Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

*Thuận lợi:

Lớp 4A1 có 33 cháu đạt 100% trong đó có 16 nam và 17 nữ, các cháu trong lớp khỏe mạnh hồn nhiên.

Đước sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường và các bậc phụ huynh tạo điều kiện về CSVC và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ đảm bảo các hoạt động của cô và trẻ

Đa số trẻ khỏe mạnh và đã qua lớp MG 3T có nề nếp thói quen trong các hoạt động, nhận thức của trẻ tương đối đồng đều

*Khó khăn

Một số cháu chưa qua lớp 3T nên chưa tự tin trong các hoạt động và chưa có nề nếp, thói quen.

 Lớp còn một số trẻ nói ngọng, hiếu động, nhút nhát nên cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ

 

pptx23 trang | Chia sẻ: trantien2 | Ngày: 25/12/2022 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 
 MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI 
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Phương 
Thực trạng 
Nguyên nhân 
Giải pháp 
Kết quả thực hiện 
*Thuận lợi: 
Lớp 4A1 có 33 cháu đạt 100% trong đó có 16 nam và 17 nữ, các cháu trong lớp khỏe mạnh hồn nhiên. 
Đước sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường và các bậc phụ huynh tạo điều kiện về CSVC và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ đảm bảo các hoạt động của cô và trẻ 
Đa số trẻ khỏe mạnh và đã qua lớp MG 3T có nề nếp thói quen trong các hoạt động, nhận thức của trẻ tương đối đồng đều 
*Khó khăn 
Một số cháu chưa qua lớp 3T nên chưa tự tin trong các hoạt động và chưa có nề nếp, thói quen. 
 Lớp còn một số trẻ nói ngọng, hiếu động, nhút nhát nên cũng ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ 
THỰC TRẠNG 
TT 
Nội dung khảo sát 
Tổng 
Số 
Số trẻ đạt 
Tỷ lệ 
1 
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ 
33 
12 
36,3% 
2 
Trẻ nói tròn câu, diễn đạt mạch lạc 
33 
8 
24,2% 
3 
Khả năng nói đúng ngữ pháp 
33 
7 
21,2% 
4 
Khả năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin 
33 
6 
 18,1% 
* Bảng khảo sát đầu năm học 2022 - 2023 như sau: 
NGUYÊN NHÂN 
Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều , dẫn đến sự hiểu biết, phát triển ngôn ngữcủa trẻ cũng khác nhau. Ngôn ngữ, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều. Chưa được tác động, kích thích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp . 
Khu vực sân chơi cho các cháu còn chật hẹp nên trẻ chưa được dạo chơi, hoạt động trải nghiệm nhiều để kích thích khả năng quan sát nhằm giúp trẻ củng cố và tư duy các biểu tượng vốn từ cho trẻ. Chưa tạo điều kiện cho trẻ nghe và nói chuyện nhiều với nhau để thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động 
Gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn ngữ giữa trẻ nhỏ và người lớn. Phụ huynh thường ít nói và dùng câu từ đơn giản. Do không có thời gian chơi cùng trẻ, nên phụ huynh thường hay cho trẻ xem tivi, điện thoại,từ đó ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế không được phát triển tốt. 
GIẢI PHÁP 
1. Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón, trả trẻ 
2. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc 
3. Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời 
4. Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động học 
5. Giáo dục ngôn ngữ thông qua một số trò chơi 
6. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
1. Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đón, trả trẻ 
Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ: 
 - Hôm nay, ai đưa con đi học? 
 - Ở nhà con yêu ai yêu nhất? 
 - Trong gia đình con yêu ai nhất? 
 - Con yêu mẹ như thế nào?... 
Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn 
2. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc 
Ví dụ 1: Trò chơi trong góc “Đóng vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. 
Ví dụ 2: Trong góc “Nghệ thuật” bé làm bưu thiếp , cô lại gần chơi và trò chuyện với trẻ: 
3. Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời 
Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn. Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lạ i 
4. Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động học : 
4.1 Giáo dục ngôn ngữ thông qua bài thơ, câu chuyện : 
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm các từ mới qua giờ thơ, truyện. 
 Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo : 
 + Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp. 
 + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi. 
 + Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. 
VD1: Trẻ nghe câu truyện “ Gấu con bị đau răng” . Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “ sâu răng”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gấu bị sâu răng và mặt nhăn nhó vì bị đau và giải thích cho trẻ hiểu từ “ sâu răng”. 
VD2: Qua bài thơ “ Em yêu nhà em ” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “ Gà mái hoa mơ”. Tôi chuẩn bị gà mô hình để cho trẻ quan sát, trẻ phải được nhìn, sờ, ..và qua mô hình tôi sẽ giải thích cho trẻ vì sao lại gọi là “ gà mái hoa mơ”. 
4.2. Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động khác 
*Trong giờ ăn: 
 Cô thường xuyên trò chuyện và hỏi trẻ về thức ăn hàng ngày, giúp trẻ có thêm kiến thức và hiểu biết về sự đa dạng và phong phú của mỗi bữa ăn 
Trong giờ đón, trả trẻ: 
 Cô trò chuyện, nhắc nhở trẻ về thời tiết mùa đông rất lạnh, các con cần giữ ấm cơ thể, không nên cởi áo khoác ra như vậy sẽ dễ bị ốm, cảm lạnh. 
5. Giáo dục ngôn ngữ thông qua một số trò chơi: 
 Đối với trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng những vốn từ đó một cách thành thạo. 
 Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái. 
 Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng trò chơi này thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú. 
* Trò chơi 1: “Tập tầm vông” 
Mục đích của trò chơi này là tôi muốn kích thích sự hứng thú của trẻ khi tham gia trò chơi, từ đó trẻ sẽ nhớ được các từ có trong trò chơi và ngôn ngữ trẻ cũng được phát triển 
* Trò chơi 2: “ Con muỗi” 
Tùy theo sự hứng thú của trẻ của trẻ mà cho trẻ chơi 3-4 lần. Khi trẻ chơi tôi nhận thấy tất cả trẻ đều tham gia đọc cùng cô, có trẻ đọc được cả câu, có trẻ bập bẹ bớt một hai từ.Nhưng qua đó cũng giúp ngôn ngữ của trẻ dần dần được hình thành trọn vẹn hơn 
6. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 - Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp của gia đình. Việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết tôi luôn kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và kế hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho từng tháng, từng tuần cho phụ huynh nắm bắt được. 
 - T rao đổi với phụ huynh về ý nghĩa phát triển vốn từ cho trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
-V ai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với cô giáo trong việc trò chuyện với trẻ là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, được sửa âm , sửa ngọng. 
Kết quả thực hiện 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp. 
- Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh. 
- Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp nữa. 
Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc sống hàng ngày. 
Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ MG 4 -5 tuổi trong 3 tháng đầu năm học 2022 - 2023 và kết quả đạt được như sau: 
TT 
Nội dung khảo sát 
Tổng số 
Khảo sát đầu năm 
Kết quả đến tháng 12/2019 
Trẻ đạt 
Tỷ lệ 
Trẻ đạt 
Tỷ lệ 
1 
Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ. 
33 
12 
36,3 % 
17 
51,5% 
2 
Trẻ nói tròn câu, diễn đạt mạch lạc. 
33 
8 
24,2% 
14 
42,4 % 
3 
Khả năng nói đúng ngữ pháp. 
33 
7 
21,2% 
13 
39,3% 
4 
Khả năng giao tiếp mạnh dạn, tự tin. 
33 
6 
18,1% 
15 
45,4% 
Kết quả đạt được đến tháng 10/2022như sau: 
 Từ những biện pháp tôi đã áp dụng bản thân rút ra nhiều bài học bổ ích sau: Bản thân phải luôn luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với giáo viên. Quan tâm đến trẻ ở mọi lúc mọi nơi để giúp đỡ, uốn nắn trẻ và có kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ và tạo môi trường thật sự thân thiện cho trẻ, phải biết gợi mở, tạo môi trường chữ cái, tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ để từ đó nâng cao và phát triển được ngôn ngữ của trẻ. 
 Ngoài ra cô luôn là người bạn của trẻ, tìm từ ngữ của trẻ, thật dễ hiểu, tránh nói với trẻ bằng ngôn từ của người lớn trẻ sẽ rất khó nhớ. Biết phối kết hợp thật tốt giữa nhà trường và giáo viên, giữa giáo viên và phụ huynh, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học, thu hút được trẻ vào tiết học . 
BÀI HỌC KINH NGHIỆM 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_phat_trien_n.pptx
Sáng Kiến Liên Quan