Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển kinh tế là nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển cuộc sống con người. Trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sự quan tâm đó đã được thể hiện bằng các văn bản pháp luật: Luật giáo dục của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam quy định giáo dục mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Bác Hồ đã từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành.

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.

 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng bảo về Tổ Quốc XHCN. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. đó là thông điệp mà tất cả mọi người phải quan tâm. Con người là vốn quý của xã hội, nhân tố con người sẽ quyết định định cho mọi sự thắng lợi. Bởi vậy, để cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng sau này là chủ nhân tương lai của đất nước thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển ngay từ ban đầu. Chúng ta phải có một chế độ ăn bổ sung hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lứa tuổi mầm non được xác định là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Đặc biệt, bộ phận tổ nuôi, với những kiến thức về dinh dưỡng cùng trách nhiệm của những người làm công tác nuôi dưỡng trẻ bậc học mầm non, luôn hiểu một điều quan trọng rằng: Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Muốn đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện tất yếu phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.

 

doc35 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo sáng kiến Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện luôn được vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ, cống rãch phải được khơi thoáng không ứng đọng.
Hàng tuần vào thứ 6 nhà trường huy động toàn thể CBGVNV tổng vệ sinh toàn trường.
Ảnh: tổ nuôi vệ sinh
3.2.Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Muốn trẻ mau lớn thì ăn uống phải đủ về số lượng và chất lượng nhưng phải ăn sạch, uống sạch, tránh mắc bệnh tiêu hoá và nhiễm trùng đường ruột, 
- Thực tế hiện nay cho thấy, môi trường bị ô nhiễm bởi các chất độc hại nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và toàn xã hội, là một công việc mang tính xã hội cao đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm ngay từ việc nuôi trồng đến sản xuất, bảo quản, chế biến, sử dụng cùng tham gia qiải quyết.
- Ngay trong trường mầm non, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non tôi luôn lưu ý đến việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, chế biến thực phẩm đến khâu sử dụng và bảo quản thực phẩm. Mỗi người chúng ta không thể coi nhẹ bất cứ khâu nào. Do vậy, 10 nguyên tắc vàng để chế biến thực phẩm an toàn của tố chức y tế thế giới luôn là kim chỉ nam hướng dẫn tôi thực hiện đúng và làm theo.
10 nguyên tắc vàng
3.3. Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp .
- Xây dựng bếp theo quy định một chiều: Cửa đưa thực phẩm tươi sống- bàn sơ chế thực phẩm- tinh chế thực phẩm- phân chia thức ăn chín- cửa vận chuyển thức ăn chín đi các nhóm lớp.Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm tránh thực phẩm sống và chín dùng chung một lối đi
- Bếp luôn luôn phải sạch sẽ, gọn gàng và có biển rõ ràng, nơi tiếp nhận thực phẩm, nơi sơ chế thực phẩm, nơi nấu chính và khu chia ăn từng lớp.Bếp phải có 2 cửa và 3 khu vực.
- Khu tập kết và sơ chế thực phẩm sống. 
- Khu chế biến thực phẩm 
- Khu chia thực phẩm chín.
- Hàng ngày, tổ nhà bếp chúng tôi luôn mở cửa thông thoáng để bếp có đủ ánh sang , lau trùi sàn kệ , rửa sạch thực phẩm cũng như dụng cụ bếp: Dao, thớt sạch sẽ tránh để nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt, kiểm tra toàn bộ hệ thống ga trước ki sử dung .
- Ở nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày, người nấu chính, người nầu phụ, người tiếp nhận, người sơ chế phải có thực đơn theo tuần. Phải thực hiên nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ .
- Khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch ,khi nấu xong phải dọn dẹp sạch sẻ với phương châm ‘‘Làm đâu gọn đấy, đứng dậy sạch ngay’’ mà 100% nhân viên nuôi dưỡng đều thực hiện tốt nên đã tạo được môi trường bếp ăn sạch sẽ. 
- Tôi đặc biệt chú ý đến đồ dùng, dụng cụ nhà bếp. “ Các cụ ta đã có câu: nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm.’’ Cho nên chén, bát thìa phải để ở nơi thoáng, cao ráo, sạch sẽ. Bát hàng ngày phải được rửa sạch, phải có giá úp bát ướt và chạn để úp bát khô, không dung bát nhựa, khi rửa song phải được đưa vào tủ sấy.
.
Phải có 02 loại thớt và 02 loại dao một loại để chế biến thực phẩm sống, một loại để chế biến thực phẩm chín và được ghi rõ ràng “ Sống, Chín”
 Nhờ làm tốt công tác vệ sinh đồ dung và dụng cụ nên khi sơ chế, chế biến thực phẩm đều đảm bảo sạch sẽ. Tránh được sự lây nhiễm của các vi khuẩn giữa các thực phẩm sống và chín, đảm bảo an toàn cho trẻ
Ảnh: Đồ dùng nuôi dưỡng
5. Biện pháp 5: Xây dựng thực đơn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ tại trường.
- Để đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn, bản thân chúng tôi trong tổ bếp luôn cố gắng tạo nên các bữa ăn hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng ngay từ khâu chọn nguyên liệu để xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn của trẻ. Nguyên liệu được chọn cần cân đối giữa thức ăn động vật và thức ăn thực vật, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: 
 - Nhóm cung cấp chất đạm (prôtit) như: thịt, tôm, cua, các loại đậu hạt, đậu tương. Chúng tạo khoáng để đặc biệt cho sự phát triển của các tế bào xây dựng cơ bắp khỏe, chắc.
 - Nhóm cung cấp chất béo (lipit) như: dầu mỡ, đậu phộng, mè,.... Nhóm 
thức ăn vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu các chất vitamin và chất béo.
 - Nhóm chất bột đường (gluxit) như: bột, cháo, cơm, mì, bún...nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
 - Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu xanh thẩm như rau ngót, rau dền, rau cải.....và các loại quả có màu đỏ như xoài, đu đủ, cam, cà chua, gấc......nhóm cung cấp các loại vi dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể. 
 	- Khi chọn rau, thực phẩm tươi, ngon không có chất trừ sâu hay chất kích thích, xúc tác. Thức ăn chế biến phải chọn nơi có thương hiệu uy tín về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại rau, quả phải rửa sạch trước khi sơ chế, xương thịt phải chần qua nước sôi trước khi sơ chế có như vậy mới giảm bớt các lượng độc tố có trong thực phẩm.
+ Chọn các loại rau củ quả phù hợp theo mùa. 
+ Chế biến các món ăn cho trẻ theo từng độ tuổi
+ Lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để thay thế
- Chất đạm : phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- Chất béo : kết hợp giữa mỡ động vật và dầu thực vật
- Chất bột đường : chủ yếu là gạo và có thể thay thế bằng bún, hoặc phở
- Vitamin, khoáng chất : rau quả tươi là nguồn cung cấp chủ yếu
Ví dụ : 
+ Gạo có thể thay thế bằng bún hoặc bánh phở
+ Thịt lợn thay thế bằng thịt bò, thịt gà
+ Các loại rau có thể thay thế bằng các loại quả như quả bầu, quả bí. 
Khi thay thê tôi luôn chú ý đến lượng chất tương đương và giá trịn dinh dưỡng.
- Xác định số bữa ăn của trẻ trong tuần, trong ngày, của từng chế độ ăn uống (số bữa chính, số bữa phụ) Mức ăn của trẻ, khẩu phần calo, công thức món ăn.
- Tổ nuôi chúng tôi luôn phối kết hợp cùng với kế toán và ban giám hiệu phụ trách nuôi dưỡng thường xuyên thay đổi thực đơn, xây dựng thực đơn cho trẻ theo mùa, tháng, từng tuần, làm sao các món trong thực đơn không trùng nhau, không lặp lại mà vẫn đủ chất dinh dưỡng, chọn thực phẩm giàu chất đạm động vậ và bổ sung kết hợp lẫn nhau, món ăn phong phú, làm sao thực đơn mới phải phát huy được tác dụng hấp dẫn trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết khẩu phần ăn của mình.
* Dưới đây là bảng thực đơn mà tôi đã xây dựng và áp dụng theo mùa
 THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG CỦA TRẺ
 Tuần 1-3
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm:
 - Cháo tôm dừa xiêm.
 - Cháo tôm dừa xiêm.
- Uống sữa bột.
- Thịt gà, Thịt lợn xào bí xanh.
- Canh thịt bò hầm củ quả.
3
Cơm:
- Uống sữa bột
- Bánh bông lan 
Cơm:
- Thịt lợn hấp.
- Canh cải cúc nấu thịt.
- Trứng, tôm sốt cà chua.
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
4
Cơm:
- Xôi gấc ( ruốc)
- Xôi gấc ( ruốc)
- Uống Sữa bột.
- Thịt Ngan, thịt lợn hầm xả.
- Canh dưa nấu cá.
5
Cơm:
 - Bún riêu cua đậu phụ rau thơm.
- Bún riêu cua đậu phụ rau thơm.
- Uống sữa bột.
- Thịt bò, thịt lợn hầm bí đỏ.
- Canh rau bắp cải nấu thịt gà.
6
Cơm:
- Bánh mỳ hambogo
- Bánh mỳ hambogo 
- Uống sữa bột.
- Tôm, thịt lợn xào ngũ sắc.
- Canh rau cải nấu Lạc.
7
Cơm:
- Súp gà
- Đậu phụ sốt thịt bằm
Súp gà
- Canh rau cải cúc nấu thịt lợn 
- Uống sữa bột
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG CỦA TRẺ.
Tuần 2- 4
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm: 
- Cá rán, thịt lợn sốt hoa viên. 
- Canh rau củ quả nấu thịt lợn.
- Cháo gà + Nấm hương
- Cháo gà + Nấm hương
- Uống sữa bột
3
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn om nấm.
- Canh rau thập cẩm nấu cua.
- Xôi ngô non.
 - Uống sữa bột.
- Xôi ngô non.
- Uống sữa bột.
4
Cơm: 
- Thịt bò, thịt lợn viên sốt.
- Canh rau cải nấu ngao.
- Uống sữa bột
- Bánh bông lan.
Cơm:
Thịt lợn kho tầu.
- Canh rau bắp cải nấu thịt.
5
Cơm: 
- Trứng cút, thịt lợn kho tàu.
- Canh dưa nấu thịt bò.
- Cơm chiên giang châu.
- Cơm chiên giang châu.
- Uống sữa bột.
6
Cơm: 
- Tôm, thịt lợn om đậu phụ.
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Bún bò rau cải.
- Bún bò rau cải.
- Uống sữa bột.
7
Cơm;
- Thịt lợn viên hầm khoaitây 
- Canh rau bắp cải nấu thịt lợn.
- Miến ngan
- Miến ngan.
- Uống Sữa bột
THỰC ĐƠN MÙA HÈ CỦA TRẺ
Tuần 1- 3
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm:
- Tôm, Thịt lợn xào ngũ sắc
- Canh rau ngót nấu thịt.
- Phở bò rau thơm.
- Phở bò rau thơm.
- Uống sữa Bột
3
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn om nấm.
- Canh bí xanh nấu thịt lợn.
- Cháo sườn
Cơm:
- Thịt lợn hấp.
- Canh sườn nấu chua.
4
Cơm:
- Trứng vịt, thịt lợn trưng cà chua.
- Canh rau thập cẩm nấu cua.
- Uống sữa bột
+ Bánh bông lan.
.
- Uống sữa bột
+ Bánh bông lan.
5
Cơm:
- Mực xào thập cẩm
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Cháo vịt
- Cháo vịt
+ Uống sữa bột.
6
Cơm:
- Thịt bò, Thịt lợn xào củ quả
- Canh rau mùng tơi, mướp nấu thịt lợn.
- Bún riêu cua
- Bún riêu cua
7
Cơm:
- Thịt Ngan xào nấm.
- Canh rau muống nấu thịt.
Mỳ sốt Paketi
Cơm:
- Đậu, thịt viên dán.
- Canh rau cải nấu thịt.
THỰC ĐƠN MÙA HÈ CỦA TRẺ
Tuần 2- 4
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn xào bí xanh.
- Canh rau cải nấu thịt.
- Cháo hải sản
Cơm:
Trứng, thịt hấp nấm tươi.
Canh ngao nấu chua.
3
Cơm:
- Cá rán, Thịt lợn sốt hoa viên.
- Canh rau muống nấu thịt lợn.
- Bún sườn
- Bún sườn
4
Cơm:
- Tôm, thịt lợn xào bầu
- Canh rau ngót nấu thịt lợn.
- Chè đỗ đen
Bánh Gối.
- Chè đỗ đen
Bánh gối
5
Cơm:
- Thịt bò, thịt lợn om nước cốt dừa
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Mỳ cua, đậu phụ rau thơm.
- Mỳ cua, đậu phụ rau thơm..
- Uống sữa Bột
6
Cơm:
- Trứng cút, thịt lợn kho tàu.
- Canh bầu nấu ngao.
- Uống sữa bột + Bánh bông lan.
- Uống sữa bột + Bánh bông lan.
7
Cơm;
- Chả lá lốt
- Canh rau thập cẩm + mướp nấu tôm.
- Phở bò.
Cơm:
- Đậu phụ nhồi thịt.
- Canh rau củ quả nấu thịt.
- Trên đây là bảng thực đơn mà tôi xây dựng và áp dụng theo mùa, tuần, tháng trong nhà trường.
+ Đảm bảo bữa chính cung cấp đủ 70% , bữa phụ 30%.
+ Cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật là 50:50
BẢNG TÍNH ĐỊNH LƯỢNG
Tứ thực phẩm sống chế biến thành thực phẩm chín cho 1 trẻ
Tuần 2-4
THỨ
THỰC ĐƠN
SÁNG
ĐỊNH LƯỢNG BỮA CHÍNH
THỰC PHẨM SỐNG
THỰC PHẨM CHÍN
2
Cá rán thịt lợn sốt hoa viên
Cá trắm 35g+thị nạc vai 11g + cà chua 9g + hành hoa 0,7g + tỏi ta 0,8g + dầu thực vật 7,5g + mỳ chính 0,3g + gia vị 0,6g + thì là 0,8g + nước 20g + gừng ta 0,5g
60-65
3
Thịt gà, thịt lợn om nấm
Thịt gà 29g + Thịt nạc vai 7g + nấm 1g + dầu thực vật 6g + mỳ chính 0,3g + gia vị 0,6g + nước 20g
48-53
4
Thịt bò, thịt lợn sốt hoa viên
Thịt bò 15g,giò sống 7,5g +cà rốt 5g+ nấm hương 0,7g + đỗ quả 5g + cà chua 7,5g + hành hoa, mùi ta 2,7g + dầu thực vật 4g + mỳ chính 0,3g + gia vị 0,6g + nước 22g
65-70
5
Trứng cút, thịt lợn kho tàu
Trứng cút 40g + thịt nac vai 27g + dầu thực vật 6g + mỳ chính 0,3g+ gia vị 0,6g + đường 2,5g + nước 22g
75-80
6
Tôm, thịt lợn om đậu phụ
Tôm biển 13g + Thịt nạc vai 0,8g + hành khô 0,05g + dầu thực vật 6g + mỳ chính 0,3g + gia vị 0,6g + hành hoa 0,15g + nước 20g
55-60
7
Thịt lợn viên hầm khoai tây 
 Thịt nạc vai 26g + giò sống 12g + khoai tây 30g + cà chua 7g + dầu thực vật 7,5g + mỳ chính 0,3g + hành hoa 1,5g + gia vị 4,5g + nước 25g
85-90
6.Biện pháp 6: Phối hợp với giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Mục đích của việc năng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ là trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. Khi đã xây dựng được thực đơn phong phú, đã lựa chọn và chế biến món ăn cho trẻ. Sau khi chế biến xong các món ăn và chia định lượng tại bếp, tôi đã đến từng lớp để trực tiếp cùng giáo viên tham gia tổ chức giờ ăn cho trẻ và ghi sổ rút kinh nghiệm từng ngày và tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn hết hay không ăn hết suất, trẻ thích ăn món nào để kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệm... Nếu trẻ thích ăn món nào thì tôi tiếp tục chế biến món ăn đó, còn với món ăn nào trẻ không thích thì lý do vì sao trẻ không thích ăn để có cách chế biến phù hợp, hay thay đổi thực đơn kịp thời.
 Đối với cháu không tăng cân thì cố gắng động viên, khích lệ cho câc cháu ăn hết xuất. Tôi thường xuyên theo dõi cháu nào biếng ăn, béo phì... Để có những đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh lại thực đơn cho phù hợp.
 Ngoài ra, chúng tôi còn lập sổ theo dõi khẩu vị ăn của trẻ, số lượng cơm, canh, thức ăn, thừa thiếu để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với trẻ với từng lớp.
 Thông qua việc phối kết hợp cùng giáo viên tôi trực tiếp biết được các món do tổi nuôi mình nấu như thế nào ngon hay không ngon. Từ đó tôi điều chỉnh được cách chế biên các món.
V/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua một năm áp dụng, tìm tòi, vận dụng đề tài đảm bảo VSATTP, nâng cao chất lượng bữa ăn trong trường tôi thấy, trẻ ăn ngon với bữa ăn, ăn hết khẩu phần ăn làm tỉ lệ suy dinh dương và thấp còi giảm một cách rõ rệt so với đầu năm 6%.
 Nội dung
Đầu năm
Tỷ lệ%
Cuối năm
Tỷ lệ%
Tổng số học sinh
386
100
440
100
Cân nặng:
386
100
440
100
Kênh bình thường
368
95
430
98
Kênh SDD
18
05
10
02
Cao hơn so với tuổi
0
0
0
0
Chiều cao:
386
100
440
100
Kênh bình thường
356
92
412
94
Kênh SDD 
30
08
28
06
- Năm học 2016-2017 không có trường hợp nào ngộ độc thức ăn và không có dịch nào xẩy ra trong nhà trường. 
Với quả trên, tôi hoàn toàn có thể tin rằng các biện pháp tôi đã sử dụng bước đầu có hiệu quả trong công việc giúp trẻ ăn ngon, nâng cao chất l ượng bữa ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của trẻ  khi ăn bán trú tại trường.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
 - Việc lựa chọn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non có một vai trò vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì nó là cả một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.
- Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công tác nuôi dưỡng trong trường Mầm non. Để đạt được kết quả trên, điều quan trọng là tôi phải nhận thức và xác định được vai trò và tầm quan trọng của công việc mình được giao. Phải năm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn. Chính vì vậy, mà trong năm học vừa qua bản thân tôi đã tích cực tham mưu với lãnh nhà trường, xây dưng một số hoạt động của nhà bếp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Các hoạt động bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng kể như: Đã nâng cao được nhận thức của các ban ngành đoàn thể địa phương và phụ huynh về công tác nuôi dưỡng. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên một bước, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hợp đồng thực phẩm được rõ ràng, giao nhận thực phẩm , lưu mẫu thức ăn, công tác vệ sinh được thực hiện khá nghiêm túc và có hiệu quả. Bản thân tôi thấy rằng trong bất cứ lĩnh vực công tác nào cũng cần có lòng nhiệt tình, năng động, sáng tạo, biết định hướng đúng tập trung mũi nhọn, đồng thời thể hiện tính dân chủ, đoàn kết, chắc chắn sẽ thành công.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nhưng chúng tôi cũng phải đánh giá lại thì công tác nuôi dưỡng trong nhà trường còn một số hạn chế nhất định: Nhà trường còn nhiều điểm lẻ, bếp còn chưa xây theo quy chuẩn bếp một chiều. Nhiều phòng học còn trật chưa có phòng ngủ và phòng học riêng. Công trình vệ sinh chưa đúng quy cách, mức ăn của trẻ chưa cao so với giá cả thị trường hiện nay. 
 Từ việc áp thực hiện “Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”. Tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
- Bản thân tôi là cô nuôi, tôi luôn chấp hành mọi nội quy, quy chế của ngành đề ra, tham gia các hội thi của trường, của xã, của Huyện và của ngành đề ra bên cạnh đó cô nuôi phải làm tốt công tác bồi dưỡng cho trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm  trong cách chế biến món ăn để cung cấp đủ chất cho trẻ cũng như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng.
- Bản thân tôi luôn tự học hỏi, tham khảo sách, báo, mạng Internet, tập san ” Bếp gia đình” để nâng cao trình độ chuyên môn;
- Là người yêu nghề, mến trẻ và hiểu được tâm sinh lý của trẻ, phải thực sự coi mình là người mẹ hiền, người mẹ thứ hai của các cháu;
- Luôn nghiên cứu thay đổi thực đơn, cải tiến cách chế biến món ăn phù hợp với  khẩu vị của trẻ để trẻ ăn hết xuất, ăn ngon miệng.
- Phối hợp chặt chẽ với các chị em trong tổ nuôi, Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi để cùng nhau thống nhất nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Luôn học tập, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ với các đồng chí giáo viên chị em đồng nghiệp, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập do phòng giáo dục và đào tạo huyện cũng như nhà trường tổ chức.
- Nhân viên trong bếp phải tuyệt đối giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là đôi bàn tay phải được rửa sạch bằng xà phòng trước khi chế biến cũng như chia ăn cho trẻ. Phải đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc.
- Phải kết hợp với cô nuôi trên và kế toán nhà trường cùng xây dựng thực đơn -Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến món ăn cho trẻ
- Chú trọng công tác vệ sinh khu vực nhà bếp, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường
- Phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên đứng lớp về vệ sinh cá nhân cho trẻ, theo dõi biều đồ, khám sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, chú trọng tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm sóc cho nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường và tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dung phục vụ nhà bếp.
- Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trong nhà trường còn một số hạn chế nhất định, Nhà trường còn nhiều điểm lẻ, bếp còn chưa xây theo quy chuẩn bếp một chiều, chưa có phòng ăn, ngủ riêng theo yêu cầu, công trình vệ sinh chưa phù hợp với trường mầm non, mức ăn chưa cao so với giá cả thị trường hiện nay, việc tổ chức các hoạt động vệ sinh chưa được thường xuyên.
II. KIẾN NGHỊ
* Đối Phòng Giáo dục
Kính mong phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, UBND xã tích cực tham mưu về cơ sở vật chất, để xây dựng trường mầm non nơi tôi đang công tác đạt trường chuẩn quốc gia trong giai đoạn tới.
Phòng GD&ĐT quan tâm đến chế độ độc hại cho các cô nuôi trong toàn Huyện để cô nuôi yên tâm công tác. Hỗ trợ nhà trường các trang thiết bị hiện đại như: tủ hấp khăn. ..vv
- Đề nghị cấp trên tăng cường mở các buổi kiến tập nuôi dưỡng cấp huyện để giưã các cô nuôi trong huyện học hỏi lẫn nhau, nâng cao thêm trình độ nấu ăn cũng như cách chế biến món ăn cho trẻ.
- Cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ bếp ăn cho các cháu.
* Đối BGH nhà trường
- Riêng đối với cô nuôi, mỗi cá nhân cần tích cực học hỏi hơn nữa để trau rồi kiến thức cho bản thân nhằm chăm sóc nuôi dưỡng cho các cháu được tốt hơn.
- Đề nghị trường mầm non cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị bằng inox phục vụ bếp ăn cho các cháu.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình áp dụng đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ” tại bếp ăn của trường Mầm non những gì đạt được còn rất ít và mới chỉ là nền móng bước đầu cho những năm học tiếp theo. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của BGH và các đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc thực đề tài này ngày càng tốt hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm- Phó giáo sư Phạm Duy Tường – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Luật sư: Vũ Đình Quyển- Hướng dẫn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm- Nhà xuất bản lao động – xã hội..
3. Cẩm nang nghiệp vụ y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm 2012- Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
4. Sở giáo dục và đào tạo- Giáo trình Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm - dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp- Nhà xuất bản Hà Nội.
5. Trường Đại học y hà nội – Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm- Nhà xuất bản y học
6. Bộ y tế Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm – Sách dùng đào tạo cử nhân y tế- Nhà xuất bản y học.

File đính kèm:

  • docbao_cao_sang_kien_mot_so_bien_phap_lua_chon_thuc_pham_nang_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan