Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đúng - Đẹp cho học sinh Lớp 5

 Người xưa nói: “ Nét chữ, nết người” hàm ý về hai vấn đề :

 + Nét chữ thể hiện tính cách con người.

 + Thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người.

 Mục tiêu của giáo dục tiểu học có ghi:” Hình cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và có kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động. Một trong những kỹ năng cơ bản của học tiểu học là chữ viết vì” Nét chữ cũng là một sự biểu hiện của nết người” mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí tuệ.

- Ngày đất nước trong thời kỳ phát triển, khoa học côngb nghệ thông tin bùng nổ con người trao đổi với nhau bằng thư điện tử, điện thoại, tin nhắn ( sử dụng thành thạo máy vi tính) nên việc viết chữ bị xem nhẹ. Thậm chí có người con cho rằng thời buổi công nghệ thông tin người ta dùng bàn phím là chính cần gì viết chữ chứ chưa nói đến viết chữ đẹp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 10358 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng viết chữ đúng - Đẹp cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em về tư tưởng tình cảm và thẩm mỹ. 
 Việc rèn dũa cho các em kỹ năng về chữ viết “ viết đúng sau đó viết đẹp” qua cách viết chữ, trực tiếp rèn cho các em đức tính cẩn thận luyện nét chữ rèn nết người. 
Luyện viết là một trong các nội dung vô cùng quan trọng đặc biệt ở tiểu học.Luyện viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt , nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
Nếu như nói tập đọc giúp cho việc rèn năng lực đọc tốt thì luyện viết giúp cho việc rèn năng lực ghi chép tốt. Rèn luyện chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và khiếu thẩm mĩ.
 Qua thực tiễn dạy các em tôi thấy ngoài các em viết chữ đẹp ra vẫn còn một số em viết chữ còn xấu , trình bày bài còn bẩn thậm chí nhiều em còn viết sai lỗi chính tả , đặt sai vị trí dấu thanh , sai mẫu chữ, cỡ chữ, cự li các chữ chưa đúng, dẫn đến các em trình bày bài làm của mình không đẹp , không có khoa học. 
 Từ những nguyên nhân trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn viết chữ đúng - đẹp cho học sinh lớp 5”.
 Năm học 2006-2007, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A gồm 35 học sinh ngay từ khi mới nhận lớp, tôi đã cho học sinh viết một số bài chính tả. Thông qua kết quả các bài chính tả của học sinh kết hợp với những nhận xét của những giáo viên năm trước, tôi phân loại như sau:
STT
Những lỗi mắc
Số học sinh
Tỷ lệ
1
Sai cấu tạo chữ
2
5,7%
2
Sai cỡ chữ
20
57%
3
Sai cự ly
10
28,5%
4
Mắc lỗi chính tả
5
14,2%
5
Sai vị trí dấu thanh
4
11,4%
 Sở dĩ các em còn mắc những lỗi trên là do một số lỗi sau:
 Thứ nhất là cỏch cầm bỳt chưa đỳng. Đa số cỏc em co tất cả cỏc ngún tay vào lũng bàn tay; cầm bỳt thấp, sỏt với ngũi bỳt nờn khụng thể định hướng được nột bỳt, lại bẩn tay vỡ viết bỳt mực. Cỏc em khụng chỳ ý đến ngún chủ đạo là ngún trỏ; ngún đeo nhẫn và ngún ỳt thỡ khụng chạm vào mặt giấy nờn nột bỳt run, khụng đẹp. Cũn khi viết bảng, cỏc em lại để cho cả bàn tay chạm vào mặt bảng nờn rất khú viết, nột khụng chắc chắn, chữ khụng đều, khụng đẹp. 
 Thứ hai là cỏi sai trong khoảng cỏch nhỡn bảng, nhỡn giấy viết. Nhiều em để gần quỏ nờn khụng bao quỏt được trang viết và dễ bị cận thị. Khoảng cỏch hợp lý phải là khoảng 35-45cm, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. 
 Thứ ba là tư thế ngồi viết: Cú em xoay ngang vở, cú em xoay dọc vở và hầu hết khụng cú tờ giấy lút tay nờn mồ hụi tay làm ướt giấy, khi viết chữ dễ bị nhoố.
 II. Giải quyết vấn đề:
 A. Những giải pháp tiến hành:
 1.Đối với việc rèn viết đúng:
Nguyên nhân:
 * Một là: Viết sai cấu tạo chữ.
Trường hợp này là do ý thức của các em thích viết tuỳ tiện không nắm được cấu tạo chữ mẫu, hơn nữa những em này đọc chưa lưu loát nên khi viết chưa tư duy về cách ghép chữ.
 * Hai là : Viết sai cỡ chữ.
 Trường hợp này là do các em có tính không cẩn thận hoặc có thể còn có em chưa nắm được độ cao của các con chữ nên khi viết các em thích viết to, hoặc thích viết nhỏ tuỳ tiện không có một khuôn mẫu nhất định nên cỡ chữ viết sai không đẹp.
* Ba là : Viết sai cự li.
Trường hợp này phần lớn các em đã viết được chữ nhưng khoảng cách giữa các chữ cái chưa đều, có em viết các chữ quá sát nhau, có em viết các chữ lại cách xa nhau quá .nên khi nhìn bài viết trình bày không được đẹp.
* Bốn là: Mắc lỗi chính tả:
Trong trường hợp này phần lớn do ngôn ngữ địa phương: “l/ n”; hiểu sai nghĩa của từ nên viết sai; cá nhân học sinh nói ngọng.
* Năm là: Sai dấu thanh:
 Trong trường hợp này do các em chưa nắm chắc quy tắc ghi dấu thanh dẫn đến đặt sai vị trí dấu thanh.
b. Giải pháp: 
 Hiện nay hầu như ở tất cả các địa phương trong cả nước đang dấy lên phong trào “ Rèn chữ, giữ vở”, “ Luyện nét chữ , rèn nết người”,nhận thức được điều đó, trong quả trình dạy học của mình, tôi luôn tìm ra các giải pháp tối ưu để học trò viết đep, viết nhanh, viết nét thanh, nét đậm. Cũng như các thầy giáo , cô giáo rèn chữ, tôi luôn tuân thủ các bước và nguyên tắc nhất định đúng quy trình lên lớp và viết chữ chuẩn theo quy định mới của Bộ giáo dục và đào tạo, nhưng nếu chỉ dừng lại như vậy thì chẳng có gì đáng nói. Vấn đề là ở chỗ dạy thế nào để các em có thể viết nhanh nhất và viết chữ được tốt nhất và bền bỉ nhất rồi dần dần trở thành kĩ năng kĩ xảo. Vậy dạy thế nào và học thế nào để theo đúng với nghĩa là “ Nét chữ, nết người”?
 b1. Trước hết bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết:
 Tôi có suy nghĩ: Bất kỳ việc gì nếu có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thì việc thực hiện sẽ có kết quả cao hơn. Để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết cho học sinh, tôi thường kểcho các em nghe gương rèn chữ của ông Cao Bá Quát ngày xưa, câu chuyện Thần Siêu luyện chữ, gương rèn viết chữ chữ của học sinh năm trước; cho học sinh xem vở rèn chữ của thầy cô giáo, của học sinh tiêu biểu . Qua những câu chuyện, thực tế được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn luyện chữ của thầy, của bạn các em thêm tin tưởng và thêm quyết tâm say mê luyện viết chữ đúng- đẹp. 
 b2. Rèn theo yêu cầu nâng cao dần song dứt điểm phải đạt được yêu cầu tối thiểu của chữ viết đúng.
*Trong trường hợp sai cấu tạo chữ:
 Trước hết tôi cần rèn cho học sinh đọc lưu loát, hiểu nội dung văn bản, trên cơ sở đó học sinh có tư duy đúng về mẫu chữ và cách ghép chữ như:
 Ví dụ: Trò Hoa viết chữ huyền thì viết là hu yền 
 Trò Đạt viết chữ thương thành chữ thưng
 Trong trường hợp này ở những tiết chính tả tôi gọi các em này lên bảng viết tiếng theo yêu cầu. Sau đó tôi cho các em nhận xét tìm lỗi sai, nêu cách sửa.
* Trường hợp sai cỡ chữ: Tôi rèn cho học sinh tính cẩn thận và cung cấp lại cho học sinh những kiến thức về kích cỡ của từng con chữ :
Ví dụ: Trò Lâm viết nét khuyết quá dài, các con chữ quá nhỏ.
 Trò Hằng viết các con chữ quá to, nét khuyết ngắn.
 Trong trường hợp này tôi yêu cầu học sinh viết vào vở, tôi cho các em đổi vở cho nhau, tìm lỗi sai của bạn. Sau đó yêu cầu học sinh đó tự viết lại- so sánh.
 Về nhà tập viết vào vở luyện viết chữ đẹp.
 Trong trường hợp các em viết sai cự ly và có khi trở thành thói quen thì thật khó sửa. Phần lớn các em viết đúng cỡ chữ nhưng khoảng cách giữa các con chữ thường cách nhau chưa đều. Để khắc phục nhược điểm này tôi thường xuyên kiểm tra bài viết của các em không chỉ ở phân môn chính tả hay tập viết mà còn ở các phân môn khác. 
 Ví dụ: Trò Ly, Quỳnh viết các con chữ khoảng cách thường quá xa
 * Mắc lỗi chính tả:
 Tôi chú trọng rèn cách phát âm luyện đọc hiểu, hạn chế tối đa việc nói ngọng ở học sinh.
 Ví dụ: Trò Hạnh, trò Hoan phát âm l thành n; trò Lương phát âm n thành l; trò Thảo phát âm s thành x; trò Minh phát âm tr thành ch; trò Hoa phát âm d thành gi.
 Trong các giờ tập đọc tôi thường xuyên gọi các trò này đọc bài.
 Sau đó viết lại các từ dễ lẫn.
 Các hoạt động này trong giờ tập đọc, chính tả tôi thương sát sao với các trò này.
*Trường hợp đánh sai dấu thanh:
 Trong trường hợp học sinh đánh sai vị trí dấu thanh, trong các tiết chính tả tôi cung cấp , bổ sung kiến thức về quy tắc đánh dấu thanh:
 Ví dụ: Các em thướng đánh dấu sai ở các tiếng có nguyên âm đôi: Tiến các em viết là Tíên, chữ Tuyền các em viết là Tuỳên
 Đối với những tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm ví dụ: mía, mùa 
2. Rèn viết đẹp:
 Các biện pháp tiến hành:
- Phát động học sinh mua loại bút rèn nét thanh, nét đậm. Hướng dẫn học sinh cách viết nét thanh, nét đậm. Luyện viết chữ thẳng cho đến khi học sinh tành thạo rồi chuyển sang luyện viết chữ nghiêng.
 Để học sinh viết được chữ đúng đẹp tôi định ra mỗi tuần rèn một loại chữ nhất định. Rèn viết đúng loại chữ này mới chuyển sang rèn loại chữ khác. Tôi đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Cứ như thế loại chữ này viết đẹp thì mới chuyển sang rèn loại chữ khác nên học sinh phấn khởi và say mê rèn luyện
 Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, xét về mối quan hệ về cách viết các chữ cái nên được chia ra các nhóm như sau:
1. Chữ thường: ( 3 nhóm)
1. Nhóm 1 gồm các chữ : u, ư, n, m, i, v, r, t ( 8 chữ cái)
Trọng tâm là rèn luyện nét móc: móc ngược, móc xuôi, móc hai đầu.
Từ các nét cơ bản trên nếu viết được 8 chữ cái trên ta dễ dàng viết được các chữ cái ở nhóm 2
2. Nhóm 2: Gồm các chữ: l, b, h, k, p, y( 6 chữ)
 Các chữ cái này đều giống nhau ở một nét cơ bản là nết khuyết
 Khi viết chữ đẹp các chữ cái ở nhóm 1, 2 học sinh viết các chữ khác có phần thuận lợi hơn.
3. Nhóm 3: Gồm: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, g, q, g, c, x, e, ê, s, r ( 15 chữ cái)
 Loại chữ này nhiều người thường nghĩ là đơn giản nhưng thực tế thì học sinh thường viết sai từ chữ o. Tôi hướng dẫn học sinh viết chữ o. 
 Tôi lưu ý học sinh viết chữ o phải có dấu nhấn với 2 tác dụng: ghi dấu nét xuất phát:
 - Là điểm" Thêm râu" thành chữ ơ
 - Điểm dừng để nối chữ khi viết nhanh
2. Chữ hoa:
 Căn cứ vào sự cấu tạo, nét giống nhau của các chữ, tôi đã chia các chữ hoa thành 8 nhóm và làm bộ mẫu chữ cắt ghép để minh hoạ.
 - u, ư, v - x, y - c, s
 - l, e - a, t, h, I - o, q, s
 - n, m - p, q, k, b, d, đ 
 Loại chữ này có nhiều thuận lợi đối với việc dạy viết chữ cho học sinh tiểu học
 + Đơn giản, dễ viết( 1 số chữ khá đẹp)
 + Cùng nằm trong 1 khung chữ giống nhau, chiều cao các chữ luôn có tỉ lệ gấp đôi bề ngang.
 Muốn viết chữ đẹp, đúng cần thực hiện:
 - Tư thế ngồi viết
 - Sử dụng cách cầm bút.
 Yêu cầu về chữ viết cho học sinh.
 - Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ( chữ cái, các số, chữ thường, chữ hoa)
 - đặt đúng vị trí dấu con chữ, dấu thanh, dấu câu và ký hiệu đã học.
 - Viết rõ nét đều đặn.
 - Viết thẳng hàng, đúng dòng kẻ.
 - Biết nối liền các con chữ trong 1 chữ( ghi tiếng, phân đúng khoảng cách của các con chữ)
 - Đảm bảo tốc độ viết theo yêu cầu quy định.
 - Biết trình bày bài viết theo đặc điểm riêng của từng thể loại.
 Để tiện việc rèn chữ cho học sinh tôi dùng nhiều thanh giấy nhỏ và viết mẫu tuỳ loại chữ phát cho học sinh để luyện viết chữ. Đặt tờ giấy sát lề với nhìn chữ mẫu để viết , viết hết trang.
 Sau khi rèn học sinh luyện viết tốt theo đúng hướng dẫn của giáo viên, tôi tiếp tục cho học sinh viết " chắp nét" chứ không yêu cầu học sinh viết liền nét ngay. Chẳng hạn khi viêt chữ "nh" học sinh viết xong chữ "n" có nét hất ngắn, sau đó từ chỗ kết thúc nét hất của chữ" n" các em viết tiếp chữ" h" tức là "chắp nép" từ nét hất của chữ cái thứ nhất sang nét chữ cái thứ hai không đưa liền nét cả hai con chữ. Do đó độ cao bề rông của con chữ" h" thường đảm bảo của yêu cầu không bị gầy quá, quá mập, không bị cong queo và qua nhiều lần tập luyện, nét chữ ổn định dần và các em có thể viết đẹp được.
4. Đề cao sự gương mẫu về chữ viết của giáo viên.
 Giáo viên cần viết chữ mẫu mực khi chấm bài, ghi sổ liên lạc, ghi nhận xét ở học bạ, khi viết trên bảng.
5. Phương pháp thi đua
 Sau mỗi bài chính tả, tôi đều chọn ra những bài viết để tuyên dương trước lớp hay tuyên dương những học sinh có chữ viết tiến bộ.
 Hết mỗi tháng, tôi đã chấm vở sạch chữ đẹp cho toàn lớp, thưởng điểm cho những học sinh viết đẹp, viết tiến bộ.
 Mở các đợt thi viết, sau mỗi tuần các nhóm chọn ra những bài viết đẹp của nhóm mình và thi viết với các bạn nhóm khác trong lớp mình để bình chọn học sinh viết chữ đẹp nhất lớp, có động viên khen thưởng kịp thời.
 Cho học sinh tham gia đầy đủ các phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp của nhà trường.
 Tổ chức tốt phong trào thi đua trong học sinh, tôi luôn phát động học sinh trong lớp thực hiện khẩu hiệu:
 Mỗi chữ viết là một bông hoa đẹp
Mỗi trang vở là một vườn hoa tươi.
 Học sinh có quyển vở ô li ( 5 li) riêng để mỗi ngày viết một đoạn văn ngắn hoặc 2- 3 câu thơ hay, trình bày cách giải một bài toán. Đến ngày 20 / 11 học sinh chọn vở đẹp tặng thầy cô. 
 Bằng tình cảm kính trọng thầy cô, các em thi đua rèn luyện chữ viết, kiến thức cũng được nâng lên.
6. Rèn giữ vở sạch chữ đẹp 
 Đối với việc rèn vở sạch, tôi nhạn thấy cần kiên trì, tỉ mỉ thường xuyên và liên tục.
 Ngay từ đầu năm học. hướng dẫn, nhắc nhở các em dán nhãn vở, giữ bìa vở không bị nhàu, mép vở không quăn, có bìa trang đầu bằng giấy có độ dài để khi mở ra hay kẹp vào bìa cặp không bị cộm lên hoặc nhàu nát, viết đến đâu cặp đến đó.
 Hướng dẫn học sinh dùng giấy kê tay bằng bìa để mỗi khi viết, mồ hôi tay không ra vở, hạn chế bôi bẩn vào vở.
 Lưu ý: Cách cầm bút để không ra tay, tuyệt đối không cho các em viết bút bi sẽ làm cho nét chữ bị gãy, xấu chữ.
 Nhắc cho học sinh gạch hết bài, hết ngày, hết tuần theo đúng quy định.
 Hướng dẫn cho các em cách thu vở: Thu vở theo bàn, theo dãy thứ từ đầu bàn đến hết để khi trả vở không bị lộn xộn, vở không bị nhàu.
 Hướng dẫn học sinh cách để vở trên bàn sắp xếp sách vở theo thời khoá biểu đến môn học nào thì lấy sách môn ấy.
 Song song với việc" Rèn chữ giữ vở" người giáo viên cần luôn chú ý uốn nắn để các em cầm đúng bút và ngồi đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế ngồi viết đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết cả một thiếu sót lớn của giáo viên.
III. Kết quả thu được:
 Bằng những cách làm trên, kết quả đạt được như sau: 
 100% học sinh giữ vở sạch chữ đẹp.
 Các lỗi mà trước đây học sinh mắc phải giảm hẳn hoặc không còn nữa. Cụ thể như sau:
STT
Những lỗi học sinh mắc phải
Số học sinh
Tỷ lệ
1
Sai cấu tạo chữ
0
0%
2
Sai cỡ chữ
0
0%
3
Sai cự ly
0
0%
4
Mắc lỗi chính tả
1
2,8%
5
Sai vị trí dấu thanh
0
0%
Trong đợt thi " Viết chữ đúng đẹp" do nhà trường tổ chức, lớp tôi phụ trách đã xếp thứ nhất của trường.
 IV. Bài học kinh nghiệm:
1. Về phía giáo viên:
 - Có được những thành tích trên trước hêt là giáo viên có lòng nhiệt tình hết lòng vì học sinh thân yêu.
 - Bất kỳ lúc nào giáo viên cũng cần viết đúng, viết đẹp và thật chuẩn xác kích cỡ chữ viết trong mọi giờ dạy nhất là khi viết bảng. Muốn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngay từ giọng nói và cách phát âm của giáo viên cũng là công cụ trực quan rất quan trọng. Nên hiểu nghiêm túc chữ viết trên bảng, giọng đọc, cách phát âm của giáo viên là khuôn đúc mẫu, không bao giờ được coi nhẹ trong các buổi dạy. Một giờ dạy chuẩn, phong cách người dạy cùng với chữ viết, giọng nói có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả. Muốn vậy, không ai khác chính người dạy phải tự mình tìm hiểu, học hỏi, rèn luyện cho mình có một kĩ năng và chữ viết đúng, viết đẹp.
 - Trong quá trình dạy chữ viết cũng nên cho học sinh tự phát vấn câu hỏi sai ở chỗ nào? Khi học sinh trả lời đúng chốt lại ngay và phát huy tối đa các thủ thuật sư phậm để gây ấn tượng nhớ lâu cho các em. Khi viết xong vở rèn chữ của bài viết hôm đó, tổ chức thi viết và nhận biết độ cao của các chữ. Nên chon đối tương học sinh được khảo sát và cho các em viết sau đó chấm điểm, chỉ ra các em viết đúng, viết sai về nhà viết lại giờ sau kiểm tra.
 - Trên cơ sở hướng dẫn học sinh viết đúng cỡ chữ thì giáo viên còn rèn cho học sinh viết đúng, đẹp các chữ ấy, từng nét trở đi.
 Ví dụ:
 + Chữ o phải tròn như quả trứng, không tròn xoe như hòn bi ve.
 + Chữ h điểm xuất phát của nét khuyết trên phải đưa thẳng và đỉnh trên cùng của nét khuyết trên hơi uốn cong tròn đều ở đỉnh, không được rộng hoặc hẹp quá.
 + Cũng như vậy, chữ g có nét khuyết dưới viết thẳng và hơi uốn tròn đều ở đáy, không được rộng, hẹp quá.
 - Bên cạnh việc uốn nắn tỉ mỉ từng nét chữ, cách cầm bút, tư thế ngồi viết của học sinh, giáo viên luôn có biện pháp khen thưởng , động viên kịp thời, khuyến khích cái hay cái đẹp để học sinh nhanh tiến bộ.
 - Giáo viên luôn có thái độ vui vẻ, nhẹ nhàng giúp học sinh kiên trì luyện chữ.
Tóm lại : Muốn tạo cho học sinh thói quen trau dồi kĩ năng viết chữ đẹp và trình bày tốt, nhằm giúp các em phát triển và hình thành những phẩm chất tốt đẹp như : tính cẩn thận, lòng kiên trì, khiếu thẩm mĩvà óc sáng tạo, biết quý trọng và giữ gìn chữ viết của dân tộc thì sau mỗi giờ chính tả, giáo viên đều phải tạo cho học sinh sự hứng thú yêu mến môn học.
2. Về phía học sinh:
 Học sinh muốn viết chữ đúng đẹp cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
 * Thực hiện các nguyên tắc về tư thế khi ngồi viết.
 - Trạng thái tinh thần phải phấn chấn, hứng thú. Không viết khi quá mệt, buồn ngủ uể oải, phân tán vì chuyệ khác, gò bó, gượng ép, cưỡng bức..Tránh nhất tư tưởng viết qua quýt cho xong để còn đi chơi.
 - ánh sáng phải đủ độ và thuận lợi chiều; chiếu sáng từ bên trái sang, không bị sấp bóng.
 - Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi thấp quá, đầu phải nhìn với lên. Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tuỳ tiện.
 Khoảng cách từ mắt đến vở tầm 25 cm- 30 cm là vừa không được nhìn quá gần vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị.
 - Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành cố tật, dẫn đến lệch cột sống rất khó chữa.
 - Hai chân thoải mái không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo.
 - Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
 - Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay ( cái, trỏ, giữa). Đầu ngón tay trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ sở cổ tay và các ngón tay.
 - Không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại, không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái( nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón: trỏ, giữa, áp út và út)
Các tư thế cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các cố tật sau này rất khó sửa chữa như: căng cúng, mỏi cơ gân bàn tay; viết chóng mỏi tay; ra nhiều mồ hôi tay; không thể viết quá lâu, viết nhanh được.
 * Chuẩn bị trước khi viết:
 Nếu viết nét chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng cả giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá "tù" nét chữ sẽ quá to, chữ viết ra xấu. Nên dán một mảnh giấy ráp" số o" vào ngay hộp bút để mài đầu bút cho vừa tầm độ nhọn, khỏi mất công gọt luôn.
* Sử dụng bút trong khi viết:
 - Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 450. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900 như cách cầm lông viết chữ nho.
 - Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Các nét đưa lên hoặc sang ngang phải thật nhẹ, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
* Sau khi viết:
 - Cần nhận xét " nét nào được, nét nào hỏng". Tìm nguyên nhân vì sao hỏng: tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay chật chội gò bó; vì chưa chuyển dịch bút đúng tầm tay đưa bút; do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực xuống không đều, tay đưa bút chưa thuần thục nhuần nhuyễn; hoặc đang viết có người gọi hỏi, hoặc phân tán vì chuyện khác hấp dẫn hơn gây nên hỏng chữTóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết.
 Sau khi phát phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng. cần giúp trẻ rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau.
 Khi viết thấy mỏi tay, mồ hôi tay ra nhiều, hoặc hoa mắt, nhức đầu, có ý nghĩa là đã ngồi quá lâu, phải nghỉ lao, chuyển sang các hoạt động cơ bắp như vươn vai, hít thở mạnh, tập thể dục, bóng đá, nhảy dây..Sau 10 đến 15 phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn.
V. Kết luận
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc rút từ quá trình luyện viết chữ đúng , đẹp cho học sinh ở các năm học trước và đặc biệt đã áp dụng thành công cho học sinh lớp 5D trong năm học 2007 – 2008. Sáng kiến đã được hội đồng khoa học nhà trường xét duyệt và đánh giá cao. 
Trân trọng đề nghị Hội đồng khoa học cấp trên xem xét , góp ý để sáng kiến của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Cổ lễ, ngày 29 tháng 5 năm 2008
 Xác nhận của nhà trường Người viết sáng kiến
 Vũ Thị Toan

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan