Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp để nâng cao thể lực cho học sinh Lớp 4
Trong những năm gân đây cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế thế giới và các nước trong khu vực đã tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi trên con đường công nghiệp hoá đất nước, song song với đó là sự phát triển của khoa học công nghệ cao sử dụng máy móc hiện đại (tự động hóa) để sản xuất ra của cải vật chất là chủ yếu, con người sử dụng sức lao động tay chân ngày càng ít hơn. Bên cạnh đó một số học sinh hiện nay thường ham chơi các trò chơi điện tử, internet. Thích ăn, uống các đồ ăn chứa nhiều chất ngọt hoặc chất béo, ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao dẫn đến hiện tượng thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều, biểu hiện là thừa cân, béo phì ngày càng phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạnh. Để làm tốt điều này Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm đến giáo dục, phát triển giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Thể dục ở Trường tôi đang công tác, tôi nhận thấy rằng việc rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể lực, trang bị cho các em học sinh có một cơ thể khỏe mạnh, có thể lực tốt, có sức khỏe tốt để tiếp tục học tập lên cao hơn nữa, trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng cần thiết để tham gia vào các hoạt động học tập, công tác Đoàn, Đội của nhà trường và địa phương tham gia lao động sản xuất. Với những lí do trên thì việc phát triển các tố chất thể lực để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh là một vấn đề hết sức cần thiết.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶNG TRẦN CÔN ----------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 Họ và tên: Trần Ngọc Túy Môn: Thể dục Cấp học: Tiểu học NĂM HỌC: 2018 - 2019 3.2. Phương pháp, biện pháp phát triển sức bền chuyên môn........................14 3. Phương pháp phát triển tố chất khéo léo.....................................................15 4. Phương pháp, biện pháp phát triển tố chất mềm dẻo ..................................16 5. Xây dựng phương pháp kiểm tra y học thể dục thể thao ............................17 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................20 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................21 1. Kết luận .......................................................................................................21 2. Kiến nghị.....................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................23 kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác trong cuộc sống. Góp phần vào việc hình thành các thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, rèn luyện tính tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần tập thể cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nhiệm vụ và nâng cao sức khỏe Sức khỏe là tài sản thiêng liêng, là vốn quý nhất của mỗi con người và cộng đồng xã hội. Yêu cầu của việc tập luyện thể dục thể thao nhằm phát triển hài hòa hình thái chức năng của cơ thể, tư thế, trình độ, tăng trưởng của học sinh, chức năng chỉ năng lực hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể như: thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, vận động. Hình thái chức năng phát triển sẽ phát huy tối ưu các năng lực hoạt động như: đi, chạy, nhảy, ném. Để đạt trình độ thể lực tốt, phát triển các phẩm chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền. 3.2. Nhiệm vụ giáo dưỡng Giáo dục các phẩm chất vận động cơ bản cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, đồng thời trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về lĩnh vực thể dục thể thao với mục đích sử dụng có hiệu quả các phương tiện tập luyện trong sinh hoạt, học tập và lao động. 3.3. Nhiệm vụ giáo dục Hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh như: ý thức tổ chức trong các buổi tập, sự thống nhất giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể trong tập luyện. Mặt khác thông qua tập luyện và thi đấu thể dục thể thao còn tăng cường tính đoàn kết hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời còn hình thành các phẩm chất, ý chí cho học sinh như tinh thần vượt gian khổ, ý chí kiên cường rèn luyện tinh thần dũng cảm, tính linh hoạt, mưu trí, những phẩm chất đó rất cần cho con người mới năng động và sáng tạo. Góp phần tích cực vào việc giáo dục trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài tôi đã có những phương pháp sau: 4.1. Nghiên cứu lí luận Tôi đã sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm mục đích thu thập 2/23 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Giáo dục thể chất là một môn học trong các cấp học, ngành học của hệ thống giáo dục từ Tiểu học đến Đại học . Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện nhằm phát triển các năng lực vận động của con người. Cụ thể là rèn luyện kỹ năng, hình thành các kỹ xảo vận động và phát triển các phẩm chất thể lực. Chính vì vậy mà trong ngành giáo dục ở nước ta hiện nay, giáo dục thế chất đã trở thành môn bắt buộc quan trọng để giáo dục cho thế hệ trẻ, góp phần tạo nên sự phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần cho con người. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giữ vũng và tăng cường an ninh quốc phòng. Các chỉ số về số lượng bên ngoài của sự phát triển các tố chất bao gồm những thay đổi về số đo như chiều cao, cân nặng, các vòng đo, lực bóp tay, sức bật, sức bền Còn đặc điểm về sự phát triển thể chất về mặt chất lượng thể hiện trước hết ở sự biến đổi cơ bản các khả năng chức phận của cơ thể theo các thời kì và các giai đoạn phát triển lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, giới tính và trình độ tập luyện. Phát triển thể chất vừa là một quá trình tự nhiên bởi vì nó phát triển trên cơ sở tự nhiên theo bẩm sinh di truyền và tuân theo các quy luật tự nhiên như: quy luật thống nhất cơ thể với môi trường, quy luật tác động qua lại giữa sự thay đổi cấu trúc chức năng của cơ thể, quy luật thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất trong cơ thế. Nó vừa phụ thuộc vào các điều kiện sống xã hội và hoạt động của con người như điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất (ăn, uống); sinh hoạt (vui chơi giải trí, nghỉ ngơi); lao động sản xuất, giáo dục, thể dục thể 4/23 chúng ta nên phát triển phong trào thế dục thế thao cho rộng khắp". Bác còn căn dặn “Cán bộ thể dục thế thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác, nhằm phục vụ sức khỏe của nhân dân đây là một công tác trong những công tác cách mạng khác". Đảng - Bác Hồ chứng ta rất coi trọng công tác thể dục thể thao, xem Giáo dục thể chất là một bộ phận khăng khít của giáo dục cộng sản chủ nghĩa. Ngày nay đất nước đang đứng trước sự đổi mới và phát triển thì phong trào thể dục thể thao càng được chú trọng, nó góp phần vào giáo dục con người toàn diện. Đặc biệt là ở các trường phổ thông việc phát triển các tố chất thể lực để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết. Đây cũng chính là mục đích chính để tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. II. Thực trạng của vấn đề. 1. Thuận lợi Trong bối cảnh hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại, các em có điều kiện để tiếp thu được nhiều tri thức khoa học và cách tiếp cận vấn đề ngày càng tiến bộ hơn. Những năm gần đây đội ngũ giáo viên thể dục ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng. Các giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm, đa số giáo viên được dự các lớp tập huấn về chuyên môn. Về số lượng ngành giáo dục của chứng ta đã có tương đối đầy đủ giáo viên đảm bảo cho việc giảng dạy. Hiện nay việc giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường đang phát triển và được nhiều tổ chức xã hội và gia đình quan tâm. Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhà nước ta rất coi trọng nền giáo dục xem giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”. Tổng chi cho giáo dục là 20 % trong tổng thu ngân sách nhà nước, đây là những thuận lợi để cho các em học sinh có điều kiện tiếp thu tri thức khoa học một cách tốt nhất. 6/23 phổ thông đồng thời được giáo dục kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách con người. Quá trình học tập ở trường tiểu học các em phải trải qua những thời kỳ phát triển quan trọng về tâm - sinh lý xã hội. Công tác giáo dục, thể chất học đường có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn phát triển này thể hiện các mặt sau: + Xây dựng cơ sở cho sự phát triển thể chất toàn diện, hoàn thiện hình thức và tư thế của con người, củng cố sức khỏe và hình thành hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo vận động. Những yếu tố đó góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách con người mới. Quá trình phát triển mạnh mẽ của lứa tuổi học sinh không thể thiếu tác dụng tích cực của giáo dục thể chất và thể thao ở trường học. + Góp phần trang bị cho học sinh những năng lực nhất định về trí tuệ, tư duy và thể chất, cùng những phẩm chất đạo đức nhằm giúp các em hoàn thành chương trình học tiểu học và giáo dục thể chất trong nhà trường. + Học sinh ở lứa tuổi này tự giác, tích cực vận động sẽ góp phần giải quyết các nhiệm vụ giáo dục chung (đạo đức, nhận thức, thẩm mỹ và lao động...) đồng thời cũng là phương tiện có hiệu quả trong việc phòng chống các hiện tượng tiêu cực thâm nhập học đường, mặt khác tất cả những vấn đề nêu trên đều như một thể thống nhất, hữu cơ và có tác dụng quyết định đối với sự phát triển của học sinh mà điều này không có được nếu như không có một quá trình giáo dục nghiêm túc và công phu. Sức khỏe của con người được cấu thành bởi 3 yếu tố quan trọng đó là: Ăn uống; nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao. Trong các yếu tố đó mỗi cá nhân con người có thể tự điều chỉnh để nâng cao sức khỏe cho bản thân. Tố chất thể lực của con người được chia thành những tố chất sau: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo. Huấn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe cho các em học sinh lớp 4 trước hết cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Giáo dục phẩm chất đạo đức và tâm lý. - Chuẩn bị thể lực chung, kỹ năng và năng lực vận động. - Các phương tiện huấn luyện. 8/23 1.2. Phương pháp tập sức mạnh gắng sức gần tối đa - Tập sức mạnh tương.đối: Trọng lượng lớn số lần lặp lại trung bình. * Bài tập: Chống đẩy, nằm ngửa gập bụng, lò cò một chân... - Tập sức mạnh tổc độ. Sử dụng trọng lượng nhỏ tốc độ nhanh liên tục. * Bài tập: Bật nhảy một chân trong nhảy xa, nhảy cao. - Sức mạnh - bền: Trọng lượng nhỏ, lặp lại nhiều lần đến giới hạn. * Bài tập: Chạy bền quãng đường Nữ: 300m; Nam: 400 - 500m Biện pháp: - Người mới tập luyện cần tập với bài tập trọng lượng trung bình hoặc nhỏ, lặp lại tối đa hoặc gần tối đa. - Khi sức khỏe tốt thì sử dụng bài tập có trọng lượng trung bình với số lần lặp lại giới hạn, thời gian nghỉ đây đủ khoảng 3-4 phút để hồi phục. - Trong mỗi buổi, tập sử dụng hai đến ba bài tập trên, nghỉ giữa quãng hợp lí, số lần lặp lại phù hợp với từng đối tượng học sinh. Hiệu quả của biện pháp này là nó tạo điều kiện để tiếp thu kĩ thuật động tác, tăng nhanh hình thái cơ (cơ to ra), ngăn ngừa được chấn thương, phù hợp với người mới tập, nâng cao thể lực và sức khỏe cho người tập. 1.3. Phương pháp gắng sức tối đa (sức mạnh tuyệt đối) Sử dụng phương pháp tăng tiến, phương pháp lặp lại, tập với sự gắng sức tối đa nhằm huy động lớn nhất bộ máy thần kinh - cơ tham gia hoạt động. * Bài tâp: Đẩy xe cút kí, kéo xà đơn... Biện pháp: - Mới mở đầu tập luyện trọng lượng khoảng 40 - 50 % sau đó tăng dần lên với cường độ 90 - 100 % sức tối đa thời gian nghỉ đầy đủ 5 - 10 phút để hồi phục. Hiệu quả của biện pháp này là tăng nhanh sự phát triển của cơ bắp, có sức khỏe tốt phù hợp với những người thường xuyên tập luyện. 1.4. Phương pháp tập sức mạnh tốc độ Sử dụng phương pháp lặp lại, phương pháp tăng tiến, phương pháp biến đổi. * Bài tập: Tập sức bật của chân thuận trong giậm nhảy cao, nhảy xa, ... 10/23
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_de_nang_cao_the_luc.doc