Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục "Sử dụng phân bón hiệu quả trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường" bằng dạy học theo chủ đề tích hợp

Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi tiết học, hình thức tổ chức chưa đa dạng. Đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, tích hợp kiến thức liên môn, kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh cũng như kết hợp sử dụng nhiều dạng bài tập khác nhau.Tuy nhiên, thường vẫn là giảng dạy các bài học theo một khung phân phối chương trình đã định sẵn với đúng số tiết theo quy định; đa số giáo viên vẫn là người chủ động, là người lập kế hoạch hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức. Học sinh được lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát triển các năng lực thông qua các hoạt động của giáo viên và học sinh ngay trên lớp.

- Giáo viên cố gắng dạy cho đủ kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức, chú trọng việc truyền thụ hệ thống kiến thức khoa học mà chưa chú trọng đến học sinh cũng như khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tính huống thực tiễn.

- Dạy học đơn môn: Công nghệ 10.

 

docx33 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục "Sử dụng phân bón hiệu quả trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường" bằng dạy học theo chủ đề tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n biệt được các kiểu trồng cây trong dung dịch
 + Trình bày quy trình thực hành trồng cây trong dung dịch.
- Thời gian: 8 phút.
- Kỹ thuật dạy học: Công não, tia chớp.
- Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV yêu cầu học sinh ngồi về vị trí đã phân công theo nhóm.
GV giới thiệu phần trình bày sản phẩm 1 của nhóm Nitơ, yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, ghi chép
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Nhóm Nông nghiệp hiện đại cử đại diện của nhóm trình bày bài báo cáo của nhóm.
HS: các học sinh của các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép..
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
HS: Các nhóm học sinh còn lại nêu câu hỏi thắc mắc, cần giải thích rõ vấn đề chưa hiểu
HS: Nhóm Nông nghiệp hiện đại thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của ba nhóm còn lại
GV: Giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các nhóm học sinh tham gia tích cực vào quá trình học.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá két quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét kết quả làm việc của nhóm Nông nghiệp hiện đại 
GV: Nhật xét câu trả lời của học sinh và ý kiến bổ sung của các học sinh khác
Đánh giá sản phẩm 1 của nhóm Nông nghiệp hiện đại.
Chốt lại kiến thức.
HS: Ba nhóm đánh giá sản phẩm 1 của nhóm Nông nghiệp hiện đại.
 Lắng nghe, ghi chép phần bổ sung kiến thức vào vở.
I. KHÁI NIỆM TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH
1. Khái niệm
- Là kỹ thuật trồng cây không cần đất,
 mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất .
- Các giá thể: l cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,...
2. Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: 
+ Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. 
+ Giải phóng một lượng lớn sức lao động 
 + Năng suất cao 
+ Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao 
- Nhược điểm:
+ Hiện nay trồng cây trong dung dịch chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.
+ Do công nghệ trồng cây trong dung dịch chưa được nghiên cứu, chuyển đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam, nên hiện nay giá thành sản xuất còn rất cao. 
3. Phân loại
- Thủy canh hồi lưu
- Thủy canh không hồi lưu
- Khí canh.
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH
- Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
- Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng.
- Bước 3: Chọn cây
- Bước 4: Trồng cây trong dung dịch
- Bước 5: Theo dõi sinh trưởng của cây. 
HOẠT ĐỘNG 6: CỦNG CỐ - DẶN DÒ (7 phút)
- GV: Củng cố kiến thức cơ bản bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
- GV dặn dò học sinh chuẩn bị phương tiện cho buổi tìm hiểu thực tế.
*) ĐI THỰC ĐỊA Ở ĐỊA PHƯƠNG, 
NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ LÀM BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
- Giáo viên tổ chức học sinh đi tìm hiểu thực tế tại vùng trồng rau phường Ninh Sơn và trồng hoa, cây cảnh xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình như kế hoạch
+ Nhóm Ni tơ: Tìm hiểu về vai trò, thực trạng sử dụng phân hóa học, hậu quả đối với môi trường, đề xuất các giải pháp. 
+ Nhóm Hữu cơ: Tìm hiểu về vai trò, thực trạng sử dụng phân hữu cơ, các giải pháp sản xuất phân hữu cơ tại địa phương. 
+ Nhóm Công nghệ vi sinh: Tìm hiểu về vai trò, thực trạng sử dụng phân vi sinh, các loại phân vi sinh thường được sử dụng, cách sử dụng phân vi sinh có đúng kỹ thuật không. 
+ Nhóm Nông nghiệp hiện đại: Tìm hiểu về các mô hình trong rau, cây cảnh hiện đại tại địa phương và trên thế giới.
Ảnh 1, 2: Học sinh đi trải nghiệm thực tế trên cánh đồng phường Ninh Sơn, xã Ninh Phúc- tp. Ninh Bình.
HOẠT ĐỘNG 2: TỰ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
- Các nhóm tìm hiểu thêm kiến thức trên sách, báo trong thư viện trường, trên mạng;
- Tổng hợp các thông tin đã thu thập được, chỉnh sửa, biên tập lại những ý tưởng bị trùng lặp, sau đó trình bày bản nháp;
- Học sinh sử dụng phần mềm word để xử lý thông tin, phần mềm Power point để làm bài thuyết trình, báo cáo;
- Giáo viên gặp học sinh theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ học sinh về công nghệ, hướng dẫn viết báo cáo và trình bày báo cáo.
Ảnh 3: Học sinh nghiên cứu tài liệu tại thư viện trường.
- Giáo viên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án của học sinh; giải đáp, góp ý, chỉnh sửa, biên tập những ý tưởng trùng lặp giữa các thành viên trong nhóm.
HOẠT ĐỘNG 3: HOÀN CHỈNH SẢN PHẨM
- Học sinh tiếp nhận phản hồi của giáo viên thông qua email hoặc chủ động gặp giáo viên để giải đáp các thắc mắc rồi chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm.
- Gv và Hs có thể trao đổi thông tin qua nhiều hình thức: qua email, điện thoại, facebook
- Các nhóm tập báo cáo thử sản phẩm của nhóm, dự kiến các tình huống nhóm khác sẽ hỏi và chuẩn bị câu trả lời
*) Tiết 3: TỔNG KẾT DỰ ÁN
CÁC BƯỚC
THỜI GIAN
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Tổ chức
2 phút
- Kiểm tra sĩ số.
- Phân vị trí ngồi của các nhóm.
- Cử ban thư ký gồm 4 thành viên là đại diện của 4 nhóm.
Báo cáo
8 phút
- Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo Kết quả đi thực tế (những điểm người dân đã thực hiện đúng và chưa đúng cần phải thay đổi) trong 2 phút.
- Các nhóm khác lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi vào giấy cho nhóm bạn.
- Giáo viên và các nhóm đánh giá việc báo cáo và sản phẩm của nhóm bạn
Thảo luận
25 phút
- Tổ chức thảo luận: 
 “ HỘI NGHỊ KHUYẾN NÔNG”
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện đóng vai: chuyên gia phân hóa học, chuyên về phân hữu cơ, chuyên gia về phân vi sinh, 
+ Các thành viên khác đóng vai: cán bộ nông nghiệp, người dân, nông dân đặt câu hỏi cho các chuyên gia, lắng nghe, đánh giá câu hỏi, câu trả lời của nhóm bạn
+ Các nhóm hoàn thành bản đánh giá. 
Tập hợp kết quả
2 phút
- Ban thư ký tập hợp và thống kê kết quả.
- Giáo viên tổ chức học sinh bình bầu học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất.
Tổng kết dự án, rút kinh nghiệm.
5 phút
- Giáo viên thông báo kết quả của từng nhóm.
- Giáo viên trao quà cho nhóm đạt điểm cao nhất, học sinh hoàn thành xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất trong dự án.
- Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh; động viên, gợi ý cho học sinh về hướng phát triển tiếp theo của dạy học theo dự án.
Giao nhiệm vụ mới
3 phút
- Giáo viên giao bài tập về nhà và chuyển giao nhiệm vụ chủ đề sinh sản.
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Hình thức đánh giá: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau (đánh giá chéo) về kết quả làm việc của từng nhóm, kiểm tra trực tiếp trên lớp thông qua các hoạt động của học sinh. Cụ thể:
- Các nhóm và giáo viên cùng đánh giá chất lượng của sản phẩm của từng nhóm thông qua báo cáo sản phẩm. 
- Các nhóm tự đánh giá ý thức, năng lực làm việc, hợp tác nhóm của từng thành viên trong nhóm. 
- Việc đánh giá định tính được giáo viên tiến hành trong suốt quá trình thực hiện dự án thông qua quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các công việc của từng thành viên và của các nhóm.
2. Cách thức đánh giá: 
- Đánh giá dựa trên sản phẩm của mỗi nhóm: Bài trình chiếu Power Point.
- Đánh giá qua bài kiểm tra.
	- Kết quả tổng hợp của từng cá nhân gồm:
+ Kết quả tự đánh giá từng thành viên trong nhóm (Do thư ký của từng nhóm tổng hợp). 
+ Kết quả sản phẩm của từng nhóm: (Sự hợp tác đồng bộ và hợp lý của các thành viên trong nhóm, Kỹ năng thuyết trình, Sản phẩm trình chiếu powerpoint)
+ Kết quả về số lượng, chất lượng câu hỏi, tình huống đặt ra cho nhóm bạn, chất lượng trả lời câu hỏi của các chuyên gia trong: “Hội nghị khuyến nông”
3. Tiêu chí đánh giá:
3.1: Yêu cầu:
- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của các em.
- Đảm bảo tính khả thi: Các nội dung cần đánh giá đều nằm trong vùng kiến thức các em đã học.
- Đảm bảo tính phân hóa: Bài tập trắc nghiệm có các mức độ dễ, trung bình, khó phải vận dụng thực tiễn.
3.2. Căn cứ:
- Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm, các nhóm. (Phiếu số 3, phiếu số 4- Phụ lục 3)
- Bài kiểm tra 15 phút dành cho tất cả các học sinh trong lớp.
- Viết bài thu hoạch sau khi thực hiện dự án:
	+ Hãy làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
	+ Sau khi hoàn thành dự án, các em đã học được những gì?
	+ Các em đã hình thành thái độ tích cực nào đối với vấn đề môi trường?
	+ Cảm nhận của các em sau khi thực hiện xong dự án.
3.3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra sau dự án:
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
CÁC LOẠI PHÂN BÓN THƯỜNG DÙNG TRONG NÔNG NGHIỆP
- Trình bày được khái niệm phân bón hóa học, hữu cơ và phân vi sinh vật.
- Trình bày được đặc điểm, tính chất phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.
- Hiểu được kỹ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật.
- Giải thích được tác động của các loại phân bón đến đất và cây trồng.
- Nghiên cứu được các hướng sử dụng khác nhau của các loại phân bón đối với từng loại đất và các giống cây trồng khác nhau.
- Áp dụng được kỹ thuật sử dụng các loại phân bón cho cây trồng ở địa phương.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật cần thiết khi sử dụng phân bón nhằm tăng năng xuất cây trồng và bảo vệ được môi trường đất ở địa phương.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN
- Trình bày được nguyên lý sản xuất phân vi sinh.
- Nêu được đặc điểm của các loại phân vi sinh thường dùng.
- Hiểu được ứng dụng của công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón.
- Hiểu được cách sử dụng một số loại phân bón vi sinh thường dùng trong nông, lâm nghiệp.
- Biết cách sử dụng phân vi sinh để cải tạo đất tại địa phương.
- Áp dụng được kỹ thuật sử dụng để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của phân vi sinh.
TRỒNG CÂY TRONG DUNG DỊCH
- Nêu được khái niệm trồng cây trong dung dịch, các loại giá thể trổng cây không phải là đất.
- Trình bày được quy trình trồng cây trong dung dịch.
- Hiểu được bản chất của từng bước trong quy trình trồng cây trong dung dịch.
- Hiểu được ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cây trong dung dịch.
- Thực hiện đúng, bản đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, trồng được các loại cây trong dung dịch.
- Đề xuất được các giải pháp trồng cây trên các giá thể khác nhau không phải là đất.
Câu 1: Tính chất của phân hóa học:
 A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
 C. Dễ tan. D. Tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
Câu 2: Đặc điểm phân hưu cơ:
 A. Tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Tỉ lệ chất dinh dưỡng ổn định.
 C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng. D. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.
Câu 3: Phân bón chứa các loại vi sinh vật sống là:
 A. Phân xanh. B. Phân vi sinh vật. C. Phân đạm. D. Phân hữu cơ.
Câu 4: Biện pháp sử dụng phân hữu cơ như thế nào? 
 A. Bón với lượng nhiều và nhiều lần. B. Bón với lượng ít và ít lần.
 C. Bón với lượng nhiều và ít. D. Bón với lượng ít và nhiều lần.
Câu 5: Do có tỉ lệ dinh dưỡng..dễ hòa tan nên phân đạm và phân kali dùng để bón..là chính.
 A. Cao. Thúc. B. Thấp...thúc. C. Thấp..lót. D. Cao..lót. 
Câu 6: Loại vi khuẩn nào dưới đây chứa vi khuẩn họ đậu? 
 A. Nitragin. B. Azogin. C. Phốt phobacterin. D. Phân lân hữu cơ.
Câu 7: Thành phần chính của phân lân hữu cơ vi sinh do Việt Nam sản xuất là:
Than bùn. B. Vi sinh vật cố định đạm. C. Apatit. D.Vi sinh vật chuyển hóa lân.
Câu 8: Vì sao cần phải tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh trong san xuất nông nghiệp?
 A. Phân hữu cơ và phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất, không gây độc hại cho cây.
 B. Phân hữu cơ và phân vi sinh chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ thấp.
 C. Phân hữu cơ và phân vi sinh phù hợp với tất cả các loại đất và các loại cây trông.
 D. Phân hữu cơ và phân vi sinh cho hiệu quả nhanh chóng nhưng không gây độc hại cho đất và cho cây trồng.
Câu 9: Bãn nhiÒu §¹m cho lóa dÔ g©y ra bÖnh g×?
 A.
B¹c l¸
B.
§¹o «n, b¹c l¸
C.
Kh« v»n
D.
§¹o «n
Câu 10: Phân đạm, kali được dùng để bón liên tục qua nhiều năm:
A. Bón lót. B. Bón thúc.
C. Bón kết hợp với vôi để khử chua đất. D. Bón kết hợp với phân hữu cơ.
Câu 11: Phân VSV phân giải chất hữu cơ không có thành phần nào sau đây?
A. Xenlulôzơ. B. Khoáng. C. Vi sinh vật. D. Apatit.
Câu 12: Gia đình tôi trồng lúa cây sinh trưởng rất tốt, lá to bản và dài nhưng đến khi thu hoạch thì bông rất nhẹ, quả lép và bé. Theo bác tôi cần chăm bón như thế nào để cây bông to và hạt trắc?
Đáp án: trồng lúa cây sinh trưởng rất tốt, lá to bản và dài nhưng đến khi thu hoạch thì bông rất nhẹ, quả lép và bé. Chứng tỏ gia đình bác đã bón quá nhiều phân đạm khi lúa bắt đầu làm đòng. Vụ sau bác cần lưu ý khi lúa có hoa chân thì bác bón bổ sung Kali và khi lúa bắt đầu đỏ đuôi nếu bác tháo hết nước ruộng lúa chỉ để đất ẩm bông lúa rất to và hạt trắc.
Câu 13: Gia đình tôi trồng nhãn (táo, cam,) ra rất nhiều hoa nhưng chỉ đậu được vài quả. Theo bác tôi cần chăm bón như thế nào để cây có thể đậu quả?
Đáp án: trồng nhãn (táo, cam,) ra rất nhiều hoa nhưng chỉ đậu được vài quả. Chứng tỏ trong đất trồng của bác thiếu quá nhiều kali. Bác cần bổ sung ka li cho cây thì cây sẽ đậu nhiều quả.
Câu 14: Bác An chuyên trồng rau ở Ninh Sơn cho rằng rau bẩn là rau có dư lượng thuốc hóa học trừ sâu, còn rau nhà bác không dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật mà chỉ dùng phân đạm để bón nên rau nhà bác 100% là rau sạch. Theo bạn, ý kiển của bác An đúng hay sai? Vì sao? 
Đáp án: Chưa đúng, vì Rau còn dư lượng phân hóa học đặc biệt là phân đạm trong rau khi ăn vào nitrat được khử thành nitrit trong quá trình tiêu hóa sẽ trở thành một chất độc vì nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, là chất gây ưng thư dạ dày. Mặt khác, trong cơ thể người, do sự khử nitrat nhanh hơn sự chuyển đổi nitrit thành ammonia, nitrit nhanh chóng bị tích tụ, gây bệnh Methemoglobinemia, làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu, đồng thời hạ huyết áp. Nitrit khống chế sự sinh sản của một số vi khuẩn hiếu khí, yếm khí và ở nồng độ cao cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ sẩy thai ở người. Vì vậy, nitrat trong rau, củ, quả có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, do đó nó luôn được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng rau quả.
Câu 15: Gia đình tôi trồng chanh, cây rất tốt nhưng 2 năm nay không ra hoa và quả. Theo bác tôi cần chăm bón như thế nào để cây có thể ra hoa quả?
Đáp án: trồng chanh, cây rất tốt nhưng 2 năm nay không ra hoa và quả, chứng tỏ trong đất trồng của bác thiếu quá nhiều lân. Bác cần bổ sung lân cho cây thì cây sẽ ra hoa quả.
VI. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH	
- 4 bản trình chiếu PowerPoint cúa 4 nhóm học sinh. (Phụ lục 2)
- Các tình huống của các nhóm học sinh đưa ra được trong “ Hội nghị Khuyến Nông” 
- Bài thu hoạch sau dự án. (Phụ lục 3)
4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm
- Kiểm tra hiệu quả của việc “Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp - Sử dụng phân bón hiệu quả trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường - môn Công nghệ 10”.
- Xác định tính khả thi của giải pháp mới.
4.2. Phương pháp thực nghiệm
4.2.1. Chọn trường, chọn lớp
- Trong quá trình dạy học chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THPT.
- Trong dự án, chúng tôi chọn 4 lớp, 2 lớp thực nghiệm (TN): 10A6, 10A9, 2 lớp đối chứng (ĐC): 10A2, 10A8. Bốn lớp này có sĩ số bằng nhau, có khả năng nhận thức tương đương.
4.2.2. Phương pháp
- Lớp thực nghiệm được tổ chức dạy học theo giải pháp mới (các dự án có hướng tích hợp, liên môn nhằm phát triển năng lực học sinh).
- Lớp đối chứng dạy học theo giải pháp cũ (phương pháp thông thường).
- Kiểm tra và đánh giá bằng kiểm tra 10 phút, 15 phút vào tiết hôm sau, và sau 1 tuần, 2 tuần.
4.3. Kết quả thực nghiệm
4.3.1. Phân tích kết quả về mặt định lượng
Lần
KT
số
Phương
án
Tổng
bài
KT
Điểm dưới
TB
Điểm TB
Điểm khá
Điểm giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
TN
80
5
6,25
20
25
50
62,5
5
6,25
ĐC
80
9
11,25
29
36,25
40
52,5
2
2,5
2
TN
80
3
3,75
19
23,75
47
58,75
11
13,75
ĐC
80
9
11,25
26
32,5
40
50,0
5
6,25
3
TN
80
3
3,75
18
22,5
47
58,75
12
15,0
ĐC
80
10
12,5
27
33,75
40
50,0
3
3,75
4
TN
80
2
2,5
18
22,5
44
55,0
16
20,0
ĐC
80
7
8,75
27
33,75
43
53,75
3
3,75
Tổng
số
TN
320
13
4,06
74
23,1
188
58,75
45
14,06
ĐC
320
35
10,93
104
32,5
164
51,25
17
5,32
Qua bảng phân loại trình độ học sinh, cho thấy:
- Ở nhóm lớp thực nghiệm: Tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ thấp (4,06%), có xu hướng giảm dần, học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao và có xu hướng tăng dần qua các lần kiểm tra (lần 1: 68,75%, lần 2: 72,5%, lần 3: 73,75%, lần 4: 75%) 
- Ở nhóm lớp đối chứng: Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu kém cao hơn rất nhiều (10,93%) , số học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ thấp và không ổn định (lần 1: 55%, lần 2: 56,25%, lần 3: 53,75%, lần 4: 57,5%) 
Như vậy qua thực nghiệm, ta nhận thấy:
- Điểm trung bình qua 4 lần kiểm tra trong thực nghiệm của nhóm lớp thực nghiệm đều cao hơn so với nhóm đối chứng và ở mức độ đáng tin cậy, điều này chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
- Ở nhóm lớp thực nghiệm điểm trung bình tăng dần qua các lần kiểm tra và có xu hướng ổn định. Trong khi đó lớp đối chứng điểm trung bình không ổn định. Điều này chứng tỏ học sinh ở nhóm lớp thực nghiệm có tiến bộ trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
4.3.2. Phân tích kết quả về mặt định tính
- Về không khí lớp học
Tại các lớp thực nghiệm: Trong qúa trình thực hiện các dự án, các nhóm học sinh chủ động, say mê tìm hiểu kiến thức, khi thảo luận thì các em rất sôi nổi và hào hứng tranh luận, nêu ý kiến để chứng minh các quan điểm của nhóm mình, đồng thời mạnh dạn trình bày kết quả, hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của giáo viên. Mỗi tiết học qua đi thật nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn hiệu quả với cả thầy và trò.
Ở các lớp đối chứng: Khi giáo viên dạy những kiến thức bằng giải pháp cũ thì không khí lớp học trầm lắng, mỗi tiết học trôi qua nặng nề và mệt mỏi.
- Về độ bền kiến thức
Khả năng nhớ lâu kiến thức được thể hiện rất rõ ở 2 bài kiểm tra sau thực nghiệm 1 tuần và 2 tuần. Học sinh ở các lớp thực nghiệm có khả năng nhớ kiến thức lâu và chính xác hơn lớp đối chứng. Điều này thể hiện :
 Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi (72,81%) cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (56,57%). Tỉ lệ học sinh điểm dưới trung bình ở lớp thực nghiệm (4,06%) giảm hơn nhiều so với lớp đối chứng (10,93%).
Qua phân tích các bài kiểm tra sau thực nghiệm chúng tôi thấy rằng ở các câu hỏi tự luận mang tính khái quát, cần tư duy lôgic, tư duy hệ thống thì bài làm của học sinh ở các lớp thực nghiệm tốt hơn so với các lớp đối chứng rất nhiều, khả năng phân tích của các em mạch lạc rõ ràng, khoa học hơn học sinh nhóm đối chứng. Vì vậy, tỉ lệ học sinh nhóm thực nghiệm làm được các loại câu hỏi này cao hơn rất nhiều so với nhóm đối chứng.
- Về năng lực giải quyết các vấn đề thực tế
 Qua khảo sát đánh giá, hầu hết các học sinh trong các dự án đều đạt được các kỹ năng, năng lực mà dự án đề ra, nhiều em cảm thấy tự tin hơn, trình bày khoa học hơn trước đám đông, biết vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế phục vụ cho đời sống. Trong khi đó, ở nhóm lớp đối chứng, các kỹ năng, năng lực đó học sinh không đạt được hoặc đạt được rất ít, các em hiểu được kiến thức khoa học nhưng khi vận dụng giải thích các hiện tượng thì lúng túng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
2. Báo Giáo dục và thời đại (2015), Phát triển năng lực của học sinh từ dạy học theo hướng tích hợp, liên môn.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Daỵ học theo dự án, www.giaoduc.edu.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” môn Công nghệ.
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ trung học phổ thông (2009), Nguyễn Hải Châu– chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Cao Xuân Hiếu, Dạy học theo dự án, www.tusach.thuvienkhoahoc.com
7.  Phó -vụ -trưởng- gỡ -rối -dạy -học- tích -hợp- liên –môn.
8.  Tích-hợp-liên-môn-để-giảm-tải?
9.  Tich- hợp- để- thoát- “học- gạo”.
10. Lê Viết Lượng (2015), Dạy học tích hợp, liên môn- Định hướng và giải pháp, www.vietnamnet.com
11. Nguyễn Thị Tâm (2009), Kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học liên môn trong dạy học bộ môn lịch sử ở Trung học cơ sở, sáng kiến kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docxDTH Giải pháp nâng cao hiệu quả GD “Sử dụng phân bón hiệu quả trong nông nghiệp và bảo vệ MT” bằng d.docx
Sáng Kiến Liên Quan