Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học Khương Đình

Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. "Đối với ngành giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập" (Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Thực tế việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường tiểu học đã đem lại hiệu quả cao cho mỗi tiết dạy: tiết học diễn ra nhẹ nhàng, khoa học, gây hứng thú cho các em học sinh, có thể tương tác giữa giáo viên và học sinh từ đó giúp giáo viên điều chỉnh cách dạy cũng như cách học của học sinh.

Thực tế trong nhiều năm qua, trường Tiểu học Khương Đình đã triển khai ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Tuy nhiên, việc ứng dụng này còn chưa được áp dụng thường xuyên và đại trà. Chính vì vậy, hiệu quả mà ứng dụng CNTT đem lại chưa cao.

 Hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, là một trường chuẩn quốc gia đã nhiều năm thuộc quận Thanh Xuân, trường Tiểu học Khướng Đình với đội ngũ giáo viên dưới 45 tuổi chiếm tới 90% đã được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng tin học của trường sư phạm, của quận cũng như của trường tổ chức. Phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt còn yếu trong những năm học trước, là một Hiệu phó phụ trách hoạt động dạy và học, tôi đã chỉ đạo đội ngũ GV trong trường tích cực ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2021-2022 đã đề ra.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 29/08/2024 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học Khương Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: Cách mạng của 
khoa học kĩ thuật và cách mạng xã hội. Hai cuộc cách mạng này đều đã và đang 
phát triển với nhịp độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử, nó thúc đẩy sự phát 
triển của nhiều lĩnh vực và mở ra triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế 
kỉ XXI.
 Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại 
những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Vấn đề ứng dụng 
công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi 
trọng, coi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của các phương 
tiện kĩ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. "Đối với ngành giáo dục và đào 
tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, 
phương thức dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội 
học tập" (Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 
 Thực tế việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường tiểu học đã đem lại 
hiệu quả cao cho mỗi tiết dạy: tiết học diễn ra nhẹ nhàng, khoa học, gây hứng 
thú cho các em học sinh, có thể tương tác giữa giáo viên và học sinh từ đó giúp 
giáo viên điều chỉnh cách dạy cũng như cách học của học sinh. 
 Thực tế trong nhiều năm qua, trường Tiểu học Khương Đình đã triển khai 
ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Tuy nhiên, việc ứng dụng này còn chưa được 
áp dụng thường xuyên và đại trà. Chính vì vậy, hiệu quả mà ứng dụng CNTT 
đem lại chưa cao.
 Hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới 
nhà trường theo hướng hội nhập, là một trường chuẩn quốc gia đã nhiều năm 
thuộc quận Thanh Xuân, trường Tiểu học Khướng Đình với đội ngũ giáo viên 
dưới 45 tuổi chiếm tới 90% đã được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng tin học của 
trường sư phạm, của quận cũng như của trường tổ chức. Phát huy những mặt 
tích cực, hạn chế những mặt còn yếu trong những năm học trước, là một Hiệu 
phó phụ trách hoạt động dạy và học, tôi đã chỉ đạo đội ngũ GV trong trường tích 3
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của việc chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học ở Tiểu học
1.1. Căn cứ nghiên cứu của đề tài
 Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án 
"Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và 
đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030"
 Thông tư số 9/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 của Bộ GD&ĐT về 
việc Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ 
thông và cơ sở giáo dục thường xuyên
 Công văn số 4096/BGDĐT-CNTT ngày 20/9/2021 của Bộ GD&ĐT về 
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm 
học 2021 – 2022
 Quyết định số 3439/QĐ-BGDĐT ngày 18/10/2021 của Bộ GD&ĐT về 
việc phê duyệt Đề án " Triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách hỗ trợ 
dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình trong ngành Giáo dục, năm học 
2021-2022"
 Quyết định số 2915/QĐ-BGDĐ ngày 17/9/2021 của Bộ GD&ĐT về 
việc ban hành Thể lệ cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử
 Quyết định số 3439/QĐ-BGDĐT ngày 18/10/2021 của Bộ GD&ĐT về 
việc phê duyệt Đề án " Triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách hỗ trợ 
dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình trong ngành Giáo dục, năm học 
2021-2022"
 Hướng dẫn số 5807/BGDĐT-CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GD&ĐT 
về việc triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông
 Các nghị quyết trên đã cho thấy nhận thức đúng đắn của Đảng, Nhà 
nước và ngành GD&ĐT nước ta về vai trò của CNTT đồng thời thể hiện rõ 
quyết tâm thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong sự nghiệp giáo dục nói 
riêng và công cuộc xây dựng đất nước nói chung. 5
CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục là một xu hướng tất 
yếu của giáo dục hiện đại.
 Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập không chỉ được hiểu theo 
nghĩa đơn giản là dùng máy tính vào các công việc như biên soạn rồi trình chiếu 
bài giảng điện tử ở trên lớp. Ứng dụng CNTT phải được hiểu là một giải pháp 
trong mọi hoạt động liên quan đến đào tạo, liên quan đến hoạt động nghiên cứu, 
soạn giảng, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên học tập. Đặc biệt là 
hình thức đào tạo trực tuyến “ E-learning”. E-learning có tính tương tác cao, tạo 
điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, hoạt động dạy và học 
được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Ở bất cứ nơi đâu, có thể cả khi không có mặt tại 
trường, học sinh vẫn có thể nghe thày cô giảng, vẫn được giao bài và được 
hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và trình bày ý kiến của mình.
 Thực tế cho thấy, CNTT được ứng dụng vào trường học giúp cho các thầy 
cô giáo nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp các em học sinh tiếp cận và sử dụng 
máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn cho 
các em một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại 
hóa.
1.2.3. Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học
 Quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được hiểu là việc 
chỉ đạo , điều hành của chủ thể quản lí đến hoạt động dạy học có ứng dụng 
CNTT của giáo viên. 
 Quản lí việc ứng dụng CNTT trong dạy học bao gồm:
 + Quản lí việc sử dụng CNTT trong việc giảng dạy môn tin học cho cán bộ, 
giáo viên và học sinh. 
 + Quản lí việc sử dụng CNTT làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các 
môn học 
 Việc ứng dụng CNTT trong dạy học phải tuân thủ theo 4 mức độ:
 + Mức 1: Sử dụng CNTT để trợ giúp GV trong một số thao tác nghề 
nghiệp như soạn giáo án, in ấn tài liệu, sưu tầm tài liệunhưng chưa sử dụng 
CNTT trong tổ chức dạy học các tiết học cụ thể của môn học. 7
có 01 đồng chí cán bộ có trình độ thạc sĩ, 01 đồng chí giáo viên có trình độ Thạc 
sĩ. 
 - 100% giáo viên có trình độ Tin học IC3, Tin học cơ bản đáp ứng được 
yêu cầu của sự phát triển công nghệ thông tin. Đó là điều kiện thuận lợi giúp 
giáo viên dễ dàng sử dụng các phần mềm vào công tác giảng dạy , đặc biệt là 
dạy học trực tuyến.
2.1.3. Về đào tạo, bồi dưỡng trình độ CNTT cho giáo viên
 Việc triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học phải đòi hỏi có một đội ngũ 
cán bộ, giáo viên có trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin. Trong những 
năm gần đây, trường Tiểu học Khương Đình đã quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng 
trình độ tin học cho cán bộ, giáo viên. Nhà trường đã chủ động mở các lớp tập 
huấn phổ biến kiến thức tin học cho cán bộ, giáo viên. Đến nay, 90% cán bộ, 
giáo viên nhà trường đã sử dụng thành thạo tin học văn phòng để soạn thảo văn 
bản, biết khai thác mạng internet để tra cứu thông tin, sử dụng thư điện tử để 
chia sẻ, trao đổi dữ liệu; 70% giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm Power 
point để thiết kế bài giảng điện tử và các phần mềm dạy học trực tuyến; 30% 
giáo viên thành thạo thiết kế bài giảng E-learning.
 Song một vấn đề đặt ra là: CNTT là một ngành liên tục phát triển, thay 
đổi nhanh chóng cả về công nghệ đến các phần mềm ứng dụng nên nếu không 
có sự liên tục cập nhật, bồi dưỡng, học tập thường xuyên...tất yếu chúng ta sẽ rơi 
vào sự lạc hậu. 
2.1.4. Về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy:
 Thực tế, trong nhiều năm qua, có nhiều hoạt động ứng dụng CNTT trong 
giảng dạy của trường Tiểu học Khương Đình đã được giáo viên thực hiện và 
mang lại hiệu quả cao như: tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu nâng 
cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng, sử dụng các phần 
mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm hỗ trợ để 
làm đề thi, đề kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh...
 Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT này còn hạn chế, chỉ tập chung ở một số 
giáo viên vì nhiều lý do: nhận thức về tác dụng lớn lao của việc ứng dụng 9
 - Chưa bồi dưỡng nhiều cho giáo viên về các phần mềm ứng dụng cho dạy 
học.
 Vậy để CNTT được ứng dụng vào giảng dạy của giáo viên thực sự sâu 
rộng, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành là điều trăn trở lớn 
của BGH nhà trường nói chung, của bản thân tôi nói riêng.
 Từ những thực trạng việc ứng dụng CNTT trong những năm gần đây mà 
tôi đã tìm hiểu về trường Tiểu học Khương Đình, tôi đã mạnh dạn áp dụng 
những giải pháp sau nhằm nâng cao ứng dụng CNTT trong giảng dạy có hiệu 
quả.
3. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong 
dạy học ở trường tiểu học Khương Đình
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về công nghệ thông tin
3.1.1.Mục tiêu của biện pháp
 - Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai 
trò, lợi ích, ý nghĩa của ứng dụng CNTT&TT trong dạy học trực tuyến là một 
phương pháp học tập và tiếp cận tri thức mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu 
cầu của người học và nâng cao chất lượng đào tạo.
 -Tạo sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, trên cơ sở đó 
đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT tới các môn học khác phù hợp với hình 
thức dạy học này.
 - Tạo sự hứng thú, chủ động và tích cực ở mỗi học sinh khi tham gia học, 
trên cơ sở đó đẩy mạnh nội dung học tập và lôi cuốn học sinh.
3.1.2.Nội dung của biện pháp
 -Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động. Nhận thức 
là tiền đề, cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Tôi 
chọn lựa và đề xuất biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học 
sinh về hoạt động dạy học trực tuyến” xem như là biện pháp có vị trí quan trọng 
hàng đầu và mang tính quyết định cho việc ứng dụng CNTT của trường Tiểu 
học Khương Đình. Giáo viên, học sinh tham gia hoạt động này cần phải quan tâm, 
hiểu rõ vai trò của CNTT&TT trong việc đổi mới phương pháp QLGD, đổi mới 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_ung.doc
Sáng Kiến Liên Quan