Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phối kết hợp với ban giám hiệu thực hiện tốt nền nếp - Kỷ cương hành chính trong nhà trường

Với tình hình thực tế của nhà trường đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhận thức chưa sâu sắc, không đồng đều cụ thể về quy định đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có mặt còn hạn chế. Nhất là trong thời điểm hiện nay kinh phí hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với sự nghiệp trồng người, chế độ đời sống của giáo viên mầm non chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cuộc sống song song với yêu cầu công tác đổi mới giáo dục để đáp ứng được “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên cần nâng cao tư tưởng, nhận thức sâu sắc để thực hện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, ngoài tình thương yêu, trách nhiệm đối với các bé nhưng quan trọng nhất là người quản lý phải hoạch định được kế hoạch, khuyến khích sự phát triển đội ngũ giáo viên và quan trọng hơn nữa là bản thân nhà giáo phải tự học để nâng cao trình độ, Có năng lực nắm bắt các tri thức mới trong thời đại cũng như phải có “tâm lực” có kiến thức xã hội, phẩm chất phong cách . Vấn đề đó vừa là lý luận, vừa rất thực tiễn trong hoạt động sư phạm, phải thường xuyên được học tập tu dưỡng, nghiên cứu tài liệu văn bản của ngành của nghề để nâng cao tư tưởng, nhận thức đó là kiến thức bổ ích giúp cho nhà giáo chúng ta tiếp tục thực hiện tốt và duy trì “nề nếp kỷ cương” trong nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

doc21 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phối kết hợp với ban giám hiệu thực hiện tốt nền nếp - Kỷ cương hành chính trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các giáo án của các đồng chí giáo viên trong trường được xếp loại cao trong các đợt tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, tham gia hội thi cấp huyện, các giáo án điển hình của các phong trào thi đua mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hội giảng mùa xuân, ngày hội công nghệ thông tin, các giáo án dự giờ đã được Ban giám hiệu tham gia góp ý bổ sung để đưa vào kho dữ liệu.
	- Đối với tổ trưởng chuyên môn các khối: Tổng hợp các giáo án của khối mình phân theo từng hoạt động, giáo án bằng văn bản, giáo án điện tử giúp các thành viên của tổ sử dụng đạt hiệu quả.
 	- Đối với bản thân- hiệu phó phụ trách giáo dục: Kiểm tra, sửa, tổng hợp hoàn thiện đưa vào kho dữ liệu đồng thời chuyển cho từng khối cũng như in ấn cho mỗi nhóm lớp 2 bộ đĩa để các lớp học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 	
 Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện tốt quy tắc ứng xử của CB, GV, NV. Bồi dưỡng chuyên đề về đạo đức nhà giáo, quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
 	1. Thực hiện tốt các quyết định: 
 	Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; 
 	Lối sống tác phong, giao tiếp ứng xử trong nhà trường. Xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, GV, NV là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong việc xây dựng đội ngũ CB, GV,NV “Kỷ cương- trách nhiệm- tận tình- thân thiện”, góp phần xây dựng nhà trường văn hóa.
	Tổ chức thực hiện Quy định các chuẩn mực xử sự trong nhiệm vụ; trong quan hệ xã hội định hướng cho CB, GV, NV các chuẩn mực trong giải quyết công việc với nhà trường.
	2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc ứng xử đến toàn thể CB, GV,NV trong toàn trường. 
	Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy tắc ứng xử của CB, GV, NV trong nhà trường gắn với việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Năm kỷ cương hành chính 2017, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường và nhiệm vụ của CB, GV, NV. Vận động toàn thể mỗi CB, GV, NV thực hiện tốt các chuẩn mực của Quy tắc ứng xử.Tổ chức cho CB, GV, NV đăng ký và cam kết thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong nhà trường.
3. “Nhận thức thực sự sâu sắc” thì mới thể hiện qua công việc hàng ngày, hàng giờ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ như:
 - Nhận thức được “ Nhân cách nhà giáo” là phương tiện công cụ giáo dục cụ thể khi thực hiện nhiệm vụ dạy học mỗi giáo viên phải sử dụng nhiều công cụ như soạn bài, đồ dung dạy học đầy đủ vì đối với trẻ mầm non phải có đồ dùng trực quan để trẻ quan sát, khám phá, tư duy dưới sự điều khiển, gợi mở của giáo viên. Nhưng nếu giáo viên không có nhân cách thì hiệu quả không đạt vì nhân cách của giáo viên tham gia vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
 - “Phẩm chất và năng lực” của người giáo viên cần phải nhận thức đầu đủ về giá trị sống đúng và hơn thế nữa phải có kĩ năng cơ bản như tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn,giản dị, có tinh thần trách nhiệm cao đó là những phẩm chất hết sức quan trọng đối với người giáo viên. 
 	- “Tính trung thực” của một nhà giáo là một phẩm chất được xã hội quan tâm nhất vì vậy:
 	Giáo viên nhận thức được trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ sản phẩm của giáo dục là con người. Chính vì vậy cô giáo phải có tâm huyết thực hiện đúng chương trình không cắt xén các hoạt động song song với các yêu cầu phẩm chất đạo đức, lối sống, kiến thức, kỹ năng theo đánh giá chuẩn nghề nghiệp thì mới đào tạo ra con người toàn diện như Đạo đức - Trí tuệ - Thể chất - Thẩm mỹ và các kỹ năng sống cơ bản.
 * Ngược lại nếu không trung thực thì sẽ đào tạo ra con người không trung thực, những con người nói dối điều đó có thể gây nhiều tác hại ghê gớm đối với nền tảng đạo đức xã hội làm ảnh hưởng lớn đối với giá trị tốt đẹp của Nhà giáo
 - “Về mặt tài”: Ngoài năng lực dạy học, năng lực chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, năng lực tổ chức hoạt động sư phạmxong do đặc điểm nghề nghiệp nên nhiều giáo viên như lúc đầu tôi đã trình bày thường an phận “ dậm chân tại chỗ” chủ quan và hài lòng với những hiểu biết cũng như vị trí xã hội của mình.
 	Nhưng trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, yêu cầu giáo viên cần có năng lực toàn diện hơn như về “ Thể thao, văn hóa văn nghệ tin học, ngoại ngữ” sẽ tự tin hơn, sẽ nhận thức được kính trọng về sự yêu quý của các bé, đặc biệt phát huy từ các bé tính thân thiện, mạnh dạn hồn nhiên hơn khi tổ chức các
hoạt động, đồng thời giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động hàng ngày, kết quả giáo dục chắc chắn sẽ đáp ứng được công tác đổi mới giáo dục.
 4. Công tác bồi dưỡng.
 - “Bồi dưỡng giáo viên nhận thức được đủ tài đủ đức” nhân cách được hình thành và phát triển trong cả một quá trình tu dưỡng rèn luyện .Những phẩm chất tốt đẹp của con người không thể hình thành dễ dàng trong ngày một ngày hai, hơn thế nữa nhân cách cũng không phải là thứ “Nhất thành bất biến”.
 	Xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ tài đủ đức trước hết đó là nhiệm vụ của các trường sư phạm và tiếp theo người quản lí phải có kế hoạch nâng cao tư tưởng nhận thức về mọi mặt để nâng cao chất lượng toàn diện cho giáo viên, nhân viên, học sinh cụ thể:
 	- Đội ngũ giáo viên nắm chắc phương pháp nội dung trọng tâm thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nhà giáo mà còn thể hiện được tính nghệ thuật sáng tạo
 	Trường phát động các hội thi, hội giảng khuyến khích sử dụng CNTT hiệu quả bằng hình thức cộng điểm thưởng. Đây là một nét mới phù hợp với yêu cầu đổi mới dạy học giúp cho chất lượng nhà trường tốt hơn.
	 - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã triển khai và tiếp tục phát động thi đua đẩy mạnh các cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” trong nhiều năm liền. Chính vì vậy, người giáo viên được gọi là kỹ sư tâm hồn phải xác định được dạy học là một nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với sản phẩm của mình là con người biết lấy trẻ làm trung tâm vì thế đòi hỏi người giáo viên không những chỉ có kiến thức phương pháp vững vàng mà phải thực hiện tốt đạo đức nhà giáo, có một kỹ năng sư phạm cao. Đặc biệt đối với cô giáo mầm non trong quá trình thực hiện phải rèn rũa cho mình có nghệ thuật lên lớp để thực sự trở thành cô giáo giỏi toàn diện thì phải thực hiện tốt và thường xuyên bồi dưỡng cho mình một số điểm sau:
 	- Từ tâm hồn, ánh mắt, cử chỉ đến với trẻ như là một người mẹ hiền thứ hai, có tâm huyết với nghề nghiệp, dám nghĩ dám làm ham học hỏi, khi giao lưu trò chuyện trong giờ đón trẻ, trả trẻ và một số hoạt động mà tôi thấy trong trường cần phải bồi dưỡng.
 	+ Tổ chức các hoạt động cô giáo phải là người chủ đạo thể hiện được các vai đóng, các góc thật sự là một người bạn cùng đồng hành với trẻ, hướng dẫn gợi mở giúp trẻ hoạt động có chủ đích phát huy sáng tạo, khám phá củng cố kiến thức, kỹ năng tạo ra được những sản phẩm.
 	- Trong giờ hoạt động chung: Tổ chức các trò chơi dân gian, đưa các bài thơ, câu đố, bài hát phải có nội dung liên quan đến chủ đề, dẫn dắt sử dụng đến nghệ thuật, sáng tao giúp trẻ hứng thú.Việc thực hiện dây chuyền giữa các cô hòa nhập với trẻ giúp trẻ hồn nhiên, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động cùng cô.
 	Sử dụng đồ dùng triệt để nhằm khai thác ở trẻ một số đặc điểm riêng, phân biệt giống và khác nhau, ích lợi, tác dụng giúp nội dung trọng tâm được nổi bật. 	
	- Trong khi hoạt động giáo viên cần sử lý tình huống khéo léo hoặc tạo tình huống bất ngờ để trẻ được tư duy có ý thức trong các hoạt động.
 	- Tuyệt đối không được chê, đánh, phạt trẻ làm ảnh hưởng tới đạo đức nhà giáo (nếu vi phạm không xếp loại thi đua cả năm)
 	- Tổ chức cho trẻ học phải đưa các hình thức trò chơi phù hợp, phong phú thực sự đối với trẻ “Học bằng chơi - Chơi mà học” 	
5. Phát huy tinh thần trách nhiệm đội ngũ nhân viên làm động lực thi đua, khen thưởng, nâng cao vai trò quan trọng trong nhà trường.
 Người quản lý phải luôn coi trọng và vận dụng để động viên khen thưởng kịp thời tới đội ngũ nhân viên, tuy không trực tiếp đứng lớp nhưng là lực lượng đóng góp 50% kết quả thành công tromg các hoạt động chung của nhà trường. Tôi phân công lao động hợp lý, luôn tạo điều kiện để chị em không xa rời chuyên môn, gần gũi với giáo viên, thân thiện với các bé trong giờ tổ chức ăn cũng như tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dung đồ chơi dạy và học các đồng chí đều được tham gia với giáo viên và các hoạt động ngoại khóa văn nghệ thể dục thể thao. 	
 Biện pháp 6: Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra và không ngừng phấn đấu của người lãnh đạo:
 Bản thân tôi luôn ghi nhớ bài học “Làm quản lý mà không kiểm tra thì coi như không quản lý” bởi vì có kiểm tra, đánh giá mới có nguồn thông tin chính xác để nhận xét xếp loại thi đua hàng tháng, công nhận danh hiệu thi đua khen thưởng cuối năm. Quá trình kiểm tra phải được thực hiện ngay từ đầu năm học cho đến khi kết thúc năm. Việc kiểm tra đánh giá được tiến hành đồng bộ ở tất cả giáo viên, nhân viên trong suốt quá trình trên ngày, tháng, học kỳ phải mang tính toàn diện, bền vững, tính khoa học, khách quan để đem lại hiệu quả tối ưu.
 	 Qúa trình kiểm tra phải căn cứ vào những tiêu chí thi đua đã xây dựng khi đánh giá người được kiểm tra hiểu được, đồng tình nhất trí một cách khách quan. Đặc biệt phải công khai dân chủ đồng thời tôi đã phối hợp với các đồng chí trong Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường để quản lý, chỉ đạo, nắm bắt tình hình hàng ngày bằng cách:
 	6.1. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra:
 - Phân công trách nhiệm, trực giao ban nghiêm túc trong Ban giám hiệu đồng thời yêu cầu từng đồng chí xây dựng Kế hoạch cụ thể từng tháng.Cuối tháng rút kinh nghiệm tìm ra nguyên nhân thành công và tồn tại để phát huy và rút kinh nghiệm kịp thời.
 - Gương mẫu nghiêm túc thực hiện “Kỷ cương trong quản lý, thực chất trong đánh giá, kiểm tra” không chạy theo thành tích, phong tào và tăng cường kiểm tra nội bộ bằng các hình thức như kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề. Đặc biệt kiểm tra nhắc lại, đi sâu vào điểm yếu, tồn tại để có biện pháp sửa chữa kịp thời.
 - Công tác kiểm tra phải đảm bảo các nguyên tắc: Hệ thống - Khách quan - Thiết thực - Công khai.
 	- Người quản lý phải xác định rõ kiểm tra không phải là “chụp bắt, không phải là moi móc” khuyết điểm mà nhằm hoàn thiện công việc và tôn trọng của người được kiểm tra, thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ giáo viên sửa chữa thiếu sót và đánh giá đúng thành tích của giáo viên.
 	- Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.
 	 6.2. Không ngừng phấn đấu rèn luyện, nâng cao uy tín của người Lãnh đạo:
 Tôi đã định hướng cho mình một số mục tiêu cần phấn đấu.
* Bản thân cần tu dưỡng phẩm chất đạo đức.
 - Tính nguyên tắc Cộng sản chủ nghĩa. Có tinh thần trách	 nhiệm, có lòng vị tha, bao dung, gương mẫu trong các hoạt động. Có lòng tốt, vô tư trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân toàn trường.
 * Các phẩm chất năng lực:
 - Biết phân tích, nhận định tình hình, xác định rõ nhu cầu mục tiêu ngắn và dài hạn.
 - Cụ thể được các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ đạo triển khai nghiêm túc nội dung chương trình, các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
 - Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ phát triển về mọi mặt.
 - Biết chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường giáo dục và cảnh quan môi trường sư phạm đẹp, phù hợp với trẻ mầm non.
 - Thực hiện dân chủ hóa thực chất trong mọi hoạt động của nhà trường.
 - Giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính trong nhà trường.
 - Biết quản lý, bảo quản tốt hồ sơ và hợp đồng giáo viên nhân viên.
 - Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn, đánh giá đúng chất lượng nhiệm vụ của từng cán bộ giáo viên nhân viên.
 - Biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới xử lý chính xác khách quan các thông tin ngược và dư luận trong nhà trường.
 	Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm nhân rộng điển hình các cá nhân, tập thể thực hiện tốt các quy định đối với nhà giáo.
 Thi đua là góp phần quan trọng để xây dựng đội ngũ, phát huy thế mạnh.
 Thi đua là động lực cơ bản thúc đẩy cá nhân, tập thể nâng cao kiến thức, chính trị, xã hội, phẩm chất và phong cách nhà giáo, năng lực về chuyên môn, 
nghiệp vụ sư phạm, đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy về giáo dục, tăng cường kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
 Thực hiện tốt lời dạy của Bác:
 	“Thi đua là yêu nước - Yêu nước phải thi đua” cũng như trong công tác thi đua khen thưởng mọi người thường nói 100 nghìn tiền công không bằng 1 đồng tiền thưởng.
 	Trong những năm qua công tác thi đua khen thưởng trường tôi đã làm tốt việc đổi mới thi đua khen thưởng của cấp trên đề ra đó là:
 	- Phối kết hợp cùng đồng chí hiệu trưởng xây dựng quỹ thi đua khen thưởng:
 	- Đổi mới đánh giá thi đua khen thưởng:
- Đổi mới hình thức tổ chức trao thưởng:
 IV. KẾT QUẢ
 	Với sự quyết tâm lớn của Ban giám hiệu, sự đồng lòng cố gắng rèn luyện tự tu dưỡng, học tập nghiên cứu của đội ngũ và một số biện pháp thiết thực phù hợp với đặc điểm của nhà trường, với đội ngũ giáo viên nhân viên “Nâng cao tư tưởng nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên” Tôi đã áp dụng thường xuyên trong 3 năm qua để duy trì nề nếp – kỷ cương của nhà trường đã đạt một số kết quả sau: 	
 1. Về tư tưởng nhận thức:
 	- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên đều nhiệt tình thực hiện có ý thức cao trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” làm tiền đề thực hiện tốt các văn bản, quy định về đạo đức nhà giáo, về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, nhân viên mầm non nhằm nâng cao tư tưởng, nhận thức để duy trì” Nề nếp - Kỷ cương trong nhà trường.
 	 2. Về hành vi:
 	 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc “ Nề nếp – Kỷ cương” các quy định về đạo đức nhà giáo, về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
 	 Các tổ chức: Chi bộ, Công đoàn, Chi đoànThanh niên hoạt động có nề nếp đi sâu vào chất lượng thật sự có vai trò rất lớn thúc đẩy các phong trào thi đua của nhà trường .
 	Các đồng chí tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm cao thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, có kinh nghiệm khi tham gia kiểm tra, chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn có hiệu quả.
 	Nề nếp - kỷ cương của nhà trường được củng cố duy trì thường xuyên các hoạt động được tiến bộ rõ về số lượng và chất lượng
Tập thể nhà trường đoàn kết nhất trí cao.
3. Kết quả về quy định đạo đức nhà giáo:
Tổng số Giáo viên: 47
STT
Nội dung
Kết quả
Tốt
%
Khá
%
1
Phẩm chất chính trị 
44
94
3
6
2
Đạo đức nghề nghiệp 
46
98
1
2
3
Lối sống tác phong 
43
92
4
8
4
Gữi gìn bảo vệ truyền thống nhà giáo 
46
98
1
2
*
Xếp loại chung 
45
96
2
4
Trong năm học qua tôi luôn luôn học tập, nghiên cứu các văn bản cũng như việc đổi mới công tác quản lý. Đặc biệt được các cấp lãnh đạo chỉ đạo sát sao quan tâm giúp đỡ chính trị vì vậy đội ngũ CB-GV-NV luôn được bồi dưỡng tư tưởng nhận thức sâu sắc các văn bản , quy định đạo đức, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non của nghành đề ra nên trường tôi luôn duy trì : “ Nề nếp- Kỷ cương” đó là mũi nhọn, động lực thúc đẩy về đội ngũ CB-GV-NV luôn thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được các cấp ghi nhận khen thưởng.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
 	Để nâng cao tư tưởng nhận thức nhằm duy trì “Nề nếp- Kỷ cương” trong CB, GV, NV nâng cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết để phát huy sức mạnh về mọi mặt, xứng đáng với danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
 	Trước tiên tư tưởng nhận thức sâu sắc và nắm chắc để thực hiện tốt các văn bản về quy định đối với nhà giáo, quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” làm nền tảng cho sự nghiệp trồng người đồng thời xây dựng ý thức về mọi mặt cho CB, GV, NV. Người quản lí phải biết chú ý tạo bầu không khí tâm lý, đoàn kết, chân thành, dân chủ, tôn trọng mọi người, phát huy sức mạnh tập thể,tạo điều kiệ cho các đồng chí không ngừng sáng tạo, tự giác trong hoạt động bằng cách: Tin tưởng trao quyền cho từng đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên, khuyến khích chị em làm việc tự giác với suy nghĩ “Mỗi người vì mọi người-Mọi người sẽ vì mình” làm việc dù ở bất kì vị trí nào nhưng với tinh thần trách nhiệm cao và hoàn thành tốt đều được đánh giá như nhau và chị em đều hiểu rằng trong thành tích chung của tập thể đều có công sức đóng góp của mình, vì sự tiến bộ đi lên của nhà trường, chứ không phải mang lại thành tích riêng cho hiệu trưởng.Tiếp tục duy trì và tổ chức các buổi sinh hoạt Chi bộ, họp hội đồng sư phạm đúng kế hoạch, lồng ghép bồi dưỡng các chuyên đề tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, các văn bản, các quy định về nhà giáo để nắm chắc các kiến thức, nội dung, tiêu chuẩn đối với nhà giáo đồng thời nêu gương những điển hình tiên tiến có việc làm tốt dù là nhỏ để động viên kịp thời và khích lệ từ đó phát huy được các giờ dạy tốt, việc tốttạo niềm tin cho mọi người đều được tôn trọng trong nhà trường và giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 	Coi trọng việc phát huy tinh thần làm chủ tập thể để các chị em mạnh dạn góp ý, lên kế hoạch hoạt động trong các đợt sinh hoạt, sáng tạo có nhiều đổi mới và đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo của nhà trường.
 	Phối kết hợp tốt với Ban chấp hành công đoàn để có các biện pháp hữu hiệu đặc biệt đối với một số cá nhân có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa, nhiều tuổi không sử dụng được công nghệ thông tin tôi phân công theo hướng cài răng lược 
 	Xây dựng kế hoạch cụ thể để có phương hướng chỉ đạo, luôn coi trọng những nhiệm vụ đầu tiên của năm học mới “ Vạn sự khởi đầu nan” song song với các đợt ngành phát động các cuộc vận động, pphong trào thi đua, thực hiện tốt nhằm thúc đẩy động lực thi đua trong mỗi CBGVNV được tu dưỡng học tập, phát huy năng lực, trình độ chuyên môn, được thể hiện tài năng sáng tạo trong các hoạt động chính vì vậy trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 	Thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp, xây dựng “ Nhà trường văn hóa”, tổ chuyên môn giỏi giúp Ban giám hiệu đắc lực trong xây dựng tiết giỏi, tiết kiến tập, tăng cường kiểm tra đột xuất. Tăng cường vai trò và tạo mọi điều kiện để ban thanh tra nhân dân hoạt động tích cực, giúp Ban giám hiệu giải quyết điều chỉnh kịp thời những thăc mắc, những lệch lạc trong thực hiện Nghị quyết hội nghị cán bộ viên chức, thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao.
 	II. KIẾN NGHỊ
Kính mong Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm tổ chức các lớp bồi dưỡng các chuyên đề về quy định đối với nhà giáocho đội ngũ CB, GV, NV chủ chốt, tổ trưởng chuyên môn các khối nhà trường học tập về quy định về “Đạo đức nhà giáo” quy định về “chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non” đội ngũ CB, GV, NV để có sự chuyển biến rõ nét về tư tưởng, nhận thức giúp nhà trường duy trì “Nề nếp - Kỷ cương”trong những năm học này là thành quả trong việc nâng cao tư tưởng, nhận thức và sự đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh của sự thành công là chìa khóa vàng trong môi trường thân thiện đạt hiệu quả.
 	Xin chân thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1. Bảng thông tin nội bộ của Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội số 01 năm 2014 (Tài liệu phục vụ sinh hoạt Chi bộ về việc học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị)
	2. Quy định về đạo đức nhà giáo (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
	3. Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/1/2008 cảu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
	4. Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25 tháng 1 năm 2017 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy tắc ứng xử Cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội.
	5. Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND huyện Gia Lâm về việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp, UBND các Xã, thị trấn trên địa bàn Huyện Gia Lâm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phoi_ket_hop_voi_ban.doc
Sáng Kiến Liên Quan