Kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016 - Trường THCS Kim Thư

Nội dung SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực như:

- Đổi mới công tác quản lý, đổi mới các mặt hoạt động trong nhà trường ; công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và tài sản.

 - Công tác xây dựng tổ chuyên môn, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ; xây dựng đội ngũ chủ nhiệm cốt cán trong nhà trường.

 - Đổi mới tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thực hành, thiết bị và đồ dùng dạy học; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện

- Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội.

- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác phối hợp 3 mội trường giáo dục, hoạt động đoàn thể, xây dựng xã hội học tập.

- Công tác duy trì sĩ số học sinh, biện pháp hạn chế học sinh bỏ học hoạt động nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, PCGDTHCS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 3539 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016 - Trường THCS Kim Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS KIM THƯ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Số: /KH SKKN
Kim Thư, ngày tháng năm 2015
KẾ HOẠCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2015-2016
Căn cứ công văn số 10066/SGD&ĐT-KHCN về việc hướng dẫn công tác SKKN của Sở GD&ĐT Hà Nội ngày 30 tháng 9 năm 2014
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2015-2016.Trưởng THCS Kim Thư xây dựng kế hoạch viết đề tài như sau:
I/- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Đề tài SKKN là kết quả nghiên cứu, lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình công tác. 
- SKKN, có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- SKKN vừa là cơ sở vừa là điều kiện để xét công nhận các danh hiệu thi đua cho tập thể, cá nhân cuối năm.
II/- NỘI DUNG - CẤU TRÚC 
1. Về nội dung 
Nội dung SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực như: 
- Đổi mới công tác quản lý, đổi mới các mặt hoạt động trong nhà trường ; công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và tài sản.
 - Công tác xây dựng tổ chuyên môn, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ; xây dựng đội ngũ chủ nhiệm cốt cán trong nhà trường. 
 - Đổi mới tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thực hành, thiết bị và đồ dùng dạy học; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện 
- Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp  kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu xã hội. 
- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác phối hợp 3 mội trường giáo dục, hoạt động đoàn thể, xây dựng xã hội học tập.
- Công tác duy trì sĩ số học sinh, biện pháp hạn chế học sinh bỏ học hoạt động nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, PCGDTHCS.
- Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động giáo dục; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử.
- Nghiên cứu đổi mới tự làm đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học.
- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường “Xanh-Sạch-Đẹp”.
- Công tác phụ đạo học sinh yếu kém; bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện học sinh cá biệt.
- Tổ chức mô hình giáo dục, các câu lạc bộ thực hiện nội dung giáo dục hiệu quả
2. Hình thức viết SKKN.
Bìa SKKN theo mẫu ở Phụ lục 2.
Bản SKKN được đánh máy bằng MS Word, khổ giấy A4, Font Unicode, kiểu chữ Times New Roman cỡ 14. dãn dòng 1.2, lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm. Tiêu đề đầu trang: Ghi tên đề tài ; Tiêu đề chân trang: đánh số trang/Tổng số trang, căn giữa. Số trang tối thiểu 15 trang.
Lưu ý: không được ghi tên tác giả, tên trường trong phần nội dung SKKN.
3. Cấu trúc của một SKKN được trình bày có 3 phần cơ bản như sau:
a. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề (hoặc mở đầu, tổng quan, một số vấn đề chung)
	Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu. Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả.
	Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì?
	Đối tượng nghiên cứu là gì?
	Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
	Chọn phương pháp nghiên cứu nào?
	Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu (thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)
b. Phần thứ hai: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
	Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
	Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
	Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn - Đây là phần trọng tâm của SKKN. 
	Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sự sáng tạo của giải pháp mới.
	Kết quả thực hiện (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh).
c. Kết luận và khuyến nghị
Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả).
	Các đề xuất và khuyến nghị.
d. Tài liệu tham khảo (nếu có)
4. Đánh giá, xét chọn SKKN
Nhà trường phổ biến kế hoạch công tác SKKN của Phòng GD&ĐT, của nhà trường và hướng dẫn viết SKKN, biểu điểm chấm, nguyên tắc sử dụng kết quả chấm SKKN cấp ngành đến từng cá nhân. Tham khảo trên Website của Sở GD&ĐT Hà Nội và văn bản 9757/SGD&ĐT – KHCN ngày 28/10/2009 quy định việc sử dụng kết quả chấm SKKN để xét các danh hiệu thi đua như sau:
SKKN được xếp loại A hoặc B cấp Ngành được sử dụng để xét danh hiệu thi đua trong 03 năm (năm được xếp loại và 02 năm tiếp theo).
SKKN xếp loại C cấp Ngành được sử dụng kết quả để xét các danh hiệu thi đua trong 02 năm (năm được xếp loại và 01 năm tiếp theo).
4.1. Quy trình đánh giá.
Cá nhân:
	Báo cáo SKKN trước tổ chuyên môn trong thời gian quy định.
Tổ chuyên môn:
	Các thành viên trong tổ chuyên môn thẩm định tính trung thực, đánh giá, xếp loại SKKN theo hướng dẫn tại mục 4.2; Gửi kết quả lên Hội đồng khoa học cấp trên.
Hội đồng khoa học cấp cơ sở:
	Hội đồng khoa học cấp cơ sở bao gồm Hội đồng khoa học của các đơn vị trường học và Phòng GD&ĐT.
	Tổ chức đánh giá, thẩm định những SKKN được tổ chuyên môn xếp loại A. 
	Nhập danh sách SKKN được xếp loại A cấp cơ sở vào mẫu danh sách gửi về địa chỉ lehongsi12@gmail.com, in kết quả và các báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 1.
	Nộp SKKN và các loại báo cáo lên Phòng GD&ĐT theo thời gian qui định.
 4.2. Phương pháp đánh giá và xét chọn
	Thành lập Hội đồng Khoa học cấp trường
	Khi chấm, đánh giá xếp loại một SKKN cần căn cứ vào tiêu chuẩn xếp loại, tính theo thang điểm là 20. Trong đó:
- Tính sáng tạo (5 điểm): Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc. 
- Tính khoa học và sư phạm(5 điểm): Lựa chọn và sử dụng hợp lý, hiệu quả các phương pháp nghiên cứu; tổ chức tốt các bước áp dụng vào thực tiễn. Đề ra cách làm mới phù hợp với các nguyên lý giáo dục và các nguyên tắc sư phạm, đảm bảo yêu cầu về hình thức văn bản của SKKN.
- Tính hiệu quả (5 điểm): Có bằng chứng, có số liệu cho thấy việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã cho kết quả tốt hơn so với cách làm cũ.
- Tính phổ biến, áp dụng(5 điểm): Có thể phổ biến cho nhiều người, áp dụng ở nhiều đơn vị.
Xếp loại SKKN:
- Loại A: 	Từ 17 điểm đến 20 điểm
- Loại B: 	Từ 14 đến dưới 17 điểm
- Loại C: 	Từ 10 điểm đến dưới 14 điểm 
- Không xếp loại: 	Dưới 10 điểm
5. Công tác lưu trữ, phổ biến, ứng dụng kết quả SKKN:
	Nhà trường chú trọng việc tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả SKKN vào thực tiễn theo các hình thức sau:
	Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thảo luận các chuyên đề SKKN; theo qui mô toàn đơn vị, tổ, nhóm chuyên môn.
	Tổ chức thử nghiệm, áp dụng kết quả SKKN vào công tác quản lý, hoạt động giảng dạy.
III/ Các bước thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học 
1. Cá nhân: 
 - Lựa chọn đề tài viết SKKN hoặc ĐTNCKHSPƯD để đăng ký với Tổ chuyên môn. Thời gian đăng ký trước ngày 1/10/2015
 - Nộp SKKN hoặc ĐTNCKHSPƯD cho tổ trưởng theo thời gian tổ quy định.
2. Tổ chuyên môn:
	- Tổng hợp danh sách đăng ký viết SKKN với Hội đồng khoa học nhà trường trước ngày 10/10/2015.
 - Tổ trưởng chuyên môn thẩm định SKKN của những giáo viên đã đăng kí và nộp về cho BGH theo thời gian quy định.
3. Hội đồng khoa học trường:
- Hiệu trưởng tập hợp danh sách CBQL,GV đăng ký đề tài SKKN gửi Phòng GD&ĐT trước ngày 15/10/2015 
- SKKN khi nộp về Phòng GDĐT phải được nhận xét, đánh giá và phê duyệt của Hiệu trưởng 
- Thành lập Ban giám khảo chấm, đánh giá xếp loại SKKN cấp trường;
- Thông báo kết quả đánh giá SKKN cho các cá nhân;
- Lựa chọn những SKKN loại A đề nghị lên Hội đồng khoa học Phòng GDĐT , chấm điểm và đánh giá xếp loại.
Nơi nhận: 
- Như trên; 
- Phòng GD(để báo cáo);
- Các tổ nhóm CM(để thực hiện); 
- Lưu VT, 
 HIỆU TRƯỞNG 
 Nguyễn Văn Quyên

File đính kèm:

  • docKH_viet_SKKN_2015.doc
Sáng Kiến Liên Quan