Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh khám phá Bản sắc vùng cao trong bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương

Ai đó đã từng nói: Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến với xứ sở của cái đẹp. Đúng vậy, mỗi tác phẩm văn học là một xứ sở đẹp đẽ được nhà văn chưng cất nên từ hiện thực cuộc sống. Vì vậy, sứ mệnh của những người dạy văn chúng ta là làm sao qua mỗi giờ học văn, qua mỗi tác phẩm văn chương, người giáo viên, đồng thời là những người dẫn đường giúp học sinh đến được với xứ sở của cái đẹp bằng tất cả cảm xúc, sự rung động của tâm hồn, để bằng cách đó, văn học góp phần bồi đắp và nâng đỡ tâm hồn cho các em.

Trong phạm vi bản SKKN này, tôi muốn trao đổi về một hướng đi, một con đường giúp các em học sinh đến với xứ sở đẹp đẽ đó - vẻ đẹp của Bản sắc vùng cao trong bài thơ “Nói với con”của nhà thơ Y Phương (Ngữ văn 9 – Tập 2).

Là một trong những tác phẩm mới được đưa vào chương trình SGK đổi mới gần đây nhất, “Nói với con”đã được giáo viên, học sinh đón nhận một cách nhiệt tình, đầy hứng thú. Phải chăng vì bài thơ mang một diện mạo khá mới mẻ, một thanh điệu khá độc đáo làm nên một sức hấp dẫn mạnh mẽ.

“Nói với con”thực sự là một tác phẩm đặc sắc, không chỉ tiêu biểu cho “Tiếng hát tháng giêng”, cho hồn thơ mạnh mẽ, chân chất của Y Phương, bài thơ còn được đưa vào chương trình Ngữ văn 9 như một mẫu mực về cả nội dung và nghệ thuật của thơ ca miền núi, đồng thời lại thể hiện một giọng điệu mới, một phong cách lạ.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh khám phá Bản sắc vùng cao trong bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là không gian quen thuộc của người đồng mình, là mái nhà, là làng xóm bao đời nay mà họ đã gắn bó. Còn nhiều lắm những khó khăn, vất vả, còn rộng dài lắm những thử thách chông gai. Nhưng trên từng chặng đường gian khó ấy, người đồng mình vẫn vững vàng cứng cỏi, vẫn đứng thẳng trong tư thế kiêu hãnh hiên ngang. Cốt cách ấy, suy nghĩ ấy vốn là điều sẵn có bao đời nay của con người Việt Nam, nhưng ở đây lại được diễn đạt bằng một cách nói rất riêng, cách nói, cách nghĩ mang đậm bản sắc người miền núi, những con người lấy cái cao, cái xa của đất trời làm thước đo kích cỡ của nỗi buồn và chí khí. Những con người “tự đục đá kê cao quê hương “bằng sức vóc lớn lao, nghị lực phi thường, những con người với tâm hồn khoáng đạt như núi cao, như sông dài, với sức sống bền bỉ dẻo dai như suối nguồn chảy mãi.
Một lần nữa quê hương lại hiện lên như một nguồn tiếp sức nhưng không phải như thời con còn thơ bé với những chăm bẵm chở che, mà giờ đây quê hương cho con một tư thế, một lẽ sống, một niềm tin, ý chí để bước đi trên đường đời dài rộng. Hãy sống ân nghĩa thủy chung, hãy trân trọng, tự hào và xứng đáng với quê hương. Đó là lời người cha muốn trao gửi cho con.
Những tình cảm lớn lao ấy được gói gọn trong một bài thơ xinh xắn, bình dị mộc mạc, chân chất và giàu hình ảnh.Bài thơ là tiếng nói độc đáo, đặc sắc với cách nói bộc trực, hình ảnh gân guốc, giọng điệu rắn rỏiĐó là bản sắc độc đáo không thể trộn lẫn của văn chương miền núi, đó cũng là sức hấp dẫn đặc biệt của bài thơ “Nói với con ”.
2. Giáo án thực hiện:
 Tiết 123+124 : NÓI VỚI CON
 (Y Phương)
 A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp HS:
Cảm nhận được tình cảm của cha mẹ đới với con cái, tình quê hương sâu nặng và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình.
Hiểu được vẻ đẹp đặc sắc của một áng thơ ca miền núi qua cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
 Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
 Hoạt động 4: Tổ chức dạy học bài mới.
Tiết 1 :
 Hoạt động của GV và HS
 Nêu hiểu biết của em về tác giả Y Phương? 
Em biết gì về hoàn cảnh sáng tác bài thơ này ?
Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
Hãy chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài ? Từ đó chia bố cục của bài thơ ?
GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu một số chú thích về từ khó trước khi vào tìm hiểu bài.
-HS đọc 4 câu thơ đầu.
Bốn câu thơ đầu tác giả nói về điều gì ?
Em có nhận xét gì về cách nói của nhà thơ ở 4 câu thơ trên ?
Bằng cách nói đó tác giả gợi lên một không gian cuộc sống gia đình như thế nào ?
 Qua đó người cha muốn nói với con điều gì ?
 GV: Tấm lòng của cha mẹ, tình yêu thương của gia đình là cái nôi đầu tiên để con được lớn lên, nhưng chưa đủ. Sự lớn lên của con còn cần đến bầu sữa tinh thần thứ hai, đó là quê hương làng bản.
HS đọc sáu câu thơ tiếp
Người đồng mình yêu lắm con ơi
.....................................................
Con đường cho những tấm lòng. 
Trong đoạn thơ trên, tác giả nói với con về điều gì ?
Em hiểu như thế nào về cụm từ: “Người đồng mình “và cách bộc lộ cảm xúc ở câu thơ này?
Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh trong những câu thơ trên có gì đặc sắc ?
Qua đó em cảm nhận được gì về cuộc sống và con người quê hương ?
Bằng những hình ảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng:vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình, nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản- đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn, là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.
Đoạn thơ vừa là một lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha trao gửi tới con. 
 Tiết 2 :
HS đọc phần 2 bài thơ.
Người đồng mình thương lắm con ơi 
......................
Không lo cực nhọc.
Phần 2 của bài thơ, người cha nói với con về điều gì ?
Câu thơ mở đầu phần 2 gần như lặp lại câu thơ trước đó nhưng có một sự thay đổi. Từ “yêu “được thay thế bằng từ “thương”. Tại sao có sự thay đổi đó?
Hãy chỉ ra sự độc đáo trong cách diễn đạt ở những câu thơ trên ?
Nêu cảm nhận của em về giọng điệu của đoạn thơ ? (Cấu trúc câu, ngữ điệu)
Từ Sống được lặp lại và đưa lên đầu mỗi câu thơ có tác dụng gì?
Suy nghĩ của em về hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”?
.
Qua đó người cha muốn gửi gắm điều gì?
GV: Một lần nữa, quê hương lại hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng không phải là sự vỗ về, chăm bẵm, chở che như thời còn thơ bé. Quê hương giờ đây cho con một tư thế, một lẽ sống, một niềm tin, ý chí vững vàng như đá núi, dài rộng như suối nguồn...
Bài thơ khép lại với một lời dặn dò
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé
Nghe con
Hãy nhận xét về giọng điệu của những câu thơ trên ? Qua đó em hiểu gì về những điều người cha muốn nói ?
GV: Nếu phần một bài thơ là một khúc hát nhẹ nhàng, tươi vui với hoa ngan ngát, với những ríu rit tiếng nói cười, với bao nghĩa tình thơm thảo, thì phần hai là một bản hành khúc vừa tha thiết vừa mạnh mẽ, mang âm hưởngcủa thác ghềnh, sông suối, mang theo cả hơi thở, cả chí khí, niềm tin , sức mạnh của con người quê hương. Qua đó người cha muốn trao gửi cho con niềm tin yêu, khát vọng... 
Trở lại với toàn bài thơ, em hãy nêu những nét đặc sắc trong cách nói, cách bộc lộ cảm xúc của tác giả ?
GV: Đọc bài thơ có lúc ta như thấy đó là cánh võng êm ái, là sự vuốt ve đầy âu yếm, lại có lúc là đôi bàn tay chắc nịch, khỏe khoắn sẵn sàng nâng con dậy khi con vấp ngã trên đường đời.
Bài thơ cho em hiểu gì về vẻ đẹp của con người vùng cao ?
Từ đó người cha muốn gửi gắm điều gì với con ?
 GV:“Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời.
 Yêu cầu cần đạt:
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
 1. Tác giả: 
Ngoài những thông tin SGK đã nêu, GV nhấn mạnh thêm:
-Y Phương là một đại diện tiêu bểu của thơ ca các dân tộc thiểu số. Ông ghi dấu tên mình vào đời sống văn học Việt Nam từ bài thơ “Tiếng hát tháng giêng”và sau đó tiếp tục công bố hàng loạt tập thơ có giá trị khác.
- Mảnh đất Cao Bằng đầy nắng gió và giàu truyền thống đã có ảnh hưởng không nhỏ tới hồn thơ Y Phương.
-Thơ ông thể hiện một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và cách tư duy của người miền núi. Ông được đánh giá là người “làm rạng danh cho nền thơ Tày và đã góp một giọng điệu lạ cho thơ ca Việt Nam thế kỉ XX ”.
 2. Bài thơ Nói với con:
 - Hoàn cảnh ra đời: (1980) 
GV trích dẫn lời tâm sự của nhà thơ về hoàn cảnh sáng tác bài thơ như đã dẫn ở trang 2 của bản SKKN này.
Thể thơ: Tự do.
Bố cục: 2 phần
 Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng 
 Phần 2: Phần còn lại: Nói với con về truyền thống và những phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương.
II. Tìm hiểu bài thơ: (Theo bố cục)
 1. Người cha nói về cội nguồn sinh dưỡng của con:
 * Tình yêu thương của cha mẹ:
-> Cách nói mộc mạc, mới lạ, hình ảnh cụ thể, giản dị: chân phải, chân trái, một bước, hai bước...
 -> Gợi lên một không khí gia đình ấm cúng với hình ảnh một em bé chập chững bước đi trong vòng tay chờ đón của cha mẹ. Đoạn thơ đầy ắp sự ríu rít ngọt ngào của một mái nhà đầm ấm với tấm lòng yêu thương chăm chút của cha mẹ luôn nâng niu, đón chờ từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con.
-> Con lớn lên bằng tình yêu thương, sự nâng niu, đón đợi của gia đình.
* Nghĩa tình của quê hương làng bản 
->Là cách gọi trìu mến của Y Phương để chỉ những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.
-> Cảm xúc bộc lộ một cách trực tiếp, hết sức tha thiết, chân thành “yêu lắm con ơi”.
->Ngôn từ và hình ảnh thơ rất gần gũi quen thuộc với cuộc sống của con người vùng cao, nhưng cũng rất đẹp rất đáng yêu và giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- Dụng cụ bắt cá, dưới bàn tay của người Tày trở thành vật dụng mang tính nghệ thuật.
- Vách nhà đơn sơ mộc mạc không chỉ đan bằng tre nứa mà còn được “ken “bằng những câu hát ấm áp. 
->Cuộc sống bình dị mà vui tươi, mà nên thơ, mà lãng mạn và đầy nghĩa tình. Và chính quê hương nghĩa tình ấy luôn đùm bọc che chở cho con được lớn lên. 
2. Người cha nói với con về truyền thống của quê hương.
-Nếu trên kia “ yêu lắm con ơi”– yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây người cha nói “thương lắm con ơi”– bởi sau từ thương đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương.
-> Đoạn thơ là một cách phô diễn khá mới lạ, mang đậm bản sắc của người miền núi:
- Lấy cái cao cái xa của đất trời để làm thước đo kích cỡ của nỗi buồn và chí hướng. Những nỗi niềm và khát vọng của họ mang tầm vóc của núi cao sông dài
- Một loạt các hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống của con người vùng cao: đá, thung, ghềnh, thác, suối, sông. Đó là không gian gần gũi của họ, đó cũng là những hình ảnh diễn tả những khó khăn chồng chất, là cái nghèo cái khó trong cuộc sống lam lũ của con người quê hương.
-> Những câu thơ với nhiều âm tiết khép, nhiều thanh trắc, cách ngắt nhịp dài ngắn không đều nhau, làm cho giọng thơ khi vươn dài đầy gắng gỏi, khi rút ngắn một cách chắc nịch, vừa gợi lên cái nhọc nhằn gian khó của cuộc sống, lại vừa thể hiện sự cứng cỏi, vững vàng đầy mạnh mẽ của con người quê hương.
-> Bên cạnh những hình ảnh diễn tả sự khó khăn chồng chất, điệp từ Sống đặt lên đầu mỗi câu thơ đã thể hiện cái tư thế kiêu hãnh hiên ngang của con người quê hương. Họ dám chấp nhận tất cả, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Họ luôn sống mạnh mẽ, cứng cỏi, khoáng đạt như sông như suối, luôn gắn bó bền bỉ, thủy chung với quê hương cho dù đó còn là một quê hương nghèo khó, vất vả. 
 ->“Đá”xuất hiện trong thơ Y Phương như một hình tượng đầy sức ám ảnh. Gập ghềnh gian khó là Đá, cứng cỏi hiên ngang cũng là Đá
-> Câu thơ là một cách nói mang đậm dấu ấn tư duy của người vùng cao. Lời thơ gân guốc, hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa giàu tính khái quát, làm rạng ngời lên vẻ đẹp của con người quê hương: vẻ đẹp của sự cần cù nhẫn nại, ý chí bền bỉ, nghị lực phi thường vẻ đẹp của sức mạnh tự cường, tinh thần tự chủ, bằng bàn tay khối óc, bằng ý chí, niềm tin và khát vọng, họ đã làm nên một quê hương với những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
->Hãy tự hào về quê hương, hãy sống có ý chí và khát vọng, hãy luôn ngửng cao đầu và bước đi bằng niềm tin, nghị lực của chính mình. Đó là cách để con sống xứng đáng với quê hương. 
-> Vẫn bằng giọng thơ tha thiết nhưng có cả sự nghiêm nghị, rắn rỏi. Đó là những lời dặn dò ân cần tha thiết, nhưng cũng là một mệnh lệnh: Hãy tự tin vững bước trên đường đời dài rộng bằng chí khí mạnh mẽ và tâm hồn lớn lao. Hãy sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
III. Tổng kết:
 * Cách nói mang đậm dấu ấn tư duy, cách nghĩ, cách biểu cảm của con người miền núi.
- Cách dùng từ, lối phô diễn rất giản dị, mộc mạc, tự nhiên như không hề có dấu vết của sự dụng công nghệ thuật nào.
- Hình ảnh thơ gần gũi, chân thực nhưng giàu sức khái quát và mang một vẻ đẹp gân guốc, khỏe khoắn.
- Giọng thơ rắn rỏi, ấm áp như hơi thở, như giọng nói của người vùng cao chí khí và mạnh mẽ nhưng cũng ngọt ngào yêu thương. 
- Qua đó, cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, hồn nhiên, trong sáng.
* Bài thơ làm hiện lên vẻ đẹp rất đáng yêu đáng quí của con người vùng cao:
- Những con người với nghĩa tình chân thật, tâm hồn trong sáng, mạnh mẽ.
- Những con người luôn cứng cỏi, kiên trung, giàu chí khí và niềm tin.
* Hãy sống xứng đáng với gia đình, quê hương. Hày ngửng cao đầu và bước đi trên đường đời dài rộng bằng chí khí niềm tin mà quê hương đã trao gửi. 
*Bài thơ là tiếng nói tiêu biểu của hồn thơ Y Phương- một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, giàu trải nghiệm, với một chất giọng sâu lắng và đầy nội lực- Một chất giọng có âm hưởng của nắng gió, của sông suối, của thác ghềnh, của một cuộc sống còn nhiều những nhọc nhằn gian khó nhưng đầy chí khí và niềm tin.
III. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Tôi đã áp dụng cách dạy trên và thực sự đã thu nhận được những kết quả khá rõ nét, được phản ánh qua bài viết thu hoạch của các em sau khi học bài. 
Với cách dạy cũ, khi dự giờ của đồng nghiệp, cuối tiết học GV thường có câu hỏi: Em thích nhất hình ảnh thơ nào ? (hoặc câu thơ, đoạn thơ nào) Vì sao ?
HS cũng đã chọn những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa như: 
 Đan lờ cài nan hoa
 Vách nhà ken câu hát
Hay: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
..............................................
