SKKN Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Âm nhạc

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện, có khả năng cảm nhận những cảm xúc trong quá trình cảm nhận âm nhạc, khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt trong các hoạt động, mạnh dạn thông minh qua việc sáng tạo qua các động tác minh họa. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau, có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng những khái niệm về âm nhạc và là phương tiện để nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng củng cố các hoạt động học tập và vui chơi, quá trình tiếp xúc âm nhạc như nghe hát, múa minh họa, vận động, trò chơi âm nhạc,.hình thành những yếu tố nhân cách giúp trẻ phát triển toàn diện vì thế giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng.

Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường một cách lôgic, có hiệu quả

 

doc10 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề:
Ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng. Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục âm nhạc lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên sử dụng một cách có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Tôi có thể chơi đàn guitar, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ ( chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, ). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Ngoài ra, tôi có thể sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, là giáo viên dạy lớp chồi, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học giúp trẻ học tốt môn âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi này, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sángNhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên
Với tầm quan trọng của việc tổ chức làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua việc tổ chức các hoạt động để phục vụ chuyên môn nên bản thân tôi đã đề ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc”
II. NỘI DUNG:
1.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật giúp trẻ phát triển toàn diện, có khả năng cảm nhận những cảm xúc trong quá trình cảm nhận âm nhạc, khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt trong các hoạt động, mạnh dạn thông minh qua việc sáng tạo qua các động tác minh họa. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau, có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Giáo dục âm nhạc đem lại cho trẻ những ấn tượng những khái niệm về âm nhạc và là phương tiện để nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng củng cố các hoạt động học tập và vui chơi, quá trình tiếp xúc âm nhạc như nghe hát, múa minh họa, vận động, trò chơi âm nhạc,..hình thành những yếu tố nhân cách giúp trẻ phát triển toàn diện vì thế giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng.
Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường một cách lôgic, có hiệu quả
* Thuận lợi: 
 Trường mẫu giáo Sơn ca 2 rộng rãi, có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nên việc nắm bắt thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin đưa vào dạy học khá dễ dàng 
 	 Giáo viên đều có trình độ trên chuẩn 
 Trường đặt tại trung tâm thị xã thuận lợi cho trẻ đến trường, đa số trẻ học đều và đều qua các lớp nhóm nên trẻ mạnh dạn tự tin 
 Trường có trang bị đồ dùng đồ chơi phục vụ trong giảng dạy 
 Được sự hỗ trợ của ban giám hiệu và đồng nghiệp 
Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh 
Được sự giúp đỡ của các cấp lảnh đạo
* Khó khăn:
Chưa có nhiều đạo cụ phục vụ cho trẻ khi hoạt động âm nhạc
Một số trẻ còn thụ động chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động âm nhạc 
Học sinh đa số là con em người dân tộc, phát âm tiếng việt chưa rõ nên tiếp thu chậm, hát chưa rõ chưa đúng lời bài hát
Có những bài hát khó hoặc những bài hát quá đơn điệu theo chương trình đổi mới nên khi thưc hiện còn nhiều lúng túng 
Có nhiều bài hát giai điệu hơi khó, cô hát chưa đúng giai điệu, cường độ bài hát
2. Biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ:
- Môi trường học tập là nơi khơi đầu cho trẻ hứng thú khi học, luôn tận dụng diện tích phòng bố trí sắp xếp một cách khoa học và đẹp mắt để tạo một môi trường học tập thoải mái cho trẻ.
 	+ Ví dụ: Khi lên tiết dạy múa minh họa là trọng tâm thì cần phải bố trí vị trí trẻ thực hiện thật thoải mái không bị gò bó. Nếu dạy múa cho trẻ thì bố trí không gian thoải mái để trẻ thể hiện.
- Góc nghệ thuật là nơi phát triển khả năng âm nhạc của trẻ, trẻ có thể làm quen ôn luyện củng cố những kĩ năng về âm nhạc làm phát triển khả năng âm nhạc của trẻ.
 	+ Ví dụ: Khi ở góc nghệ thuật trẻ có thể hát những bài hát mình thích cùng với bạn, có thể biểu diễn theo ý của mình, tự sáng tạo ra ý tưởng mới trong khi hát với bạn, như vậy tạo điều kiện phát triển tư duy của trẻ.
- Luôn thay đổi góc nghệ thuật theo chủ đề khác nhau như vậy sẽ tạo sự hấp dẫn, thích thú đối với trẻ
 + Ví dụ: Khi đến chủ đề Thực vật- tết và mùa xuân tôi sẽ làm đồ dùng âm nhạc như hoa múa dưới dạng những bông hoa mai, hoa đào,..khi đến chủ đề thế giới động vật tôi sẽ làm dụng cụ âm nhạc từ các hình dạng con vật đáng yêu như mũ múa các con vật đáng yêu để thu hút trẻ.
* Biện pháp 2: Tổ chức tiết học linh hoạt thu hút trẻ:
- Đối với trẻ mầm non thì thích những gì mới lạ hấp dẫn, khi lên tiết giáo viên vào bài thật sinh động để thu húc trẻ có thể sử dụng câu đố, xem video, tổ chức chơi trò chơi,thay đổi nhiều hình thức khác nhau tránh vào bài không gây sự chú ý từ trẻ.
 	 Ví dụ: Lên tiết dạy hát bài “Nắng sớm”có thể cho trẻ xem đoạn video ngắn về nắng buổi sáng có những chú chim hót ríu rít, lên tiết dạy hát chim vành khuyên thì cho trẻ làm thiếng chim kêu, lên tiết dạy hát “ Chú thỏ con” có thể làm con rối trên tay để diễn cho trẻ xem và vào bài dạy hấp dẫn hơn,..
- Tổ chức cho trẻ cá hình thức thi đua với nhau: Hát chậm- hát nhanh, hát to-hát nhỏ, hát nối tiếp, tạo hứng thú khi trẻ học.
- Bên cạnh đó cho trẻ kết hợp với những trò chơi để vừa chơi vừa học: nghe giai điệu đoán tên bài hát, ai nhanh nhất,  kết hợp với các trò chơi để trẻ hứng thú hơn khi học.
- Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ biểu diễn như một chương trình ca nhạc, hay tổ chức cho trẻ thi hát, múa đối đáp với nhau.
	* Biện pháp 3: Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học:
	- Giáo viên thường xuyên đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy của mình như: Video, slide trình chiếu, ..kết hợp với các phần mềm khác để cắt nhạc, ghép nhạc phù hợp với tiết dạy
	+ Ví dụ: Dạy hát bài “tập rửa mặt” cho trẻ xem video bé rửa mặt, dạy hát bài “ đố bạn” cho trẻ xem video thế giới động vật, trẻ có thể vừa hát vừa bắt chước các hành động cuả các con vật như vậy tiết học sẽ thêm hấp dẫn và sinh động hơn.
	- Với những bài về làn điệu dân ca cô cho trẻ xem những hình ảnh về lễ hội người dân tộc hay những hình ảnh người dân tộc cho trẻ xem
	- Những bài hát về Bác Hồ giáo viên cho trẻ xem đoạn video ngắn về Bác, hay những hình ảnh về Bác
 	+ Ví dụ : Dạy hát “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” cho trẻ xem đoạn video ngắn về Bác Hồ và các bạn thiếu nhi, như vậy tạo sự hấp dẫn, hứng thú khi trẻ học.
	- Giáo viên nên sưu tầm, tìm tòi những âm thanh hay : tiếng suối, tiếng chim hót, tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, tiếng lá rơi,..để cho trẻ chơi các trò chơi và phát triển sự nhạy cảm của trẻ.
 * Biện pháp 4: Sử dụng các loại nhạc cụ , trang phụ tự tạo thu hút trẻ:
	- Đối với tâm lí trẻ nhỏ những gì lặp lại nhiều lần trẻ sẽ nhàm chán, không hứng thú. Vì vậy giáo viên thường xuyên đổi mới hình thức để trẻ hứng thú hơn
	- Từ những nhạc cụ như: Phách tre, trống lắc, sẽ đổi lại kết hợp từ những chiếc đũa gõ vào cái ly thủy tinh như vậy sẽ tạo ra âm thanh mới lạ thu hút trẻ.
	- Giaó viên sử dụng gáo dừa làm dụng dụ âm nhạc cho trẻ vừa tiện dụng mà tạo sự thích thú với trẻ
	- Giáo viên nên sử dụng những vật liệu có sẵn để tạo ra những dụng cụ âm nhạc cho trẻ vừa hay vừa tiết kiệm ( lấy những nắp sữa làm trống cơm, trang trí xung quanh cho đẹp mắt)
	- Giáo viên sưu tầm các loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển,..
	- Giáo viên tạo ra nhiều âm thanh từ các đồ dùng như: lon sữa, thùng giấy, các loại đá,..
	- Trang phục biểu diễn là vô cùng quan trọng, trẻ thích màu sắc sặc sở vì vậy giáo viên nên tự tạo ra những trang phục đẹp mắt làm từ giấy báo, bao nilon, hoa vải,..tạo ra những trang phục phù hợp với tiết dạy, có thể cho trẻ chơi trò chơi hóa trang, nhảy múa tự do,
* Biện pháp 5: Lồng ghép với các môn học khác:
- Đối với môn âm nhạc thì có thể lồng ghép với tất cả môn học khác tạo sự sinh động cho tiết dạy.
 	+ Ví dụ: Môn văn học, đề tài “truyện thỏ ngoan” cho trẻ vận động theo nhạc bài “ trời nắng, trời mưa”
+ Môn môi trường xung quanh: tìm hiểu một số số động vật sống dưới nước, cho trẻ hát bài “ cá vàng bơi”, tìm hiểu một số loại quả trẻ vận động bài “ quả”,..
- Giáo viên phải lồng ghép phù hợp, trẻ nắm được nội dung không nên tích hợp quá nhiều .
- Tổ chức các chương trình văn nghệ nhân các ngày hội, ngày lễ ( ngày 8/3, Ngày 20-11,..)
*Biện pháp 6: Hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ở Hoạt động góc:
- Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, Hoạt động góc đi đôi với Hoạt động học có chủ đích. Ở Hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. 
3. Kết quả đạt được:
Trẻ say mê hứng thú khi được hát được biểu diễn một cách hồn nhiên, tạo được tâm thế khi hát và vận động được hoạt động trong giờ học không gò bó ép trẻ, được khám phá nhiều cái mới lạ qua những trò chơi.
 Trẻ được tham gia trải nghiệm vào các hoạt động một cách linh hoạt. 
 Đối với giáo viên thì được mở rộng kiến thức kinh nghiệm giảng dạy trong quá trình nghiên cứu sáng tạo 
 Đối với phụ huynh có cách nhìn mới về ngành học mầm non, về giáo viên về cách dạy cũng như sự quan tâm của phụ huynh về các hoạt động khác của trẻ ở trường cũng như ở nhà giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa hơn. 
Bản thân có nhiều kinh nghiệm khi lên tiết dạy, trao dồi nhiều kiến thức 
Cô và trẻ gần nhau hơn.
Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở góc nghệ thuật.
Tôi đã vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn để làm ra các dụng cụ âm nhạc có các hình dạng khác nhau, phong phú, đa dạng có hiệu quả trong việc dạy học.
* Bài học kinh nghiệm: 
	- Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp giúp trẻ mầm non học tốt môn âm nhạc cho trẻ tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: 
	+ Cô giáo phải hiểu rõ về tâm sinh lí của trẻ cũng như mặt phát triển ca hát của trẻ lớp mình và tìm ra biện pháp thích hợp.
+ Giáo viên không ngừng học hỏi trao dồi đạo đức nghề nghiệp nhất là lòng yêu nghề mong muốn trẻ phát triển hài hòa và ngày càng hoàn thiện hơn, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy.
 +Việc nâng cao chất lượng GDAN không những bản thân tôi mà giáo viên nào cũng mong muốn thực hiện có hiệu quả cao cho nên muốn đạt được kết quả cao thì giáo viên cần tận dụng hết những phương pháp biện pháp dạy và học cho sinh động để gây hứng thú và khả năng ghi nhớ của trẻ.
	+ Trao dồi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp.
	+	 Sưu tầm nhiều hình ảnh tư liệu, hình ảnh liên quan đến âm nhạc.
+ Gần gũi động viên trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng tập thể. 
	+ Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để  giúp trẻ phát triển tốt hơn. 
 + Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh để phối hợp giữa gia đình và nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ. 
 + Cô giáo phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được sinh lý của trẻ để biết được trẻ thích gì, hứng thú vào hoạt động nào nhất. 
 * Khả năng ứng dụng :
- Đề tài được áp dụng ở trường mẫu giáo Sơn Ca 2 và triển khai có hiệu quả.
- Có khả năng áp dụng đối với trường mẫu giáo Sơn Ca 2 nói chung và các trường bạn nói riêng.
- Giúp các giáo viên có thể học hỏi trao dồi kiến thức với nhau.
- Bản thân cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
- Trong qúa trình nghiên cứu đa số trẻ nắm được phương pháp tôi đã lên, trẻ học tích cực hơn.
- Những phương pháp được áp dụng phổ biến, được các đồng nghiệp áp dụng.
- Những tiết dạy cũng linh hoạt hơn và sinh động hơn
III. Kết luận
* Kết luận trong quá trình nghiên cứu:
- Trẻ say mê hứng thú khi được hát được biểu diễn một cách hồn nhiên, tạo được tâm thế khi hát và vận động được hoạt động trong giờ học không gò bó ép trẻ, được khám phá nhiều cái mới lạ qua những trò chơi
 - Trẻ được tham gia trải nghiệm vào các hoạt động một cách linh hoạt 
 - Đối với giáo viên thì được mở rộng kiến thức kinh nghiệm giảng dạy trong quá trình nghiên cứu sáng tạo 
 - Đối với phụ huynh có cách nhìn mới về ngành học mầm non, về giáo viên về cách dạy cũng như sự quan tâm của phụ huynh về các hoạt động khác của trẻ ở trường cũng như ở nhà giúp trẻ phát triển cân đối hài hòa hơn 
- Bản thân có nhiều kinh nghiệm khi lên tiết dạy, Trao dồi nhiều kiến thức 
- Cô và trẻ gần nhau hơn
- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở góc nghệ thuật
- Tôi đã vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn để làm ra các dụng cụ âm nhạc có các hình dạng khác nhau, phong phú, đa dạng có hiệu quả trong việc dạy học
 * Kiến nghị:
+ Đối với nhà tường:
-  BGH Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập ở các đơn vị bạn để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
- Yêu cầu và cần sự giúp đỡ của BGH nhà trường để được học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân hoàn thiện hơn về mặt chuyên môn để có thêm nhiều sáng tạo mới trong giảng dạy.
-  Đầu tư kinh phí mua sắm một số trang thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như: dụng cụ gõ đệm, đạo cụ, trang phục biểu diễn .v.v  
-  Có các biện pháp, kiến nghị để mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ca hát, vận động theo nhạc cho đội ngũ giáo viên.
 + Đối với phụ huynh:
- Vận động phụ huynh những vật liệu có sẵn có thể làm đồ dùng âm nhạc cho trẻ 
- Phối hợp phụ huynh dành nhiều thời gian cho trẻ , dạy trẻ hát tại nhà
- Tuyên truyền phụ huynh một số bài hát trên bảng phụ huynh cần biết để về hướng dẫn cho trẻ
Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ mầm non học tốt môn âm nhạc. Rất mong được BGH, chị em đồng nghiệm đóng góp ý kiến.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT 
DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
Phường 1, ngày tháng năm 2020
 NGƯỜI VIẾT 
 Nguyễn Thị Ái Phương
 XÁC NHẬN CỦA HỘNG ĐỒNG
XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI
PHÁP THỊ XÃ 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoc_tot_mon_am_nhac.doc
Sáng Kiến Liên Quan