Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người hiệu trưởng

Muốn nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học mầm non thì việc xây dựng kế hoạch nói chung và kế hoạch năm học nói riêng là công việc hết sức quan trọng và cần thiết.

 Trong quản lý trường học bản kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh hoạt động trong năm học của nhà trường. Trong chu trình quản lý thì xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng nền tảng. Nếu xây dựng một bản kế hoạch chặt chẽ, phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học sẽ hạn chế sự bất ổn định trong quá trình tổ chức, giúp cho người Hiệu trưởng nhìn thấy những thay đổi từ bên ngoài, tạo khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, tập trung được sự cố gắng của mọi người vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học. Khi có kế hoạch sẽ giúp cho Hiệu trưởng dễ dàng thực hiện các chức năng quản lý khác. Có thể nói rằng tính kế hoạch là đặc điểm của quản lý, kế hoạch là nguyên tắc của quản lý, quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quá trình quản lý.

 Mục đích của quản lý trường học là nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của nhà trường, trong đó dạy và học là hoạt động chủ đạo. Để hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải tổ chức xây dựng một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, yêu cầu của ngành và thực tế địa phương nơi trường đóng, bản kế hoạch có khả năng thực thi cao.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3831 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người hiệu trưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân, từ ban chỉ huy các xóm, từ các bậc phụ huynh, các cô giáo Quá trình thu thập thông tin phải được thực hiện thường xuyên liên tục, nhưng tập trung cao độ là vào thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới, Hiệu trưởng cùng với BGH và mọi thành viên trong nhà trường cần tăng cường tích cực cho vấn đề thu thập thông tin.
Ví dụ: 
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế, ngành nghề của địa phương: An Thủy thuộc xã vùng giữa của huyện Lệ Thủy, có chiều dài trên 7 km. Diện tích 10.451 ha, dân số: 11.260 người, dân cư phân bố trên 6 thôn. Thu nhập của người dân chủ yếu bằng nghề làm nông, bình quân 1050 kg thóc/người/năm.
 Tình hình đội ngũ: Tổng số CB,GV,NV đầu năm học: 34 người, trong đó tuổi đời trên 35 tuổi có 14 người, từ 20-30 tuổi có 20 người. Có 7 cô có con mọn.Đạt TĐ chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 55,9%...
 Nhận thức của phụ huynh về ngành học.Thậm chí cả sở thích, những điều không thích, khã năng nổi trội, hạn chế... của một số người liên quan.
 - Qua công tác điều tra, yêu cầu giáo viên nắm được số trẻ trong độ tuổi ở từng thôn, từng địa bàn, kết hợp nắm bắt một số ý kiến của nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ năm học vừa qua. Đồng thời theo dõi chế độ sinh hoạt của gia đình, theo dõi cách bố trí bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Với việc điều tra, nếu chỉ đơn giản là nắm bắt số lượng trẻ ở các độ tuổi không thôi thì chưa đủ mà cùng với việc điều tra, nếu biết khai thác, chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin rất bổ ích cho công tác xây dựng kế hoạch.
* Xử lý thông tin: Người Hiệu trưởng phải biết lắng nghe, thu gom tất cả những thông tin cần thiết. Nhưng không có nghĩa là, tất cả các thông tin ấy đều đúng, đều chính xác. Điều này đòi hỏi người Hiệu trưởng phải biết xử lý thông tin bằng cách phân tích các thông tin ấy theo nhiều góc độ: chủ quan, khách quan, thậm chí có thể dò hỏi, điều tra, xem xét lại để có lượng thông tin mang độ chính xác cao, không mâu thuẫn với đường lối của Đảng, của Chính quyền, của Ngành và của nhà trường.
Ví dụ: 
- Khi nghe giáo viên phản ánh năm học 2009-2010 ông Tài Chủ tịch UBND xã An Thủy không nhất trí với kế hoạch xây dựng, làm mới công trình vệ sinh khu vực Phú Thọ. Điều đầu tiên tôi phải lắng ý kiến phản ánh, và sau đó bằng nhiều hình thức và với nhiều đối tượng có liên quan tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân đó là: Do nguyên tắc quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay, UBND xã chỉ đầu tư mua sắm nhỏ, tu sửa CSVC cho các trường học chứ không đầu tư xây dựng. Đây là một thông tin rất quan trọng, giúp cho tôi tránh tình trạng gióng năm trước.
