Chuyên đề Nâng cao chất lượng giờ dạy toán buổi hai Lớp 4+5

NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC TOÁN BUỔI HAI :

A. Nắm bắt khả năng học Toán của HS trong lớp:

 Ngay từ khi nhận lớp dựa trên kết quả học tập của các em ở lớp truớc, kết quả một số bài kiểm tra khảo sát GV nắm bắt được khả năng học Toán của HS trong lớp.

B. Phát hiện những lỗi thường gặp, những khó khăn mà HS thường gặp phải trong từng mạch kiến thức

 1.Số học:

 1.1.Đọc số :

* Đọc thiếu chữ “mươi”.

VD:Đọc số sau: 23 456 :

+ Sai lầm thường gặp: HS đọc là : Hai ba nghìn bốn trăm năm sáu.

+ Cách giải quyết :Nhắc nhở kịp thờ để HS phát hiện ra lỗi sai lần sau không mắc nữa . Không nên bỏ qua vì cho rằng đấy chỉ là một lỗi nhỏ.

+Cách đọc đúng là : Hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu.

* Số 5 :

VD: Đọc các số sau: 24 567, 42 625

+Sai lầm thường gặp : HS đọc năm là lăm và ngược lại

Chẳng hạn HS đọc là : Hai mươi tư nghìn bốn trăm lăm mươi sáu ( 24 456 )

 Bốn mươi hai nghìn Sáu trăm hai mươi năm.( 42 625 )

+ Cách giải quyết : Nhắc nhở học sinh ghi nhớ cách đọc trong một số ví dụ cụ thể như sau:

- Đọc là “ Năm”, trong các trường hợp :

 5 : đọc là Năm.

 50 : đọc là Năm mươi.

 656 : đọc là Sáu trăm năm mươi sáu.

 705 : đọc là Bẩy trăm linh năm.

- Đọc là “Lăm” trong các trường hợp.

Ví dụ : 15 : đọc là Mười lăm.

