Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh 9

Nội dung:

1. Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu phải giải quyết và nâng cao hiệu quả công tác; ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến của bản thân.

Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 được Bộ Giáo dục-Đào tạo triển khai từ năm 2010, có mục tiêu "Đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam." Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi người học phải nổ lực học tập ngay từ khi mới bắt đầu học Tiếng Anh. Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy ở bậc trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy một số học sinh còn gặp khó khăn trong việc học Tiếng Anh. Trong một lớp học khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh không đồng đều, các học sinh khá giỏi thì thực hiện được những yêu cầu do giáo viên đề ra, học sinh yếu kém thì thụ động, không tiếp thu được bài, không học bài, không làm bài tập ở nhà, dần dần các em mất căn bản và sợ học môn Tiếng Anh. Trong năm học 2015-2016 tôi đã thống kê chất lượng bộ môn tiếng Anh của học sinh lớp 9 qua bài kiểm tra khảo sát đâu năm. Kết quả như sau:

Lớp Sỉ số Trên trung bình Dưới trung bình

 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ%

91 41 40 97,6 1 2,4

92 41 29 70,7 12 29,3

93 40 27 67,5 13 32,5

94 41 32 78 9 22

Cộng 163 128 78,5 35 21,5

 Từ số liệu trên cho thấy tỉ lệ học sinh dưới trung bình còn cao, chiếm 21,5% Qua tìm hiểu cho thấy nguyên nhân của tình hình trên là:

* Đối với học sinh :

- Một số học sinh chưa nhận thức đúng động cơ và mục đích học tập, chưa có quyết tâm và nhiệt tình học tập.

- Học sinh không được thực hành, rèn luyện thường xuyên nên dần dần các em quên kiến thức đã học ở những năm trước.

- Học sinh yếu kém chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải, vào các học sinh khá giỏi.

* Đối với cha mẹ học sinh:

- Một số phụ huynh thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đến việc học tập của con cái, chưa quan tâm theo dõi việc học bài ở nhà của con mình, còn giao phó cho nhà trường.

- Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa tốt.

* Đối với chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập Tiếng Anh lớp 9:

- Thời lượng dành cho môn Tiếng Anh ít, chỉ 2 tiết/ 1 tuần

- Sách bài tập chủ yếu là bài tập ngữ pháp, đọc hiểu, chưa có bài tập rèn luyện kĩ năng nghe, nói, viết cho học sinh.

- Chưa có các bài tập dành riêng cho học sinh yếu kém.

* Đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh :

- Chưa đầu tư nhiều cho học sinh yếu kém.

- Việc nghiên cứu tài liệu tham khảo, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế.

- Việc dạy cho học sinh yếu kém tự học và sáng tạo hình như ít thực hiện, chỉ lo dạy hết giáo án, chương trình, nội dung đã qui định, lo không kịp giờ.

Trước tình hình trên, bản thân tôi nhận thấy cần phải có biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn tiếng Anh. Qua thời gian tự học hỏi và tham khảo các tài liệu về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh cùng với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 9, tôi đã rút ra được “Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh 9”. Trong năm học 2015-2016 tôi đã áp dụng kinh nghiệm này và đạt được kết quả khá tốt.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 3517 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ BẢY
-----š›&š›-----
TÊN ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
GIÚP HỌC SINH YẾU KÉM HỌC TỐT
 MÔN TIẾNG ANH 9
Tác giả: TRẦN VĨNH THỤY
Năm học : 2015-2016
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cần Giuộc, ngày 05 tháng 04 năm 2016.
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh 9.
I. Sơ lược lý lịch:
- Ông: Trần Vĩnh Thụy	 	
- Năm sinh: 1977
- Nơi thường trú: KP 3, TT Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An.
- Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Bảy.
- Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp môn Tiếng Anh khối 7,9.
II. Nội dung:
1. Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu phải giải quyết và nâng cao hiệu quả công tác; ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến của bản thân.
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 được Bộ Giáo dục-Đào tạo triển khai từ năm 2010, có mục tiêu "Đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam." Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi người học phải nổ lực học tập ngay từ khi mới bắt đầu học Tiếng Anh. Tuy nhiên, qua nhiều năm giảng dạy ở bậc trung học cơ sở, bản thân tôi nhận thấy một số học sinh còn gặp khó khăn trong việc học Tiếng Anh. Trong một lớp học khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh không đồng đều, các học sinh khá giỏi thì thực hiện được những yêu cầu do giáo viên đề ra, học sinh yếu kém thì thụ động, không tiếp thu được bài, không học bài, không làm bài tập ở nhà, dần dần các em mất căn bản và sợ học môn Tiếng Anh. Trong năm học 2015-2016 tôi đã thống kê chất lượng bộ môn tiếng Anh của học sinh lớp 9 qua bài kiểm tra khảo sát đâu năm. Kết quả như sau:
Lớp
Sỉ số
Trên trung bình
Dưới trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ%
91
41
40
97,6
1
2,4
92
41
29
70,7
12
29,3
93
40
27
67,5
13
32,5
94
41
32
78
9
22
Cộng
163
128
78,5
35
21,5
	Từ số liệu trên cho thấy tỉ lệ học sinh dưới trung bình còn cao, chiếm 21,5% Qua tìm hiểu cho thấy nguyên nhân của tình hình trên là:
* Đối với học sinh :
- Một số học sinh chưa nhận thức đúng động cơ và mục đích học tập, chưa có quyết tâm và nhiệt tình học tập.
- Học sinh không được thực hành, rèn luyện thường xuyên nên dần dần các em quên kiến thức đã học ở những năm trước.
- Học sinh yếu kém chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải, vào các học sinh khá giỏi. 
* Đối với cha mẹ học sinh:
- Một số phụ huynh thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đến việc học tập của con cái, chưa quan tâm theo dõi việc học bài ở nhà của con mình, còn giao phó cho nhà trường.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa tốt. 
* Đối với chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập Tiếng Anh lớp 9:
- Thời lượng dành cho môn Tiếng Anh ít, chỉ 2 tiết/ 1 tuần
- Sách bài tập chủ yếu là bài tập ngữ pháp, đọc hiểu, chưa có bài tập rèn luyện kĩ năng nghe, nói, viết cho học sinh.
- Chưa có các bài tập dành riêng cho học sinh yếu kém.
* Đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh :
- Chưa đầu tư nhiều cho học sinh yếu kém.
- Việc nghiên cứu tài liệu tham khảo, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế.
- Việc dạy cho học sinh yếu kém tự học và sáng tạo hình như ít thực hiện, chỉ lo dạy hết giáo án, chương trình, nội dung đã qui định, lo không kịp giờ. 
Trước tình hình trên, bản thân tôi nhận thấy cần phải có biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn tiếng Anh. Qua thời gian tự học hỏi và tham khảo các tài liệu về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh cùng với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 9, tôi đã rút ra được “Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh 9”. Trong năm học 2015-2016 tôi đã áp dụng kinh nghiệm này và đạt được kết quả khá tốt.
2. Mục tiêu dự kiến cần đạt được.
Trong các môn học ở lớp 9 thì môn tiếng Anh có tỉ lệ học sinh yếu kém khá nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau, với mong muốn nâng cao chất giảng dạy bộ môn, bản thân tôi suy nghĩ tìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nhằm:
Giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập.
Tạo được không khí học tập vui tươi, sôi nổi trong lớp học. 
Phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Giúp học sinh có thói quen tự giác học bài và làm bài ở nhà.
Nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh 9, cuối năm chất lượng bộ môn đạt chỉ tiêu đề ra.
Giúp học sinh có đủ kiến thức để học tiếp chương trình Tiếng Anh trung học phổ thông.
3. Các giải pháp đã thực hiện, những cách làm cụ thể để đạt được mục tiêu đã định hướng. 
Trong phương pháp dạy học ngày nay, việc dạy học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh được áp dụng có hiệu quả. Trong một lớp học khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh không đồng đều, vì vậy khi áp dụng phương pháp cần chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng học sinh, nếu áp dụng một phương pháp chung cho cả lớp thì đối với các em học yếu sẽ không theo kịp các bạn, tiếp thu không hết những kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt, đôi khi bị hỏng kiến thức. Nếu người giáo viên trong quá trình dạy học có chú ý và phân loại đối tượng học sinh, trên cơ sở đó chọn lọc kiến thức truyền đạt, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu của các em thì sẽ đạt được kết quả tốt nhất.
	Để thực hiện được công việc này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức cho việc soạn giáo án, đặc biệt phải chọn lọc kiến thức trọng tâm, kiến thức nâng cao để truyền đạt phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
Từ phương pháp chung của việc dạy ngữ pháp bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp như sau:
Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học sẵn có kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi dựa vào các chương trình trò chơi, các cuộc thi trên truyền hình giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập.
Khai thác các bài giảng trực tuyến trên mạng, cho học sinh xem các đoạn phim liên quan đến nội dung bài học nhằm thay đổi không khí học tập . 
Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua các hoạt động cặp nhóm.
Giao bài tập về nhà phù hợp với khả năng của học sinh, phân công học sinh giỏi kiểm tra giám sát và kèm học sinh yếu kém.
Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém, cho học sinh kiểm tra thử trước khi các em làm bài kiểm tra trên lớp.
Cách tiến hành các giải pháp:
3.1. Sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học sẵn có kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi dựa vào các chương trình trò chơi, các cuộc thi trên truyền hình giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập.
Học ngoại ngữ đòi hỏi phải có hứng thú, các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Để giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế các trò chơi dựa vào các chương trình trò chơi, các cuộc thi trên truyền hình. Qua tìm hiểu cho thấy học sinh rất thích xem các chương trình trò chơi, các cuộc thi trên truyền hình vì vậy các em rất hứng thú khi bản thân mình đựợc trực tiếp tham gia vào trò chơi. Ngoài ra, giáo viên cần phải sử dụng triệt để và có hiệu quả các đổ dùng dạy học được trang bị. Một trong những đồ dùng dạy học giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia học ngoại ngữ đó là bảng tương tác. 
Ví dụ 1: Unit 3. Lesson 5. Language focus
Trước khi dạy bài mới, để ôn lại dạng quá khứ của động từ tôi cho học sinh chơi trò chơi có tên gọi là "Pelmanism", trò chơi này được thiết kế trên phần mềm của bảng tương tác. 
Học sinh chơi cá nhân. Hình thức chơi:
- Giáo viên sẽ soạn 8 động từ và dạng quá khứ của chúng. 
- Học sinh lần lượt lên bảng chạm vào các số để tìm các cặp từ đúng. 
- Học sinh trả lời đúng sẽ được khen thưởng bằng một tràng pháo tay.
Để củng cố lại nội dung bài học tôi cho học sinh chơi trò chơi có tên gọi là "Lucky number"
Học sinh chơi theo đội. Hình thức chơi: 
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội.
- Giáo viên trình chiếu 8 số lên màn hình.
- Trong các số có số 1,3,7 là số may mắn.
- Nếu chọn trúng số may mắn, học sinh được 2 điểm không phải trả lời.
- Mỗi số còn lại ứng với một câu hỏi, nếu trả lời đúng học sinh được 2 điểm, nếu trả lời sai thì đội khác sẽ trả lời.
- Khi các số đã được chọn hết nhóm nào có nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.
Questions:
1. Lucky number
2. Chose the correct word to complete the sentence:
Jack has gone away. He will be away ____ next Friday.
	A. on	B. until	C. for
3. Lucky number
4. Give the correct form of the verb in bracket:
Minh wishes he (be) _____ old enough to ride a motorbike.
5. Chose the correct word to complete the sentence: 
Liz went to bed early ____ she was tired after the trip.
	A. but	B. because	C. so
6. Complete the sentence with a suitable preposition.
He was born _______ 15th, January.
7. Lucky number
8. Give the correct form of the verb in bracket
Thanh wishes she (have) ____ lots of money to help street children.
Ví dụ 2: Unit 3. Lesson 1. Getting started + Listen and read.
Ở giai đoạn trong khi đọc tôi cho học sinh chơi trò chơi có tên gọi “Đường lên đỉnh Olympia” 
Học sinh chơi theo đội. Hình thức chơi:
- Giáo viên chia lớp làm 2 đội.
- Giáo viên đọc câu hỏi từ 1 đến 7 trang 23 sách giáo khoa, học sinh lắc lục lạc dành quyền trả lời.
- Mỗi câu trả lời đúng được lên một bậc, đội nào lên tới đỉnh trước là đội thắng.
3.2. Khai thác các bài giảng trực tuyến trên mạng, cho học sinh xem các đoạn phim liên quan đến nội dung bài học nhằm thay đổi không khí học tập . 
	Hiện nay rất nhiều bài giảng trực tuyến trên mạng bám sát theo nội dung chương trình sách giáo khoa như tiếng Anh Hoa Mặt Trời, Tiếng Anh 1,2,3. com ... Nhằm giúp cho học sinh nghe được nhiều giọng nói Tiếng Anh khác nhau giáo viên có thể cho học sinh xem và học theo các bài giảng này. Ngoài ra, để học sinh hiểu rõ hơn về nội dung bài học, giáo viên cho học sinh xem các đoạn phim liên quan đến nội dung bài.
Ví dụ: Unit 2. Lesson 1. Getting started + Listen and read.
	Trong tiết học này học sinh đọc đoạn văn nói về chiếc áo dài. Để giờ học thêm sinh động ở giai đoạn trước khi đọc giáo viên cho học sinh xem đoạn phim cảnh ngày xưa nam nữ mặc áo dài, và đoạn phim biểu diễn thời trang áo dài ngày nay. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học.
3.3. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua các hoạt động cặp nhóm.
Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về nội dung bài học. Ngoài ra thực hành theo cặp, nhóm còn giúp học sinh nhận ra điểm mạnh, điểm yếu từ phía người đối thoại và đặc biệt là tự nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó có ý chí phấn đấu giúp cho bản thân ngày càng tiến bộ hơn. Thực hành theo cặp, nhóm giúp các em có sự thi đua và có sự cố gắng.
Để hoạt động cặp nhóm có hiệu quả thì giáo viên phải biết được học lực của từng học sinh để phân chia cặp nhóm cho phù hợp. Đối với những hoạt động cần sự hổ trợ, nên chia cặp nhóm gồm nhiều đối tượng học sinh, để trong lúc hoạt động học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu, kém nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài học. Đối với những hoạt động không cần sự hổ trợ thì giáo viên chia cặp nhóm theo từng đối tượng học sinh để giáo viên dễ dàng hổ trợ khi các em cần, giao việc phù hợp với đối tượng.
Ví dụ 1: Unit 4. Lesson 4. Read
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để viết thông tin về các lớp học Tiếng Anh từ những quảng cáo. Để học sinh yếu kém có thể phát huy được khả năng của mình, giáo viên chia mỗi nhóm 4 học sinh theo nhóm đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu-kém. 
Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, sau đó giáo viên chọn bài làm của 2 nhóm trình chiếu lên bảng và sửa cho cả lớp xem.
School
Class time (morning/ afternoon/ evening).
Language Level (beginner/ intermediate/ advanced).
Time to start
Academy of Language
Morning, afternoon, evening
Advanced
First week of November
Foreign Language council
Morning and evening,
Beginner/ intermediate
3rd November
New English Institute
Afternoon, evening, weekend
Beginner
(today)
Ví dụ 2: Unit 5. Lesson 2. Speak 
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, làm bài đối thoại và luyện tập với bạn. Bài tập này đòi hỏi học sinh phải có sự hổ trợ lẫn nhau, do đó giáo viên phân 1 học sinh khá giỏi làm việc với 1 học sinh yếu, kém.
3.4. Giao bài tập về nhà phù hợp với khả năng của học sinh, phân công học sinh giỏi kiểm tra và hổ trợ học sinh yếu.
Đối với học sinh yếu kém thường các em không biết cách học bài ở nhà, do đó giáo viên phải ghi hướng dẫn cụ thể những công việc phải làm ở nhà, thiết kế bài tập ở nhà phù hợp với trình độ, in ra giấy và phát cho các em sau mỗi tiết học và thu lại vào đầu tiết học sau để kiểm tra. Phân công học sinh giỏi hổ trợ, kiểm tra việc học bài, làm bài của học sinh yếu kém. 
Ví dụ: Sau khi học xong Unit 3. Lesson 3. Read
Bài tập về nhà dành cho học sinh yếu như sau:
Match the word in column A with its meaning or equivalent in column B
A
B
1.grocery store
2. collect
3. entrance
4. part time
5. reach
6. shrine
7. gather
8. feed
9. sightseer
10. route
a. bring into one place or group
b. arrive at a place
c. give food to eat
d. bring things together
e. where people buy food, small things
f. way from a place to another
g. shorter or less than standard time
h. place where sacred thing are kept
i. where you go into a place
j. person who goes around to see objects or places of interest
3.5. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu kém, cho học sinh kiểm tra thử trước khi các em làm bài kiểm tra trên lớp.
Ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát chất lượng, lập danh sách học sinh yếu, kém để phụ đạo. Sau mỗi lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì tôi thống kê chất lượng bộ môn, kịp thời phát hiện ra các học sinh yếu kém, để có biện pháp phụ đạo, giúp đỡ học sinh lấy lại kiến thức kịp thời. 
Để bài kiểm tra của học sinh đạt kết quả cao, trước mỗi kì kiểm tra tôi cho học sinh làm bài kiểm tra thử nhằm phát hiện những lổ hỏng kiến thức của các em để có kế hoạch bồi dưỡng giúp các em làm bài tốt hơn. 
4. Hiệu quả đạt được. 
Với những giải pháp như trên tôi thấy việc học của học sinh tiến bộ rõ rệt như:
Học sinh cảm thấy hứng thú khi học giờ học Tiếng Anh.
Không khí học tập trong lớp vui tươi, sôi nổi. 
Học sinh yếu kém tích cực tham gia xây dựng bài, tham gia vào các hoạt động.
Học sinh có thói quen tự giác học bài và làm bài ở nhà.
Đa số học sinh có thể tham gia vào các hoạt động trên lớp, vận dụng được các kiến thức đã học.
Tỉ lệ học sinh trên trung bình tăng.
Kết quả thu được qua từng giai đọan được thống kê như sau:
Kiểm tra 1 tiết lần 1:
Lớp
Sỉ số
Trên trung bình
Dưới trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ%
91
41
30
73,2
11
26,8
92
41
38
92,7
3
7,3
93
40
27
67,5
13
32,5
94
40
29
72,5
11
27,5
Cộng
162
124
76,5
38
23,5
Chất lượng bộ môn học kì 1:
Lớp
Sỉ số
Trên trung bình
Dưới trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ%
91
41
36
87,8
5
12,2
92
41
40
97,6
1
2,4
93
40
35
87,5
5
12,5
94
40
36
90,0
4
10,0
Cộng
162
147
90,7
15
9,3
	Từ bảng số liệu trên ta thấy cuối học kì 1 tỉ lệ học sinh yếu kém giảm rất nhiều.
Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp của bản thân nhằm giúp cho học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh 9. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh còn có có nhiều giải pháp khác, mong nhận được sự chia sẽ, góp ý từ quý đồng nghiệp để bản thân ngày càng hoàn thiện và giảng dạy tốt hơn. Đề tài này áp dụng để dạy cho học sinh khối 9 ở trường THCS Nguyễn Thị Bảy và có thể nhân rộng ở một số trường trong tỉnh.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
Người viết
 Trần Vĩnh Thụy
BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Kèm theo sáng kiến kinh nghiệm)
- Tên đề tài, SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Tiếng Anh 9
- Tên tác giả: Trần Vĩnh Thụy
- Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Thị Bảy
Tiêu chuẩn
Điểm chuẩn
Điểm của HĐ cơ sở
Điểm của HĐ cấp huyện
Điểm của HĐ ngành GD
Điểm của HĐ cấp tỉnh
1. Đề tài sáng kiến có yếu tố mới và sáng tạo:
3
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
3
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá
2
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình
1,5
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít
1
- Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây
0
2. Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng:
3
- Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh
3
- Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số nơi trong tỉnh
2
- Có khả năng áp dụng ở mức độ ít trong đơn vị
1
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
0
3. Đề tài sáng kiến có tính hiệu quả:
4
- Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
4
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp sở, ngành, huyện, thành phố
3
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp trường, phòng, ban, tổ, khối
2
- Không có hiệu quả cụ thể
0
Tổng cộng
10
 Xác nhận của Hội đồng khoa học cơ sở:
 Xác nhận của Hội đồng khoa học cấp..

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem.doc
Sáng Kiến Liên Quan