Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 5

1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết

a. Thuận lợi

Trong những năm qua, trường Tiểu học Nhân Hoà luôn nhận được sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo Quế Võ, Ủy ban Nhân dân phường Nhân Hoà và các ban ngành nên được cơ sở vật chất khang trang, trang bị đầy đủ những thiết bị và đồ dùng học tập. Các thầy cô giáo tận tâm, nhiệt tình, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Tổ chuyên môn và giáo viên thường xuyên học tập, trao đổi và trau dồi kiến thức.

Trong năm học 2022 – 2023, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B với tổng số HS là 34 em. Các em ngoan ngoãn, đoàn kết yêu thương nhau. Đồ dùng học tập, sách vở của các em được bố mẹ chuẩn bị đầy đủ.

Đa số phụ huynh của lớp quan tâm đến việc học tập của con, thường xuyên liên hệ với GVCN để nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

b. Khó khăn

* Giáo viên

- Trong quá trình dạy giải toán có lời văn cho HS lớp 5, một số giáo viên chỉ chú ý đến dạy cách giải chung mà chưa phân thành các dạng bài cụ thể, chưa khái quát thành các dạng bài cụ thể, chưa khái quát thành các bước giải toán có lời văn để hình thành kĩ năng giải toán cho HS. Bên cạnh đó một số GV chưa chú trọng khắc sâu, mở rộng kiến thức mà chỉ đơn thuần dạy theo tiến trình trong SGK dẫn đến kết quả là HS nắm kiến thức chưa sâu, vận dụng chưa linh hoạt,. Cá biệt, một số GV dạy học chưa sát đối tượng, chưa chú trọng rèn kĩ năng tính cho HS dẫn đến chất lượng học giải toán có lời văn chưa đồng đều.

- Chẳng hạn như khi GV dạy Giải toán về tỉ số phần trăm, một số GV không phân chia thành 3 dạng cơ bản mà dạy chung chung theo tiến trình trong SGK dẫn đến tình trạng sau khi học xong dạng toán này nhiều HS không nhận biết được tên dạng toán cũng như cách giải bài toán về tỉ số phần trăm. Nhiều trường hợp HS định hướng được cách giải xong kết quả lại sai do kĩ năng tính còn hạn chế.

 

docx26 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 21 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 5
 2. Biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 9
a) Biện pháp 1: Hình thành kỹ năng đọc đề toán, phân tích, nhận dạng 9
 các bài toán.
 b) Biện pháp 2: Hình thành và phát triển các năng lực quan sát, ghi 
 11
 nhớ, tưởng tượng, tư duy qua các bài toán.
c) Biện pháp 3: Dạy học giải toán có lời văn theo hướng phát huy tính 
 14
 tích cực của học sinh.
 3. Thực nghiệm sư phạm 16
 a. Mô tả cách thực hiện 16
 b. Kết quả đạt được 19
 c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 21
 4. Kết luận 21
 5. Kiến nghị, đề xuất 21
 a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn 21
 b. Đối với lãnh đạo nhà trường 22
 c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT 22
 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
 PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 24
 PHẦN V: CAM KẾT 25
 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn, đó cũng là công 
cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thế giới xung 
quanh, để hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
 Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra cho người 
thầy là làm thế nào để giờ dạy toán có hiệu quả cao, học sinh phát triển tính tích cực, 
chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Theo tôi, các phương 
pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí, mục đích và nhiệm vụ, mục tiêu 
giáo dục của bài học môn toán. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức, 
cách giải toán đơn thuần mà là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, 
độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả.
 Hiện nay, toàn Ngành giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng đang 
thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, 
chủ động của học sinh, làm cho hoạt động dạy học trên lớp “nhẹ nhàng, tự nhiên, 
hiệu quả”. Để đạt được yêu cầu đó, giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy 
học để vừa nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý 
của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh, để đáp ứng với công cuộc 
đổi mới của đất nước nói chung và của Ngành giáo dục Tiểu học nói riêng.
 Trong chương trình môn Toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò 
quan trọng. Thông qua việc giải toán, các em thấy được nhiều khái niệm toán học. 
Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy, tính cẩn thận, óc sáng 
tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn 
luyện kĩ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh 
mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến 
thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục 
những mặt thiếu sót.
 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết
a. Thuận lợi
 Trong những năm qua, trường Tiểu học Nhân Hoà luôn nhận được sự quan tâm 
của Phòng giáo dục và đào tạo Quế Võ, Ủy ban Nhân dân phường Nhân Hoà và các 
ban ngành nên được cơ sở vật chất khang trang, trang bị đầy đủ những thiết bị và đồ 
dùng học tập. Các thầy cô giáo tận tâm, nhiệt tình, có kinh nghiệm và trình độ chuyên 
môn. Tổ chuyên môn và giáo viên thường xuyên học tập, trao đổi và trau dồi kiến 
thức.
 Trong năm học 2022 – 2023, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B với tổng số 
HS là 34 em. Các em ngoan ngoãn, đoàn kết yêu thương nhau. Đồ dùng học tập, sách 
vở của các em được bố mẹ chuẩn bị đầy đủ. 
 Đa số phụ huynh của lớp quan tâm đến việc học tập của con, thường xuyên liên 
hệ với GVCN để nắm bắt tình hình học tập của con em mình.
b. Khó khăn
* Giáo viên
 - Trong quá trình dạy giải toán có lời văn cho HS lớp 5, một số giáo viên chỉ 
chú ý đến dạy cách giải chung mà chưa phân thành các dạng bài cụ thể, chưa khái 
quát thành các dạng bài cụ thể, chưa khái quát thành các bước giải toán có lời văn 
để hình thành kĩ năng giải toán cho HS. Bên cạnh đó một số GV chưa chú trọng 
khắc sâu, mở rộng kiến thức mà chỉ đơn thuần dạy theo tiến trình trong SGK dẫn 
đến kết quả là HS nắm kiến thức chưa sâu, vận dụng chưa linh hoạt,... Cá biệt, một 
số GV dạy học chưa sát đối tượng, chưa chú trọng rèn kĩ năng tính cho HS dẫn đến 
chất lượng học giải toán có lời văn chưa đồng đều.
 5 -Đa số HS trong lớp không ham thích học giải toán có lời văn. Cá biệt một số 
HS không nắm được cách giải một bài toán có lời văn theo các bước, chưa biết cách 
phân tích đề toán, không có phương hướng giải quyết đề bài.
 Để kiểm tra năng lực thực hiện giải toán có lời văn, tôi có tiến hành khảo sát 
chất lượng 34 học sinh lớp 5B như sau: 
 Phiếu kiểm tra khảo sát
 Thời gian: 30 phút
 Họ và tên: . Lớp:..............
 Bài 1(5 điểm): Một thúng đựng trứng gà và trứng vịt có tất cả 116 quả. Số trứng 
 vịt gấp 3 lần số trứng gà. Hỏi trong thúng có bao nhiêu quả trứng gà, bao nhiêu quả 
 trứng vịt?
 Bài giải
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 ...................................................................................................................................
 7 2. Biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
 Việc nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp hướng dẫn HS thực hiện giải toán có 
lời văn là nhằm giúp các em học sinh lớp 5 có kỹ năng thực hiện giải các bài toán có 
lời văn, có sự logic trong Toán học đây chính là nền tảng để các em học môn Toán 
ở lớp 5 và là cơ sở để tiếp tục học tốt môn Toán ở các lớp trên. Với mục đích đó, tôi 
xác định rõ những biện pháp cụ thể sau đây:
 a) Biện pháp 1: Hình thành kỹ năng đọc đề toán, phân tích, nhận dạng các 
 bài toán.
 ➢ Mục tiêu: Giúp cho học sinh nhận biết, nắm chắc các yếu tố của bài toán, phân 
 loại bài toán có lời văn và nhận dạng được dạng toán ngay khi đọc đề bài.
➢ Cách tiến hành:
 - Bước 1: Cho học sinh nhận biết các yếu tố của bài toán:
+ Cho học sinh nhận biết nguồn gốc thực tế và tác dụng phục vụ thực tiễn cuộc sống 
của bài toán. 
+ Cho học sinh nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các đại lượng trong bài toán. 
+ Tập cho học sinh biết xem xét các đối tượng toán học và tập diễn đạt các kết luận 
dưới nhiều hình thức khác nhau. 
 - Bước 2: Phân loại bài toán có lời văn:
+ Để giải được bài toán thì học sinh phải hiểu đề bài, hiểu các thành phần của nó. 
Những cái đã cho và những cái cần tìm thường là những số đo đại lượng nào đấy 
được biểu thị bởi các phép tính và các quan hệ giữa các số đo. Dựa vào đó mà có thể 
phân loại các bài toán.
+ Phân loại theo đại lượng:Với mỗi loại đại lượng có một loạt bài toán có lời văn về 
đại lượng đó như:
• Các bài toán về số lượng.
 9 + Trong thực tế, nhiều bài toán có nội dung khác nhau nhưng có thể sử dụng cùng 
một phương pháp suy luận để giải, vì thế có thể coi “có cùng phương pháp giải” là 
một tiêu chí để phân loại bài toán có lời văn. Các bài toán có cùng phương pháp giải 
dẫn đến cùng một mô hình toán học tức là cùng một dạng bài toán.
Ví dụ 1: Để hút hết nước ở một cái hồ, phải dùng 3 máy bơm làm việc liên tục trong 
4 giờ. Vì muốn công việc hoàn thành sớm hơn nên người ta đã dùng 6 máy bơm như 
thế. Hỏi sau mấy giờ sẽ hút hết nước ở hồ? (Sách Toán 5 trang 21)
Ví dụ 2: Mua 10 quyển vở hết 85 000 đồng. Hỏi mua 15 quyển vở như thế hết bao 
nhiêu tiền?
 Đối với học sinh, khi giải 2 bài toán này, GV luôn chú ý hỏi xem bài toán 
thuộc dạng nào? (quan hệ tỉ lệ), giải bằng cách nào trong hai cách đã học (cách “rút 
về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”). Nếu HS khá, giỏi, giáo viên có thể yêu cầu giải bài tập 
ở ví dụ 2, bằng 2 cách. Việc tìm ra nhiều cách giải khác nhau sẽ giúp HS có dịp so 
sánh các cách giải đó, chọn ra được cách hay hơn và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm 
để giải toán. Quá trình tìm tòi những cách giải khác nhau của bài toán cũng là quá 
trình rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt cho HS.
 Như vậy, sự phân loại theo phương pháp giải chính là sự phân loại theo mối 
quan hệ giữa những “cái đã cho” và những “cái cần tìm” trong bài toán.
 b) Biện pháp 2: Hình thành và phát triển các năng lực quan sát, ghi nhớ, 
 tưởng tượng, tư duy qua các bài toán 
 ➢ Mục tiêu: Giúp cho HS biết quan sát các mô hình, sơ đồ. Tập cho HS có năng 
 lực ghi nhớ để nắm vững quy tắc, công thức. Tập cho HS thói quen tư duy, phân 
 tích, tổng hợp bài toán bằng sơ đồ.
➢ Cách tiến hành:
 - Bước 1: Dạy học sinh biết quan sát các mô hình, sơ đồ, từ đó cũng dễ dàng 
tìm ra cách giải.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_giai_bai.docx
Sáng Kiến Liên Quan