe giảm dần và có nhiều bài không có tranh. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài, giáo viên có thể tiến hành thực hiện quy trình ba bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có thể giúp các em hình thành và phát triển hứng thú, khả năng tập trung vào những trọng tâm cần nghe và biết sử dụng các thông tin từ chính các câu hỏi hay tranh ảnh, biểu đồ trong bài tập nghe để làm chổ dựa mà suy đoán ra điều đang nghe. Nhờ vậy học sinh chủ động và tự tin hơn khi nghe .
*Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng
Cung cấp thêm một số bài luyện tập mở rộng bằng cách chọn một số ngữ liệu cùng trình độ từ các tài liệu như: Language in focus, new interchange làm bài kiểm tra ngắn hàng tuần, hàng tháng, sửa bài và đánh giá ngay tại lớp. Kết quả của các bài này cần cho học sinh lưu vào bìa lưu trữ kết quả học tập của mình theo thứ tự thời gian để giúp học sinh dễ dàng nhận ra sự tiến bộ của bản thân, cũng như để giáo viên trao đổi với phụ huynh về việc học của con em họ.
Ví dụ: Kiểm tra 15 phút- kiểm tra kĩ năng nghe
Listen. You are going to listen to Hoa talking about her pen pal, Peter. Listen carefully and give short answers. Example:
Who is Peter? Hoa’s pen pal.
How old is he?
..........................................................................................................................
How long has he lived in London?
..........................................................................................................................
What does he like doing in his free time?
..........................................................................................................................
What is he going to do next summer?
..........................................................................................................................
Is he going to visit Hanoi next summer?
..........................................................................................................................
Peter is my pen pal. He is fifteen years old. He lives in a house in London. He has lived there for ten years. He is an excellent student. He always works hard at school and gets good marks. He loves learning Vietnamese in his free time. He often practices writing letters in Vietnamese. Sometimes helps me to correct my writing, and I help him to correct his spelling mistakes. Next summer, he is going to visit Ho Chi Minh City with his family. I’m expecting to see him.
Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo cơ hội để giúp các em luyện nghe và yêu cầu các em cần tăng cường nghe tiếng Anh nhiều (qua TV, đài, băng) đặc biệt là nghe người bản xứ nói qua các kênh trên Internet.
4.KẾT QUẢ: 
 Sau một thời gian băn khoăn trăn trở với phương pháp mình đã chọn , liệu học sinh có hiểu bài tốt không. Bằng việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tôi đã thu được kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng trước khi áp dụng phương pháp mới Tôi đã lấy thí điểm 2 lớp đối chứng và so sánh kết quả Điều đó thể hiện qua chất lượng bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì II trong đó có phần Nghe 2.0 điểm và kết quả phần nghe đạt chất lượng như sau: (tổng số học sinh là 71) 
Giỏi
khá
Trung bình
Trên Tb
Yếu
Kém
DướiTb
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
35,21%
30
42,25%
12
16,90 %
67
94,36%
4
5,6%
0
0
4
5,6%
 Có thể thấy việc áp dụng phương pháp dạy nâng cao kỹ năng nghe như đã từng áp dụng vào thực tế giảng dạy thì kết qủa đạt cao hơn nhiều so với lúc tôi chưa cải tiến phương pháp dạy dều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn nữa cùng với việc áp dụng phương pháp này vào các tiết dạy cụ thể. 
Nói tóm lại để thành công trong giờ dạy Tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng nghe nói riêng ,đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà , khéo léo giữa các bước lên lớp với với lượng kiến thức trong sách giáo khoa . Để làm cho giờ dạy thêm sinh động , ngoài những phương pháp giảng dạy cụ thể giáo viên nên sử dụng các bức tranh minh hoạ ,các giáo cụ trực quan và bằng các bài tập thực tế . Nên triệt để vận dụng các bài tập tạo cơ hội cho học sinh có thể hiểu bài một cách dễ dàng . 
Ngoài ra , để gây hứng thú học tập cho học sinh , giáo viên nên kể các mẩu chuyện liên quan đến bài học gợi mở cho học sinh những nội dung chính trước khi nghe bài .
Tôi cố gắng duy trì phương pháp đã nêu trên và không ngừng học hỏi , trao đổi với đồng nghiệp để đưa giờ dạy đạt hiệu quả lên cao hơn . Trong đề tài này tôi đã cố gắng khai thác và tìm hiểu phương pháp nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh ở trường THCS từ đó đi sâu vào phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp dạy nghe để tìm ra biện pháp cụ thể và đưa ra các phương pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh. 
VI/ KẾT LUẬN: 
Tóm lược giải pháp:
- Nói tóm lại, muốn dạy “Nghe” có hiệu quả và phát huy được tính tích cực chủ dộng của học sinh thì cần sự nổ lực của cả thầy lẫn trò.
- Người thầy cần có sự chuẩn bị chu đáo từ phương pháp, dụng cụ, các dạng bài tập.hướng dẫn cách học sinh chuẩn bị bài ở nhà thật kỹ.
+Giáo viên cần phát hiện ra nhưng thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng khắc phục
+Quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp chúng quen dần với ngôn ngữ này và sử dụng trong cuộc sống
+Giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói chung rèn luyện kĩ năng nghe nói riêng.
+Trong các tiết dạy giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn cụ thể để học sinh hoạt động
+Cần nghiên cứu các hạn chế trong việc giảng dạy: thời gian, sĩ số lớp, đồ dùng dạy học các yếu tố vật chất như diện tích lớp học, giáo cụ trực quan.
+Giáo viên cần khuyến khích động viên các em luyện tập thêm nhiều kĩ năng nghe. Đặc biệt là nghe người bản xứ đọc.
+ Phương pháp phải phù hợp với từng đối tương học sinh để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Các dạng bài tập phải phù hợp và có tác dụng khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Về phía học sinh, giáo viên phải tạo cho các em tính tự giác học tập từ khâu học bài cũ, chuẩn bị bài mới, xây dựng bài, có như vậy học sinh sẽ có hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn, đồng thời giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số phương pháp tự học sau:
+Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
+Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
+Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
+Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
 +Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
+Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh.
+Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
+Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
+Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
+So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
+Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
+Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
+Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
 +Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
- Ngoài ra giáo viên cũng cần chú ý rèn luyện cho học sinh các khâu “Nghe, Nói, Đọc, Viết” một cách hoàn chỉnh, có như thế chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh sẽ ngày càng được nâng cao.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
Việc hướng dẫn học sinh phương pháp học “Nghe” phải được làm ở tất cả các khối lớp ở bậc THCS, đặc biệt là khối 8, 9. Nhưng tùy vào tình hình thực tế mà giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh nhằm nâng cao khả năng nghe tiếng Anh cho học sinh.
3.	Kiến nghị :
Qua quá trình áp dụng phương pháp trên ở các lớp do tôi phụ trách, tôi xin có một vài đề xuất như sau :
-Nhà trường cần trang bị thêm sách báo bằng tiếng Anh ở thư viện để học sinh quen dần với việc sử dụng tiếng Anh.
	-Tạo cho các em một số sân chơi, câu lạc bộ nói tiếng Anh tại trường. Bằng cách, tổ chuyên môn ngoại ngữ trong nhà trường có trách nhiệm phụ trách và phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong trường như: Đoàn thanh niên – Đội thiếu niên  lên kế hoạch thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng và khuyến khích các em học sinh yếu cùng tham gia.
 Về phía cha mẹ học sinh : Các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học của con em mình như dành thời gian kiểm tra xem sau khi đi học về các em có luyện tập thêm ở nhà hay không và trang bị phương tiện học tập cho các em nếu có điều kiện. 
 Tôi thiết nghĩ nếu các em học sinh được quan tâm từ nhiều phía như vậy, thì chất lượng dạy học sẽ cao hơn nhiều và các em có thể nâng cao kĩ năng Nghe Tiếng Anh một cách thành thạo và bài bản hơn.
 PHẦN IIV : PHỤ LỤC
 § Tài liệu tham khảo:
P Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường phổ thông- Nguyễn Hạnh Dung
	Kiến Tường, ngày 25 tháng 3 năm 2016
	Người thực hiện đề tài
Nguyễn Ngọc Nguyên Thuỷ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_nghe_tieng_anh_cho_ho.doc