Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm

Cơ sở lý luận:

 Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được quy định trong Luật giáo dục, đó là : “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Cho nên, có thể coi quan điểm phát huy tính tích cực của học sinh là định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm.

 Tiết sinh hoạt lớp có quan hệ gắn bó hữu cơ với các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của học sinh, các hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng của nhà trường, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung Tiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung, tiếp nối, củng cố, nâng cao, mở rộng chất lượng và hiệu quả giáo dục của các hoạt động đó.

 Thông qua tiết sinh hoạt lớp, khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; phải hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội.

 Thông qua tiết sinh hoạt lớp, giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, định hướng lập thân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt động giáo dục khác làm phong phú đời sống tâm hồn và nhân cách học sinh.

 Thông qua tiết sinh hoạt lớp, tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm với nhau, phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức Đoàn trong các hoạt động tập thể lớp.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tự quản hoạt động.
- Mời đại biểu và cố vấn chuyên môn cho hoạt động.
2. Học sinh
a) Bàn bạc hình thức trao đổi, thảo luận phương pháp học tập mới:
- Trao đổi, thảo luận theo lớp.
- Tổ chức thảo luận nhóm hoặc tổ
- Báo cáo kinh nghiệm học tốt
- Kết hợp các hình thức trên
b) Phân công một nhóm chuẩn bị các câu hỏi thảo luận và xin ý kiến góp ý của giáo viên. Gợi ý câu hỏi:
- Theo bạn, phương pháp học tập tích cực là gì?
- Bạn có thể so sánh vài nét của phương pháp học tập tích cực với phương pháp học tập truyền thống hiện nay?
- Phương pháp học tập tích cực có ưu điểm gì?
- Kinh nghiệm học môn toán (lý, hoá, ...) của bạn như thế nào?
- Bạn có ý kiến gì về kinh nghiệm học môn toán (lý, hoá, ...) mà bạn vừa được nghe báo cáo?
- Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về phương pháp học tập tích cực môn Toán (Vật lý, Hoá học, ...) ?
c) Phân công người điều khiển hoạt động, xây dựng chương trình hoạt động.
d) Lựa chọn người báo cáo kinh nghiệm điển hình (phương pháp để học tốt một môn nào đó). 
III. Tổ chức hoạt động 
Hoạt động mở đầu 
Người điều khiển giới thiệu:
- Mục tiêu hoạt động 
- Thành phần tham gia
- Chương trình hoạt động 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
	Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8-10 học sinh. Nhóm cử nhóm trưởng và thư ký nhóm. Các nhóm thảo luận trong 15 phút với hai câu hỏi sau:
+ Thế nào là phương pháp học tập tích cực?
+ Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp học tập tích cực? 
 Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Kết thúc thảo luận, người điều khiển mời đại diện mỗi nhóm trình bày tóm tắt kết quả của nhóm mình. Toàn lớp cùng lắng nghe và tranh luận để đưa ra được những kết luận chung về phương pháp học tập tích cực. 
+ Giáo viên cố vấn tham gia trao đổi cùng học sinh và đưa ra những lời khuyên thiết thực về việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực như thế nào là có hiệu quả. 
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
+ Người điều khiển nêu các câu hỏi. Ví dụ: Bạn sẽ vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn Toán như thế nào? ...
+ Học sinh suy nghĩ trong ít phút và xung phong trình bày ý kiến của mình.
+ Ý kiến của cố vấn chuyên môn.
Hoạt động 3: Báo cáo kinh nghiệm 
+ Người điều khiển mời một vài học sinh học tốt báo cáo kinh nghiệm sử dụng các phương pháp học tập tích cực để đạt kết quả tốt. 
+ Trên cơ sở đó, các thành viên trong lớp có thể đặt câu hỏi hoặc nêu những băn khoăn về việc sử dụng các phương pháp học tập tích cực mà bạn đã thực hiện.
+ Giáo viên cố vấn trả lời hoặc giải thích cho học sinh rõ.
Hoạt động kết thúc
- Phát biểu của giáo viên chủ nhiệm.
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
IV. Kết quả
Học sinh tìm cho mình phương pháp học tập phù hợp.
Học sinh thể hiện khả năng thuyết trình trước đám đông.
Học sinh rèn luyện, phát triển kỹ năng, phẩm chất làm việc theo nhóm.
b-Hoạt động 2: TỔ CHỨC VĂN NGHỆ - CUỘC THI : 
	Hoạt động này tổ chức theo chủ điểm từng tháng hoặc các ngày lễ kỉ niệm quan trọng trong năm học như ngày 20/11; 26/3; ....
A. Chủ điểm tháng 11 '' LỜI CA TIẾNG HÁT TRI ÂN THẦY CÔ"
I. Mục tiêu hoạt động:
	Giúp đoàn viên thanh niên học sinh:
	- Nhận thức được vai trò và công ơn to lớn của thầy cô giáo đối với thế hệ trẻ, đối với xã hội nói chung và đối với sự trưởng thành, phát triển của mỗi học sinh nói riêng.
	- Biết cách tổ chức và điều khiển, biểu diễn văn nghệ ở cấp chi đoàn. Lựa chọn được các tiết mục xuất sắc tham gia hội diễn cấp trường.
	- Thể hiện lòng biết ơn, tự hào và kính trọng thầy cô giáo. Từ đó có ý thức học tập, tu dưỡng rèn luyện để đền đáp công ơn các thầy cô.
II. Công tác chuẩn bị: 
 	Chia lớp làm 4 nhóm chuẩn bị các tiết mục văn nghệ sưu tầm hoặc sáng tác ở các thể loại : Thơ, nhạc, kịch, nhảy, ... tập trung vào nội dung:
	+ Ca ngợi công ơn của thầy giáo, cô giáo, vinh danh nghề dạy học.
	+ Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô và mái trường là nơi gieo trồng tri thức, ươm mầm, động viên khích lệ nâng cánh cho những ước mơ xa.
III. Tổ chức hoạt động: 
	- Tổ chức và biểu diễn chương trình văn nghệ
	- Mhfời các thầy cô giáo dạy ở chi đoàn đến dự chương trình biểu diễn, giao lưu với chi đoàn
	- Trao giải thưởng nhằm tuyên dương, động viên, khích lệ các em học sinh.
	- Tổ chức liên hoan ngọt, chúc mừng và tri ân các thầy cô giáo nhân ngày 20/11
IV. Kết quả:
	- Học sinh thể hiện năng khiếu văn nghệ của mình
	- Tạo không khí vui tươi, ý nghĩa chào mừng ngày 20/11
	- Giáo dục truyền “thống tôn sư trọng đạo”, "uống nước nhớ nguồn"
B. Chào mừng ngày 26/3: Cuộc thi “RUNG CHUÔNG VÀNG” 
I. Mục tiêu hoạt động: 
Hoạt động thiết thực kỷ niệm ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 
            - Động viên khích lệ học sinh tích cực, chủ động và tự tin tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống và học tập, kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
            - Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để đoàn viên, thanh niên, học sinh thể hiện khả năng hiểu biết, đồng thời tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy logic, kỹ năng xử lý tình huống. Phát huy tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ học đường.
            - Đa dạng hoá các hình thức giáo dục, tăng cường tính chủ động và hiệu quả tiếp thu kiến thức, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
II. Công tác chuẩn bị:
	- Xây dựng hệ thống câu hỏi, powerpoint: giáo viên chủ nhiệm
	- Dẫn chương trình: bí thư lớp
	- Bảng , phấn để trả lời: học sinh
	- Trọng tài: 4 tổ trưởng
III. Tổ chức hoạt động
	- Đại diện 4 tổ (7 học sinh/ 1 tổ) tham gia thi
	- Trao giải thưởng nhằm tuyên dương, động viên, khích lệ các em học sinh.
IV. Kết quả hoạt động
- Học sinh thể hiện khả năng hiểu biết, rèn luyện kỹ năng tư duy logic, kỹ năng xử lý tình huống. Phát huy tài năng, trí tuệ của tuổi trẻ học đường.
- Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi, đam mê học tập hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS HỒ CHÍ MINH
Các câu hỏi chuẩn bị trong cuộc thi:
c-Hoạt động 3: SINH HOẠT LAO ĐỘNG: 
	Hoạt động này tổ chức theo từng tháng với những công việc lao động khác nhau như: vệ sinh trường lớp, trồng cây, cắt cỏ....
	Ví dụ: Hoạt động lao động tháng 10: Vệ sinh khuôn viên trường học
I. Mục tiêu hoạt động: giáo dục HS tình yêu lao động, biết quý trọng công sức của người lao động, có kĩ năng lao động, có ý thức cải tạo những thói hư tật xấu. 
II. Công tác chuẩn bị
Dụng cụ: chổi quét, mo hót rác
Phân công học sinh tham gia lao động: 4 nhóm (từ 8-10 học sinh một nhóm), dọn vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường học gồm: sân trường, hành lang các lớp học, cổng trường, phía sân thể dục...
III. Tổ chức hoạt động
 Các nhóm được phân công thực hiện nhiệm vụ ở nững vị trí cụ thể.
 Sau khi hoàn thành công việc giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp và nhóm trưởng các nhóm sẽ đi nghiệm thu và rút kinh nghiệm.
IV. Kết quả
 Khuôn viên trường học sạch sẽ.
 Xuất hiện nhiều nhân tố tích cực, xung phong làm việc một cách năng nổ, hiệu quả 
 Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường trong tập thể lớp được thể hiện rõ. Học sinh có dịp để rèn luyện kỹ năng sống.
d-Hoạt động 4: TRÒ CHƠI:
	- Các trò chơi được tổ chức lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt khác tạo không khí tươi vui, năng động cho tiết sinh hoạt.
	- 1 số trò chơi tôi đã tiến hành như:
Tên trò chơi 1: TÌNH BẠN
I. Mục đích:
	Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, sự phối hợp đồng đội, phát triển sức mạnh chân.
II. Chuẩn bị:
	- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, kẻ vạch giới hạn cách vạch xuất phát 8 - 15m hoặc căm 2 - 4 cờ nhỏ đánh dấu giới hạn.
	- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu nên số lượng và tỷ lệ giới tính của các đội phải bằng nhau. Từng hàng điểm số theo chu kỳ 1 - 2, hoặc từ 1 đến hết để cứ 2 học sinh thành một cặp nhảy. Nếu học sinh cuối hàng là số lẻ, giáo viên cho một em nào đó nghỉ, hoặc cho em số 1 trên cùng nhảy lần thứ hai cùng bạn số lẻ đó
	- Cặp thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, thực hiện tư thế chuẩn bị: đứng sát nhau, hai tay kề bên ngoắc vào nhau, hai chân kề nhau đặt sát vạch xuất phát, hai chân kia co lên.
III. Cách chơi:
	Khi có lệnh, học sinh nhảy lò cò theo cặp cho đến cờ hoặc vạch giới hạn, đổi chân rồi nhảy lò cò về vạch xuất phát, một trong hai người đưa tay chạm tay cặp thứ hai, cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi cặp thứ nhất xuất phát, cặp thứ hai tự động tiến vào vị trí xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay, cặp thứ hai nhanh chóng nhảy lò cò như cặp thứ nhất đã thực hiện, cách chơi lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.
	Các trường hợp phạm quy:
	- Xuất phát trước lệnh, hoặc trước khi chạm tay cặp trước.
	- Vòng lại không qua vạch giới hạn hoặc cờ, không đổi chân.
	- Không nhảy lò cò theo cặp như quy định.
IV. Kết quả
	- Học sinh rất hứng thú với các trò chơi. Đây cũng là cách giúp các em giảm bớt căng thẳng, áp lực trong học tập, tăng cường sự đoàn kết trong tập thể đồng thời rèn luyện sức khỏe của bản thân.
Tên trò chơi 2: TÔI LÀM NGHỀ GÌ?
I. Mục đích:
	Học sinh có thêm kiến thức về các nghề nghiệp trong xã hội, từ đó định hướng, và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình trong tương lai.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị các mẩu giấy ghi tên các nghề nghiệp.
III. Cách chơi
	Học sinh lên bốc thăm các mẩu giấy và sẽ dùng các cử chỉ, hành động (không được dùng lời nói) để miêu tả nghề nghiệp đó
	Học sinh còn lại sẽ đoán xem đó là nghề gì
	Giáo viên hỏi thêm một số kiến thức, hiểu biết của học sinh về nghề nghiệp đó, đồng thời định hướng nghề nghiệp cho các em.
IV. Kết quả
 	Học sinh thể hiện sự sáng tạo, thông minh, hài hước của mình trong việc mô tả và nhận biết các nghề nghiệp.
 	Có những hiểu biết và định hướng ban đầu cho công việc trong tương lai của chính mình.
d-Hoạt động 4:TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG: 
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề “Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới”
I. Mục tiêu hoạt động: 
- Ở phạm vi trong lớp học, với giáo viên chủ nhiệm là người tư vấn nên các em học sinh thoải mái bộc lộ quan điểm, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong các mối quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới, tình bạn, tình yêu....
- Giáo viên chủ nhiệm phát hiện , hỗ trợ can thiệp kịp thời, có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra ; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm để các em học sinh trả lời trên phiếu
- Chuẩn bị phần trình chiếu powerpoint để minh họa giúp học sinh hiểu về tình bạn-tình yêu
PHIẾU CÂU HỎI: Trắc nghiệm tâm lý tình yêu tuổi học trò
Câu 1: Trong các Định nghĩa về tình yêu sau đây, theo bạn, định nghĩa nào thú vị nhất
A.“Yêu là chết trong lòng một ít”
B.“Khi lòng bạn nảy nở những tình cảm tốt đẹp,phong phúthậm chí không thể tin là như thế nữa – đó chính là khi bạn đã yêu”
C.Tình yêu – chỉ có thượng đế mới hiểu nổi.
D. Định nghĩa khác:
Câu 2: Các nhà tâm lí học nói rằng có một thứ tình cảm trên tình bạn nhưng chưa tới tình yêu – gọi là “Tình yêu bè bạn”. Bạn đã bao giờ nhận thấy mình có thứ tình cảm “chông chênh” đó chưa?
A. Đã từng	B. Chưa bao giờ	C. Đang  chông chênh
Câu 3: Theo bạn, đang đi học mà yêu đương thì:
A. Học tập sẽ sút kém.
B. Sẽ giúp nhau học tốt hơn.
C. Còn tùy từng người.
Câu 4: Dành cho bạn trai: bạn thích nhất điều gì ở một người bạn gái?
A. Xinh đẹp	B. Dịu dàng thùy mị
C. Học giỏi	D. Mạnh mẽ như con trai
Câu 5: Dành cho bạn gái: bạn thích nhất điều gì ở một người bạn trai?
A. Học giỏi	B. Hào hoa phong nhã
C. Hiền lành chăm chỉ	D. Mạnh mẽ dám làm dám chịu
Câu 6: Khi người bạn gái (trai) mà mình quý mến bị điểm kém, bạn sẽ làm gì?
A. An ủi,động viên bạn
B. Nói với bạn:” Chuyện vặt đừng để tâm”
C. Cùng trao đổi, tìm nguyên nhân để khắc phục
D. Câu trả lời khác:.............................................................................................
Câu 7: Khi có một bạn khác giới quan tâm đến bạn hơn mức bình thường,bạn sẽ
A.Lảng tránh
B. Cũng quan tâm trở lại không kém
C. Kể với bạn khác: “Nó thích mình”
D. Câu trả lời khác
Câu 8: Bạn có hiểu biết về Sức khỏe sinh sản vị thanh niên?
A. Hiểu rõ	B. Hiểu lơ mơ	C. Không biết gì
Câu 9: Theo sự nhìn nhận của bạn, trong lớp ta có mấy đôi “YÊU” nhau?
A. Một đôi	B. Hai đôi	C. Nhiều hơn
Câu 10: Khi có bạn trong lớp “YÊU” nhau, bạn cảm thấy:
A.Thờ ơ
B.“Sao mình lại không thể nhỉ”
C. Hừm! Mấy kẻ hư hỏng.
Câu 11:
“Anh xa em trăng cũng lẻ, mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế.
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn”
Đã khi nào, cứ học hết tiết năm là bạn thấy “lẻ loi, cô đơn”, chỉ mong nhanh đến tiết một hôm sau để được nhìn thấy nàng (chàng)?
A. Đã từng	B. Chưa bao giờ	C.Hôm nào cũng thế
Câu 12: Vì tình yêu bạn sẽ:
A. Quyết tâm học giỏi, kỷ luật tốt
B. Học ít thôi, yêu là chính
C. Câu trả lời khác
Câu 13: “Phòng văn hơi giá như đồng – Trúc se ngọn thỏ, tơ trùng phím loan”. Khi yêu Thúy Kiều, Kim Trọng đã bỏ cả việc học tập lẫn thú chơi đàn như thế. Còn bạn, vì tình yêu, bạn có sẵn sàng bỏ cả việc học hành lẫn thú chơi thường ngày không?
A. Sẵn sàng
B. Không thể bỏ
C. Còn tùy theo tình cảm của đối tượng
Câu 14: Các bậc phụ huynh thường cấm con mình yêu dương ở tuổi học trò – họ có lý của họ. Nếu bị cấm đoán bạn sẽ:
A. Ngoan ngoãn chấp hành
B. Càng yêu mãnh liệt hơn
C. Thuyết phục bố mẹ hiểu thế hệ mình hơn
D. Dọa sẽ bỏ học
Câu 15: Bạn đã có khi nào nhớ bạn gái (hay trai) như thế này: “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi- Như  đứng đống lửa như ngồi đống than”
A. Chưa bao giờ	B. Đã từng	C.Thường xuyên
Câu 16: Nếu bạn thích một nhóc trong lớp bạn sẽ:
A. Nói chuyện với mọi người để bắn tin cho cô (cậu) bé kia biết về tình cảm của mình.
B. Giữ kín tình cảm và chờ thời cơ
C. Thổ lộ thẳng với nhóc đó
D. Câu trả lời khác:.........................................................................................
Câu 17: Bạn thích tình yêu của đôi nào nhất trong văn học:
A.Thúy Kiều và Kim Trọng	B.Thị Nở và Chí Phèo
C. Romeo và Juliet	D. Hai nhân vật khác
Câu 18: Theo con mắt bạn, tình cảm của mấy “cặp” trong lớp mình thế nào?
A. Rất đẹp
B.Tình yêu trẻ con ấy mà
C. Bạn không quan tâm
D. Câu trả lời khác:............................................................................................
Câu 19: Bạn chơi rất thân và chơi thoải mái với một cô (cậu) bạn trong lớp và một hôm nó thổ lộ tình yêu với bạn, bạn sẽ:
A. Nói: “Mình chỉ coi ấy là bạn thôi”
B. Bỏ đi, không bao giờ nói chuyện với nó nữa
C. Nhận lời luôn
D. Câu trả lời khác:...........................................................................................
Câu 20: Nếu thầy (cô) chủ nhiệm nói chuyện về tình yêu học trò, bạn nghĩ là:
A.Thầy chả hiểu về chúng mình đâu, chắc nói chán lắm.
B.Thầy nói về TY? thú vị đấy.
C. Mình còn bé,nghe chuyện đó làm gì.
Câu 21: Theo bạn Tình yêu học trò:                             
A. Chỉ vui thôi, ra trường là “the end”
B. “Năm mươi năm vẫn chạy tốt”
C. Dù thế nào đó cũng là một kỉ nệm đẹp.
D. Câu trả lời khác
Câu 22: Dành cho các bạn nam: Bạn thấy con gái lớp mình mặc áo dài như thế nào?
A. Đẹp tuyệt vời và xinh ra bao nhiêu
B. Cũng khá
C. Xấu lắm, trông buồn cười quá.
Câu 23: Dành cho các bạn nữ: Bạn đèo một tên có râu về nhà vì nó không có xe nhưng hôm sau hắn rêu rao với cả lớp là bạn thích hắn, bạn sẽ:
A. Rất tức nhưng chả nói gì và nghỉ chơi với nó luôn
B. Tát cho nó một chiếc,mắng cho một bài
C. Kệ hắn, bạn bè đùa nhau ý mà
D. Câu trả lời khác:.............................................................................................
PHẦN TRÌNH CHIẾU POWERPOINT:
III. Tổ chức hoạt động
- Học sinh trả lời phiếu 
- Học sinh tham gia học tập, tìm hiểu về tình bạn, tình yêu dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm
IV. Kết quả
- Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về giới tính của bản thân, còn giáo viên cũng nắm được những vướng mắc mà học sinh mình đang mắc phải để có thể hỗ trợ các em hiệu quả nhất.
B. Khả năng áp dụng của sáng kiến
	Sáng kiến có thể áp dụng trong việc đổi mới cách thức tổ chức, nội dung tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm, nhằm gây hứng thú cho học sinh, xóa bỏ cảm giác nặng nề, nhàm chán, thờ ở của học sinh đối với tiết sinh hoạt trước đây, giúp giáo dục toàn diện nhân cách, đạo đức của học sinh.
	Bên cạnh đó tôi còn hi vọng sáng kiến này có thể hữu ích đối với bạn bè đồng nghiệp muốn giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
	Để áp dụng những biện pháp đổi mới này một cách hiệu quả, đòi hỏi một số điều kiện cần thiết sau:
Thời gian: 9 tháng
Đối tượng: toàn bộ tập thể học sinh lớp 12A5
Yêu cầu: 
	- Yếu tố quyết định thành công hay thất bại của giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm theo hướng đổi mới chính là ở khâu chuẩn bị, cụ thể:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp 
	+ Chuẩn bị nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động ở tiết sinh hoạt
+ Kế hoạch thực hiện các tiết sinh hoạt trong từng tháng, từng tuần
	- Giáo viên chủ nhiệm phải kiên trì, tâm huyết, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp.
- Học sinh cần tích cực, chủ động, nhiệt tình trong công việc, vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện .
	- Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, với hội cha mẹ học sinh và các tổ chức khác trong nhà trường và ngoài xã hội
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
	- Thời gian đầu áp dụng những biện pháp đổi mới giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm tôi gặp nhiều khó khăn từ khâu chuẩn bị, cơ sở vật chất, kinh phí đến thái độ nhút nhát, thụ động, ngại va chạm, ngại thay đổi của học sinh. 
	- Tuy nhiên sau một thời gian kiên trì đổi mới, tôi nhận thấy những thay đổi tích cực trong các giờ sinh hoạt tại lớp 12A5. Cụ thể:
	+ Các tiết sinh hoạt lớp không còn “chiếu lệ”, hời hợt mà diễn ra rất sôi nổi, học sinh tham gia rất nhiệt tình, các em đều chờ đợi đến tiết sinh hoạt cuối tuần để được rút kinh nghiệm, được tham gia các hoạt động giáo dục, vui chơi bổ ích, thú vị.
	+ Ý thức chấp hành nội quy của các em nâng cao rõ rệt, tình trạng vi phạm nội quy nhà trường giảm đi nhiều so với năm học. Lớp xếp thứ 3 trog số 18 lớp về kỉ cương nền nếp; giải nhất bí thư Đoàn Thanh niên giỏi cấp trường....
	+ Chất lượng học tập và hạnh kiểm của lớp tôi chủ nhiệm trong năm học vừa qua đều được nâng cao rõ rệt. Cụ thể:
HỌC LỰC
HẠNH KIỂM
Giỏi
Khá
TB
Tốt
Khá
TB
Số lượng 
3
13
19
32
3
0
Phần trăm 
8,57
37,14
54,29
91,43
8,57
0
Trong quá trình áp dụng, tôi đã chủ động mời đồng nghiệp dự giờ đánh giá và nhận được những phản hồi tích cực. Một số giáo viên các bộ môn như Sinh học, Văn, Lịch sử đã chủ động đề nghị tham gia các buổi sinh hoạt cùng lớp 12A5, chia sẻ những kiến thức về giới tính, tình yêu lứa tuổi học trò; tình yêu quê hương đất nước; lịch sử của đất nước Việt Nam.... Các em học sinh rất hào hứng và thích thú. Các em được giáo dục một cách toàn diện, phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
12A5
Trường THPT Triệu Thái
Giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm
Lập Thạch, ngày .... tháng ... năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Lập Thạch, ngày .... tháng ... năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cù Thị Thanh Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	- Luật Giáo dục.
	- Tài liệu Tập huấn HĐGDNGLL.
	- Một số thông tin trên mạng Internet.
	- Nguyễn Thanh Bình - Giáo dục kỹ năng sống, NXB ĐHSP, Hà Nội 2007.
	- Chương trình hoạt động giáo dục giới tính cho HS THPT, Viện KHGD - Quỹ nhi đồng Anh tại Việt Nam, Hà Nội 2003.
	- Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên) (2007) - Hướng dẫn tổ chức HĐGDNGLL (dành cho lớp 11) - Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực GD cho GV 6 tỉnh miền núi phía Bắc - Vụ GD Trung học - Dự án phát triển GV THPT - Trường ĐHSP HN - Viện NCSP.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_doi_moi_gio_sinh_hoat.doc
Sáng Kiến Liên Quan