Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 5 qua hoạt động nhóm môn Tiếng Anh

Lý do chọn đề tài

a)Lý luận:

 Giáo dục là vấn đề đã và đang được xã hội và nhà nước rất quan tâm. Trong chiến lược phát triển đất nước Đảng ta đã đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

 Một trong những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh là phương pháp dạy học. Vậy việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học là một công việc cô cùng quan trọng đối với mỗi giáo viên, phương pháp dạy học tích cực là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải chủ động tham gia vào các hoạt động học tập từ khâu lĩnh hội kiến thức đến khâu thực hành các kỹ năng giao tiếp còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo và là trọng tài cho các hoạt động học tập của học sinh.

 Như chúng ta biết mục đích cuối cùng của học ngoại ngữ là để giao tiếp dưới các dạng hình thức nghe - nói - đọc - viết tức là để có thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ mình học. Vận dụng phương pháp đa dạng phù hợp với mỗi hoạt động sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm là rèn cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức để giao tiếp, biết chủ động để trình bày những mục đích giao tiếp của mình theo nhóm thông qua giao tiếp nói hoặc viết. Vì vậy việc rèn cho học sinh có thói quen, kỹ năng và nhu cầu giao tiếp trong học tập cũng như trong cuộc sống của giáo viên đối với học sinh là rất cần thiết.

 Tiếng Anh không còn là môn học để biết mà thực tế nó là ngôn ngữ quốc tế nhất trong số mọi ngôn ngữ. Ở nước ta, tiếng Anh là ngoại ngữ chính được giảng dạy ở các trường và sử dụng rộng rãi.`Đối với học sinh Tiểu học mới bước đầu tiếp cận môn Tiếng Anh nên việc giúp các em làm quen và yêu thích môn học là rất quan trọng. Do vậy, trong dạy học giáo viên cần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh để giúp các em học tốt hơn.

b) Thực tiễn:

 Nhìn chung với tinh thần và yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học qua quá trình đổi mới thay sách giáo khoa những năm gần đây, phần lớn giáo viên đã tìm tòi học hỏi và vận dụng phong phú các phương pháp vào quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Song còn ảnh hưởng của phương pháp cũ một phần, mặt khác là chưa quen và đang trên đà đổi mới dần nên còn không ít những giáo viên chưa thành công trong việc thể hiện vai trò tổ chức, hướng dẫn của mình, chưa phát huy được vai trò chủ động sáng tạo, tích cực hoạt động của học sinh. Nhất là trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm sao cho đạt hiệu quả nhất.

 Để truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả, tạo được hứng thú học tập của học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức , tất cả đều phụ thuộc vào phương pháp dạy của người thầy. Qua thực tế với những vấn đề trên, để hoạt động theo nhóm của học sinh có hiệu quả trong việc dạy học ngoại ngữ nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng cần phải tuân thủ những nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải làm gì ? Đó là những gì mà tôi muốn trình bày ở sáng kiến này.

 

docx22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 5 qua hoạt động nhóm môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khí hào hứng trong học tập .
+ Phương thức tiến hành
 Học sinh viết 1 từ hoặc một câu vào một mảnh giấy sử dụng cấu trúc câu hỏi dạng  Yes /No  để đoán từ hoặc câu của bạn mình. Nếu có học sinh đoán đúng thì học sinh lên bảng đọc to câu hoặc từ cho cả lớp nghe .
Học sinh nào đoán đúng từ hoặc câu sẽ lên thay thế  và tiếp tục trò chơi.
 Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm.
Ví Dụ: Unit 8 - What are you reading? - leson 2 - Tiếng Anh 5
Học sinh viết từ hard - working
Các học sinh khác đặt câu hỏi
Do you like reading fairy tales? - Yes, I do.
Do you like Snow White?- No, I don’t
Do you like Mai An Tiem? - Yes, I do.
à He’s hard - working.
b) Trò chơi Remembering pictures
+ Phạm vi áp dụng
 Kiểm tra vốn kiến thức từ vựng hoặc mẫu câu của học sinh, tạo không khí
hào hứng trong học tập.
+ Phương thức tiến hành
 Trò chơi như sau: Chia học sinh thành 3 hoặc 4 nhóm. Giáo viên cầm một số bức tranh liên quan đến từ vựng đã dạy ở bài trước trước và giơ lần lượt từng bức tranh lên. Các em có cơ hội để nhìn vào mỗi bức tranh khoảng 4 hoặc 5 giây. Khi giáo viên giơ tranh xong, mỗi thành viên của các nhóm sẽ lần lượt chạy lên bục giảng và chỉ viết tên của một bức tranh. Nhóm nào có nhiều câu trả lời nhất và hoàn thành nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
 Trò chơi này có thể áp dụng ở nhiều bài dùng để kiểm tra từ vựng sau khi các em học xong hoặc để kiểm tra bài cũ.
c) Trò chơi Net works
+ Phạm vi áp dụng
 Kiểm tra vốn kiến thức từ vựng của học sinh, tạo không khí hào hứng trong học tập.
 Luyện cho học sinh ghi nhớ từ theo chủ đề.
Ví dụ: từ vựng means of transport ( Unit 3: Where did you go on holiday?- Sách Tiếng Anh 5), character in a story ( Unit 8: What are you doing?- Sách Tiếng Anh 5,...)
+ Phương thức tiến hành
 Giáo viên vẽ 3 hoặc 4 ông mặt trời có những tia nắng và chia lớp thành 3 hoặc 4 đội (số lượng tùy theo giáo viên chọn), đồng thời cho mỗi đội một viên phấn để lên bảng viết một từ đã học theo chủ đề mà giáo viên yêu cầu, viết xong nhanh chóng chuyền phấn cho bạn khác trong đội mình lên viết.
 Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, các em trong mỗi đội thật nhanh lên bảng viết một từ bất kỳ, chỉ được viết duy nhất một từ cho mỗi lần và có thể lên nhiều lần, rồi lại chuyền phấn cho bạn khác. Trò chơi kết thúc trong vòng 3- 5 phút.
Khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho đội nào viết đúng và nhiều từ hơn là đội đó thắng.
 Trong đội những từ trùng nhau chỉ được tính 1 từ.
 means of 	means of	mean of
 transport	transport	transport
 bus bus bus
d) Trò chơi truyền điện
+ Phạm vi áp dụng
 Giúp các em kiểm tra vốn từ của mình và thay đổi không khí trong học tập
 Luyện đọc và ghi nhớ từ. 
 Có thể sử dụng các từ vựng các em đã học.
+ Phương thức tiến hành
 Cả lớp ngồi tại chỗ, giáo viên nêu luật chơi và gọi bắt đầu từ một em A xung phong đứng lên nói to một từ bằng Tiếng Anh, và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kỳ để “ Truyền điện” lúc này em B phải nói tiếp 1 từ khác mà em đã học, nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào bạn C bất kỳ để truyền điện tiếp. Cứ làm như thế với các bạn trong lớp đến khi giáo viên yêu cầu dừng lại, nếu bạn nào dừng lại quá lâu hoặc nói sai thì sẽ bước lên bảng sau đó phải nhảy lò cò vòng quanh lớp, hoặc hát một bài hát.
 Đồng thời khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho những bạn nói đúng và nhanh .
 Trò chơi này không cần cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em .
2.3.2 Giải pháp 2: Hoạt động luyện tập theo nhóm
2.3.2.1. Tác dụng của hoạt động theo nhóm 
	Hoạt động theo nhóm là nhiều cá nhân cùng hợp tác với nhau trong công việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sinh hoạt chung:
Hoạt động nhóm là môi trường nuôi dưỡng các cá nhân, là sợi dây liên kết giữa các nhân với tập thể nhóm. Nhập vào nhóm cá nhân sẽ có cơ hội được thực
hành, được giúp đỡ, chia sẽ ý kiến với các thành viên trong nhóm.
	 Hoạt động nhóm là đối tượng tiếp nhận các tác động dạy học của giáo viên thông qua sự tương tác, cọ sát, thảo luận, trao đổi giữa các thành viên trong nhóm để tác động đến từng học sinh cụ thể.
	Hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng tiếng Anh qua các mẫu câu mà các em đã học để các em mạnh dạn hòa nhập và tự tin trong giao tiếp.
2.3.2.2. Các cách thức tổ chức luyện tập theo nhóm:
	 Hình thức làm việc theo nhóm có nhiều ưu điểm, đặc biệt trong việc luyện tập kĩ năng nói. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động nhóm cần lưu ý những điểm sau:
	 Chỉ dẫn bài tập hoặc đề ra yêu cầu một cách rõ ràng. Trước khi làm việc theo nhóm phải có sự chuẩn bị tốt. Cụ thể, có mẫu câu hoặc ví dụ cho trước, cung cấp đủ ngữ liệu cần thiết cho bài tập.
	 Cần phân nhóm hợp lý, có thể chọn học sinh có cùng trình độ, hoặc khác trình độ nhận thức để làm việc với nhau tùy theo từng ý đồ và tính chất của bài tập, thỉnh thoảng thay đổi vị trí ngồi của họ sinh để giúp các em luyện tập với nhiều bạn khác nhau, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
	 Tạo sự gắn kết thực sự trong nhóm. Cần quy định thời gian làm bài tập, tùy vào mức độ câu hỏi hay bài tập mà quy định thời gian dài hay ngắn. Đề ra quy ước bắt đầu và kết thúc hoạt động để giúp các em tham gia hoạt động nhóm tích cực và hiệu quả.
	 Các thành viên trong nhóm thay phiên làm nhóm trưởng, thư ký, ở mỗi lần làm việc nhóm, để tránh học sinh làm qua loa, hình thức. Vì thế để đảm bảo cho tất cả học sinh đều tham gia làm việc một cách chủ động nên khuyến khích động viên các em, nhất là các em còn nhút nhát, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng quản lí và theo dõi phân công các thành viên trong nhóm làm việc. 
	 Có sự theo dõi, hỗ trợ kịp thời của giáo viên khi học sinh trong nhóm gặp khó khăn. ( giáo viên đi quanh lớp lắng nghe và giúp đỡ, ghi lại lỗi phổ biến...... ).
	 Sau khi học sinh hoàn thành bài tập trong nhóm cần phải có sự kiểm tra và phản hồi kịp thời như nhận xét, góp ý kiến, chữa lỗi hoặc cung cấp mẫu đúng.
2.3.2.3. Các loại hình luyện tập giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo trong nhóm.
a) Phân vai đoạn hội thoại từ 3 nhân vật trở lên:
	 Đối với những đoạn hội thoại có từ 3 nhân vật thì giáo viên cho các em đóng vai thực hành theo nhóm. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm dựa vào đoạn hội thoại mẫu và làm thành một đoạn hội thoại mới với chủ đề vừa học.
Ví Dụ: (Sách tiếng Anh 5 - tập 1 - Unit 5: Where will you be this weekend? –(Look, listen and repeat ). Các em phân vai theo các nhân vật trong đoạn hội thoại và luyện tập.
b) Thảo luận thi đua giữa các nhóm:
	 Giáo viên đưa ra một chủ đề nào đó rồi để cho tất cả các nhóm thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Giáo viên yêu cầu các nhóm tập trung thảo luận sau đó 2 hoặc 3 nhóm nhanh nhất trình bày đúng sẽ được cộng điểm. Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu được giao.Tiếp theo, giáo viên để cho cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó.
 Ví dụ: Sau khi dạy xong Unit 7: How do you learn English? ( Sách tiếng Anh 5 - Tập 1), giáo viên đưa ra chủ đề “ Do you like English ? Why or Why not?” để cho học sinh thảo luận theo nhóm và gọi đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, giúp các em bổ sung kiến thức và học hỏi lẫn nhau.
 Học sinh lớp 5 thảo luận nhóm
c) Các nhóm tham gia hoạt động suy luận:
	Từ một mẫu câu cơ bản giáo viên đã dạy cho học sinh trong chương trình, giáo viên có thể mở rộng thêm mẫu câu khác nhờ vào việc yêu cầu học sinh suy luận trong nhóm của mình từ câu nền hoặc thảo luận theo chủ đề đã học để giúp các em mở rộng kiến thức.
 Ví dụ: Khi dạy mẫu câu “How much rice do you eat everyday?, How many sausages do you eat everyday?...” ( Sách tiếng Anh 5 - Unit 17: What would you like to eat?), giáo viên gợi ý cho học sinh suy luận bằng cách yêu cầu học sinh “Tell some healthy food and drinks” Sau 1 khoảng thời gian mà giáo viên quy định, giáo viên sẽ gọi từng đại diện của các nhóm trả lời.
2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng một số kỹ thuật trong dạy nhóm
2.3.3.1. Thế nào là kỹ thuật dạy học
 Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học tích cực mà những nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo bài học để chọn kĩ thuật phù hợp.
2.3.3.2. Một số kỹ thuật dạy học
a) Kĩ thuật "Các mảnh ghép"
+ Thế nào là kĩ thuật "Các mảnh ghép"?
 Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
 - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề)
 - Kích thích sự tham gia tích cực của HS
 - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
+ Cách tiến hành kĩ thuật "Các mảnh ghép"
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
 Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,)]
 Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C,  (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
 Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
 Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao của nhóm và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm mình. 
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
 Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3)Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
Ví dụ: Unit 7: How do you learn English? - lesson 1
- Vòng 1
Nhiệm vụ 1: How do you practise speaking English?
Nhiệm vụ 2: How do you practise listening English?
Nhiệm vụ 3: How do you practise reading English?
- Vòng 2
Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1.
Giao nhiệm vụ mới: How do you learn English?
b) Kĩ thuật "XYZ"
+Thế nào là kĩ thuật "XYZ"?
 Kĩ thuật "XYZ" là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
Ví dụ (kỹ thuật 615 thực hiện như sau):
 Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 1 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết một vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh; Tiếp
tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác. Con số X-Y-Z có thể thay đổi, sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
Ví dụ: Unit 13- What do you do in your free time?- Tiếng Anh 5
Câu hỏi: What do you do in your free time?
HS1: I watch TV.
HS 2: I listen to music.
HS3:..........................
2.4 Kết quả thực hiện
 Sau khi áp dụng đề tài vào trong chương trình dạy thực nghiệm một thời gian tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh qua bài kiểm tra đối với các lớp đã dạy thực nghiệm và các lớp không tiến hành dạy thực nghiệm. Ngoài ra tôi còn cho các em điền vào phiếu thể hiện thái độ đối với môn học kết quả như sau:
+ Kết quả các lớp không dạy thực nghiệm:
Lớp 
TS
HS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thích
Không thích
Lưỡng lự
5D
35
9
25,71
15
42,86
9
25,71
2
5,71
17
6
15
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thích
Không thích
Lưỡng lự
5E
34
10
29,41
12
35,29
9
26,47
3
8,82
15
5
14
+ Kết quả các lớp dạy thực nghiệm:
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thích
Không thích
Lưỡng lự
5A
34
30
88,24
4
11,76
0
0
0
0
30
0
4
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thích
Không thích
Lưỡng lự
5B
35
15
42,86
13
37,14
7
20
0
0
22
1
12
Lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Thái độ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thích
Không thích
Lưỡng lự
5C
34
14
41,18
12
35,29
8
23,52
0
0
20
1
13
 Căn cứ vào kết quả khảo sát cũng như trong quá trình giảng dạy các em tôi 
thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy tăng lên rõ rệt. Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí lớp học diễn ra sôi nổi, các em có thể hoạt động nhóm rất hiệu quả.
 Như vậy việc đưa đề tài “Một số giải pháp phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 qua hoạt động nhóm môn Tiếng Anh” vào việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho học sinh các lớp khối 5 trường Tiểu học Hoài Tân 2, chất lượng bộ môn đã được cải thiện. Nhìn chung kết quả được khả quan, các em học sinh có điều kiện để phát triển kỹ năng nghe, nói tốt hơn, các em tự tin hơn để phát biểu ý kiến xây dựng bài và tham gia các hoạt động học nhiệt tình hơn. Do đó, bản thân tôi nhận thấy áp dụng và nâng cao hơn nữa đề tài này để có thể được góp phần giảm áp lực học tập cho các em và nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh ở đơn vị nói riêng và ngành nói chung. 
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận
 Một số giải pháp giúp phát huy tính năng động của học sinh trong hoạt động theo nhóm có nhiều ưu thế, góp phần phát triển các quan hệ bè bạn trong môi trường học tập. Các kỹ năng giao tiếp lắng nghe, diễn đạt, tranh luận, lãnh đạo, rèn luyện khả năng hợp tác, tương hỗ giúp cho người học tự tin hơn. Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm giúp phát triển trí tuệ , rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo của người học.
 + Học sinh là chủ thể trung tâm tự tìm ra tri thức bằng chính hoạt động của
mình. 
 + Giáo viên chỉ là người hướng dẫn và tổ chức giúp cho người học tự tìm ra tri thức, là người đạo diễn, trọng tài, cố vấn ...
Phát huy trực tiếp sự tham gia của người học vào các hoạt động trong giờ
học. Người học phải tự lực học tập hình thành thói quen làm việc hợp tác, khả năng giao tiếp. Giúp các em phát huy tinh thần đoàn kết sự giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập, người khá giỏi giúp đỡ người yếu kém để người yếu kém cố gắng vươn lên. 
 Ngoài ra còn đánh thức và khơi dạy tiềm năng , trí tuệ của người học bằng cách đặt họ vào tình huống, vấn đề cụ thể. Người học phải bằng suy nghĩ và hành động của chính mình, tự mình tìm ra tri thức, giúp hình thành những phẩm chất quan trọng cho con người trong thời hiện đại như tính độc lập, tích cực, tự tin, tinh thần hợp tác và kỹ năng sống và làm việc cùng người khác trình bày ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, biết đánh giá bản thân và thừa nhận giá trị của những người xung quanh, biết học từ người khác và khẳng định mình.
 Với việc thực hiện áp dụng có hiệu quả cho chương trình sách tiếng Anh 5 thì với các giải pháp này có thể áp dụng tốt và hiệu quả cho chương trình SGK
tiếng Anh Tiểu học 3 và 4.
3.2.Đề xuất, khuyến nghị
a) Đối với giáo viên:
 Phải có sự đầu tư, phân tích tìm tòi mỗi bài dạy để tìm ra cái hay, cái mới trong phương pháp giảng dạy.
 Tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp.
 Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói mà hãy để cho các em nghe và nói tự nhiên.
 Nên lồng ghép các hoạt động nghe, đọc và nói tiếng Anh với hình thức vừa chơi, vừa học.
b)Đối với học sinh:
 Để giờ học có kết quả cao, các em nên học bài cũ, xem bài học sắp tới ở nhà, tăng cường giúp đỡ nhau trong học tập.
 Tự giác thực hành các tình huống giáo viên yêu cầu, tích cực thực hành
nói tiếng Anh theo hướng dẫn của giáo viên.
 Tạo cho mình tâm lý hào hứng, phấn khởi khi tham gia hoạt động trò chơi và thói quen tự giác khi thực hành nhóm.
c) Đối với lãnh đạo cấp trên:
 Cần chỉ đạo các chuyên viên và giáo viên cốt cán bộ môn lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
 Là môi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải được luyện tập theo đặc trưng của phương pháp dạy học vì vậy cần phải có một phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ ngoài vào.
 Trên đây là một vài ý kiến của tôi về việc đưa một số giải pháp trong giờ học tiếng Anh ở bậc Tiểu học, song nó vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và nhận xét của cấp trên để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn.
 Hoài Tân, ngày 05 tháng 04 năm 2019
	 Người thực hiện đề tài
	 Đoàn Thị Hoài Thương
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp trường 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.................................................................................................................................... 
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến phòng GD&ĐT 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.docx
  • docxBẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN (NỘI DUNG VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ).docx
  • docxĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SK 2019.docx
Sáng Kiến Liên Quan