 625 : đọc là Sáu trăm hai mươi lăm.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng giờ dạy toán buổi hai Lớp 4+5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY TOÁN BUỔI HAI LỚP 4-5
*	*	*	*	*
Bước 1 : Chuẩn bị chuyên đề
- Ngày 7 tháng 9 năm 2017 tổ 4-5 đã họp và đi đến thống nhất chọn làm chuyên đề: 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY TOÁN BUỔI HAI LỚP 4-5
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ như sau:
- Tất cả các đồng chí GV trong tổ đều nghiên cứu mỗi GV một phần
 	+Tập hợp ý kiến viết lí thuyết : Đ/c Phạm Thị Sáng.
 	+ Dạy minh hoạ chuyên đề : Đ/c Nguyễn Thị Thu Phương
Bước 2 :Tổ chức chuyên đề
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
I - ĐẶT VẤN ĐỀ 
Như chúng ta đã biết, việc hình thành các kĩ năng về môn Toán đều thông qua luyện tâp. HS chỉ nắm vững các kiến thức toán học khi được thực hành, luyện tập.Thực hành luyện tập góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói riêng và chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung. Tuy nhiên hiện nay dạy học tiết toán buổi 2 hiện nay gặp rất nhiều khó khăn :
 - Trong lớp nhiều đối tượng HS với nhiều khả năng tiếp thu khác nhau.
- Toán buôỉ 2 là 1 tiết học khó, nan giải, hầu hết không có tài liệu, bài tập có sẵn.
- Mục tiêu của tiết dạy toán buổi 2 lại nhằm ôn luyện các kiến thức cơ bản nhằm hình thành khái niệm, khắc sâu, hệ thống hoá và tổng hợp kiến thức.
- Toán buổi 2 còn nhằm mục đích phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS chưa hoàn thành bài học.
 Xuất phát từ những lí do trên mà tổ 4- 5 đã tiến hành hội thảo, xây dựng chuyên đề : “Nâng cao hiệu quả giờ dạy toán buổi hai”.
II- NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC TOÁN BUỔI HAI :
A. Nắm bắt khả năng học Toán của HS trong lớp:
	Ngay từ khi nhận lớp dựa trên kết quả học tập của các em ở lớp truớc, kết quả một số bài kiểm tra khảo sát GV nắm bắt được khả năng học Toán của HS trong lớp.
B. Phát hiện những lỗi thường gặp, những khó khăn mà HS thường gặp phải trong từng mạch kiến thức
	1.Số học:
	1.1..Đọc số :
* Đọc thiếu chữ “mươi”.
VD:Đọc số sau: 23 456 :
+ Sai lầm thường gặp: HS đọc là : Hai ba nghìn bốn trăm năm sáu.
+ Cách giải quyết :Nhắc nhở kịp thờ để HS phát hiện ra lỗi sai lần sau không mắc nữa . Không nên bỏ qua vì cho rằng đấy chỉ là một lỗi nhỏ.
+Cách đọc đúng là : Hai mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu.
* Số 5 :
VD: Đọc các số sau: 24 567, 42 625
+Sai lầm thường gặp : HS đọc năm là lăm và ngược lại
Chẳng hạn HS đọc là : Hai mươi tư nghìn bốn trăm lăm mươi sáu ( 24 456 )
 Bốn mươi hai nghìn Sáu trăm hai mươi năm.( 42 625 )
+ Cách giải quyết : Nhắc nhở học sinh ghi nhớ cách đọc trong một số ví dụ cụ thể như sau:
- Đọc là “ Năm”, trong các trường hợp :
 5 : đọc là Năm.
 50 : đọc là Năm mươi.
 656 : đọc là Sáu trăm năm mươi sáu.
 705 : đọc là Bẩy trăm linh năm.
- Đọc là “Lăm” trong các trường hợp.
Ví dụ : 15 : đọc là Mười lăm.
 625 : đọc là Sáu trăm hai mươi lăm.
1.2. Cấu tạo số :
- Học sinh thường nhầm lẫn giữa số và chữ số
Ví dụ : Tìm chữ số x để 24x chia hết cho 9
+ Sai lầm thường gặp: HS thường làm như sau: Chữ số x để 24x chia hết cho 9 là : 243
+ Cách giải quyết: Rõ ràng HS chưa hiểu đâu là số , đâu là chữ số dẫn đến việc tìm được chữ số x thoả mãn yêu cầu nhưng trình bày sai :243 là số chứ không phải chữ số.Do vậy GV cần giúp HS hiểu rõ và phân biệt được số và chữ số. Bài tập yêu cầu tìm chữ số X chứ không phải tìm số sau khi đã thay chữ số x vào.
1.3. Các phép tính :
+ Sai lầm thường gặp:
- Đặt tính không thẳng cột dẫn đến kết quả sai nhất là các phép tính đối với số thập phân: 
Ví dụ : 
 	4.514
 	35
 	8,014
- Tính xong quên đặt dấu phẩy ở kết quả
- Không xử lí dấu phẩy, hoặc xử lí dấu phẩy chưa đúng trước khi thực hiện phép chia cho một số thập phân
- Công, trừ, nhân, chia quên không nhớ dẫn đến kết quả sai , ví dụ :
 35,6
 47,4
 73,0
+ Cách giải quyết: Rèn cho HS tính cẩn thận ngay từ những bài học đầu tiên đặc biệt là các phép tính đối với số thập phân 
2.Đại lượng và đo đại lượng :
+ Sai lầm thường gặp:
- Không nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Làm sai nhiều ở những bài đổi đơn vị đo từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn, ví dụ : 23100 cm = . m
- Đổi từ một đơn vị sang hai đơn vị, ví dụ : 3457 tấn = ..tấnkg.
- Đổi đơn vị đo diện tích, đơn vị đo thể tích hay nhầm với đơn vị đo độ dài
Ví dụ: HS thường làm : 35 m2 = 3500cm 2
- Khi thực hiện các phép tính trên đơn vị đo học sinh quên không ghi tên đơn vị đo ở kết quả
Ví dụ : Học sinh thường làm : “413kg + 125kg =538
+ Cách giải quyết :
- Yêu cầu HS ghi nhớ các đơn vị đo và mối quan hệ giữa chúng
- Trước khi thực hiện đổi cần xác định xem đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé hay từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, mối quan hệ giữ 2 đơn vị đó là bao nhiêu.
- Chú ý phân biệt giữa đơn vị đo diện tích, thể tích đối với các đơn vị đo khác
3. Hình học :
+ Sai lầm thường gặp:
- Quên công thức tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn hoặc nhớ từ công thức no sang công thức kia.
- Ghi nhầm danh số trong các bài toán diện tích , thể tích từ đơn vị đo diện tích, thể tích sang đơn vị đo độ dài
- Khi tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật học sinh thường hay lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy mà quên không nhân diện tích một mặt đáy này với 2.
+ Cách giải quyết :
- Yêu cầu học sinh thuộc các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn để tránh việc nhớ từ công thức nọ sang công thức kia.
- Trước khi ghi danh số cần xác định rõ xem đây là đơn vị đo nào.
- Giúp HS có thói quen hiểu để vận dụng chứ không vận dụng một cách máy móc. Chẳng hạn tính diện tích xung quanh của một hình là tính diện tích 4 mặt của hình đó còn tính diện tích toàn phần là tính diện tích 6 mặt của hình đó. Nếu HS hiểu như vậy thì khi vận dụng tính nếu không may quên công thức vẫn có thể tự mình khôi phục lại được công thức để tính và có câu trả lời chính xác.
4.Giải toán :
a. Một số sai lầm học sinh thường mắc khi giải toán có lời văn và cách khắc phục:
* Không xác định được dạng toán hoặc xác định không đúng dạng toán dẫn đến lời giải sai.
* Lỗi khi vẽ sơ đồ, ước lượng độ dài, ngắn của mỗi đoạn thẳng không tương xứng.
* Lỗi không phân biệt được ý nghĩa của phép tính dẫn đến việc viết đảo ngược phép tính trong câu lời giải:
 Ví dụ:Trong cửa hàng có 15 0 bao gạo như nhau.Mỗi bao nặng 30 kg . Hỏi trong cửa hàng có bao nhiêu tạ gạo?
+ HS thường mắc sai lầm trong lời giải như sau:
Trong của hàng có số tạ gạo là:
 150 x 30 = 4500( kg )
 Đổi 4500kg = 45 tạ
 Đáp số : 45 tạ gạo
+ Cách giải quyết:Rõ ràng trong phần lời giải này học sinh đã mắc phải 2 lỗi cơ bản mà người giáo viên phải chỉ ra cho HS thâý là: 
- Nếu lấy 150 ( bao ) gấp lên 30 lần thì kết quả là 4500 ( bao) còn lấy 30 ( kg ) gấp lên 150 lần thì kết quả là 4500 kg.Ở đây chúng ta cần tìm là kg chứ không phải bao
- HS cứ quen với thói quen là dựa vào câu hỏi ghi lại câu trả lời mà không chú ý đến tính hợp lí. Ở đây hỏi là "cửa hàng có bao nhiêu tạ gạo? "trong khi kết quả của phép tính là kg gạo. Do vậy nếu ghi như vậy thì không thống nhất giữ kết quả và câu trả lời.
 + Lời giải đúng là:
Trong cửa hàng có số ki- lô- gam gạo là:
 30 x 150 = 4500( kg )
 Đổi 4500kg = 45 tạ
 Đáp số : 45 tạ gạo
* Lỗi ghi nhầm hoặc ghi thừa danh số 
Ví dụ1: Mẹ cho Hà 20 000 đồng , Hà mua vở hết 18 000 đồng. Hỏi Hà còn lại bao nhiêu tiền?
- HS thường nhầm danh số như sau: 
 Hà còn lại số tiền là:
 20 000- 18 000 = 2 000 ( tiền ) 
 Đáp số : 2000 tiền
	Sở dĩ có sự nhầm lẫn trên là do câu hỏi là Hỏi Hà còn lại bao nhiêu tiền?
Ví dụ 2: Toàn trường có 10 phòng học . Mỗi phòng học có 12 bộ bàn ghế.Hỏi toàn trường có bao nhiêu bộ bàn ghế?
HS thường ghi danh số trong lời giải của mình là bộ bàn ghế nhưng thực ra danh số ở đây là bộ. Chỉ ghi bộ bàn ghế trong phần đáp số mới chính xác.
*Lỗi nhầm lẫn giữa thời điểm và khoảng thời gian trong các bài toán chuyển động
Ví dụ : Một mgười đi xe máy xuất phát lúc 6 giờ đi từ A đến B với vận tốc 30 km/giờ. Quãng đường AB dài 120 km. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ?
Với bài toán này học sinh thưòng chỉ dừng lại ở việc tìm ra thời gian người đó đi đến B( 4 giờ ) mà không tìm xem thời điểm người đó đến B lúc mấy giờ theo yêu cầu của bài toán
 + Cách giải quyết :Giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hiểu 4 giờ là khoảng thời gian còn 10 giờ là thời điểm. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? tức là tính thời điểm . Vậy “ Thời điểm “ là một mốc thời gian".
c. Quy trình giải toán có lời văn 
	- Nhận dạng toán: Mỗi bài toán có một nội dung khác nhau, có thể được thể hiện ở các dạng khác nhau. Nếu chúng ta không hướng dẫn học sinh nhận dạng toán tốt thì các em dễ bị nhầm lẫn giữa dạng toán này với dạng toán khác. Do đó trước khi hướng dẫn học sinh nhận dạng toán, giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ đầu bài toán, suy nghĩ về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán và những dấu hiệu đặc trưng thông qua việc xuất hiện các thuật ngữ các em có thể nhận ra được bài toán thuộc dạng toán nào. (Chớ vội tính toán khi chưa đọc kĩ đề toán). 
	- Tóm tắt bài toán: Cho HS đọc kĩ đề bài sau đó diễn đạt ngắn gọn nội dung bài toán bằng ngôn ngữ hoặc minh hoạ bằng sơ đồ, hình vẽ.
	- Thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng: Thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện bài toán , giữa cái đó cho( cái đó biết) với cái cần tìm trong bài toán để tìm ra hướng đi của bài toán. Học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán phải thực hiện phép tính gỡ? Suy nghĩ xem từ số đó cho và điều kiện của bài toán có thể biết gỡ, có thể làm tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi nào của bài toán. 
	- Lập kế hoạch giải toán: Trên các cơ sở mối quan hệ giữa các đại lượng, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán. HS suy nghĩ xem cần thực hiện các phép tính theo trình tự nào? Thực hiện các phép tính như vậy đó hợp lí chưa? Trong một số trường hợp, giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm ra nhiều cách giải và cuối cùng lựa chọn cách giải ngắn gọn nhất. 
	- Thực hiện phép tính theo trình tự đó thiết lập để tìm đáp số: Đến đây học sinh chỉ việc thực hiện các phép tính theo trình tự đó thiết lập. Mỗi khi thực hiện phép tính cần kiểm tra đó tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện có dựa trên cơ sở đúng đắn không?
C. Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp đối tượng, đạt hiệu quả
1. Cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập
	 Muốn xây dựng được hệ thống bài tập đạt yêu cầu cần dựa vào các cơ sở sau: 
- Nội dung chương trình.
- Đối tượng HS
- Các lỗi HS thưòng mắc, hoặc khó khăn mà học sinh gặp phải trong mạch kiến thức đó.
	 Trên cơ sở xác định được lỗi sai mà học sinh thường mắc về kiến thức kĩ năng đó, giáo viên lựa chọn biện pháp khắc phục, lựa chọn hệ thống bài tập sao cho phù hợp. Phù hợp cả về mặt Chuẩn kiến thức và đối tượng học sinh của lớp mình dạy. Hệ thống bài tập cần được xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo các đối tượng học sinh, nên đan xen giữa các mạch kiến thức tránh sự nhàm chán đơn điệu. Ra bài tập với nhiều dạng khác nhau, thay đổi yêu cầu song vẫn đạt được mục tiêu bài học.
2. Các dạng bài tập :
+ Bài tập củng cố, áp dụng ,
+ Bài tập vận dụng.
+ Bài tập sáng tạo.
+ Bài tập phát triển
D. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy là yêu cầu hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy GV cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học trong bài. 
Với mỗi tiết học yêu cầu sử dụng triệt để đồ dùng, thiết bị sẵn có và đồ dùng thiết bị tự làm , tự sưu tầm được . Tránh dạy chạy ảnh hưởng đến hiệu quả tiết học.
Đ.Đổi mới phương pháp dạy học, dạy đúng đặc trưng tiết dạy thực hành, luyện tập. 
1.Giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của minh bằng nhiều cách.
Làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong thiết kế, không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua một bài tập nào kể cả những bài tập học sinh cho là dễ.
 Không nên bắt học sinh chờ đợi lâu trong quá trình làm bài. Sau mỗi bài học nên cho học sinh tự kiểm tra nếu đã làm xong thì chuyển sang bài tập tiếp theo.
Ở mỗi tiết học phải chấp nhận có học sinh làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác. Giáo viên có kế hoạch giúp học sinh đặc biệt là những học sinh chưa hoàn thành bài học và giúp học sinh có năng khiếu làm được càng nhiều bài tập càng tốt. 
2.Tạo sự hỗ trợ giữa các đối tượng học sinh.
Khi cần thiết cho học sinh trao đổi giữa các nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Khuyễn khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, của giáo viên, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến.
Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm , trong lớp giúp học sinh tự tin hơn và khả năng của bản thân.
3.Khuyến khích học sinh tự đánh giá kết quả thực hành luyện tập.
Tập cho học sinh thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra xem có nhầm, có sai không.
Nên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm rồi báo cho giáo viên biết.
Khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình, của bạn và nêu cách khắc phục.
4.Giúp học sinh nhận ra những kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng, phong phú của các bài tập.
Các bài thực hành luyện tập thường có nhiều dạng và các mức độ khó khác nhau. Nếu học sinh tự nhận ra được kiến thức cơ bản đã học trong các mối quan hệ mới của bài thực hành thì học sinh sẽ biết cách vận dụng các kiến thức cơ bản để làm bài.
 Giáo viên không nên làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết mà nên giúp học sinh cách phân tích bài toán để học sinh tự biết phải sử dụng kiến thức nào để giải quyết từng vấn đề của bài toán.
5.Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình với các cách giải có sẵn.
Sau mỗi tiết học giáo viên nên tạo cho học sinh niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao và đã đạt được nhiều tiến bộ nhất định trong học tập ( bằng cách khuyến khích , nêu gương. ).
Giáo viên không nên “áp đăt” học sinh phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt nhất.
Bên cạnh đó việc tổ chức các hình thức làm bài tập cần linh hoạt thay đổi để học sinh hứng thú. Các hình thức thường sử dụng là :
+ Làm cá nhân.
+ Làm nối tiếp.
+ Làm theo nhóm.
+ Làm theo hình thức thi.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 Thời gian : Từ 35 đến 40 phút.
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần kiến thức có liên quan đến tiết ôn.
Bài mới :
Giới thiệu bài : Nêu nội dung sẽ ôn luyện.
Luyện tập :
+ Giáo viên chép sẵn hệ thống bài tập lên bảng ( Bảng phụ hoặc phiếu bài tập) .
+ Cho học sinh đọc thầm lại một lượt và ghi lại những băn khoăn thắc mắc về yêu cầu của đề bài.
Giáo viên hoặc học sinh giải thích những vấn đề học sinh vừa nêu.
Giáo viên giới hạn thời gian cho học sinh làm bài.
Học sinh cùng giáo viên chữa bài.
Giáo viên chốt kiến thức sau mỗi bài tập.
 C. Củng cố tổng kết :
*Chú ý : 
+ Bài tập ghi trên bảng lớp là các dạng bài tập học sinh đã được học hoặc đã từng được làm quen.
+ Đối với dạng bài tập phát triển, nâng cao giáo viên chép ở bảng phụ , phiếu và đưa ra sau khi HS đã làm xong hoặc đã chữa xong các bài tập trên bảng lớp.
III. KẾT LUẬN 
Nói tóm lại : để có giờ dạy tốt, việc chuẩn bị bài của giáo viên đóng vai trò quyết định. Giáo viên muốn dạy tốt phải nắm vững các câu hỏi “ Dạy để làm gì ?; Dạy ai ?; Dạy cái gì ?; Dạy như thế nào ? “. Muốn dạy hay phải nắm vững nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức, hiểu được ý đồ của sách giáo khoa.
Một điều quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy là xây dựng một môi trường học Toán tự nhiên, thoải mái với học sinh. Học sinh không cảm thấy kiến thức môn Toán xa lạ với cuộc sống thực, không để giờ học Toán nặng nề, có nhiều bài tập gây mệt mỏi và làm học sinh không hứng thú học tập.
Dạy học Toán ở tiểu học là dạy theo phương châm “ Nghe thì quên, nhìn thì nhớ và làm thì hiểu". Giáo viên không nói nhiều, làm thay; học sinh không thụ động chỉ biết nghe, ghi và nhớ.
 Ý kiến của ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_nang_cao_chat_luong_gio_day_toan_buoi_hai_lop_45.docx
Sáng Kiến Liên Quan