Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4

I. Phần mở đầu

I. 1. Lí do chọn đề tài

Ngày 1 tháng 2 năm 1942 trên báo Việt Nam độc lập, phát hành tại chiến

khu, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết bài “Nên học sử ta”. Mở đầu bài báo

Bác viết:

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta phải yêu và hiểu biết

về lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Chính vì vậy mà trong chương trình

giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn

trong việc giáo dục học sinh (HS) tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền

thống của dân tộc. Học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu

tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha

ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông đã

làm ra nó và ngày càng làm giàu thêm truyền thống dân tộc.

Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung, môn Lịch sử lớp 4 nói riêng đều nhằm

cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng,

nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu

dựng nước (khoảng năm 700 trước công nguyên) đến năm 1858. Dạy Lịch sử là

bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu

thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Góp phần bồi

dưỡng ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức

về Lịch sử dân tộc Việt Nam và thêm yêu mến tự hào về lịch sử dân tộc. Lịch sử

là môn học hỗ trợ đ c lực cho các môn học khác, nó không ch có tác dụng quan

trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn cả giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức,

th m m với những người thật, việc thật, là cơ sở vững ch c cho việc giáo dục

niềm tin, lý tưởng ã hội chủ nghĩa, truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước,

giáo dục tinh thần và thái độ lao động đúng đ n, lòng biết ơn với tổ tiên, với

những người có công với Tổ quốc. Do vậy việc khơi dậy niềm say mê, tìm tòi,

tiếp thu kiến thức của học sinh, tạo sự hứng thú trong giờ học lịch sử là nhiệm vụ

và mục đích của người giáo viên (GV) trong sự nghiệp đào tạo thế hệ mới, con

người mới ã hội chủ nghĩa.

pdf21 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 9133 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược lần thứ 2. 
Trong khi kể cho HS nghe về diễn biến của trận chiến trên sông Như Nguyệt tôi 
kết hợp đọc (hoặc ngâm) bài thơ: Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định 
phận ở sách trời, Cớ sao lũ giặc sang âm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. 
Tôi thấy HS như bị cuốn hút vào bài giảng của tôi, các em chăm chú l ng nghe và 
nhớ kiến thức lâu hơn. 
b.4. Chia các bài học thành các dạng bài cơ bản và đưa ra phương pháp 
dạy học đặc trưng cho các dạng bài đó 
 * Dạng thứ nhất: Dạng bài về thành tựu kinh tế – chính trị, văn hoá - xã hội. 
 Nội dung chính: 
- Hoàn cảnh ra đời của thành tựu đó. 
- Vài nét tiêu biểu của thành tựu. 
- Giá trị thực tiễn của thành tựu. 
- Kết quả, ý nghĩa của thành tựu. 
Gồm các bài dạy: Nước Đại Việt thời Lý, Nước Đại Việt thời Trần, Trường 
học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê. Trịnh - Nguyễn phân tranh. Công cuộc kh n 
hoang và sự phát triển của thành thị. 
 Vấn đề cần lưu ý: Phải mô tả được tình hình nước ta như thế nào, tình cảnh 
đất nước, quan lại, chính quyền, cuộc sống nhân dân. Trong tình cảnh đó, chính 
quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì, làm như thế nào và kết quả của 
những việc làm đó. 
Phương pháp dạy học đặc trưng cho dạng bài này là: Kể chuyện, vấn đáp, 
tìm tòi, thảo luận nhóm, sử dụng đồ dùng dạy học. 
Ví dụ: Bài “Trịnh – Nguyễn phân tranh. Công cuộc kh n hoang và sự phát 
triển của thành thị.” Để các em mô tả đúng ba thành thị lớn của nước ta thế k 
XVI – XVII. Tôi đưa ra bài tập sau: 
Điền các thông tin vào bảng dưới đây: 
 Đặc điểm 
Thành thị 
Dân cư Quy mô thành thị Hoạt động 
buôn bán 
Thăng Long 
 Phố Hiến 
Hội An 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 13 - TH Lý Tự Trọng 
Tôi tiến hành theo các bước sau: 
- Trước hết tôi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, kết hợp quan sát các 
tranh về ba thành thị này, thảo luận nhóm 4 hoàn thành bảng thống kê trên 
- Tôi yêu cầu mỗi nhóm mô tả về một thành thị. 
- Nhận ét, tuyên dương nhóm mô tả đúng, đầy đủ. 
Cách học này giúp các em mô tả đúng về thành thị và ghi nhớ kiến thức đã 
học. 
* Dạng thứ hai: Dạng bài về nhân vật lịch sử. 
 Nội dung chính: 
- Nhân vật lịch sử nảy sinh trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? 
- Hoàn cảnh cụ thể của nhân vật (tên, nơi sống, nguyện vọng ) 
- Suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật 
- Những đóng góp của nhân vật. 
 Gồm các bài dạy: “Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập, Buổi đầu 
độc lập, Nước Đại Việt thời Lý, Nhà Hồ, Chiến th ng Chi Lăng và nước Đại Việt 
buổi đầu thời Hậu Lê, Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn. 
Vấn đề cần lưu ý: Ở dạng bài này GV cần khai thác tốt hình ảnh (tranh vẽ 
hoặc chân dung) nhân vật lịch sử. Cho HS biết nhân vật lịch sử là người như thế 
nào? (sinh năm nào, ở đâu, làm gì, có đặc điểm tính cách gì nổi bật, đời sống nội 
tâm, tư tưởng, tình cảm thế nào, tài năng đức độ ra sao? Có những cống hiến to 
lớn gì cho đất nước?) Qua đó GV tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ 
cho HS về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử. 
Phương pháp dạy học đặc trưng cho dạng bài này là: Kể chuyện, s m vai 
GV yêu cầu học sinh sưu tầm tranh, ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự 
nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp đọc SGK trước ở nhà để n m được nội 
dung bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. 
Trước khi nh c đến nhân vật lịch sử nào đó, GV cần cung cấp thông tin để HS 
biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân 
vật hoạt động. Sau đó cho học sinh tự trình bày hiểu biết của mình về nhân vật 
lịch sử đó. Đối với những bài học trong đó có các nhân vật có những câu nói nổi 
tiếng thể hiện ph m chất cao quý của nhân vật có thể cho HS đóng vai để diễn lại. 
Ví dụ: Để giới thiệu về Ngô Quyền tôi yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về nhân 
vật này (tôi dặn HS chu n bị trước), kết hợp đọc thông tin SGK, kể những điều 
em biết về Ngô Quyền: Ngô Quyền quê ở ã Đường Lâm (thị ã Sơn Tây, Hà 
Nội). Ông là người có tài nên được Dương Đình Nghệ gả con gái cho 
* Dạng thứ 3: Dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh. 
Nội dung chính: 
- Nguyên nhân diễn ra cuộc khởi nghĩa. 
- Diễn biến của cuộc khởi nghĩa. 
- Kết qủa, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 14 - TH Lý Tự Trọng 
 Gồm các bài dạy: “Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập (Khởi 
nghĩa Hai Bà Trưng, Trận Bạch Đằng năm 938), Buổi đầu độc lập (cuộc kháng 
chiến chống quân Tống), Nước Đại Việt thời Lý (cuộc kháng chiến chống quân 
Tống lần 2), Nước Đại Việt thời Trần (cuộc kháng chiến chống quân Mông – 
Nguyên), Chiến th ng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời kì Hậu Lê (trận 
Chi Lăng), Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn (Quang Trung đại phá 
quân Thanh). 
Vấn đề cần lưu ý: GV cần giúp HS khai thác tốt bản đồ, lược đồ, mô hình, 
sa bàn, về các cuộc khởi nghĩa, các trận đánh để các em hiểu được vì sao lại 
diễn ra cuộc khởi nghĩa đó, ai là người ch huy trong trận đánh đó, kết quả ra sao 
và cuộc khởi nghĩa đó có ý nghĩa gì. 
Phương pháp dạy học đặc trưng cho dạng bài này là: Kể chuyện, quan sát, 
thảo luận nhóm, vấn đáp, tường thuật. 
Ví dụ: Khi dạy Chiến th ng Bạch Đằng năm 938. Tôi cho HS kể những 
điều em biết về Ngô Quyền, sau khi HS kể ong tôi hỏi: Nguyên nhân nào diễn ra 
trận Bạch Đằng năm 938? (HS trả lời dựa vào phần thông tin đã đọc và nghe bạn 
kể). Hay các em muốn biết diễn biến của trận Bạch Đằng, thì các em phải đọc 
thầm kênh chữ trong SGK và kết hợp quan sát tranh minh họa. 
Lược đồ trận Bạch Đằng năm 938 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 15 - TH Lý Tự Trọng 
Trận Bạch Đằng năm 938 (trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) 
Sau đó từng nhóm HS sẽ thảo luận nội dung trong phiếu học tập như sau: 
Câu hỏi Trả lời 
1. Lực lượng quân giặc như thế nào? 
2. Tướng giặc do ai ch huy ? 
3. Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc ? 
4. Thuật lại diễn biến của trận Bạch Đằng 
5. Kết quả 
Sau khi làm ong, các nhóm dựa vào kết quả thảo luận báo cáo kết quả làm 
việc của nhóm. Tôi chọn 1-2 nhóm làm tốt thi đua thuật lại diễn biến của trận 
Bạch Đằng năm 938. Cách làm này giúp HS ghi nhớ bài tốt hơn. 
 Hoặc khi dạy bài 7: “Chiến th ng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời 
kì Hậu Lê”, để giúp học sinh trình bày tóm t t được diễn biến trận Chi Lăng, tôi 
 ây dựng nội dung như sau: 
 Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự thích hợp về diễn biến trận Chi Lăng. 
a. Kị binh ta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử quân kị binh của địch vào 
ải. 
b. Liễu Thăng bị giết chết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn 
công. 
c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng. 
d. Khi quân địch vào ải, từ hai bên sườn núi quân ta b n tên và phóng lao vào kẻ 
thù. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 16 - TH Lý Tự Trọng 
e. Hàng vạn quân Minh bị chết, số còn lại rút chạy. 
Tôi tiến hành như sau: 
- Tôi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK kết hợp quan sát lược đồ, thảo 
luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu bài tập s p ếp các câu trên theo thứ tự thích 
hợp diễn biến trận Chi Lăng, 
- Các nhóm báo cáo diễn biến trận Chi Lăng. 
- Một số em trình bày tốt thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến, vừa trình 
bày vừa ch lược đồ. 
- Nhận ét, tuyên dương những em trình bày tốt. 
 b.5. Phát huy tính tích cực của HS 
Sẽ là thiếu sót nếu như không nh c đến vai trò quan trọng của HS bởi GV 
có chu n bị bài tốt đến cỡ nào, có dạy hay, dạy giỏi đến bao nhiêu mà học sinh 
không chú ý, không tự giác, tích cực, chủ động trong học tập thì sẽ không chiếm 
lĩnh được kiến thức và ch c ch n tiết dạy đó sẽ không thành công. Chính vì vậy 
tôi đặc biệt chú ý trong việc hướng dẫn HS học tập bằng cách phát huy tính tích 
cực của các em. 
Việc phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh có vai trò quan 
trọng trong quá trình dạy học, đó là việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đòi 
hỏi ở người học sinh phải độc lập, tự giác, tự tin, chủ động, trở thành chủ thể của 
hoạt động học tập. Trong đó thầy, cô giáo đóng vai trò là người tổ chức, hướng 
dẫn, gợi mở các hoạt động của học sinh. Thông qua hoạt động học, mỗi học sinh 
đều có cơ hội được bộc lộ mình và đều có cơ hội phát triển. 
* Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư 
liệu 
 Để học sinh dễ hiểu, dễ n m được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn 
cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu. Các câu lệnh trong sách Hưỡng dẫn 
học đã được in nghiêng rất đễ thấy, tôi dựa vào các yêu cầu đó để hướng dẫn học 
sinh thực hiện các hoạt động, có thể chu n bị thêm hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa 
sức giúp cho các em phát huy khả năng nói, hạn chế tối đa việc học thuộc lòng và 
ghi nhớ máy móc. 
Ví dụ: bài “Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)”. Để biết được 
tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, các em đọc thầm đoạn văn trong SGK 
n m ch c nội dung kênh chữ sau đó trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi: Sau khi 
Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào ? (Sau khi Ngô Quyền mất triều 
đình lục đục, tranh nhau ngai vàng, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia c t 
đất nước thành 12 vùng, ). 
* Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể, trình 
bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ,  
Qua 2 bài đầu của môn Lịch sử - Địa lí tôi đã hướng dẫn cho các em kĩ 
năng quan sát, ch , mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lược đồ. Vì vậy, 
một số bài có bản đồ, lược đồ, tôi sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, để cho học sinh 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 17 - TH Lý Tự Trọng 
quan sát. Có thể phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các em có ấn tượng 
sâu s c và không bị quên lãng khi học ong. 
Tôi chu n bị hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát huy kĩ 
năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày diễn biến theo bản đồ hoặc lược 
đồ. 
Ví dụ khi dạy bài 3: “Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009)”. Khi 
tìm hiểu diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống âm lược. Để học sinh 
trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi ây dựng hệ thống câu hỏi như 
sau: 
 1. Quân Tống âm lược nước ta vào thời gian nào? 
 2. Chúng tiến vào nước ta theo mấy đường, là những đường nào? 
 3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh 
giặc? 
 4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống? 
 5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? 
Tôi tiến hành như sau: Yêu cầu HS đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm 4 
trả lời các câu hỏi trên. HS thảo luận trình bày câu trả lời trong nhóm. Tôi chọn 
một số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến, vừa trình bày vừa ch 
lược đồ. Tôi cũng không quên nhận ét, tuyên dương nhóm trình bày tốt để động 
viên các em. Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc 
thời gian, sự kiện lịch sử chính ác và nhớ lâu. 
* Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích 
tranh ảnh (làm bài tập trắc nghiệm). 
Các bài Lịch sử lớp 4 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học 
sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Tôi n m 
vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Bằng cặp m t 
quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình bày, nêu nội dung tranh, 
làm bài tập, từ đó giúp các em ghi nhớ sâu s c những hình ảnh của lịch sử để 
lại. 
 Ví dụ bài: “Trịnh – Nguyễn phân tranh”. Các em quan sát lược đồ để biết 
được địa phận B c triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài, sông Gianh là 
nơi chia c t đất nước (thế k XVI). 
 Hay bài: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập. Ngoài việc đọc 
thông tin SGK, các em phải quan sát, nêu nội dung tranh Hai Bà Trưng cưỡi voi 
ra trận để thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử g n liền với 
những nhân vật lịch sử tiêu biểu. 
* Phát huy tính tích cực của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh 
giá. 
Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch 
sử tôi thường tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 18 - TH Lý Tự Trọng 
học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu s c. Phối hợp các hình thức khác nhau 
để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng 
tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình 
đồng thời biết l ng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn. 
 Ví dụ bài: “Nhà Hồ (từ năm 1400 đến năm 1407)”. 
Để tìm hiểu tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? GV cho HS làm 
bài tập: Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau đây cho đủ ý về tình hình nước 
ta cuối thời Trần: 
 - Vua quan (1). 
 - Những kẻ có quyền thế ..(2) của dân để làm giàu. 
 - Đời sống của nhân dân (3). 
 (Từ cần điền: ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa). 
 Tôi yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền 
vào chỗ .Sau đó, tôi cho các em trình bày các ý, tôi cùng các em khác nhận ét, 
tuyên dương học sinh làm đúng. Cách làm này kích thích trí óc tìm kiếm suy luận, 
tư duy tưởng tượng của học sinh giúp các em nhớ lâu, nhớ chính ác các sự kiện 
lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực. 
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 
Để thực hiện dạy học môn phân Lịch sử đạt hiệu quả cần lưu ý một số điều 
kiện sau: 
Cả giáo viên và HS phải thay đổi cách suy nghĩ, nhìn nhận khi dạy và học 
phân môn Lịch sử, từ đó thay đổi cách dạy, cách học đối với phân môn này. 
 Có đủ điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy học phân môn Lịch sử 
như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, tư liệu lịch sử . 
Việc giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ và cần có 
sự chu n bị chu đáo về đề tài làm việc. 
Học sinh cần đọc trước nội dung trong SGK, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu 
phục vụ việc học môn Lịch sử đạt hiệu quả hơn. 
Phát huy tốt vai trò của việc dạy học theo nhóm, phát huy tính tích cực chủ 
động của HS trong việc chiếm lĩnh kiến thức. 
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Các giải pháp, biện pháp mà tôi nêu ra trong đề tài có mối quan hệ g n bó 
mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau. Giải pháp thứ nhất là tiền đề, là cơ 
sở để giáo viên và HS có thể tiến hành dạy học phân môn Lịch sử, các giải pháp 
sau giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn học này. 
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
* Kết quả khảo nghiệm 
Sau gần một năm áp dụng đề tài vào thực tế dạy học tôi thấy học sinh hào 
hứng, phấn khởi khi đến giờ học Lịch sử, các em đã thay đổi cách suy nghĩ về 
môn học này, đây không còn là môn phụ nữa, cũng không còn là môn học khô 
khan và khó nuốt như trước đây. 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 19 - TH Lý Tự Trọng 
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 
 Đề tài này đã được bản thân tôi vận dụng vào thực tế dạy học và mang lại 
kết quả khả quan. Chất lượng dạy học môn Lịch sử được nâng lên đáng kể. 
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm 
 Hầu hết giáo viên ở trường tôi đã thay đổi cách suy nghĩ khi giảng dạy môn 
Lịch sử và đã có sự quan tâm ứng đáng đến môn học này. 
Chất lượng dạy học phân môn Lịch sử lớp 4D, năm học 2013 -2014 được 
nâng lên rõ rệt 
Thời gian Kết quả 
Giỏi Khá TB Yếu 
Đầu năm học 0 1 8 11 
0% 5% 40% 55% 
Cuối học kì I 2 6 10 2 
10% 30% 50% 10% 
Cuối năm học 4 8 8 0 
20% 40% 40% 0% 
III. Phần kết luận, kiến nghị 
III.1. Kết luận 
 Việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, phải được tiến hành đồng thời trên 
tất cả các mặt: từ việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dạy và người học 
đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Các mặt đó có mối quan hệ chặt chẽ với 
nhau. Trong đó chú ý đổi mới phương pháp dạy học cần được tiến hành một cách 
có hiệu quả hơn nữa. 
III.2. Kiến nghị 
 Nhà trường cần đầu tư mua s m thêm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học 
phục vụ dạy học phân môn Lịch sử. 
 Tổ chức thi tìm hiểu Lịch Sử địa phương, danh nhân, sự kiện lịch sử trong 
phạm vi nhà trường. 
 Tổ chức các sân chơi bổ ích cho HS như Rung chuông vàng, Theo dòng lịch 
sử, Nhà sử học nhỏ tuổi để các em vừa chơi mà vừa học. 
 Vào những ngày lễ như dịp 22 tháng 12 nhà trường nên mời các nhân chứng 
sống về lịch sử để kể chuyện, ôn lại truyền thống của dân tộc để giúp các em hiểu 
hơn về lịch sử, có như vậy các em mới yêu mến, tự hào về cha ông, về lịch sử dân 
tộc mình. 
Mặc dù đã cố g ng rất nhiều trong việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng 
cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4, nhưng sẽ không tránh khỏi những 
thiếu sót. Rất mong các thầy cô góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn. 
 Buôn Trấp, ngày 30 tháng 1 năm 2015 
 Người viết 
 Phạm Thị Thúy Lan 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 20 - TH Lý Tự Trọng 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
I. Phần mở đầu 1 
I.1. Lý do chọ đề tài 1 
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 
I.3. Đối tượng nghiên cứu 2 
I.4. Phạm vi nghiên cứu 2 
I.5. Phương pháp nghiên cứu 2 
II. Phần nội dung 2 
II.1. Cơ sở lí luận 2 
II.2. Thực trạng 3 
a. Thuận lợi, khó khăn 3 
b. Thành công, hạn chế 4 
c. Mặt mạnh, mặt yếu 4 
d. Nguyên nhân 5 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng đặt ra 5 
II.3. Giải pháp, biện pháp 6 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7 
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 18 
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 19 
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 19 
II.4. Kết quả 19 
III. Phần kết luận, kiến nghị 19 
III.1. Kết luận 19 
III.2. Kiến nghị 20 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM 
............................................................................................................................. .......
....................................................................................................................................
............................................................................................................................. .......
....................................................................................................................................
............................................................................................................................. .......
.................................................................................................................................. 
............................................................................................................................. .......
....................................................................................................................................
............................................................................................................................. .......
............................................................................................................................. .......
..................................................................................................................... ............... 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 
Phạm Thị Thúy Lan - 21 - TH Lý Tự Trọng 
............................................................................................................................. .......
. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_lich_su_lop_4_4494.pdf
Sáng Kiến Liên Quan