Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu học tốt môn Toán ở lớp 1

Bậc Tiểu học là tiền đề cơ bản,là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt,mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam đó là: Đức - Trí -Thể -Mĩ. Đây còn là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục quốc dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên nên trong quá trình giáo dục ở trường Tiểu học đã hết sức coi trọng việc giáo dục toàn diện cho học sinh cả về đức và tài. Để có một con người phát triển toàn diện, những nhà làm giáo dục phải thực sự tâm huyết, say mê nghề nghiệp, phải bồi đắp cho các em những kiến thức từ điều sơ đẳng, đơn giản nhất. Chính vì vậy, bên cạnh việc chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi, trường Tiểu học còn hết sức coi trọng việc phụ đạo học sinh yếu kém. Bồi lấp cho các em những lỗ hổng kiến thức để các em học tiếp các lớp học trên và có hành trang vững chắc bước vào đời ngay từ khi các em còn là học sinh lớp 1.

Mỗi giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ đều được đặc trưng bởi dạng hoạt động cơ bản, ở Mẫu Giáo trò chơi là hoạt động chủ đạo, còn đối với học sinh lớp 1 học tập là dạng hoạt động chủ đạo. Để tạo được sự ham thích trong học tập và đạt được hiệu quả giáo dục, người giáo viên cần nắm được dạng hoạt động chủ đạo và những thói quen cần thiết của học sinh khối lớp mình phụ trách.

 

docx32 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu học tốt môn Toán ở lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n biệt các hình vuông, hình tam giác, hình tròn; rèn luyện óc quan sát và kĩ năng thao tác tạo hình.
2.Chuẩn bị:
 Mỗi HS cần có bộ đồ dùng học Toán 1 gồm 10 hình tam giác, 10 hình vuông, 10 hình tròn.
GV cần vẽ sẵn lên giấy khổ A4 hình sau, phôtôcopy cho mỗi HS một bản.	
 Người máy gồm:
	Hình tròn
	Hình tam giác
	Hình vuông
3.Cách chơi:
 Giáo viên yêu cầu Học Sinh quan sát kĩ bức vẽ, sau đó làm hai việc:
Điền số hình tròn, hình tam giác, hình vuông vào chỗ chấm trên bức vẽ.
Chọn trong bộ đồ dùng (đã chuẩn bị) ra đủ và đúng các hình như thế để xếp tạo dáng một người máy. Bạn nào xong sớm nhất lớp là người thắng cuộc.
d)Học sinh chưa giải được bài toán có lời văn:
Môn Toán là một trong những môn có vị trí rất đặc biệt quan trọng. Một trong những điểm quan trọng nhất là các em phải có kỹ năng giải toán và trình bày các bài toán. Đồng thời nội dung đề thi của phần giải toán chiếm gần phân nữa số điểm của bài thi. Thế mà tất cả các em học sinh của tôi kể cả những học sinh khá, các em thành thạo và thích làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 - 100 Còn các bài toán có lời văn thì các em hầu như rất e ngại. Từ những nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu và học được những kinh nghiệm của quý thầy cô, quý đồng nghiệp, đồng thời qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã tìm ra những biện pháp khi giải một bài toán có lời văn để hướng dẫn học sinh của tôi theo diện từ yếu đến trung bình .Các em thực hiện được phép tính nhưng lại không cẩn thận khi làm bài, cũng như khi viết bài, thường quên viết kết quả của phép tính hoặc tên đơn vị kèm theo, chữ viết nguệch ngoạc khi giải toán thường không viết được lời giải.
Mặc dù đến tuần 23 học sinh mới chính thức học cách “Giải bài toán có lời văn” song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm nay ngay từ bài “phép cộng trong phạm vi 3 (luyện tập)” ở tuần 7.
Giúp học sinh nhìn tranh vẽ nêu đề bài toán rồi viết kết quả phép tính có ý với tình huống trong tranh.
Ví dụ: Giúp học sinh nêu “Một bông hoa và một bông hoa là mấy bông hoa? Rồi học sinh trả lời (một bông hoa và một bông hoa là hai bông hoa) và viết 2 vào sau dấu bằng để có 1 + 1 = 2.
Bắt đầu từ tuần 7 cho đến tuần 16 tuy hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi 10 đều có các bài tập thuộc dạng “nhìn tranh nêu phép tính’’ở đây học sinh được làm quen với việc: - Xem tranh vẽ.
- Nêu bài toán bằng lời.
- Nêu câu trả lời.
- Và điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
 Học sinh tập nêu bằng lời: “có 2 con thỏ thêm 1 con thỏ. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ? ” rồi tập nêu miệng câu trả lời “có tất cả 3 con thỏ”. Sau đó viết vào ô trống để có phép tính đúng
Tiếp đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống ở đây không còn tranh vẽ nữa.
 Ví dụ: Có : 7 quả bóng
 Cho : 3 quả bóng
 Còn : ... quả bóng?
- Viết phép tính thích hợp “ tức là nhìn vào tranh và các thao tác đính vật mẫu của giáo viên để đính phép tính, đến phần giải bài toán các em được làm quen với “ Đặt đề bài toán” (theo tóm tắt đã ghi trong SGK) hai phần này có quan hệ mật thiết với nhau nên học sinh cần nắm vững cấu tạo của một bài toán có lời văn gồm có 2 phần chính là những cái đã cho (đã biết) và cái phải tìm (chưa biết).
- Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan trọng như “thêm vào, tất cả” hoặc bớt, bay đi, còn lại..” (có thể kết hợp với tranh vẽ để học sinh quan sát).
- Khi dạy các bài toán có lời văn cho đối tượng này tôi thường sử dụng tranh ảnh, hoặc que tính để hướng dẫn học sinh, vì đối với các em trí nhớ rất chậm cho nên tôi hướng dẫn từng phần theo các bước cụ thể như sau:
* Bước 1: tôi cho 2 em đọc đề toán, cả lớp đọc thầm theo, sau đó tôi hướng dẫn em tìm hiểu bài toán qua tranh ảnh. 
 Ví dụ: cho học sinh nêu câu trả lời các câu hỏi “Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà thì tôi đưa tranh vẽ 5 con gà lên bảng, mẹ mua thêm 4 con gà nữa (thì tôi đính tiếp thêm 4 con gà nữa vào tranh).
Bài toán hỏi gì? Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?” Khi học sinh trả lời hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn để tìm hiểu bài toán, tôi ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
Tóm tắt: 	 Có 	:	5 con gà.
Thêm	:	4 con gà.
Có tất cả	: 	con gà.?
Cho học sinh đọc lại tóm tắt của bài toán.
* Bước 2: Khi học sinh đã hiểu được bài toán. Cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Tôi hướng dẫn em cách giải bài toán như sau: tôi nêu câu hỏi để học sinh trả lời: Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào? (hướng dẫn học sinh trả lời “Em phải làm phép tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9”. Như vậy nhà An có 9 con gà cho học sinh đọc lại nhiều lần.
* Bước 3: Tôi hướng dẫn học sinh viết bài giải của bài toán, ghi bài giải sau đó viết câu lời giải, muốn viết được câu lời giải thì em phải dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải như: “Nhà An có là:” “Số con gà có tất cả là:” “Nhà An có tất cả là”. Cho học sinh lựa chọn câu trả lời nào thích hợp nhất rồi viết ra:
+ Viết phép tính: tôi hướng dẫn các viết phép tính trong bài giải 5 cộng 4 bằng chín. Ở đây 9 chỉ 9 con gà nên viết con gà trong dấu ngoặc đơn (con gà). 
+ Viết đáp số: hướng dẫn học sinh viết đáp số : 9 con gà.
+ Sau đó để khắc sâu cách giải bài toán có lời văn cho các em dễ nhớ tôi nhấn mạnh từng phần khi giải toán có lời văn như thế nào?
+Viết câu lời giải - viết phép tính (tên đơn vị trong dấu ngoặc) -viết đáp số.
 Bài giải
Nhà An có tất cả là :
 5 + 4 = 9 (con gà )
 Đáp số: 9 con gà
Học sinh được tự đặt đề bài toán dựa vào thao tác trên các vật mẫu, (tranh ảnh) nên dễ dàng nắm được đề bài từ đó các em sẽ giải được bài toán một cách nhanh chóng. 
*Ví dụ như: học sinh cầm tay phải có 4 que tính tay trái có 3 que tính, sau đó gần lại với nhau nhìn vào số que tính và dựa vào thao tác để tự đặt một đề bài toán. Chẳng hạn “Tay phải em cầm 4 que tính, tay trái em cầm 3 que tính. Hỏi hai tay em cầm mấy que tính? ” Hoặc Có 4 que tính lấy thêm 3 que tính nữa. “Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?”. Khi học sinh đã mắt thấy tai nghe, hiểu được bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Thì các em mới giải được bài toán, với cách này tôi sử dụng để tổ chức trò chơi như sau:
 Trò chơi 1. Thi đua giải nhanh bài toán: 
 Cách chơi: Chia lớp thành hai đội A và B, mỗi đội 3 học sinh, chơi tiếp sức.
- Học sinh thứ 1 viết lời giải.
- Học sinh thứ 2 viết phép tính.
- Học sinh thứ 3 viết đáp số.
 Nhận xét cách chơi: Học sinh cả lớp cùng Giáo viên nhận xét và biểu dương đội thắng cuộc.
 Trò chơi thứ 2: Giáo viên dùng tranh ảnh hoặc mẫu vật thật để làm động tác dựa theo đề bài toán: Cả lớp cùng giải bài toán đó theo thao tác của Giáo viên vào bảng con hoặc vào giấy nháp.
 Nhận xét: Giáo viên biểu dương tổ thực hiện, hoặc cá nhân giải nhanh và đúng.
Ví dụ: Trên cành có 8 con chim, có 2 con bay đi. Hỏi trên cành còn lại mấy con chim?
Giáo viên đính tranh 8 con chim, dùng động tác tay tách 2 con chim bay lên cao.
Học sinh dựa vào thao tác của Giáo viên để giải toán:
 Bài giải
Số chim trên cành còn lại là:
 8 – 2 = 6 (con chim)
 Đáp số: 6 con chim.
e)Đối với học sinh yếu có tính cẩu thả:
 Với cá tính này nếu giáo viên không uốn nắn, sửa chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Vì lớp Một là lớp quan trọng bởi những gì đã hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi.
 Mỗi khi các em quên mang đồ dùng học tập thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giờ học mà đối tượng này lại thường xuyên quên mang sách, vở, bút, bảng con Qua trao đổi với phụ huynh các em, tôi biết được bố mẹ các em đi làm xa nhà hoặc rất bận việc ở ngoài đồng và đa số là buôn bán đi sớm về tối nên hầu như không kiểm tra hoặc chuẩn bị sách vở cho con em đi học được. 
Vì thế để tự các em cũng có thể sắp xếp đồ dùng theo thời khóa biểu thì ngay từ những tuần đầu, tôi hướng dẫn em cách sắp xếp ngăn nắp. Những tập sách mà ngày nào cũng sử dụng để chung một ngăn tủ ở lớp, những quyển sách, vở nào cần mang đi theo thời khóa biểu thì để riêng, nên dù chưa đọc được chữ các em cũng tự chuẩn bị được sách, vở đồ dùng học tập cho mình một cách đầy đủ mà không cần bố mẹ làm hộ. Dần dần các em ở đối tượng này hình thành thói quen bớt cẩu thả và hạn chế quên mang dụng cụ .
Học sinh hiện nay ở lớp tôi học Toán yếu mà chữ viết chưa đẹp, không đúng kích cỡ, đúng qui cách lại thường xuyên bôi xóa, các số viết không cẩn thận, ngay hàng, nên mỗi khi chấm điểm giáo viên thường xuyên nhắc nhở em và gạch dưới chữ hay số viết sai bằng bút đỏ và viết lại số đúng bằng mực đỏ cho em dễ nhận thấy. Để rèn cho các em viết chữ và số được đẹp hơn, tôi thường xuyên cho em xem những tập “Vở sạch chữ đẹp” để giúp các em có ý thức giữ vở sạch và luyện viết chữ đẹp.
Trong những giờ rèn viết bảng con tôi thường lưu ý đến đối tượng này, tôi sửa chữa từng nét, từng số, cách đặt dấu cộng, trừ dấu bằng cho các em, khi học sinh làm bài tập trong bảng con hoặc bảng lớp tôi theo dõi quan sát cả lớp và chỉ ra những chổ chưa đúng, chưa đẹp để các em sửa chữa, tôi luôn khen, động viên mỗi khi có tiến bộ. Hình thức trên chưa đủ, vì các em chỉ học tại lớp, về nhà không có tự học được. Nên việc học ở nhà tôi rất lưu ý. Yêu cầu em phải có 1 quyển vở tự rèn học ở nhà. Ngày nào đi học thì đem theo.
Ví dụ: như hôm nay cô dạy số 5 thì em phải viết vào vở số 5, cách viết thì tôi sẽ viết mẫu 1 số vào vở rồi em nhìn vào chữ mẫu tự viết. Những ngày kiểm tra tôi không cho biết trước, vì làm như thế các em không dám bỏ qua. Từ đó các em đã có thói quen viết ngay hàng, không cong vẹo, tập học sạch sẽ hơn, em không còn có thói quen viết ngoáy mà đã tự có ý thức rèn chữ, rèn số. Từ đấy em có hứng thú hơn trong học tập, em không còn sợ mỗi khi học bài phải viết, phải làm toán nữa mà tỏ ra rất thích học, sau những giờ học tôi thường tổ chức trò chơi, các em có dịp thi đố tài năng của mình từ đấy mà mạnh dạn, tự tin hơn.
Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Tôi thường xuyên trao đổi với những cha mẹ có học sinh học yếu môn Toán , nhằm phổ biến nội dung phụ đạo học sinh cho phụ huynh biết để chăm lo và nhắc nhở con em mình. Tôi cho phụ huynh biết việc học văn hóa ở lớp 1 nói chung học Toán nói riêng là phải liên tục và kiến thức các bài học phải liên tục kế tiếp nhau. Nếu bị gián đoạn một hai ngày sẽ bị hổng kiến thức. Việc học các bài kế tiếp sẽ rất khó khăn nhất là với môn Toán. Vì vậy việc đảm bảo chuyên cần, luôn phải thực hiện tốt, phụ huynh không nên để cho con nghỉ học khi không cần thiết.
Ví dụ: Hôm nay học phép cộng dạng 14 + 3 ngày mai sẽ học luyện tập, nếu nghỉ học 1 - 2 ngày sẽ bị mất căn bản, vì bài kế tiếp sẽ là phép trừ dạng 17 – 3 lúc này các em sẽ không biết cách tính như thế nào ?
Trong giờ học có các bài tập trong sách giáo khoa đã dược giáo viên hướng dẫn làm ở lớp, nhưng vì đối tượng là học sinh yếu nên giáo viên hướng dẫn phụ huynh cho các em làm lại các bài tập đó ở nhà với sự kiểm soát của phụ huynh .Tôi hướng dẫn cách kèm cặp học sinh ở nhà thật cụ thể để phụ huynh dạy không bị sai lệch với cách dạy của cô ở lớp. 
Lúc đầu có nhiều phụ huynh vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải phối hợp cùng Giáo viên chủ nhiệm lớp để dạy dỗ con em, nhưng bằng sự nhiệt tình chúng tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi cộng với sự tiến bộ của học sinh, dần dần phụ huynh đã hiểu và kết hợp chặt chẽ với cô. Từ đó kết quả học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
Kiểm tra, đánh giá:
 Việc kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh là việc làm thường xuyên và lien tục mà đặc biệt là đối với học sinh yếu cần phải thực hiện nhiều hơn.Chúng ta đánh giá học sinh không phải chỉ để xếp loại mà chủ yếu là để đánh giá lại phương pháp tổ chức dạy học của chúng ta có đạt hiệu quả hay không, nội dung dạy học cho các em học sinh yếu đã phù hợp chưa.Từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra giáo viên còn xác định được học sinh yếu mặt nào và tìm ra nguyên nhân để giáo dục tốt hơn.
V. KẾT QUẢ
Ở lớp Một, các em đang trong giai đoạn vui chơi chuyển sang hoạt động học tập. Các em còn rất hiếu động, thích hoạt động, cho nên hoạt động học tập mang tính chất học mà chơi, chơi mà học sẽ kích thích sự tìm tòi học hỏi từ đó sẽ phát triển được tư duy của các em. 
Trong một tiết dạy tôi thường xuyên quan tâm đến đối tượng học sinh yếu tạo cho em thấy được sự quan tâm chăm sóc của cô dành cho mình là nhiều hơn các bạn, làm cho em cảm thấy vui khi đi học, không còn cảm thấy áp lực, khó chịu như trước nữa. 
Tôi luôn vận dụng những kiến thức các em đã có để hình thành kiến thức mới, nghĩa là tạo tình huống có vấn đề sẽ kích thích học sinh hứng thú tích cực trong học tập. 
Với những việc làm trên tôi thu được kết quả của những HS yếu như sau:
 Cuèi năm học: 2017 – 2018 Lớp: 1C
TT
Họ và tên học sinh
Đầu năm
Cuối HKI
Cuối HKII
1
Nguyễn Hoàng Giang
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh
Hoµn thµnh
2
Nguyễn Văn Tài
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh
Hoµn thµnh
tèt
3
Vũ Thùy Linh
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh tèt
Hoµn thµnh
tèt
4
Hà Thị Thu Hiền
Ch­a hoµn thµnh
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh
5
Nguyễn Thị Lan Anh 
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh
Hoµn thµnh
6
Nguyễn Văn Tuấn
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh
Hoµn thµnh tèt
7
Nguyễn Thị Kiều
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh tèt
Hoµn thµnh tèt
8
Nguyễn Văn An
Ch­a hoµn thµnh
Hoµn thµnh
Hoµn thµnh tèt
Với những kinh nghiệm của nhiều năm đứng lớp, tôi nhận thấy đối với học sinh yếu nếu không được quan tâm giáo dục, hướng các em vào việc học thì dần dần các em sẽ không còn hứng thú học tập nữa mà các em rất chán học lười viết bài, vào lớp hay làm việc riêng, không chịu viết bài đợi cô nhắc nhở nhiều lần mới chịu tập trung vào viết bài học. Từ đó dẫn đến hổng kiến thức, có học lại thì các em cũng khó tiếp thu .
Được phát hiện kịp thời và có phương pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng học sinh học yếu môn Toán nên học sinh đã hứng thú học hơn và đặc biệt ham thích học môn Toán như các bạn cùng lứa tuổi, các em tỏ ra chăm ngoan, tự tin, có ý thức học tập, tạo nền tảng tiền đề vững chắc cho các lớp học sau này .
PhÇn III 
kÕt luËn
Công tác giáo dục học sinh nhỏ tuổi nhất là đối với học sinh học yếu ở lớp Một đòi hỏi người thầy, người cô phải có nhiều say mê biết đi sâu vào tâm hồn trẻ, đứng ở góc độ địa vị của các em, đồng thời biết vui với những niềm vui và buồn với nỗi buồn trẻ thơ của các em.
 Mỗi một lứa tuổi, một tính cách, phải có một cách đối xử riêng biệt, có phương pháp giảng dạy và giáo dục riêng, thủ thuật sư phạm nào cũng cần có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những nét tính cách nhất định, có như thế mới tạo cho hứng thú học tập,tích luỹ kiến thức.Từ đó sẽ giúp các em học tốt, nắm vững được các số, biết so sánh, thực hiện thành thạo các phép tính từ đơn giản đến phức tạp và giải được bài toán có lời văn, học tốt các môn học khác của chương trình lớp Một.
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nghĩ muốn thực hiện tốt những việc đã làm, đã nêu với những thành quả trên, bản thân tôi cùng các giáo viên trong tổ khối đã bàn luận và thống nhất với nhau là :Luôn yêu nghề mến trẻ, phải chịu khó, tận tuỵ, nhiệt tình thương yêu học sinh như con, em của mình, kịp thời giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh học yếu, có như thế mới làm tốt công tác chủ nhiệm của lớp mình. 
Ngoài ra giáo viên phải tỏ ra nghiêm khắc, kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại giúp các em khắc phục những nhược điểm của mình và phát huy những ưu điểm. Quan tâm đến trẻ, bình tĩnh tìm hiểu tâm lí trẻ, có phương pháp giáo dục cụ thể đối với các em và phải hết sức tế nhị trong cách cư xử, cố gắng xoá bỏ nhiều sự mặc cảm tự ti giữa các em, có như vậy mới tạo cho các em niềm vui hứng thú khi đến lớp, đến trường.
Phối hợp cùng với gia đình học sinh, học yếu môn Toán để giáo viên và phụ huynh có biện pháp chung để giáo dục các em học tốt hơn.
Dạy Toán cần phải sáng tạo, nhạy bén để tìm ra cách dạy dễ hiểu mà không sai lệch phương pháp bộ môn để học sinh học đạt kết quả tốt. 
Phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy và biết tìm lời giới thiệu bài thích hợp để gây hứng thú cho học sinh lúc học tập và khắc sâu kiến thức cho học sinh. 
 2.Ý nghĩa, hiệu quả: 
 Những kinh nghiệm sau khi được tập hợp, phân loại và xếp vào quy trình sẽ tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo, áp dụng vào giảng dạy một cách dễ dàng, làm cho việc phụ đạo HS yếu có hiệu quả hơn.
 Sáng kiến còn là nơi để giáo viên tập hợp kinh nghiệm, giải pháp, chia sẻ với nhau trong quá trình tổ chức phụ đạo HS yếu.
 Việc nâng cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu cần thiết và quan trọng qua phong trào thi đua ‘‘Thầy dạy tốt –Trò học tốt’’ Mỗi thầy cô giáo thật sự là một tấm gương tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo. Giáo viên cần phải học hỏi trau dồi kiến thức, đầu tư nghiên cứu để tìm ra phương pháp hình thức dạy học phù hợp, phải có biện pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh, xem việc giảng dạy là nghĩa vụ là trách nhiệm là lương tâm nghề nghiệp của mình.
 Qua đợt kiểm tra chất lượng năm học 2017- 2018 và cuối kì I năm 2017-2018, chất lượng kiểm tra những em yếu đã lên trung bình, khá, giỏi, số lượng học sinh yếu ở các lớp giảm mạnh. Tôi không dừng lại ở kết quả ban đầu này mà tập thể giáo viên lớp Một, quyết tâm cùng nhau tìm ra những việc làm những biện pháp sáng tạo hơn nữa để không còn học sinh học yếu môn Toán ở lớp Một vào cuối năm. 
 3. Đề xuất, khuyến nghị:
 Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung, hiệu quả chất lượng môn Toán nói riêng, tôi xin đề xuất một vài ý kiến sau:
Giáo viên phải thường xuyên theo dõi, điều tra và khắc phục tình trạng học sinh làm sai phép tính, đề xuất biện pháp cụ thể. Mỗi Giáo viên phải có một sổ tay riêng để ghi lại những bài toán hay những phép tính mà học sinh hay làm sai để rèn luyện cho học sinh và cũng rèn luyện cho bản thân mình . 
Về thiết bị dạy học xin được cấp phát, bổ sung thêm các thiết bị, tranh ảnh, đồ dùng dạy học. Bộ đồ dùng học Toán cho giáo viên và học sinh phải to rõ ràng, tiện lợi khi sử dụng. Các phòng học cần bổ sung dầy đủ ánh sáng hơn.
BGH nhà trường chỉ đạo cụ thể, sâu sắc với những giải pháp sáng tạo .Cần động viên, khuyến khích kịp thời với những giáo viên đảm nhiệm công việc này.
Lãnh đạo phòng Giáo dục sớm có chỉ đạo tổ chức các chuyên đề về việc phụ đạo HS yếu. Đó cũng là cơ hội cho giáo viên được trao đổi học tập lẫn nhau những kinh nghiệm giáo dục học sinh yếu đạt hiệu quả.
Trên đây là một số vấn đề mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu tôi đã mạnh dạn đưa ra, tôi mong muốn với đề tài này, tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và với môn Toán nói riêng. Rất mong sự đóng góp bổ sung ý kiến cho đề tài nghiên cứu của tôi được đầy đủ, hoàn thiện hơn và giúp cho học sinh học tốt môn Toán trong những năm sau này được tốt hơn.	
Tôi xin chân thành cảm ơn.
	Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Sách giáo khoa Toán lớp 1 – Nhà xuất bản giáo dục.
 2. Sách giáo viên Toán lớp 1(Tập 1-Tập 2) – Nhà xuất bản giáo dục.
 3. Phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học– Nhà xuất bản giáo dục.
 4. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục.
 5. Tâm lý học Tiểu học - Nhà xuất bản giáo dục.
 6. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên – Nhà xuất bản giáo dục.
 . 
Môc lôc
Néi dung
trang
PhÇn I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. lý do chän s¸ng kiÕn
1
II. môc ®Ých nghiªn cøu
2
III. ®èi t­îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu
2
IV. nhiÖm vô nghiªn cøu
3
V. c¸c ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
3
VI. thêi gian thùc hiÖn
3
PhÇn II: néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
I. c¬ së khoa häc
4
1. C¬ së lÝ luËn
4
2. C¬ së thùc tiÔn
4
II. ®Æc ®iÓm t×nh h×nh
5
1.ThuËn lîi
5
2. Khã kh¨n
5
III. thùc tr¹ng vµ nh÷ng nguyªn nh©n
5
1.Thùc tr¹ng
6
2. Nguyªn nh©n
7
IV. néi dung vµ c¸c biÖn ph¸p thùc hiÖn
7
1. Nghiªn cøu t×m hiÓu ch­¬ng tr×nh
7
2. §Æc ®iÓm t©m lÝ vµ ph¸t triÓn cña häc sinh
8
3. Ph©n lo¹i vµ c¸c biÖn ph¸p kh¾c phôc häc sinh yÕu m«n to¸n
9
4. Phèi hîp víi phô huynh häc sinh
24
5. KiÓm tra, ®¸nh gi¸
25
V. kÕt qu¶
26
PhÇn III: kÕt luËn
1. Bµi häc kinh nghiÖm
27
2. ý nghÜa, hiÖu qu¶
28
3. §Ò xuÊt, khuyÕn nghÞ
28

File đính kèm:

  • docxSkkn_Toan1_C1TB.docx
Sáng Kiến Liên Quan