Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong môn Tiếng Anh Trung học Cơ sở
Trong những năm học qua, hoạt động nhóm được các giáo viên môn Tiếng Anh tại trường THCS Bồng lai rất chú trọng thực hiện, bước đầu có mang lại một số hiệu quả nhất định cả về nội dung và hình thức. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
a. Thuận lợi
- Về phía học sinh:
+ Một số học sinh có khả năng suy luận logic rất tốt, mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trước đông người.
+ Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của học sinh là khá cao
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên đều nhiệt tình, luôn tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao hiệu quả bài giảng.
+ Các giáo viên trong tổ đã thảo luận chuyên đề, tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh.
- Về phía nhà trường: Trang thiết bị hỗ trợ cho việc soạn, giảng được trang bị đầy đủ.
b. Khó khăn
- Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh, tôi rất chú trọng đến việc cho học sinh thảo luận để khám phá kiến thức bài mới. Tuy nhiên, tổ chức các hoạt động thảo luận thường làm mất nhiều thời gian của tiết học. Vì lí do trên giáo viên khó có thời gian khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh. Nhiều bài học nếu không tổ chức khéo léo dễ dẫn tới tính trạng cháy giáo án, tiết dạy không có chiều sâu, không đạt được mục tiêu giáo dục về cả kiến thức, kĩ năng mặc dù giảng dạy theo phương pháp tích cực. Ở các tiết học, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh thảo luận bằng hệ thống các câu hỏi, giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và giáo viên kết luận nhanh về nội dung trả lời của câu hỏi đã đưa ra, sau đó học sinh tự ghi nhớ kiến thức vừa thảo luận, phần giáo viên ghi chép trên bảng rất ít.
- Việc chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm chưa thực sự phù hợp dẫn đến tình trạng một số học sinh không biết mình phải làm gì, dẫn đến tình trạng một số học sinh yếu kém, thụ động trong hoạt động nhóm thường ỷ lại cho học sinh khá giỏi làm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẾ VÕ TRƯỜNG THCS BỒNG LAI BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG MÔN TIẾNG ANH TRUNG HỌC CƠ SỞ Họ và tên: Hoàng Thị Vân Hiền Môn giảng dạy: Tiếng Anh Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Bồng Lai Bắc Ninh, ngày 02 tháng 11 năm 2021 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HS Học sinh THCS Trung học cơ sở SGK Sách giáo khoa SBT Sách bài tập ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội và hướng học sinh vào chuẩn bị cho cuộc sống chứ không phải chuẩn bị cho thi cử. Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của dạy học. Xuất phát từ những tiền đề lí luận và thực tiễn trên, tôi mạnh dạn xin được đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân qua việc sử dụng giải pháp: “Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong môn Tiếng Anh THCS” 2 cáo kết quả thảo luận và giáo viên kết luận nhanh về nội dung trả lời của câu hỏi đã đưa ra, sau đó học sinh tự ghi nhớ kiến thức vừa thảo luận, phần giáo viên ghi chép trên bảng rất ít. - Việc chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm chưa thực sự phù hợp dẫn đến tình trạng một số học sinh không biết mình phải làm gì, dẫn đến tình trạng một số học sinh yếu kém, thụ động trong hoạt động nhóm thường ỷ lại cho học sinh khá giỏi làm. Thời lượng 1 tiết học chỉ gói gọn trong 45 phút giáo viên cần thực hiện đầy đủ các bước lên lớp: ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài mới, củng cố, dặn dò. Do đó nhà giáo cần phân bố thời gian hết sức khéo léo mới có thể hoàn thành tốt một bài giảng. Trong khi đó một số bài tập trong các đơn vị bài học có yêu cầu thảo luận nhóm với hướng dẫn sơ sài, khiến