* Lưu trữ thông tin: Kỹ năng này liên quan đến vấn đề tôi đã trình bày ở giải pháp thứ nhất đó là việc theo dõi, lưu trữ các văn bản, các thông tin đã thu thập và xử lý để thông tin đầy đủ hơn.
* Biện pháp 3: Thực hiện tốt phương châm: "Dân biết, dân bàn , dân làm, dân kiểm tra".
Phương châm này thực sự mang lại hiệu quả cao nhất, bởi trí tuệ của nhiều người trong trí tuệ của một người và trí tuệ của một người nằm trong nhiều người. 
"Dân" ở đây chính là cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các lực lượng chính trong và ngoài nhà trường. Kế hoạch và lập kế hoạch là nhiệm vụ của người Hiệu trưởng, nhưng những người Hiệu trưởng giỏi là những người biết xin ý kiến của đông đảo quần chúng đóng góp tạo nên quyết định của chính mình. Nghĩa là kế hoạch không phải chỉ do Hiệu trưởng viết, trình lên cấp trên phê duyệt, trở về tổ chức Hội nghị, đưa ra bàn bạc đi đến thống nhất. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì phương châm này chưa triệt để, chưa đúng nghĩa và chưa mang tính chất dân chủ tập thể.
 Để kế hoạch thực sự là trí tuệ của tập thể, trước khi viết dự thảo kế hoạch phải có sự bàn bạc kỹ trong BGH, Chi bộ, sau đó có phiên họp cho các tổ trưởng chuyên môn được thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến. Trên cơ sở đó, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân cùng với hệ thống thông tin đã được xử lý, Hiệu trưởng mới tiến hành viết dự thảo kế hoạch năm học. Bản dự thảo kế hoạch phải được thiết kế theo hướng dẫn của ngành, của bậc học. 
Mỗi nội dung đều phải ghi đầy đủ về chỉ tiêu có số liệu cụ thể, chính xác, hệ thống biện pháp thực hiện.	 Sau khi định hình được bản kế hoạch năm học, tôi tiến hành viết dự thảo. Để đảm bảo tính thống nhất cao trong việc thực hiện kế hoạch, tôi phân công phó Hiệu trưởng viết dự thảo kế hoạch mảng chuyên môn; Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Sau đó Hiệu trưởng tổng hợp và hoàn chỉnh bản dự thảo. Trước khi dự thảo kế hoạch được phê duyệt, tổ chức họp Chi bộ nêu lên những vấn đề cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ năm học, các biện pháp chính. Sau đó tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng sư phạm, mời thêm Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trong phiên họp đó Hiệu trưởng thông qua bản dự thảo kế hoạch trưng cầu và xin ý kiến đóng góp của các tổ, các thành viên. Sau khi thống nhất cơ bản, Hiệu trưởng mới tiến hành duyệt kế hoạch, tức là duyệt kế hoạch theo quy trình xây dựng kế hoạch từ cơ sở trình lên cấp trên để được phê duyệt.
 Để có sự thống nhất cao, Hiệu trưởng cùng với BGH cần tổ chức tốt Hội nghị xây dựng kế hoạch năm học. Tại Hội nghị này, mọi chỉ tiêu, biện pháp được đưa ra bàn bạc công khai, cụ thể, có sự đóng góp xây dựng của các tổ, các cá nhân, có sự chỉ đạo của địa phương, của Ngành. Đây là Hội nghị nhất thiết phải mang tinh thần tập trung, dân chủ cao, mọi thành viên đều có quyền nêu ý kiến đóng góp cho kế hoạch của nhà trường. Sau Hội nghị này, kế hoạch sẽ được chính thức phổ biến cho mọi thành viên trong nhà trường, sao gửi cho các cấp lãnh đạo có liên quan theo dõi, giám sát. Hiệu trưởng cần cụ thể hoá kế hoạch thành kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần để thực hiện dần các chỉ tiêu. Một việc làm giúp Ban giám hiệu dễ theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, các cá nhân là theo dõi bằng biểu bảng . Căn cứ vào các nội dung, chỉ tiêu và biện pháp mà định ra các việc cụ thể cho các hoạt động bằng cách sắp xếp theo trình tự thời gian và đưa vào bảng sau:
Các hoạt động
Thời gian
Phân công
Chuẩn bị điều kiện
Kiểm tra
Nhận xét đánh giá
Ghi chú điều chỉnh
Tháng
Tuần
Phụ trách
Tham gia
Người tham gia
Thời gian
Khi xây dựng kế hoạch thì một tính chất cần phải thể hiện rõ ở phương châm này đó là tính chất "hai chiều". Nghĩa là Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học là một chiều, ngược lại Hiệu trưởng phải biết tổ chức cho các bộ phận, các tổ, các cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động cho tổ và cá nhân dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường, bao gồm các loại kế hoạch:
	- Kế hoạch chuyên môn;
	- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học;
	- Kế hoạch XDCSVC;
	- Kế hoạch Thi đua;
	- Kế hoạch Công Đoàn;
	- Kế hoạch của HT; P.HT; Kế hoạch nhóm, lớp;
	- Kế hoạch của các tổ chuyên môn.
	Ví dụ:
	 Kế hoạch tổng quát kiểm tra nội bộ trường học trường Mầm non An Thủy năm học 2010-2011 được xây dựng như sau:
Tháng
Nội dung kiểm tra
Đối tượng
Số lượng
Lớp, cô, phần hành
9/2010
 - Kiểm tra công tác huy động số lượng, nề nếp, tranh trí tạo môi trường học tập.
GV,HS
17 lớp
Toàn trường
10/2010
- Kiểm tra CĐ vệ sinh nhóm, lớp;
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, bài soạn;
- Kiểm tra toàn diện.
GV
GV
GV
17 lớp
31 cô
02 cô
Toàn trường
Toàn trường
C.Hương C1 C.PhươngC4 
11/2010
.
	Tất cả các loại kế hoạch cụ thể đều được phân theo thời gian thực hiện: Năm, học kỳ, tháng, tuần, ngày. Nội dung kế hoạch phải trả lời được các câu hỏi: Phải làm gì? Tại sao phải làm các đó? Làm như thế nào? Ai làm? Lúc nào thì hoàn thành.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm phê duyệt, góp ý bổ sung cho các kế hoạch đó. Chỉ đạo các bộ phận, các tổ sử dụng bảng theo dõi đã nêu để theo dõi hoạt động của tổ, của bộ phận mình phụ trách.
Với quy trình chặt chẽ đó, tinh thần phát huy dân chủ được thể hiện rõ, khuyến khích được mọi người, mọi bộ phận tự giác thực hiện kế hoạch với tinh thần trách nhiệm cao.
* Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch .
Khi đã được phê duyệt, bản kế hoạch trở thành văn bản pháp lệnh để Hiệu trưởng điều hành công việc. Song song với việc tổ chức thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường , lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học là việc làm không thể thiếu được. Kế hoạch kiểm tra được cụ thể hóa theo các nhiệm vụ trong bản kế hoạch năm học. bao gồm kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra các mặt hoạt động...có số liệu cụ thể với nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra định kỳ, có báo trước, không báo trước, kiểm tra đột xuất. Tiêu chí đặt ra là trong năm KTTD 16/32 đạt 50% GV , KTCĐ, các mặt hoạt động 3 - 4 lượt/GV... 
 Kiểm tra để đánh giá được mức độ khả thi của kế hoạch, phát hiện những gì chưa phù hợp để điều chỉnh kịp thời. Biện pháp này liên quan đến biểu bảng ở biện pháp 3. Khi tiến hành kiểm tra cần phải bám sát kế hoạch năm học, kế hoạch các bộ phận, các tổ để có nội dung, phương pháp kiểm tra, từ đó đánh giá kết quả chính xác, tránh kiểm tra chung chung, không rõ mục đính. Trong quá trình kiểm tra, cần có phương pháp để động viên, khuyến khích những cá nhân, những việc làm tốt, uốn nắn những việc làm chưa đúng để hướng việc thực hiện kế hoạch đi đúng trọng tâm. Khi tiến hành kiểm tra, Hiệu trưởng cần phải giúp cho người được kiểm tra thấy được những việc làm đúng và chưa đúng, góp ý một cách thẳng thắn, chân thành để khuyến khích họ phát huy những việc làm tốt, khắc phục những việc làm chưa tốt. Kiểm tra đánh giá cũng cần phải tiến hành đều đặn hàng tháng, sau mỗi học kỳ có sơ kết, đưa vào các tiêu chí thi đua, khen thưởng kịp thời các bộ phận và cá nhân làm tốt, đương nhiên cũng có những hình thức nhắc nhở những cá nhân thực hiện chưa tốt. Sau khi kiểm tra, xét thấy chỉ tiêu, biện pháp nào hay cách bố trí chưa phù hợp thì cần phải bàn bạc ngay trong BGH, Chi bộ, các tổ chuyên môn để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
* Biện pháp 5: Thu hút sự đầu tư, giúp đỡ, chỉ đạo chuyên môn của phòng GD&ĐT giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch được chính xác và đầy đủ hơn.
Việc xây dựng kế hoạch tất nhiên là chức năng của Hiệu trưởng, người Hiệu trưởng phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, trước Hội đồng giáo viên về trách nhiệm quản lý chỉ đạo của mình. Chính vì thế người Hiệu trưởng cần phải luôn trau dồi và nâng cao năng lực của mình bằng cách nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi. Bên cạnh đó cần phải được sự giúp đỡ chỉ đạo từ phía Phòng GD&ĐT. Đây là một kinh nghiệm cơ bản, bởi ở cương vị bậc học nào sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo cũng có hiệu quả hơn. Sự chỉ đạo đó giúp nhà trường mà trực tiếp là người Hiệu trưởng biết phương thức xây dựng kế hoạch , tìm ra các biện pháp để thực hiện kế hoạch. Qua kiểm tra, chỉ đạo giúp nhà trường tìm thấy kết quả đạt được để phát huy, tìm ra nguyên nhân của hạn chế, từ đó tìm cách khắc phục những yếu kém trong xây dựng kế hoạch năm học. Muốn thu hút được sự đầu tư, giúp đỡ đó, thiết nghĩ bản thân phải mạnh dạn hỏi, mạnh dạn đề xuất những gì mà mình chưa hiểu, chưa thống nhất và sẵn sàng đề nghị được thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học.
5. Kết quả:
Với hệ thống những biện pháp đã nêu cùng với sự nghiêm túc thực hiện của bản thân, chỉ đạo toàn trường cùng nhau thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch năm học của trường Mầm non An Thuỷ, chúng tôi đã thực sự thu được những kết quả đáng ghi nhận. Khi mà các giải pháp trên được thực hiện bài bản hơn, có hệ thống hơn thì hiệu quả giáo dục của nhà trường đã có những chuyển biến rõ rệt. Kế hoạch năm học của nhà trường được lãnh đạo Ngành, địa phương và tập thể cán bộ giáo viên, Hội phụ huynh đồng tình cao. Thu hút được sự quan tâm tham gia của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh. Tất cả đã được thể hiện trong mọi hoạt động của nhà trường, toàn trường thực sự đi vào nề nếp , BGH chủ động trong công việc, các bộ phận và cá nhân theo đúng kế hoạch để thực hiện, nhiệm vụ năm học hàng tháng, hàng kỳ đều được thực hiện nghiêm túc, ít gặp sai sót. Các chỉ tiêu đề ra trong bản kế hoạch đều được thực hiện một cách khả thi, các biện pháp phong phú, sáng tạo, đổi mới, phù hợp với địa phương, mang tinh thần dân chủ , tập trung nên tập thể cán bộ, giáo viên, nhõn khởi, tự giác hoàn thành mọi nhiệm vụ. Lãnh đạo địa phương và nhân dân tin tưởng vào chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, được Phòng giáo dục và đào tạo đánh giá cao trong các đợt kiểm tra. Điều đáng phấn khởi là công tác xây dựng kế hoạch đến thời điểm hiện nay tại trường Mầm non An Thủy không phải là công việc của riêng Hiệu trưởng nữa mà đã trở thành hoạt động thường niên của toàn trường.
