Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường mầm non

Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em". Để thực hiện được điều đó không ai khác là mỗi một chúng ta cần phải nhận thức rõ và đúng đắn việc làm của mình để góp phần trong sự nghiệp “trồng người”, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong việc thực hiện sứ mệnh cao cả đó, mỗi trường học phải là một tập thể đoàn kết phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng dạy học đích thực, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân yêu nước, có văn hoá, có trình độ kiến thức, kỹ năng khoa học, có ý chí, hoài bão vươn lên trong cuộc sống. Để làm được điều đó, mỗi trường học phải xây dựng cho được môi trường sư phạm tích cực, thân thiện. Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong trường học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đã bám sát các công văn chỉ đạo phong trào:

Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.

Kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013

Căn cứ Công văn số 1347/SGD&ĐT ngày 25/8/2008 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

Căn cứ Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 07/11/2007 của Bộ Chính trị, Chỉ Thị số 2516/CT-BGD-ĐT về thực hiện cuộc vận động" Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn ngành giáo dục.

Căn cứ kế hoạch số 124/KH-GD&ĐT của phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013

Đây là một chủ trương được lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm. Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào thi đua với mong muốn động viên khuyến khích các thầy giáo, cô giaó cán bộ quản lý giáo dục các cấp và toàn thể học sinh cùng với các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và tư tưởng đạo đức theo tinh thần cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng sống cho trẻ. Nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năng sống, trong hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ , nhà trường luôn coi trọng việc hướng dẫn giúp đỡ giáo viên về luyện tập cho trẻ những kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng mực, hình thành thói quen nề nếp, biết sống thân thiện, yêu thương nhau, trong khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, không đánh bạn Trong hoạt động giáo dục, nội dung được lồng ghép thông qua các chủ đề nhằm giúp trẻ năng động, cộng tác giúp đỡ cùng cô và các bạn
Ví dụ: Trong giờ cho trẻ ăn: Trẻ biết lấy bát thìa, ăn xong biết thu dọn và làm các việc theo đúng nơi qui định, không nói chuyện riêng khi ăn, không làm rơi vải cơm, thức ăn.. ho, ngáp biết lấy tay che miệng, biết cám ơn, xin lỗi, những kỹ năng đó, được giáo viên và cha mẹ rèn luyện mọi lúc mọi nơi, thường xuyên trao đổi như vậy kỹ năng sống mới đạt kết quả. Gắn với việc toàn trường thực hiện cuộc vận động “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo” nên giáo viên phải là người gương mẫu, là tấm gương đạo đức cho trẻ nói theo, giáo viên cần chú ý từng cử chỉ, điệu bộ, cách nói năng, xưng hô với đồng nghiệp, với các cháu, với các bậc phụ huynh phải mẫu mực. Để giáo dục lễ giáo tốt đối với trẻ, nhà trường yêu cầu giáo viên phải luôn mẫu mực trong mỗi cử chỉ, lời ăn, tiếng nói; cô cũng là người bạn, người mẹ thứ hai của trẻ, cần phải gẩn gũi, động viên, khích lệ kịp thời, sự cố gắng của trẻ. Biết cách gợi mở những ý tưởng mới, giúp trẻ mạnh dạng tư tin và hình thành kỹ năng sống cho trẻ sau này. Nhà trường đưa vị trí đạo đức nhà giáo lên hàng đầu và đưa tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên xếp loại hàng năm. Nếu giáo viên nào vi phạm về đạo đức nhà giáo, nhà trường sẽ phê bình và kỹ luật nghiêm.
2.4. Trẻ hoạt động tích cực trong mọi hoạt động, mạnh dan, lễ phép, có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học, tạo môi trường thân thiện.
Tổ chức các hoạt động vui chơi, ngày hội ngày lễ trong năm, cho trẻ tham quan các khu di tích lịch sử phù hợp, thân thiện gần gũi trẻ, cho trẻ cùng cô tham gia trang trí lớp: Ngay từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo chuyên môn xây dựng, viết kịch bản các ngày hội lễ trong năm, tổ chức triển khai hoạt động lồng ghép các trò chơi dân gian, tổ chức ngày tết trung thu cho trẻ. Tổ chức thi tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian cho cô và trẻ đây là sân chơi bổ ích. 
Nhà trường thường xuyên phát động phong trào, làm ĐDDH bằng nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương Giáo viên tuyên truyền tốt đến các bậc cha mẹ để cùng làm  đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Nhờ vậy các lớp có số đồ chơi tự tạo rất phong phú, trẻ rất thích đến trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ cách làm các đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liêu. 
Ví dụ: Sắp xếp các loại lá tạo thành các hình, các con vật theo ý thích
Ví dụ: Xếp que kem bằng lá tre, tạo hình con trâu bằng lá mít, thi xem ai làm được nhiều con trâu
2.5 Công tác chỉ đạo rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với nhà
trường. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý
với các tình huống trong cuộc sống, trong học tập, thói quen và kỹ năng làm việc,
sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng
phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn
luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ
nạn xã hội”. Qua hoạt động học tập, vui chơi, các buổi hoạt động tập thể, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh được giao tiếp với bạn bè, thầy cô, biết nói và
ứng xử đúng mực, biết nói lời cảm ơn khi được sự giúp đỡ, biết nói lời xin lỗi khi
làm người khác không vui.
Chỉ đạo giáo viên sử dụng, vận dụng linh hoạt việc đưa nội dung tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh qua các bài dạy, bằng hệ thống các câu hỏi giúp các em tìm hiểu kiến thức, các tình huống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử chuẩn mực, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng học tập
Với phương pháp tổ chức hoạt động trong học tập cũng như trong các hoạt động khác giúp trẻ phát huy hết khả năng theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo, tự bộc lộ khả năng của mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Trẻ được rèn luyện kỹ năng sống thông qua việc biết tự chăm sóc sức khỏe như: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, biết sống khỏe mạnh và an toàn chẳng hạn như: xếp hàng để vệ sinh cá nhân, kiểm tra tay, chân có sạch không, quần áo, đầu tóc có gọn gàng sạch sẽ hay không, nếu bạn nào chân tay chưa sạch yều cầu đi rửa ngay,Trẻ biết chấp hành tốt luật giao thông, rèn luyện cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác qua các trò chơi, các tiểu phẩm, được tìm hiểu các biển báo giao thông vẽ trong tranh, hình ảnh cô sưu tầm.
	Trường đã xây dựng được “Quy tắc ứng xử” giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó hàng ngày. Cụ thể: Thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương tự học, sáng tạo”. Xây dựng nội bộ đoàn kết, ứng xử mẫu mực với trẻ, làm gương cho trẻ noi theo. 
Phối hợp chặt chẽ với Ban ĐDCMHS và chính quyền địa phương trong việc học tập và giáo dục đạo đức cho trẻ. Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa của cán bộ giáo viên và các cháu trong nhà trường, ở gia đình và cộng đồng 
Ban giám hiệu trao đổi với giáo viên để xác định mục tiêu của trường, kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và xây dựng kế hoạch năm học cho từng độ tuổi phù hợp với đặc điểm của chương trình.
Tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian biểu của nhà trường đã đưa ra.
Tập huấn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng sống đạt hiệu quả. 
Phát động giáo viên làm đồ chơi dân gian; sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. 
Kết quả:
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. 
- Giáo viên thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. 
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, tạo được mối quan hệ mật thiết, cách ứng xử tốt, có hành vi văn hóa trong quá trình chơi. Trẻ tự lập, giải quyết được một sô tình huốngGiúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trường.
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
- Cha mẹ có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. 
- Cha mẹ trẻ phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng. 
- Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
2.6. Huy động sự tham gia của cộng đồng, tham mưu tốt với chính quyền địa phương và các bậc cha mẹ trẻ để thực hiện phong trào.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh cùng chăm lo” xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” Nhà trường nghĩ rằng: Trường mầm non cần phải dựa nhiều vào sức dân, muốn làm tốt phong trào này cần thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, vận động từ nhiều nguồn kinh phí đầu tư, tu bổ cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh giữa nhân dân với địa phương
Để tuyên truyền đạt kết quả, nhà trường tranh thủ vào các ngày lễ: như khai giảng năm học, 20/11, tổng kết năm học, hội họp.. nhà trường cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để tuyên truyền. Nhà trường chuẩn bị cho trẻ tập những tiết mục văn nghệ ngắn gọn, vui tươi, hấp dẫn, trong thành phần tham dự, ngoài đối tượng chính là cô và trẻ, nhà trường còn mời thêm ban đại diện hội cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, các cơ quan đoàn thể, đóng trên địa bàn xã nơi trường đóng, không nhằm mục đích để mọi người cùng hiểu biết được một mặt trong nội dung hoạt động của nhà trường, tranh thủ những dịp này, nhà trường tuyên truyền nội dung chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN. Điều quan trọng là cha mẹ học sinh thấy được kết quả chăm sóc của trẻ như trẻ được tăng cân, ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn, nắm được những kiến thức cơ bản cô giáo truyền đạt trên từng lĩnh vực, hình thành cho trẻ những kỹ năng sống..giúp cho trẻ phát triển toàn diện để trẻ học tập tốt phổ thông sau này. Cha mẹ học sinh thấy được việc làm có ý nghĩa của nhà trường, của  giáo viên, kết quả chăm sóc trẻ có hiệu quả, các bậc cha mẹ tin tưởng yên tâm, từ đó các bậc cha mẹ  sẳn sàng chia sẽ những khó khăn cùng với nhà trường, vui vẻ ủng hộ những gì khi nhà trường cần.
Công đoàn thực hiện tốt cuộc vận động, cụ thể hóa các nội dung qui chế dân chủ thành các qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, tạo môi trường thân thiện, gần gủi cô và trẻ được cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngoài ra công đoàn nhà trường còn tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các đoàn viên công đoàn của mình, phát hiện và tổ chức báo cáo những điển hình người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên. Tăng cường các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc, xây dựng tập thể thật sự đoàn kết .
Yêu cầu tích cực chuyên môn chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình GDMN, biết vận động cha mẹ học sinh tham gia đóng góp về CSVC, biết tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ đến các bậc cha mẹ, giao tiếp, ăn nói tế nhị với chị em đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh. Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp là “cầu nối”, là “đầu mối” giữa cha mẹ học sinh và nhà trường. Vì vậy cần thường xuyên liên lạc giữa giáo viên trên lớp với cha mẹ trẻ bằng nhiều hình thức như thông qua sổ bé ngoan hàng tháng, bảng tuyên truyền của lớp, trao đổi thông qua giờ đón và trả trẻ
Tuyên truyền xây dựng môi trường thân thiện trong gia đình, trong đó yêu cầu mọi thành viên đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Bố mẹ cần gương mẫu về cách sống, làm việc nói năng và hành vi ứng xử chuẩn mực. Bố mẹ nên dành thời gian nhất định để trao đổi, trò chuyện, lắng nghe trẻ nói gìNên bố trí cho trẻ một gốc vui chơi sao cho thích hợp và an toàn. Bố mẹ cần trao đổi với giáo viên  thông qua giờ đón và trả trẻ để nắm bắt tinh hình học tập, sinh hoạt trong một ngày của con em mình như thế nào. Bố mẹ nên phân công cho trẻ một vài công việc sao cho phù hợp với từng độ tuổi như quét nhà, lau bàn, sắp xếp đồ dùng , đồ chơi gọn gàng ngăn nắp qua đó để rèn kỹ năng sống cho trẻ và ý thực tự lực ngay còn nhỏ. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia một vài trò chơi dân gian phù hợp
III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Ý nghĩa của đề tài
Phong trào thi đua này giúp cho cảnh quan trường học có sự thay đổi đáng kể, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh; từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường; đề cao công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ; rèn kỹ năng sống, phong cách ứng xử cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; giáo dục tính đoàn kết, chung sống hòa bình, thân thiện cho các cháu học sinh; hiệu quả phong trào thi đua tạo nên bầu không khí thân thiện, cởi mở trong nhà trường giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên, học sinh với môi trường xung quanh... tác động tích cực về chất lượng giáo dục mà thành tích giáo dục nhà trường trong những năm vừa qua là một minh chứng.
Từ các biện pháp nêu trên, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” của trường mầm non cũng  đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ:
Nhận thức của lãnh đạo địa phương, của cha mẹ học sinh , của nhân dân, được nâng lên rõ rệt. Kết quả  được nhân dân rất lắng nghe và đã thay đổi rõ rệt về  việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là cần thiết và làm  từng bước chắc chắn , đặc biệt là cải thiện  một số  CSVC, phương tiện hiện đại cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin như được  ti vi,  đầu đĩa, máy vi tính. Về trường, lớp tương đối khang trang - sạch - đẹp - an toàn: Nhà trường đã cải tạo đất trồng được nhiều cây xanh, sân trường hôm nay nhiều bóng mát cho cháu vui chơi, học tập ngoài trời cha mẹ học sinh ủng hộ  chậu cây cảnh nhỏ làm góc thiên nhiên cho trẻ hàng ngày tưới nước, chăm sóc, thông qua đó giáo dục trẻ ý thức giử gìn bảo vệ môi trường
Các ngày lễ hội của trẻ  nhà trường có tổ chức cho trẻ  chơi nhiều trò chơi dân gian như: Trò chơi kéo co, nhảy bao bố, ném vòng vào cổ chai, Bịt mắt đánh trống các cháu tham gia rất hứng thú vui tươi đúng ý nghĩa “Một ngày đến trường là một ngày vui”.
 Môi trường trong và ngoài lớp được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Trong lớp học, giáo viên bố trí, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với từng chủ điểm, phù hợp tâm sinh lý trẻ, tạo không gian lớp học gần gủi trẻ mỗi khi đến trường lớp. Vệ sinh phòng, lớp, đồ dùng , đồ chơi, nhà vệ sinh, được giáo viên thường xuyên vệ sinh , không để cho BGH nhắc nhỡ như trước đây. Nhờ vậy sức khỏe của trẻ được đảm bảo.
Chất lượng chăm sóc trẻ , giáo dục trẻ được nâng lên. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp xuống còn lại dưới 08% trường không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Phong trào thi đua 2 tốt được duy trì, giáo viên chủ động trong việc sáng tạo, tìm tòi đổi mới phương pháp giáo dục theo chương trình GDMN. Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện cơ 04/04 đồng chí tham gia đat. Hội thi “Hát dân ca, hò khoan Lệ Thủy” đạt khuyến khích cấp Huyện. Hội thi “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hiệu quả” xếp thứ nhì cấp Huyện
Trẻ được học tập vui chơi dưới mái trường thân thiện. Các mối quan hệ trong nhà trường ngày càng được nâng lên, 100% CB- GV-NV gương mẫu thương yêu trẻ, tôn trọng đối xử công bằng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Các cháu được rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin, giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú trong vui chơi, giáo dục trẻ luôn đoàn kết giúp đỡ bạn. Tạo cho trẻ ham đến trường lớp, trẻ có cảm giác an toàn như ở nhà, gần gũi cô giáo như mẹ hiền của trẻ. Giáo viên đối với giáo viên luôn có tinh thần giúp đở, chia sẻ lẫn nhau, thân thiện trong giao tiếp, thể hiện tinh thần đoàn kết, công bằng, thái độ thân thiện và dân chủ. Thể hiện rõ là xếp loại thi đua cuối năm trường có 06 đồng chí xếp CSTĐCS, 33 đ/c xếp loại LĐTT.
Việc tổ chức tốt phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực ở trường chúng tôi, và hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi cho các trường khác, bởi đây là nơi để giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống và phát triển trí lực cho trẻ rất tốt. Từ phong trào “XDTHTT, HSTC”, trường đã hướng đến một ước vọng lớn hơn: Xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, an toàn, chất lượng, trong đó biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai, biết nỗ lực vươn tới những đỉnh cao để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Là môi trường đảm bảo cho cả đội ngũ cô giáo, học sinh trò và những người có liên quan có được điều kiện thoải mái, tự tin, chủ động trong việc dạy và học.
	Đối với cán bộ, giáo viên, thông qua phong trào thi đua đã phát huy sự chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong việc  tìm tòi, đổi mới phương pháp quản lý, giảng dạy, giáo dục, chăm sóc các lứa tuổi học sinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng đối tượng; nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua, Phòng đã gắn phong trào thi đua với công tác nâng cao chất lượng CS - GD trẻ.
Trong qúa trình nghiên cứu và chỉ đạo phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường mầm non, bản thân tôi đã cố gắng, với nhiệt huyết và khả năng hiểu biết của mình, cùng với sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi áp dụng các biện pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện phong trào có hiệu quả cao trong năm học được mọi người ghi nhận. Đó là:
Tổ chức, thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trước hết người quản lý phải thật sự quan tâm đầy đủ, hiểu đúng mức mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thành lập Ban chỉ đạo, các thành viên trong Ban chỉ đạo phải có tâm quyết trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.Tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Ban chỉ đạo phân công.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường phổ thông.
Đội ngũ Cán bộ, giáo viên và nhân viên không ngừng học tập nâng cao nhận thực chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em đến trường thật sự là một ngày vui.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục về vật chất lẫn tinh thần trong phụ huynh và toàn thể xã hội.
Phải thực hiên đầy đủ các nội dung của phong trào phù hợp với tình hình thực tế của trường mình, chú trọng xây dựng môi trường thân thiên, an toàn, giáo dục kỷ năng sống cho trẻ.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có ý
nghĩa rất lớn trong công tác giáo dục. Phong trào chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ
năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng
quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Nhà trường chủ động phối hợp với gia
đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh
phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Giáo dục văn hóa truyền
thống cho học sinh qua các trò chơi dân gian. Giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng
tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, vận dụng những phương pháp dạy
học tích cực, giúp học sinh say mê học tập, ham học để đạt được những kết quả
mong muốn.
Để có một “Nhà trường thân thiện” đúng nghĩa thì vai trò người quản lý vô cùng quan trọng, phải luôn tìm những biện pháp, giải pháp có hiệu quả nhất để tổ chức tốt phong trào nếu chỉ chú trọng đưa vào các hoạt động học tập vui chơi, các trò chơi dân gian thì chưa đủ. Điều cần nhất là môi trường học tập thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và những sự phục vụ thân thiện của nhà trường. Có như vậy trẻ mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến trường như chính ngôi nhà của mình, trẻ mầm non là những mầm non của đất nước và là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, được rút ra từ quá trình chỉ đạo tại đơn vị nơi tôi đang công tác, những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp và đồng chí đồng nghiệp để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cưc” ở trường mầm non ngày một tốt hơn góp phần trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo con đường đổi mới.

File đính kèm:

  • docMột_số_giải_pháp_chỉ_đạo_phong_trào_thi_đua_“_Xây_dựng_trường_học_thân_thiện,_học_sinh_tích_cực”_tại.doc
Sáng Kiến Liên Quan