Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn 9

Thực trạng

 - Năm học 2020 2021 trường THCS Phong Tân có 11 lớp với 454 học sinh. Chia ra khối 6: 03 lớp với 140 học sinh, khối 7: 03 lớp với 127 học sinh, khối 8: 03 lớp với 109 học sinh, khối 9: 02 lớp với 78 học sinh.

 - Thực hiện theo công văn số 741/SGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của SGD-ĐT Bạc Liêu về việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở. Trường chia khối 9 thành 02 lớp theo năng lực học sinh như sau:

 + Lớp 9A1: Khá – giỏi với 40 học sinh

 + Lớp 9A2: Trung bình – yếu với 38 học sinh

 1. Thuận lợi:

 - Giáo viên được Phòng GD và nhà trường tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.

 - Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BGH nhà trường, đặc biệt là bộ phận chuyên môn của trường.

 - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ trong việc thực hiện giải pháp.

 - Đa phần phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em.

 - Đa số học sinh hợp tác trong quá trình thực hiện giải pháp.

 2. Khó khăn:

 - Do phân hóa nên học sinh của lớp cuối đều là học sinh Trung bình – yếu nên ý thức học tập không cao.

 - Nền tảng kiến thức của các em còn yếu.

 - Đa phần các em là học sinh nông thôn nên điều kiện học tập còn khó khăn.

 - Cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em, đa phần giao hết cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 9
 Phạm Minh Trọng
 Giáo viên trường THCS Phong Tân
I. Nhận thức (Đặt vấn đề)
Như chúng ta đã biết phân môn tập làm văn đã trở thành nội dung quan trọng trong các kì thi định kì, thi học sinh giỏi, đặc biệt là thi vào lớp 10 THPT chiếm 7/10 tổng số điểm. Thế nhưng thách thức đặt ra đối với học sinh và giáo viên cũng không phải là nhỏ vì học sinh để làm được những kiểu bài trong phân môn tập làm văn đòi hỏi các em phải có kiến thức thực tế đời sống mang tính cập nhật, khả năng cảm thụ tác phẩm ... muốn được như thế đòi hỏi các em phải liên tục trui rèn trong quá trình học trên lớp do thầy cô truyền thụ cũng như qua các kênh tài liệu học tập, thông tin đại chúng, mạng xã hội... Thêm một thách thức đối với các em trong quá trình tiếp thu kiến thức về phân môn tập làm văn trong trường THCS là thời lượng dành cho nội dung trên chỉ được gói gọn trong 3 tiết vừa lý thuyết vừa thực hành trên lớp nên việc tiếp thu và thực hành kiến thức gặp nhiều khó khăn cho học sinh. 
 	 Chính những khó khăn trên nên trong năm qua khi được phân công dạy môn Ngữ văn 9, tôi luôn có ý thức trong việc giảng dạy, đặc biệt đã chú trọng cách rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm các kiểu bài trong phân môn tập làm văn, vì đây là một vấn đề đang được xem là khó nên tôi đã quyết định chọn: “Giải pháp nâng cao chất lượng làm phân môn tập làm văn trong Ngữ Văn 9”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một kinh nghiệm giảng dạy, qua đó giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn “Cách làm kiểu bài văn nghị luận...”, với mong muốn nâng cao chất lượng bài kiểm tra định kì, các cuộc thi học sinh giỏi các cấp.
	II. Thực trạng
	- Năm học 2020 2021 trường THCS Phong Tân có 11 lớp với 454 học sinh. Chia ra khối 6: 03 lớp với 140 học sinh, khối 7: 03 lớp với 127 học sinh, khối 8: 03 lớp với 109 học sinh, khối 9: 02 lớp với 78 học sinh.
	- Thực hiện theo công văn số 741/SGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 của SGD-ĐT Bạc Liêu về việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở. Trường chia khối 9 thành 02 lớp theo năng lực học sinh như sau:
	+ Lớp 9A1: Khá – giỏi với 40 học sinh
	+ Lớp 9A2: Trung bình – yếu với 38 học sinh
	1. Thuận lợi:
	- Giáo viên được Phòng GD và nhà trường tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.
	- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của BGH nhà trường, đặc biệt là bộ phận chuyên môn của trường.
	- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong tổ trong việc thực hiện giải pháp.
	- Đa phần phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em.
	- Đa số học sinh hợp tác trong quá trình thực hiện giải pháp.
	2. Khó khăn:
	- Do phân hóa nên học sinh của lớp cuối đều là học sinh Trung bình – yếu nên ý thức học tập không cao.
	- Nền tảng kiến thức của các em còn yếu.
	- Đa phần các em là học sinh nông thôn nên điều kiện học tập còn khó khăn.
	- Cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em, đa phần giao hết cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
	II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (01 biện pháp duy nhất)
	Giảm tải khối lượng bài tập thực hành lập dàn bài, viết bài văn hay đoạn văn trong các tiết “Cách làm bài nghị luận về ” để ưu tiên thời gian hướng dẫn học sinh nắm các bước làm một cách cụ thể và chi tiết nhằm giúp học sinh nắm chắc được cách làm bài.
	Ví dụ: Trong bài 19 SGK trang 22 ở phân môn tập làm văn bài “Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” được chia làm 2 tiết với cấu trúc nội dung: 
	Phần I: Tìm hiểu đề bài nghị luận
	Phần II: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
	Đề: Câu chuyện về tấm gương Phạm Văn Nghĩa
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn bài
Viết bài
Đọc lại bài viết và sửa chữa
Phần III: Luyện tập
Lập dàn bài cho đề 4 mục I
Với nội dung 2 tiết dành cho bài học trên thì nội dung kiến thức, thời gian hướng dẫn và thực hành không thể đáp ứng về mặt thời gian. 
Phần I: học sinh đọc và trả lời các câu hỏi phải mất hết 5 phút
Phần II: với các mục 1,2 trong bài thì dù có chuẩn bị thì với hướng dẫn để học sinh thực sự nắm được cách “Tìm hiểu đề và tìm ý với lập dàn bài” cho một đề văn đã chiếm khoảng 20 phút
Phần II: mục 3 viết bài văn hoàn chỉnh thì học sinh cần khoảng 45 phút
(Đây là thời gian tối thiểu để viết một bài văn đã hiểu cách làm và được hướng dẫn, nếu học sinh chép lại phần chuẩn bị ở nhà thì học sinh không thể biết được bản thân nắm được đến đâu và làm được những gì, chưa làm được điểm nào).
	Phần II: mục 4 đọc và sửa lỗi thì giáo viên cần khoảng 30 phút để có thể cho học sinh trình bày lần lượt, học sinh nhận xét và giáo viên đánh giá sửa lỗi.
	Để làm được phần III thì học sinh phải cần khoảng 20 phút để chép và trình bày. Như vậy để hoàn thành khối lượng kiến thức trên thì giáo viên và học sinh chỉ thực hiện qua loa và chạy đua với nội dung dẫn đến việc học sinh không nắm chắc được cách làm bài ở các tiết “Cách làm bài văn nghị luận về”. 
	Vậy cho nên giải pháp của bản thân tôi đưa ra là không làm bài tập ở phần III để thời gian đủ cho học sinh thực hiện rỏ ràng cụ thể ở các bước trên sẽ giúp học sinh nắm được cách làm và làm tốt các kiểu bài văn nghị luận trong các cuộc thi trong quá trình học của các em.
	III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trên đây là biện pháp mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 2020 -2021 để giảng dạy cho học sinh ở phân môn tập làm văn môn ngữ văn 9. Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy, chất lượng làm bài văn của học sinh mà lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã nâng cao rõ rệt. Giờ đây các em đã làm bài đúng hướng, bám sát vào yêu cầu của đề và biết vận dụng kiến thức đã học vào quá trình làm bài. 
 Cũng nhờ áp dụng giải pháp này mà trong năm học 2020-2021 chất lượng của các bài thi về dạng bài này được nâng lên rõ rệt. 
 Cụ thể là :
Thống kê khảo sát đầu năm : Trước khi áp dụng giải pháp
Khối
Môn
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
Văn
80
2
2,5
13
26,0
22
27,5
36
45,0
7
8,8
Thống kê kiểm tra học kì I : Khi áp dụng giải pháp
Khối
Môn
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
Văn
78
5
6,41
34
43,59
35
44,87
5
6,41
1
1,28
Tỉ lệ học sinh giỏi tăng 3,91%, học sinh khá tăng 17,59, yếu giảm 38,59%, kém giảm 7,52%.
Kết quả dự thi sinh giỏi các cấp: 
+ Năm học 2019 – 2020 dự thi thị xã 2 em: kết quả không đạt nhưng 1 em được vào đội tuyển tỉnh (HS giỏi tỉnh không tổ chức thi do dịch Covid - 19).
+ Năm học 2020 – 2021 dự thi cấp thị xã 2 em: kết quả 01 em đạt giải III và 01 em đạt giải KK; Cấp tỉnh thi 2 em: kết quả 01 em đạt giải II và 01 em đạt giải KK.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua kết quả áp dụng biện pháp nói trên, tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ hơn trong học tập, các em có hứng thú hơn trong việc học phân môn tập làm văn vì không bị áp lực về nội dung kiến thức và bài tập trong quá trình học. Chất lượng học sinh ở các kì thi có sự chuyển biến rỏ rệt cả về chất và lượng.
Kinh nghiệm mà tôi đã trình bày là rút ra từ thực tế hướng dẫn học sinh từ đầu năm học cho đến nay và thu được kết quả khả quan trong các kì thi, từ kiểm tra định kì đến thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh. Hy vọng nó sẽ giúp được nhiều cho học sinh hiện nay và gợi thêm một cách dạy cho giáo viên. 
IV. KIẾN NGHỊ
Không 
 Người viết
 Phạm Minh Trọng
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Tân xác nhận: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn tập làm văn ở ngữ văn 9 của giáo viên: Phạm Minh Trọng áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Tân, ngày 12 tháng 04 năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_phan_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan