Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

Một trong những hạnh phúc Lớn nhất của trẻ là được đến trường được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết  là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.

Học chữ chính là công Việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phần trọng đặc biệt ở

tiểu học, nhất là đối với các em lớp 1. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.

Qua thực tế giảng dạy lớp 1, bản thân nhận thấy: Học sinh lớp 1 tập viết nhìn chung viết được . Bên cạnh

đó, vẫn còn nhiều học sinh viết sai về độ cao của các con chữ, các tư thế ngồi viết, cầm bút chưa đúng,

trình bày chưa đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 1, tôi cần phải có

biện pháp nâng cao rèn chữ từ đầu năm học.

 

pptx28 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng Ban giám khảo và quý Thầy cô giáo về dự Hội thi Giáo viên dạy giỏi 
PHÒNG GD&ĐT ................... 
TRƯỜNG TIỂU HỌC ................. 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 
Giáo viên thực hiện: ............... 
Giảng dạy lớp: 1B 
Số điện thoại: ................. 
Mail: ...................... 
Năm học: 202 2 -202 3 
I. LÝ DO TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
III. KẾT QUẢ 
IV. KẾT QUẢ, ĐỀ XUẤT 
CẤU TRÚC 
I. LÝ DO TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP 
Qua thực tế giảng dạy lớp 1, 
bản thân nhận thấy: Học 
sinh lớp 1 tập viết nhìn 
chung viết được . Bên cạnh 
đó, vẫn còn nhiều học sinh 
viết sai về độ cao của các 
con chữ, các tư thế ngồi 
viết, cầm bút chưa đúng, 
trình bày chưa đẹp...Nhận 
thức được tầm quan trọng 
đó, bản thân tôi là giáo viên 
dạy lớp 1, tôi cần phải có 
biện pháp nâng cao rèn chữ 
từ đầu năm học. 
Học chữ chính là công 
Việc đầu tiên khi các em 
đến trường. Tập viết là 
một phần trọng đặc biệt ở 
tiểu học, nhất là đối với 
các em lớp 1. Viết đúng, 
đẹp, nhanh, rõ ràng học 
sinh có điều kiện ghi chép 
bài học của tất cả các môn 
học tốt hơn. 
Một trong những hạnh phúc 
Lớn nhất của trẻ là được đến 
trường được học đọc, học 
viết. Biết đọc, biết viết là cả 
một thế giới mới rộng lớn 
mênh mông sẽ mở ra trước 
mắt các em. Tiểu học là bậc 
học nền tảng, dạy Tiếng 
Việt và tập viết  là chúng ta 
đã trao cho các em chìa khóa 
để mở ra những cánh cửa 
bước vào tương lai, là công 
cụ để các em vận dụng suốt 
đời. 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	1. Mục đích: 
 	Đề ra những biện pháp mới của cá nhân nhằm khắc phục những hạn chế của học sinh, phối hợp trong việc viết chữ chưa đẹp, chưa nhanh đồng thời với việc nâng cao ý thức của giáo viên và học sinh, phối hợp việc giáo dục ở cả nhà trường và gia đình. 
Trên đây là tên một số biện pháp đã làm xong. Giá 200 k - LH SĐT Hoặc ZALO: 0985598499 
 để nhận đầy đủ word VÀ PowerPoint 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	 + Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao. 
	Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cách viết các chữ, sau khi học xong các âm (chữ cái) giáo viên cần phải phân nhóm chung để luyện tập cho học sinh. 
	Nhóm1 : Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.Trọng tâm rèn luyện là nét cong . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp vì rất dễ méo, khó tròn , trên to dưới nhỏ. 
	Nhóm 2:  Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc: a, ă, d, đ, g. Trong nhóm này  giáo viên cần lưu ý kế thừa luyện tập từ nhóm 1và luyện tập nét móc ngược. 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	 + Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao. 
	 Nhóm 3 : Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n. Trong nhóm này cần lưu ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li. 
	Nhóm 4:  Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chữcái  này nét khuyết trên đều có chiều rộng 1 ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ ngang thứ ba cắt với đường kẻ dọc. 
	Nhóm 5:  Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s . Đây là nhóm chữ khó viết đẹp nhất , đặc biệt là chữ s và r. 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	 + Dạy học sinh kỹ thuật viết nhanh. 
	Để viết nhanh, trước hết học sinh cần nhớ mặt chữ, hình dáng, cấu tạo các con chữ, vị trí ghi dấu thanh trên mỗi chữ tức là các em cần đọc tốt, tưởng tượng tốt. Vì thế tôi cần chú ý đến việc rèn đọc và các biện pháp nâng cao chất lượng đọc của mỗi học sinh. 
	Song song với việc rèn đọc, tôi chú ý rèn học sinh cách cầm bút đúng, tư thế ngồi đúng. Để học sinh ngồi viết đúng tư thế, tôi cho các em đọc và làm theo nội dung sau: 
“Lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn,. 
Tay phải cầm bút, tay trái giữ vở, hai chân để song song thoải mái.” 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	 + Dạy học sinh kỹ thuật viết nhanh. 
	Để học sinh viết nhanh, tôi hướng dẫn học sinh cách lia bút, viết liền mạch, các nét nối giữa các con chữ. 
	Ví dụ: Để viết con chữ  a , học sinh viết con chữ o sau đó lia bút đến dòng kẻ ngang thứ ba viết luôn nét móc ngược. 
	Ví dụ: Để viết ng, học sinh viết con chữ n không dừng bút, nhấc bút để viết g mà đẩy tiếp và viết nét cong trái tạo nét cong kín, tiếp đến lia bút để viết nét khuyết dưới.. 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	+ Vận dụng các phương pháp giảngdạy: 
	Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau: 
	Phương pháp trực quan: 
	Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. 
	Phương pháp đàm thoại gợi mở: 
	Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích. 
	Phương pháp luyện tập: 
	Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. 
	* Tập viết chữ vào bảng con của học sinh 
	* Luyện viết trong vở: 
	* Luyện viết trong vở thực hành rèn chữ viết đúng luyện chữ đẹp 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	 + Vận dụng các phương pháp giảngdạy: 
	 Phương pháp luyện tập 
	 Luyện viết trong vở ở ô li. Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp. 
	Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ ” . 
	Trong giờ học tôi còn tổ chức cho học sinh “đôi bạn giúp nhau tiến bộ” đối với học sinh của lớp mình. 
	 Phương pháp nêu gương . 
	Một trong các phương pháp giúp trẻ học tốt đó chính là phương pháp nêu gương. Học sinh lớp 1 rất thích được khen, vì vậy khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhưng giáo viên cũng phải biết để động viên, khuyến khích học sinh kịp thời. Dù là chút ít tôi cũng thường tuyên dương các em trước lớp trong giờ học đó hoặc trong giờ sinh hoạt lớp. 
II. NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP 
	 + Vận dụng các phương pháp giảngdạy: 
 	Giáo dục tính cẩn thận . 
	Rèn thói quen đọc lại bài sau khi viết . 
	Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên luôn cho học sinh đọc vần từ hay bài chính tả trước rồi mới viết. Khi viết xong, giáo viên cần nhắc nhở học sinh tự đọc bài, những gì mình đã biết (vần, từ, bài chính tả), để qua đó thấy mình sai gì sẽ tự sửa, tự khắc phục. 
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP 
	 - Học sinh rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ viết và trình bày vở sạch đẹp, chữ viết của các em có tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm học. 
	- Học sinh viết chữ đẹp hơn, chữ viết đúng quy định, chữ đứng nét đều, viết nhanh hơn. 
	- Theo dõi các em được áp dụng phương pháp dạy học sinh viết nhanh thì lên lớp trên các em phát huy tốt, viết nhanh mà vẫn đẹp.. 
IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
	1. KẾT LUẬN: 
	 Chữ viết đẹp là một hành trang, trang bị cho các em bước vào đời dù ở bất cứ nghề gì. Rèn chữ không những đơn thuần để chữ viết chuẩn, đúng, đẹp mà còn là để rèn người nữa. Giáo viên giúp học sinh rèn chữ viết cũng chính là để rèn nhân cách cho các em, giúp các em giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Rèn chữ viết là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta là người hướng dẫn các em vươn tới tương lai thì trước hết chúng ta phải xác định rõ mục tiêu, vai trò của người thầy, vận dụng các phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học. 
IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
	2. ĐỀ XUẤT: 
	 * Về phía giáo viên: 
	+ Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo: nghiên cứu kĩ từng bài, có đủ tài liệu và đồ dùng khi lên lớp. 
	+ Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp để học sinh được luyện tập thực hành nhiều, tự chiếm lĩnh kiến thức. 
	+ Dạy học phải đảm bảo tính vững chắc, tính vừa sức với đối tượng học sinh lớp 1. 
	+ Giáo viên phải tự rèn chữ viết cho mình luôn có ý thức viết chữ và trình bày bảng khoa học. 
IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
	 2. ĐỀ XUẤT: 
	 * Về phía giáo viên: 
	+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh nói chung và rèn chữ viết cho học sinh nói riêng. 
	+ Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình, phải luôn cải tiến phương pháp dạy học. 
	+ Ngay từ đầu năm giáo viên cùng phụ huynh học sinh thống nhất đồ dùng sách vở cho học sinh: cùng một loại vở, cùng loại bảng con, bút chì. 
	+ Thường xuyên khen thưởng, động viên học sinh có thành tích cao hay có tiến bộ trong phong trào vở sạch - chữ đẹp. 
	+ Phối hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học. 
IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
	 2. ĐỀ XUẤT: 
	 * Đối với nhà trường: 
	- Duy trì các hội thi “  Viết chữ đúng – rèn chữ đẹp ” cấp trường đối với giáo viên và học sinh.	 
 Cung cấp mẫu chữ viết đầy đủ trên mỗi giáo viên. 
	* Đối với học sinh . 
	Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết lắng nghe những nhận xét của cô, của bạn để tự sửa chữa, khắc phục nhược điểm của mình. Mạnh dạn góp ý, sửa sai, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như khi vui chơi. 
IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
	 2. ĐỀ XUẤT: 
	 * Đối với phụ huynh học sinh . 
	Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. cần đảm bảo góc học tập của các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng  tạo cho các em ngồi học thoải mái. 
	Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết chính tả cũng như các kỹ năng khác cho con em mình. 
 Chúc Ban giám khảo và quý thầy cô mạnh khoẻ! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_r.pptx
Sáng Kiến Liên Quan