Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc

 Âm nhạc giáo dục ở trẻ ý chí, tính tổ chức, sự kiên trì. Niềm vui phấn khởi khi biểu diễn các bài hát điệu múa thú vị trước các trò chơi, âm nhạc còn động viên những trẻ nhút nhát thiếu tự tin thêm mạnh dạn hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động. Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát và nhạy bén khi trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm nhạc, ghi nhớ đặc điểm tính chất tượng hình âm nhạc.

 Âm nhạc được coi là phương tiện tốt nhất để phát triển tai nghe âm nhạc. Luyện tập thường xuyên để phân biệt các chi tiết âm nhạc là cơ sở ban đầu tạo cho trẻ có khả năng tiếp cận với tác phẩm âm nhạc phân biệt được câu nhạc, đoạn nhạc, thể loại âm nhạc của tác phẩm . từ đó tai nghe âm nhạc của trẻ được dần dần phát triển.

 Giáo dục Âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năng phát triển cảm xúc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi. Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu nói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo phù hợp

 

doc25 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 3381 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ai nhanh nhất
- Chú bộ đội
- Chú bộ đội và cơn mưa
- Ai giỏi nhất
Những con vật gần gũi
- Ai cũng yêu chú mèo
- Gà gáy
- Hòa âm mi- sol
VĐMH: Đố bạn
- Chú voi con ở bản đôn
- Ngày hội rừng xanh
- Ba con bướm
- Hoa thơm bướm lượn
- Những nốt nhạc vui
- VĐ theo tiết tấu chậm: Cá ơi từ đâu đến
- Tôm cua cá thi tài
- Những chú cá tài ba
- Con chuồn chuồn
- Tự nguyện
- Nghe tiếng kêu đoán tên bài hát
Bé yêu cây xanh và những ngày tết vui vẻ
- Hoa kết trái
- Hoa trong vườn
- Ngàn hoa đua sắc
- VĐMH: Em yêu cây xanh
- Vườn cây của ba
- Chuyền dây
- Em thêm một tuổi
- Em đi chùa hương
- Hòa âm ánh sáng
- VĐ theo tiết tấu phối hợp: Sắp đến tết rồi
- Mùa Xuân ơi
- Giai điệu ngày tết
Phương tiện và luật lệ ATGT
- Đèn xanh đèn đỏ
- Từ một ngã tư đường phố
- Nghe âm thanh đoán tên PTGT.
- VĐMH: Em đi chơi thuyền
- Ngồi tựa mạn thuyền
- Thuyền cập bến
- Lái máy bay
- Anh phi công ơi
- Ai nhanh nhất
- VĐMH: Đi xe đạp
- Chúng em với an toàn giao thông
- Giai điệu vui tươi
Nước mùa hè
và một số hiện tượng tự nhiên
- Cho tôi đi làm mưa với
- Tôi là gió
- Nốt nhạc hồng
- VĐMH: Bé yêu biển lắm
- Bẩy sắc cầu vồng
- Sợi dây yêu thương
- Em yêu mùa hè quê em
- Mùa hè xanh
- Ai nhanh hơn
- VĐ theo tiết tấu nhanh: Mùa hè đến
- Ru con mùa đông
- Nghe giai điệu đoán tên bài hát
Quê hương đất nước Bác Hồ
- Em yêu Hà Nội
- Hà Nội thủ đô ta đó
- Nốt nhạc vui
- VĐMH: Em mơ gặp bác hồ
- Từ rừng xanh cháu về thăm lăng bác
- Hòa âm pha-sol
- Nhớ ơn bác
- Bác hồ một tình yêu bao la
- Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát
Biện pháp 2: Tạo môi trường giúp trẻ làm quen hoạt động âm nhạc
 Ở lứa tuổi Mầm non “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, thẩm mỹXây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này có thể hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.
 Và góc âm nhạc là nơi mà trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp, chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái nhất cho trẻ.
 Khi bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.
 Tại góc âm nhạc tôi cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh khác nhau từ các loại lon, tre nứa, thùng thiếc, thùng giấy, các vỏ hộp bên trong có chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, khối gỗ, chén bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do.
 Tôi còn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Khi có điều kiện tôi dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát.
 ĐÓ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
 Tại góc âm nhạc, t«i còng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang.... Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, cờ đuôi nheo, vòng đeo tay, chân Trẻ vô cùng sung sướng khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. Và tất cả những đồ dùng, đồ chơi đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng
 Hinh ảnh: Góc âm nhạc của trẻ tại lớp và tre say sưa biểu diễn ở góc âm nhạc
Biện pháp 3: Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc
 Do đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non, nên khi tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ, giáo viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi - chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới. Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.
 Nếu trọng tâm là dạy hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc, hát rõ lời ca, giai điệu của bài hát. Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của bài hát nghe .
Hình ảnh: Giờ học âm nhạc của trẻ tại lớp
 Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.
 Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Cô cần hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả trẻ được tham gia chơi. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.
 Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức, nên giáo viên phải định hướng cho trẻ chú ý, quan sát, tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc. Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy học để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ.
 Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi âm nhạc. Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả bài. Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ.... Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc với nhịp điệu. Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận về âm nhạc. Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa. Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm. Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau. Với mỗi bài hát nên cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán. Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát. Khi chọn bài hát giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát.
 Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc.  Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm.
 Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục. Do đó, nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là phương tiện giáo dục. Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm,  thích thú với các hoạt động âm nhạc.
 Trong mọi hoạt động khác, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất.
 Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Quạt cho bà ngủ”, phần tích hợp cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài: “Cháu yêu bà”. Như vậy không những thay đổi hình thức giúp trẻ hứng thú hơn trong giờ học mà còn có thể giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương bà, và người thân trong gia đình..
 Hoặc trong hoạt động, Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống...”. Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi...
 Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.
 Tôi thường xuyên chú ý lồng ghép âm nhạc vào các môn học khác ở các bài phù hợp để trẻ được ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, mặt khác qua nội dung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong phú sinh động hơn
 Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
 Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn. Hoặc giờ thể dục sáng, cho trẻ tập theo nhạc bài hát. Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung của các bài hát đó.
 Ví dụ, giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát cây bàng. Sau khi trẻ quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh. Qua đó trẻ được củng cố lại bài hát đã học. Giáo dục cho trẻ biết thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh 
Biện pháp 4: Lồng ghép hoạt động giáo dục âm nhạc trong các hoạt động lễ hội
 Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ. Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn.... Tất cả các hình thức biểu diễn như: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc. Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, Giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học.
 Trong năm học, nhà trường đã tổ chức nhiều chương trình văn nghệ và những ngày lễ hội mà tại đó trẻ trong lớp tôi được tham gia biểu diễn như: Chào đón năm học mới, Hội thi bé với an toàn giao thông, Ngày hội đến trường của bé,
Hình ảnh :Trẻ tham gia văn nghệ chào đón năm học mới 2017-2018
Hình ảnh: Trẻ tham gia biểu diễn trong trương chình chào đón năm học mới và mừng lễ giáng sinh
Hình ảnh: Trẻ tham gia lien hoan chúng cháu vui khỏe 2017-2018
 Ngoài biểu diễn trong các chương trình, ngày lễ tôi còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp cho trẻ. Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải. Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. 
Biện pháp 5: Sử dụng các loại nhạc cụ đa dạng và các loại trang phục gây hứng thú cho trẻ:
 Khi trẻ khai thác hết, chơi liên tục, trẻ cảm thấy chán tôi sẽ thay đổi ngay. Ví dụ như: Dùng lời kích thích trẻ : “Hôm nay góc âm nhạc có đồ dùng đồ chơi mới, các con hãy đến thử xem”. Mỗi lần nên thay đổi 3-4 đồ dùng, đồ chơi. Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng đồ chơi mới. Ví dụ như dưới sự giúp đỡ của cô trong quá trình trẻ chơi, trẻ tự phát hiện ra âm thanh của chén sành chén sứ khi chứa lượng nước khác nhau, thì các chén tạo ra âm thanh khác nhau. Giáo viên gợi ý cho trẻ biết phối hợp những đồ dùng đồ chơi cũ với đồ dùng đồ chơi mới, gây hứng thú cho trẻ.
 Ví dụ: Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách trẻ kết hợp với việc sử dụng đũa gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra một tổ hợp âm thanh hài hòa, rất hay. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu cho một số đàn dân tộc trẻ biết. Ví dụ về đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong đàn organ, cô cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm thụ.
Hình ảnh; Một số dụng cụ âm nhạc tự tạo
Hình ảnh: Trẻ sử dụng các biển báo giao thông làm dụng cụ âm nhạc để tham gia biểu diễn bài hát “Nhơ lời cô dặn” trong hội thi bé với ATGT
 Để giúp trẻ hứng thú với hoạt động giáo dục âm nhạc, hay giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn khi đứng trên sân khấu thì việc sử dụng các trang phục biểu diễn cũng vô cùng quan trọng
 Tôi tạo cho trẻ các trang phục biểu diễn hấp dẫn, bắt mắt, bằng việc dùng các trang phục làm từ ruy băng, giấy màu các loại, trang kim, phế liệuCô và trẻ cùng nhau trang trí để làm trang phục kích thích trẻ tham gia hoạt động. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình tham gia trang trí sẽ phấn khởi và hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc.
Hình ảnh: Trẻ tự tin mặc trang phục dân gian biểu diễn Trống cơm
Hình ảnh: Trẻ mặc trang phục công an tham gia biểu diễn bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” trong hội thi bé với an toan giao thông.
Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh
 Phụ huynh đóng một vai trò thiết yếu và không thể thiếu trong việc thực hiện việc hỗ trợ trẻ học tốt giáo dục âm nhạc. Đồng thời, phụ huynh là người hợp tác cần thiết nhất trong mọi kế hoạch, hoạt động phát triển dành cho trẻ. Họ chính là người hiểu trẻ nhất, vì là người luôn chăm sóc và gần gũi con mình. Và hơn ai hết, các bậc phụ huynh là những người mong đợi sự phát triển của con mình nhất, Chính họ sẽ là người kiên trì theo đuổi, phấn đấu đến cùng cho sự phát triển và tương lai của con mình.
 Trao đổi với phụ huynh về những khó khăn mà trẻ gặp phải trong hoạt động giáo dục âm nhạc
 Gi¸o viªn chia sẻ các bài hát, video âm nhạctheo chủ đề chủ điểm cho phụ huynh, để phu huynh kết hợp dạy trẻ tại nhà.
Hình ảnh: Chương trình học ở lớp của trẻ luôn được dán tại mục Cha mẹ cần biết.
Kết quả đạt được
 Sau 1 học kì thực hiện những biện pháp như đã nêu trên, tôi thấy:
- Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn.
- Tổ chức ngày hội ngày lễ: Ngày hội đến trường của bé, 20/11, tết trung thu...thường xuyên hằng năm.
- Tổ chức thao giảng lồng ghép GDÂN theo biện pháp nêu trên có hiệu quả.
- 100% trẻ thực sự thích thú khi học GDÂN, tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các các trò chơi ...tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt động GDÂN đạt chất lượng rất cao.
- Có tác dụng dấy lên phong trào sưu tầm, sáng tác các trò chơi âm nhạc, đặc biệt hơn là đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh . Trường và phụ huynh tham gia cùng nhà trường trong những hội thi, thao giảng, hội giảng, các ngày hội ngày lễ...
- Cô và trẻ gần gũi nhau hơn
- Một số cháu còn tham gia vào đội văn nghệ của trường đi biểu diễn ở nhiều chương trình lớn của quận ( cháu Bảo Linh, Gia Bảo, Vũ Linh).
- Trẻ bước đầu có kỹ năng biểu diễn tự tin, mạnh dạ
PHẦN III - KẾT LUẠN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thông qua việc áp dụng SKKN “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc” tôi thấy trẻ lớp tôi đã mạnh dạn tự tin hơn nhiều so với đầu năm học, kỹ năng biểu diễn của trẻ tự nhiên, tương đối tốt, ngoài ra trẻ thích thú, hào hứng tham gia mọi hoạt động giáo dục âm nhạc mà giáo viên tổ chức.
2. Bài học kinh nhiệm
 Để giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc trong trường mầm non ‘trước hết :
- Người phụ trách chuyên môn phải nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản của GDÂN.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra về chất lượng trên trẻ để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ.
- Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và cháu, nắm bắt tâm lý, trình độ và cá tính của từng trẻ, kiên nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ theo phương pháp “Chơi mà học, học bằng chơi”.
- Bản thân cô giáo cần tích cực sưu tầm nhiều hình ảnh tư liệu có liên quan đến chủ đề âm nhạc cần dạy. Cần dành nhiều thời gian hơn nữa để tham khảo luôn nghiên cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân., đầu tư từ cách tổ chức cách hoạt động sao cho phù hơp với các cháu cho đến việc làm thêm nhiều tranh ảnh đồ dùng đồ chơi,
- Cô giáo không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đông nghiệp, tham dự hội thi khi có dịp
- Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, tạo sự gần gũi, tạo niềm tin, và thống nhất trong việc hướng dẫn hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục Âm nhạc đã thực hiện và đạt kết quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra để các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp xem xét góp ý cho bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 PHẦN IV:TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Chương trình giáo dục Mầm non – TS Trần Ngọc Trâm – TS Lê Thu Hương – PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2010
 2/Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012
3/Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non – Bùi Kim Tuyến –Phan Thị Ngọc Anh 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012
4/Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca,truyện câu đố theo chủ đề (trẻ 4-5 tuổi)- Lê Thu Hương
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2009
5/Những sang kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ - Phan Lan Anh –Lý Thị hằng_Nguyễn Thị Hiều
 Nhà xuất bản Giáo dục năm 2013
 Long Biên, ngày 10 tháng 3 năm 2018
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết, 
 không sao chép nội dung của người khác 
 nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

File đính kèm:

  • docgiao_duc_mau_giaonho_b2bui_thi_thu_hangmn_hoa_sua_18420198.doc
Sáng Kiến Liên Quan