Thể hiện: Trước và sau khi áp dụng chặt chẽ các biện pháp nêu trên thì hiệu quả xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học cụ thể như sau:
- 100% giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch một cách cụ thể đảm bảo theo kế hoạch của nhà trường.
- Các Tổ, các bộ phận có kế hoạch hoạt động cụ thể, đầy đủ các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện theo kế hoach nhà trường đề ra.
- Kết quả xếp loại NLSP của đội ngũ được xếp loại Tốt, Khá tăng lên 97%.
- Kết quả xếp loaị qua công tác kiểm tra trong năm như sau:
+ KiÓm tra thưêng xuyªn: 6 lÇn.
+ KiÓm tra chuyªn ®Ò: 31 lượt. Xếp loại như sau: Tốt 21; Khá:10;
+ KiÓm tra toµn diÖn 15 lượt xÕp lo¹i Tèt: 09, Kh¸: 05; ĐYC: 01
+ KiÓm tra ®ét xuÊt:15 lÇn.
+ Kiểm tra hồ sơ: 31 bộ xếp loại như sau: Tốt 21 bộ; Khá 10 bộ.
Kết quả thực thi của kế hoạch của nhà trường: Đạt 100%	
Cụ thể đó là: 
Huy động trẻ vào lớp đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ trẻ trú tại trường 100%, 
Tỷ lệ trẻ mắc bệnh: 11,9 %. Tỷ lệ SDD: 4,2%
Chất lượng giáo dục đạt mức cao so với quy định vùng TB 97,8%, K-G 72,5%.
Tích cực phối hợp với phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, mua thêm 13 máy vi tính tăng số lượng máy vi tính cho trẻ học kirdmacs lên 11 máy /17 nhóm lớp. 
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn 22/39 cô, tỷ lệ 56,4%. 
Trình độ Tin học 39/39 cô, đạt tỷ lệ 100%, trình độ Ngoại ngữ 35/39 cô, đạt tỷ lệ 89,7%;
Chỉ đạo giáo viên “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin”: Tạo điều kiện khuyến khích giáo viên tự học nâng cao khả năng thực hành soạn bài, giáo án điện tử. Đến nay có 34 giáo viên soạn bài trên máy vi tính, giáo án điện tử góp phần đổi mới 
phương pháp giáo dục trẻ. Tích cực bồi dưỡng chuyên môn nâng cao năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên. 
Xây dựng đầy đủ các loại kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch có kỹ cương, nền nếp, đạt hiệu quả cao; triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường THTT, HSTC” đạt kết quả Xuất sắc.
Quản lý khá tốt tài sản, tài chính của đơn vị, lập chứng từ thu, chi theo quy định, đầy đủ hỗ sơ, lưu trữ khoa học. Trong năm học qua nhà trường tu sửa, mua sắm tăng trưởng CSVC trị giá hơn 302 triệu đồng.
Đạt giải Nhì hội thi Văn nghệ chào mừng ngày 20/11, Có 1 GVDD đạt danh hiệu Cô chế biến giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. 
6. Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ở một trường Mầm non vùng nông thôn, với hệ thống nhận thức và biện pháp hữu hiệu tôi đã trình bày, tất cả toát lên những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút được trong quá trình xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao:
- Trước hết người Hiệu trưởng cần phải có nhận thức đúng đắn và xác định được rằng: công tác xây dựng kế hoạch năm học là việc làm rất quan trọng, cần thiết đối với tất cả các cơ sở giáo dục đặc biệt là đối với các trường Mầm non. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ hàng đầu của người Hiệu trưởng, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Đảng, Nhà nước, trước Ngành và trước tập thể cán bộ, giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch của mình.
- Chúng ta cần thống nhất với nhau một điều rằng: lập kế hoạch là một việc làm mang tính hệ thống, có sự chuẩn bị tư liệu tính toán trước, có sự sắp xếp thời gian một cách khoa học, có bắt đầu và có kết thúc và lại bắt đầu chu trình mới nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng năm. 
- Cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu lý luận, thu thập thông tin, đặc biệt hệ thống thông tin phải được Hiệu trưởng thu thập và xử lý tốt. Tuyệt đối không được để các thông tin sai thực tế, sai với chủ trương đường lối của Đảng, biết vận dụng lý luận vào thực tế một cách mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp và có tính khả thi cao.
- Hiệu trưởng phải có phương pháp, cách thức đưa dần công tác xây dựng kế hoạch của nhà trường đi vào nề nếp để hoạt động này sớm trở thành mục tiêu cần thiết và tự nhiên trong nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng nhất thiết phải thực hiện tối đa các nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, biết sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nhà trường, tuân thủ tuyệt đối quy trình xây dựng kế hoạh, các kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kế hoạch. Chú trọng công tác lấy phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và thực hiện. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, trình độ nhận thức trong đội ngũ giáo viên giúp nhà trường trong việc lập kế hoạch.
- Cần biết tập trung lực lượng nòng cốt, như phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi, các đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh. Khuyến khích hội đồng giáo dục nêu cao tinh thần trách nhiệm và thái độ tích cực, chính xác trong khi xây dựng kế hoạch, phát huy tối đa tính khả thi của kế hoạch.
III. KẾT LUẬN:
Kế hoạch là việc hoạch định những công việc, mục tiêu, biện pháp để thực hiện. Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt kế hoạch là nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng, là nhiệm vụ cốt lõi của mỗi nhà trường. Tập thể sư phạm vững mạnh mới tập hợp được sức lực, trí tuệ, tâm huyết để thực hiện kế hoạch nhiệm vụ có hiệu quả. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ban giám hiệu với giáo viên, nhân viên là phải chú trọng từ khâu xây dựng đến việc triển khai thực hiện kế hoạch. 
Để xây dựng các loại kế hoạch có hiệu quả tôi đã bám sát các Văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục, các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước sau đó dành nhiều thời gian để nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, kế hoạch phải hoạch định được mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp thực hiện, thời gian và mức độ hoàn thành, phân công người phụ trách.
Trong quá trình tham gia bàn bạc chúng tôi biết phát huy tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của giáo viên, khuyến khích để mỗi giáo viên tham gia thảo luận sôi nổi, hiến kế, đề xuất một số biện pháp hữu hiệu nhằm tốn ít công sức, thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời trong các buổi sinh hoạt tôi đã kịp thời giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh; những thắc mắc, mâu thuẩn cần được giải đáp một cách thấu tình, đạt lý để giúp mỗi giáo viên thỏa mãn, thống nhất về tư tưởng, ý chí hành động, từ đó họ có quyết tâm trong việc thực thi nhiệm vụ. 
Việc triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học và các hoạt động của nhà trường phải được duy trì nghiêm túc, có nề nếp, phát huy dân chủ, kết hợp hài hòa giữa tư tưởng với hành động, giữa quyền lợi cá nhân với lợi ích tập thể, coi lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân, “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. 
	Trong cơ chế hiện nay, yêu cầu người quản lý phải luôn luôn làm việc có kế hoạch. Trước khi làm một công việc gì phải lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể, từ đó thực hiện theo kế hoạch đã định. Khi nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc"; “không có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như con thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh”, lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lý.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ trong công tác xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của bản thân ở trường Mầm non An Thủy. Với tính chất cá nhân nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự góp ý, chỉ đạo của Hội đồng khoa học các cấp để những kinh nghiệm đó được hoàn hảo hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
	An Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG	NGƯỜI THỰC HIỆN
	 Lê Thị Hường
NHẬN XÉT CỦA HĐKH PHONG GD&ĐT LỆ THỦY

File đính kèm:

  • docSKKN_xay_dung_KH_nam_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan