Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức giờ học cho trẻ 4-5 tuổi
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm đồ dùng dạy học đã thu hút trẻ chú ý say mê, tích cực hoạt động. Bằng công nghệ kết hợp với âm thanh và các hình ảnh đẹp sinh động, bằng phuwng tiện dạy học tiên tiến kết hợp lời nói của giáo viên trẻ luôn tích cực trả lời câu hỏi của cô, diễn đạt rõ ý mạch lạc. Do vậy trẻ cóc điều kiện phát triển ngôn ngữ mạch lạc và đúng đắn góp phần mở rộng vốn từ phong phú kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học ( điều này một giáo án thông thường không thể có)
Trẻ ấn tượng với những hình ảnh, âm thanh sống động, rõ nét. Song thông thường các tiết học giáo viên chỉ sử dụng tranh ảnh, hoặc đồ vật không kích thích sự tò mò của trẻ, giờ học trở nên đơn điệu khô cứng, giáo viên rất vất vartrong viếc chuẩn bị đồ dùng và sử dụng đồ dùng. Vậy làm thế nào để giảm tải cho giáo viên khi làm và sử dụng đồ dùng mà trẻ vẫn hào hứng khi tham gia tiết học. Đây quả một bài toán khó và là sự trăn trở của rất nhiều giáo viên.
ưa biết sử dụng máy tính. Tôi có thể chuyển sang đĩa VCD và dạy trên đầu CVD cùng ti vi. VD: Với đề tài " Biến đổi khí hậu" tôi tải các đoạn phim về các hiện tượng tự nhiên của nước ngoài về, sau đó tôi cắt ghép và bỏ tiếng có sẵn của đoạn phim, sau đó tôi sử dụng phần mềm Aimersoft video Editor để lồng tiếng và ghép vào đoạn phim cho phù hợp. Tôi thường ứng dụng phần mềm này để tạo ra các đoạn phim dạy trẻ theo các chủ đề trong các tiết dạy trẻ tạo hình, khám phá khoa học, làm các video clip về các câu chuyện để dạy trẻ trong các tiết văn học hay những câu chuyện để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Còn khi thiết kế trò chơi : VD: Cái gì biến mất. Những cái đó để hiệu ứng xuất hiện: Slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Entrance-> hộp thoại xuất hiên -> chọn các hiệu ứng xuất hiện theo ý thích của mình, sau đó muốn cái gì biến mất thì ta kích chuột trái vào cái đó cũng vào: Slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Exit - > hộp thoại xuất hiên thì ta chọn hiệu ứng biến mất theo ý thích của mình.... và ta có thể lồng các tiếng như “Bạn đúng rồi”, “Bạn làm sai rồi” để cho giờ học sinh động. *Hình thức 2: Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào môn “âm nhạc” Trong giờ “âm nhạc” có thể sử dụng phần mềm nghe nhạc Windows Media Player, PowerPoint cho trẻ xem hình và nghe nhạc trên máy vi tính hoặc dùng đĩa CD cho trẻ xem qua đầu đĩa. Để có thể chọn được những hình ảnh hay bài hát phù hợp với đề tài của tiết dạy: - Có thể sưu tầm trong băng đĩa cho trẻ nghe - Tạo ra các video clip nhỏ bằng hiệu ứng của Powerpoint để sử dụng trong phần cho trẻ nghe hát. - Có thể dùng máy quay kỹ thuật số quay những hình ảnh phù hợp rồi copy vào máy vi tính. VD: Tôi đã quay hình ảnh một số con vật sống trong rừng để sử dụng trò chuyện lồng vào phần mở đầu dạy vận động bài hát “ Đố bạn”, và nghe bài hát tự sáng tác “ Vui với rừng xanh”. Trẻ được xem băng hình, quan sát các con vật Hình ảnh dẫn dắt vào bài hát vận động Tôi hỏi trẻ: Đây là con gì? Con hổ sống ở đâu? Còn con gì đây? Con khỉ biết làm gì? sống ở đâu? Con voi có cái gì? Con voi sống ở đâu? Tôi dẫn dắt vào tiết học với nội dung dạy hat bài vận động: đố bạn. Tương tự như vậy tôi cũng đã ứng dụng với các bài hát khác như: Con gà trống, rửa mặt như mèoTừ những hình ảnh đẹp mắt và sinh động đó đã khiến trẻ thoải mái và tích cực tham gia hoạt động. *Hình thức 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào môn “ Làm quen với văn học” Đối với môn “ Làm quen với văn học” tôi đã sử dụng một số phần mềm dựng hình powerpoint, Potoshop. Trẻ nhỏ đặc biệt hứng thú với các bộ phim hoạt hình, với những hình sống động và âm thanh vui nhộn. đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ lại càng tỏ ra thích thú với những điều đó. Chính vì vậy, tôi đã xây dựng tiết học trên máy vi tính với hình thức như một bộ phim hoạt hình mang nội dung các câu chuyện trong chương trình học của trẻ. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giúp chúng ta xây dựng một bộ phim hoạt hình ngắn như: Powerpoint, potoshop, macromedia FlashTuy nhiên để dựng một tiết dạy giống bộ phim hoạt hình với các phần mềm phức tạp như vậy là nằm ngoài khả năng của các cô giáo mầm non vì giáo viên mầm non chúng ta hiện nay đều chưa được đào tạo chính qui về công nghệ thông tin. Chính vì sự hạn chế này, cô giáo phải đóng vai trò là người tư vấn trong quá trình thiết kế tiết dạy, mọi thao tác phức tạp đều phải có sự hỗ trợ của chuyên gia thiết kế đồ hoạ vi tính. Tôi đã dùng phần mềm photoshop để thiết kế những tiết dạy có những hình ảnh sinh động hấp dẫn: VD: Chúng tôi đã thiết kế một số tiết dạy bằng phần mềm photoshop như: truyện: Thỏ con đi học, cáo, thỏ,gà trốngvới những hình ảnh các nhân vật, hiện tượng tự nhiên xuất hiện một cách sống động làm cho trẻ hết sức thích thú, với hình ảnh cử động của gấu, thỏ Hình ảnh: Tiết truyện " Thỏ con đi học". Bước 1: Để thiết kế các giáo án điện tử. Trước tiên tôi chụp từ chuyện tranh “Thỏ con đi học ”. Sau đó tôi sử dụng phầm mềm Photoshop để sử lý những ảnh để chuyển từ ảnh tĩnh sang ảnh động cho phù hợp với nội dung câu chuyện. Bước 2: Ứng dụng phần mềm Photoshop cho phép tôi cắt các chi tiết nhân vật trong câu chuyện sau đó ghép lại với nhau và sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để đặt các hiệu ứng, với cách làm đó ta sẽ được các hình ảnh cử động của Thỏ, chó, gấu theo ý muốn. Sau đó tôi thiết kế các slide cho toàn bộ câu chuyện bằng cách đặt các hình ảnh đã được xử lý qua phầm mềm Photohop vào các slide theo trình tự câu chuyện và đặt các hiệu ứng xuất hiện, hay mất đi tuỳ vào từng cảnh và tình huống của câu chuyện, tôi cũng có thể chú thích câu hỏi vào phần đàm thoạiở mỗi hình ảnh. Với bài : “Thỏ con đi học ”, để đặt hiệu ứng, tôi vào slide Slow, nếu đặt đặt hiêu ứng xuất hiện (Erntance) -> đặt hiệu ứng vẽ đường đi (Motion Paths -> left, hay draw custom Path). để vẽ các hướng đi theo ý muốn của mình còn hình ảnh cử động của Thỏ, chó, còn chân bước đi của nhân vật thì xử lý qua phần mềm Photoshop để các nhân vật đi được. Bước 3: Hoàn thiện các slide cho toàn bộ câu chuyện. Tuỳ từng chuyện và phụ thuộc cô áp dụng vào phần nào để đặt các hiệu ứng tự động hay hiệu ứng kích chuột, xuất hiện theo nhiều hình thức khác nhau giúp cho giáo viên lựa chọn hình thức xuất hiện cho phù hợp với tiết dạy từ đó tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào tiết học. Qua những giờ học làm quen văn học có ứng dụng công nghệ thông tin tôi thấy trẻ chăm chú nghe và theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện. Hay những đồ vật con vật. Nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được cốt truyện. Từ đó giáo viên có thể định hướng giáo dục trẻ theo nội dung chuyện, trẻ dễ tiếp thu hơn so với phương phấp dạy theo truy ền thống giáo viên tự vẽ truyện để dạy trẻ.(với giáo viên có khả năng vẽ thì hình ảnh trong tranh rõ nét thể hiện được nội dung câu truyện, còn với giáo viên không có năng khiếu thì hình ảnh trong tranh không rõ nét, không thể hiện được nội dung cốt truyện) các nhân vật trong chuyện tĩnh, mà các tiết dạy cứ lặp đi lặp lại như vậy trẻ rất nhàm chán, vì vậy tiết học đạt kết quả không cao. Còn khi ứng dụng các công nghệ thông tin vào tiết học, giúp cho tất cả giáo viên dù có năng khiếu, hay không có năng khiếu thì việc tìm kiếm các hình ảnh trên mạng để ghép tranh thì rất là dễ, không tốn nhiều thời gian. Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp cho giáo viên sưu tầm tất cả các loại tranh ảnh một cách phong phú và không bị lệ thuộc, tiết kiệm được thời gian và kinh phí Đối với tiết thơ cũng có thể sử dụng phần mềm photoshop hoặc phần mềm Macromedia flash để tạo ra các hình ảnh hoa nở, các con vật biết di chuyển tương tự như phần kể chuyện, hoặc có thể tìm trên mạng internet các trang web cung cấp các hình ảnh động như: www.gettyimages.com ; www.prodraw.net/animation. Hoặc có thể dùng máy quay kỹ thuật số quay những hình ảnh động về các loại hoa, các vật đang cử động sau đó copy vào máy vi tính để dạy trẻ: VD: Hình ảnh một số con vật biết cử động để sử dụng khi cô đọc thơ cho trẻ nghe như hình ảnh cá bơi cho bài thơ “ Cá vàng bơi”, hay hình ảnh các loại hoa nở trong tiết thơ “ Hoa nở” hình ảnh con gà mái ấp trứng và ddnf gà con trong tiết thơ “ Mười quả trứng tròn”. Từ những hình ảnh sinh động trẻ tích cực đọc thơ cùng cô, nhanh nhớ và nhớ lâu hơn. *Hình thức 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào môn tạo hình. Aimersoft Video Editor là một chương trình chỉnh sửa video dễ sử dụng nhưng rất mạnh mẽ. Nó cho phép bạn tạo ra bất kỳ bộ phim hay nào từ tập tin video, âm thanh và hình ảnh chỉ với vài cú nhấp chuột. Với Aimersoft Video Editor, bạn có thể tạo ra bộ phim có cái nhìn chuyên nghiệp với nhiều hiệu ứng nhạc nền vv.. tạo cho trẻ sự thích thú. Một số tính năng chính: Tạo phim dễ dàng. Việc tạo ra một bộ phim của riêng bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với Aimersoft Video Editor. Với không gian làm việc dễ sử dụng, bạn sẽ hoàn tất mọi việc nhanh chóng và dễ dàng. Các định dạng media được hỗ trợ, bao gồm: AVI, WMV, MP4, MOV, JPG, BMP, MP3, WMA và nhiều hơn nữa. Vì vậy, cho dù đó là video, âm thanh, hình ảnh tự chế hoặc được tải về thì chỉ cần kéo và thả nó vào chương trình. Trong khi đó, tất cả thao tác chỉnh sửa khác cũng được hoàn tất nhờ tính năng kéo và thả đơn giản. Ngay cả khi bạn là một người dùng máy tính nghiệp dư và lần đầu tiên tạo phim thì có thể kiểm soát mọi thứ thông qua một giao diện trực quan và chuyển tập tin media sang bộ phim bắt mắt chỉ trong vài phút, chỉnh sửa tập tin media của mình. Các tính năng chỉnh sửa phổ biến cũng được cung cấp để cho phép bạn tùy chỉnh bộ phim của mình. - Bạn có thể sao chép và dán đoạn video - Tìm video để lựa chọn đoạn clip mình yêu thích - Cắt video để loại bỏ viền đen - Chia tách video thành nhiều phần - Bỏ âm thanh khỏi tập tin video để lồng âm thanh khác.. điều chỉnh âm. - Thiết lập hiệu ứng Fade- in/out - Thêm bản ghi nhớ giọng nói - Thêm tập tin âm thanh nền. - Bạn có thể lưu video của mình ở nhiều định dạng phổ biến khác, bao gồm cả: MP4, MOV, AVI, WMV, FLV, MKV, 3GP và nhiều hơn nữa để xem ở bất cứ đâu. Không những thế các bạn còn có thể dễ dàng in sao giáo án của mình ra đĩa DVD để chạy trên ti vi mà không cần phải ra hiệu. Nhờ đó giúp bạn cá nhân hóa tập tin media của mình và đạt được hiệu ứng tổng thể tốt hơn. Tất cả công việc sẽ được hoàn tất chỉ với vài cú click chuột. Các bạn hãy thử làm quen đi, các bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì tính ứng dụng đa dạng mà đơn giản của phần mềm Aimersoft Video Editor. VD: Như dạy trẻ xé dán thuyền trên biển. Tôi tải đoạn phim về các loại thuyền sau đó ứng dụng phần mềm để chỉnh sửa cắt bớt và bỏ tiếng có sẵn ở đoạn phim và lồng tiếng nhạc khác cho phù hợp. Hình ảnh: Sử dụng phần mềm Aimersoft Video Editor để thiết kế các đoạn phim *Hình thức 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào môn toán. VD: Số 5 tiết 1; Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ Chủ đề: Thực vật Bước 1: Tôi sưu tầm tranh ảnh về các loại hoa ở trên các trang web Bước 2: Sau khi tải về máy xong tôi bắt đầu thiết kế các slide để dạy trẻ phần lập số mới và phần chơi củng cố. Ở phần lập số tôi đặt các bông hoa, lá theo hiệu ứng xuất hiện kích chuột.. Ở phần trò chơi luyện tập tôi thiết kế trò chơi “ Ô cửa bí ẩn” khi ấn chuột vào từng ô sẽ xuất hiện một slide mới có các nhóm hoa số lượng khác nhau đặt hiệu ứng vẽ đường đi cho số 5 chạy vào nhóm có số lượng 5. (slide Show -> Custom Animation -> Mo tion Paths ->Draw Custom Paths -> Scribble - > ok ) Bước 3: Làm hoàn chỉnh các slide tiết học. Hình ảnh trò chơi trong tiết làm quen với toán số 5 tiết 1 VD: Sử dụng mục Inset Wordart để vẽ hình ngôi nhà và thay đổi kích thước của các hình cây cao nhất, cao hơn thấp nhất, mục Font Color để chọn mầu cho các hình cây. Sử dụng hiệu ứng của phần mềm Microsoft PowerPoint để các hình ảnh xuất hiện một cách sống động. Trẻ đã rất ngạc nhiên và thích thú khi các hình cây thay đổi liên tục với các mầu sắc khác nhau và trẻ bật nói ngay độ cao của ngôi nhà, mầu gì mà không cần cô phải hỏi. Và giúp trẻ củng cố được kiến thức về nhận biết được kích thước cao nhất, cao hơn thấp nhất. 2.3. Biện pháp 3: Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường và phụ huynh học sinh *. Phối hợp với các giáo viên trong lớp, trong trường Việc giúp trẻ tiếp cận tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng vì với giáo viên mầm non hiện nay lượng công việc rất nhiều, vì vậy chúng ta phải tìm biện pháp, phương pháp để giảm bớt thời gian và lượng công việc, nhưng hiệu quả và chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo thì việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là rất cần thiết và hiệu quả thì cũng rất cao. Do đã được tập huấn về công nghệ thông tin và chương trình kidsmart nên tôi đã ứng dụng vào trong giảng dạy, bên cạnh đó với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đối với công việc tôi thường xuyên lên mạng internet tìm tòi và học hỏi. Ngoài ra, tôi còn trao đổi, phối hợp với các giáo viên trong lớp và trong trường để nâng cao kinh nghiệm ứng dụng thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi vào các buổi trưa, các buổi họp chuyên môn khối, các buổi tập huấn về ứng dụng CNTT trong trường Hình ảnh: Trao đổi ứng dụng CNTT với đồng nghiệp *. Phối hợp với phụ huynh học sinh: Hiện nay, trước tình hình trẻ em quá ham chơi game đã làm cho phụ huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy tính sớm. Họ lo sợ cho trẻ nếu trẻ biết sử dụng máy vi tính quá sớm thì trẻ sẽ ham chơi game và một khi trẻ đã quá mê mẩn với trò chơi mà ngồi hoài trên máy thì sẽ rất có hại đến sức khỏe của trẻ. Mắt của trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính rất ngắn không nên quá 30 phút và chúng ta cần nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế, đúng khoảng cách so với máy tính. Nếu, chúng ta không nhắc nhở trẻ ngồi đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và dẫn dến cận thị. Vì vậy để giúp trẻ phát triển toàn diện, tôi luôn luôn trao đổi với phụ huynh mọi lúc mọi nơi. Tôi trao đổi với phụ huynh về thời gian và tư thế ngồi trước máy vi tính của trẻ để không ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn phụ huynh về cách sử dụng công nghệ thông tin phù hợp với lứa tuổi 4-5 tuổi về: cách khai thác tư liệu trên internet, cách sử dụng powerpoint, hay chia sẻ với phụ huynh những ứng dụng CNTT do tôi tự làm hoặc download từ trên mạng qua USB, gmail, để ở nhà trẻ được rèn luyện thêm. Hình ảnh: Trao đổi CNTT với phụ huynh 2.4. Biện pháp 4: Khai thác tư liệu trên internet Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet.Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn . Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những hình ảnh ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn. Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp.Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung. 2.5. Biện pháp 5: Lưu trữ kho dữ liệu điện tử Đối với giáo viên mâm non thì việc quan trọng là phải quả lý được kho dữ liệu của mình một cách khoa học, dễ tìm nhất và không mạt nhiều thờ gian. Qua việc tìm tòi sáng tạo toi tìm ra một cách để quả lý tài liệu một cách khoa học nhất. Năm nay tôi được phân công dạy khối MGN và phụ trách làm kho dữ liệu cho khối. 3. Kết quả *. Đối với giáo viên: Đối với bản thân tôi thấy rất hào hứng trong giờ dạy và không thấy nhàm chán ( mặc dù giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, tốn nhiều thời gian công sức để thiết kế tiết dạy). Hình thức, phương pháp dạy nhẹ nhàng, hấp dẫn, không bị gò bó. * Đối với trẻ: + Trẻ ngoan có nề nếp. + Kích thích tính tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ. + Trẻ hứng thú, tích cực hơn, dễ nhớ và nhớ kiến thức lâu hơn, góp phần khắc sâu những kiến thức cô cần truyền đạt cho trẻ. + Trẻ mạnh dạn, tự tin, ngôn ngữ và trí tuệ phát triển tốt trẻ nói được câu dài và biết diễn đạt ý hiểu của mình. * Kết quả khảo sát trẻ cụ thể như sau: Số trẻ 37 Thời gian Trình độ nhận thức Kỹ năng hoạt động Thái độ hứng thú ST Đ % ST CĐ % ST Đ % ST CĐ % ST Đ % ST CĐ % Đầu năm 21 55 16 45 19 51 18 49 21 55 16 45 Cuối năm 34 92 3 8 33 89 4 11 35 95 2 5 * Đối với phụ huynh: Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giáo dục trẻ mầm non, từ đó phụ huynh rất nhiệt tình đóng góp về công sức cũng như học liệu, tài liệu, các nội dung và các thiết kế trò chơi cho trẻ; Quan tâm hơn đến công tác xã hội hóa và tham gia “học” cùng trẻ, cùng vươn tới mục đích nuôi dạy con cháu tốt hơn. III . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1.Kết luận Thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện nay là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Do đó các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi cuốn trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi tôi cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều hơn nữa để ứng dụng được nhiều phần mềm tin học khác vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, cần chú ý đừng nên quá lạm dụng vì nếu không sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn phông chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh...nên chọn màu chữ và màu nền không quá tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối mắt như vậy trẻ sẽ không thể chú ý vào bài giảng được gây tác dụng ngược. Khi sắp xếp các Slide hãy sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đôi khi một trục trặc nhỏ trong quá trình tiến hành bài giảng cũng có thể làm cho bạn lúng túng, mất bình tĩnh. Quan trọng là bạn hãy tự tin. Thường xuyên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức về CNTT. Một số trang web hỗ trợ cho giáo viên mầm non trong việc thiết kế bài giảng điện tử là: www.giaoan.violet.vn; www.bachkim.vn; www.mamnon.com; www.dayhocintel.org, www.mammon.edu.vn. Một số trang Web cho phép chúng ta tìm kiếm nguồn tài nguyên khổng lồ để khai thác như: www.Google.com.vn, www.download.com.vn ...Ở đó ta có thể tìm thấy vô số hình ảnh, video, âm thanh,...thậm chí cả những phần mềm tin học hỗ trợ rất tuyệt vời cho việc thiết kế giáo án điện tử. Nhà trường cần trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách sử dụng.Đồng thời nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet. Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí giáo dục đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội để học hỏi và tham khảo. 2. Bài học kinh nghiệm - Người giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề mến trẻ đam mê khám phá thế giới công nghệ thông tin, tự trau dồi các kiến thức kỹ năng tin học, tìm hiểu các phần mềm có thể ứng dụng vào ngành học của mình. - Khi thiết kế các bài dạy phải căn cứ vào nhận thức thực tế của trẻ để đưa ra những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi. Phải nắm được yêu cầu cần đạt về kiến thức trong độ tuổi lớp mình phụ trách, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có hình thức và biện pháp sư phạm phù hợp giúp trẻ tiếp thu các kiến thức theo yêu cầu độ tuổi đề ra. - Phải tuyên truyền tốt với phụ huynh về lợi ích thiết thực của việc cho trẻ làm quen với máy tính, học và chơi trên máy. - Tích cực học tập bạn bè đồng nghiệp về các kinh nghiệm ứng dụng tin học vào trong giảng dạy. Luôn tự bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ thuật tốt hơn. Tham khảo các tài liệu, phầm mềm ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ. 3. Kiến nghị đề xuất - Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng CNTT là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. - Bên cạnh đó mong các cấp ngành, trường học cần quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu , nhiệm vụ của việc "ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học." ở ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng trong xu thế hiện nay.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.doc