học sinh khó tìm thông tin và không định hướng được nội dung hoạt động, giáo viên mất thời gian để hướng dẫn. Nếu không tổ chức khéo sẽ mất thời gian cho việc thảo luận, và hoạt động nhóm trở nên bất hợp lý. Trong quá trình giảng dạy năm học 2020 - 2021 cho tôi thấy một hiện tượng: chỉ một hoặc hai học sinh trong các nhóm hoạt động tích cực, số còn lại thường coi bạn làm hoặc nghe báo cáo mà không hiểu nội dung kiến thức vừa tìm hiểu. Để khảo sát chất lượng thảo luận nhóm, tôi đã tiến hành kiểm tra theo hình thức vấn đáp cá nhân với câu hỏi về một số kiến thức mà HS đã thảo luận ngày hôm trước, kết quả cho thấy: 4 - Trước hết cần nghiên cứu thật kĩ nội dung thảo luận, xác định rõ yêu cầu của bài tập. - Nghiên cứu tìm ra những câu hỏi phù hợp, có khả năng phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh. Tránh những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó. - Chuẩn bị phiếu học tập hoặc các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận để phát cho các nhóm đối với những bài tập có yêu cầu đơn điệu. - Lập kế hoạch về cách tổ chức nhóm, phân công nhiệm vụ. Đây là công việc hết sức quan trọng, cần thực hiện từ đầu năm học. Chia nhóm, phân công nhóm trưởng (người sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ giáo viên điều khiển và quản lý nhóm), thư kí (người sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thảo luận), số lượng thành viên trong mỗi nhóm (không nên quá đông hoặc quá ít, khoảng 4 - 6 học sinh là phù hợp), số thành viên trong nhóm chia theo tỷ lệ học sinh khá, giỏi; yếu kém tương đối đồng đều, tạo cho học sinh thói quen tự xếp nhóm trong các tiết học sau. Trên lớp: - Nêu giới hạn thời gian hoạt động nhóm để học sinh tận dụng tối đa thời gian hoạt động tích cực sao cho hiệu quả. - Hỗ trợ học sinh để hoàn thành công việc, giám sát hành vi của học sinh và can thiệp: Đôi khi phải tạm dừng hoạt động của nhóm để hướng dẫn lại hoặc hỏi học sinh nên làm thế nào? - Đưa ra các cách đánh giá kết quả cho điểm các nhóm. Đánh giá như thế nào để khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, đảm bảo sự công bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất quan trọng; gồm: + Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau: Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, giáo viên yêu cầu từng nhóm cử đại diện nên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 4, 6 - Thống nhất cách sắp xếp nhóm và một số quy định và kí hiệu khi thảo luận nhóm. Nhiệm vụ trên lớp: - Tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động hợp tác nhóm để đạt được không chỉ những tri thức và kỹ năng của bộ môn mà quan trọng hơn là tiếp thu được cách học, cách tự học. - Biết tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ sở đó bản thân học sinh có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định. c. Biện pháp 3: Tăng cường về cơ sở vật chất. Để việc dạy và học tiêng Anh nói chung cũng như áp dụng thành công có hiệu quả, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, thì việc tăng cường về cơ sở vật chất kỹ thuật cho dạy và học tiêng Anh là một vấn đề cấp thiết. So với thập kỷ trước đây thì điều kiện vật chất cho việc dạy học tiếng Anh ở các trường THCS đã được cải thiện một cách đáng kể. Trong các giờ học tiếng Anh, hầu hết học sinh trong một lớp đều có SGK, SBTHầu hết các trường nhiều giáo viên đã sử dụng loa nghe trong các giờ học nghe trên lớp và thiết kế bài học với sự trợ giúp của power-point, bảng thông minh. Ngoài yêu cầu chính cho một giờ dạy học tiếng Anh nói chung kể trên còn có các yêu cầu quan trọng khác cho hoạt động dạy học hợp tác nhóm trên lớp như sau: - Về không gian thảo luận : Không quá chật, cũng không quá rộng, phòng học phải có diện tích hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát được sự làm việc tất cả các nhóm. Nếu phòng học quá chật sẽ rất khó khăn cho việc chia nhóm, các nhóm có thể mất trật tự, hiệu quả làm việc không cao. - Bàn ghế trong lớp sắp xếp linh hoạt theo nhiều hình thức khác nhau. - Phiếu học tập (Do giáo viên chuẩn bị). - Máy chiếu đa năng của trường 8 Your leisure activities Trong hoạt động này tôi chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận với nhau và từng em lên bảng viết hoạt động thường làm của bản thân đa số học sinh khá hứng thú với hoạt động này. - Unit 3 PEOPLE OF VIETNAM- GETTING STARTED Game: Crossword (5 phút) 1. I’d like to buffaloes in the fields 2. The farmers are very busy during harvest 3. Have you ever ridden a .? 4. People in the country are often open and .. 5. There are many . paddies in my hometown 6. I think . life is more interesting than . city life H E R D T I M E H O R E S F R I E N D L Y R I C E C O U N T R Y Cách khởi động này thú vị, sinh động tạo hứng thú cho học sinh, vừa yêu cầu học sinh phải nhớ được kiến thức bài cũ vừa kết hợp giới thiệu chủ đề ngữ liệu mới nhưng đòi hỏi học sinh suy đoán, và thảo luận tích cực. Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đưa ra 6 câu hỏi tương ứng với 6 ô chữ. Đội nào lật mở được nhiều ô chữ hơn hoặc đoán được từ khóa trước đội đó chiến thắng. 10 - Unit 5 FESTIVALS IN VIETNAM - Communication Exercise 4: Roleplay in groups of three. One of you is a reporter, two of you are locals. Do an interview about a local festival. It can be a real or imaginary. Phần bài tập tập này là hình thức luyện nói mở rộng các thành viên đều có thể được tham gia đóng vai và luyện nói giao tiếp các mẫu câu hỏi và trả lời về một số các tình huống ứng xử trong cuộc sống. Trong quá trình luyện tập các bạn trong nhóm có thể hỗ trợ sửa lỗi phát âm cho nhau. Trước khi thực hành giáo viên có thể đưa ra những từ vựng và mẫu câu giao tiếp cần thiết trong bài và cách phát âm một số từ khó hoặc một bài mẫu cho học sinh thực hành trước. - Unit 2: LIFE IN THE COUNTRYSIDE- A CLOSER LOOK 2 GRAMMAR: COMPARATIVE OF ADJECTIVES AND ADVERBS -Unit 7: POLLUTION – A CLOSER LOOK 2 GRAMMAR: CONDITIONAL TYPES Sau khi học xong phần ngữ pháp các bài này giáo viên có thể yêu cầu học sinh hệ thống lại lý thuyết và các công thức của bài qua sơ đồ tư duy để học sinh có thể ghi nhớ một cách hiệu quả các cấu trúc một cách ngắn gọn và đơn giản nhất giúp học sinh không còn sợ các tiết học ngữ pháp nữa mà còn hứng thú học hơn với các công thức được thể hiện bằng các hình vẽ sinh động.Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp các học sinh trong nhóm phát huy được tính sáng tạo mỗi 12 viên đặt ra về kết quả thảo luận của tiết học trước. Cụ thể bằng kết quả thảo luận thống kê như sau: Bảng 1: Bảng kết quả kiểm theo hình thức vấn đáp theo các mức độ trước khi áp dụng phương pháp. 8B (37 HS) 8C (39 HS) Mức độ Số Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ lượng 1 Trả lời trôi chảy tất cả câu hỏi 2 5,41 % 4 10,25 % 2 Trả lời được 2/3 số câu hỏi 5 13,51 % 6 15,4 % 3 Trả lời được 1/2 số câu hỏi 10 27,03 % 12 30,75 % Không trả lời được câu nào 4 20 54,05 % 17 43,6 % (hoặc rất ít) Bảng 2: Bảng kết quả kiểm tra theo hình thức vấn đáp theo các mức độ sau khi áp dụng phương pháp. 8B (37 HS) 8C (39 HS) Mức độ Số Số Tỉ lệ Tỉ lệ lượng lượng 1 Trả lời trôi chảy tất cả câu hỏi 8 21,61% 10 25,65% 2 Trả lời được 2/3 số câu hỏi 10 27,03% 10 25,65% 3 Trả lời được 1/2 số câu hỏi 13 35,14% 15 38,45% Không trả lời được câu nào 4 6 16,22% 4 10,25% (hoặc rất ít) Để có thể nhìn thấy được sự chuyển biến đáng kể trước và sau khi áp dụng biện pháp của 2 lớp 8B và 8C tôi thể hiện cụ thể bằng hai biểu đồ sau: 14
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nhom_trong.doc
Lich_su_-_bai_giang_gvg_noi_dung_2_b385fb6482.pptx