Lí giải cho sự lựa chọn của mình, 100% HS đều cho rằng vì đó là những câu thơ đã ca ngợi vẻ đẹp của Người đồng mình: cần cù, chịu khó, thủy chung bền bỉ với quê hương......, có nghĩa là các em chỉ quan tâm nhiều đến những giá trị tư tưởng mà bài thơ đem lại. Còn vẻ đẹp trong cách nói, trong cái bản sắc riêng độc đáo của bài thơ hầu như không được nhắc đến. Thiết nghĩ, giá trị của một tác phẩm văn chương không chỉ gói gọn trong giá trị tư tưởng, mà điều không kém phần quan trọng là những giá trị tư tưởng đó được chở tải bằng cách nào, nó đến được với độc giả bằng con đường như thế nào, và người cầm bút đã ghi dấu sáng tạo của mình trên tác phẩm đó ra sao.
Với cách dạy mới theo hướng như trên tôi đã trình bày trong đề tài, để khảo sát và đánh giá hiệu quả, tôi cho HS viết bài thu hoạch với nội dung:
 Những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc nhất của em về bài thơ “Nói với con”của Y Phương. 
Nếu như trước đây cũng với đề bài này, tất cả các em đều viết về những vấn đề như: Tình cha con, vẻ đẹp tâm hồn của Người đồng mình, về tình cảm gia đình, quê hương đối với cuộc đời con người. Đó là những hiệu quả cần ghi nhận, bởi vì tác phẩm thực sự đã bồi đắp cho các em những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng dù sao những gì các em thu nhận được vẫn có phần hời hợt, đặc biệt, cái nét đẹp riêng, cái làm nên thần thái, linh hồn của bài thơ dường như chưa được các em nhận ra, mà như thế, dấu ấn để lại trong cảm xúc của các em vẫn luôn mờ nhạt, chung chung như bất cứ một tác phẩm nào khác cùng chung đề tài. 
Còn giờ đây, sau khi áp dụng cách dạy như trên, có tới 80% HS không chỉ hiểu được những nội dung ý nghĩa, những giá trị tư tưởng của bài thơ mà còn chứng tỏ được năng lực cảm thụ vẻ đẹp của tác phẩm văn chương một cách khá chững chạc, những giá trị thẩm mĩ được khám phá tương đối sâu sắc. Và có tới hơn 70% các bài viết của các em thể hiện những rung động khá tinh tế trước vẻ đẹp riêng, độc đáo của bài thơ, để từ đó mà nhận ra vẻ đẹp riêng trong tâm hồn, tình cảm của con người vùng cao. Cũng chọn những vấn đề trên để thể hiện cảm xúc và ấn tượng về bài thơ, nhưng không đơn thuần là sự ghi nhận như những bài học về cách sống, về đạo lí, mà đó chính là kết quả của sự rung động, sự “phản ứng mĩ cảm”trước vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật. Rất nhiều bài viết đã chứng tỏ sự cảm thụ sâu sắc khi nhận ra được cái thần thái riêng của bài thơ.
 Ví dụ:
1/ Khi nói về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ, có em đã biết đặt ra sự so sánh với bài thơ “Những cánh buồm”(Hoàng Trung Thông) để khẳng định:
 - Cũng thể hiện tình yêu, niềm tin, khát vọng của người cha muốn trao gửi con, nhưng trong thơ Hoàng Trung Thông là:
 Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
 Sẽ có cây có cửa có nhà
 Những nơi đó cha chưa hề đi đến.
Dù khát vọng ấy cũng rất lớn lao,đẹp đẽ thì người đọc vẫn nhận thấy sự khác biệt trong cách nghĩ, cách nói so với cách nói của người cha trong thơ Y Phương. Nếu câu thơ của Hoàng Trung Thông mang sẵn trong đó cái sắc vẻ mượt mà, lung linh, hư ảo cả trong lời nhắn gửi thì câu thơ của Y Phương lại mang cái sức mạnh gân guốc của một tâm hồn chân chất:
 Con ơi tuy thô sơ da thịt
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con.
Đó chỉ có thể là cách nói, cách thể hiện của con người vùng cao- những con người bộc trực, mạnh mẽ, đầy chí khí và niềm tin...
2/ Hoặc khi phân tích hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương “có em viết:
... Đã có rất nhiều câu thơ, bài thơ hay ca ngợi sức mạnh của con người trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, nhưng hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương là một hình ảnh thơ đẹp không thể lẫn lộn với bất cứ ai. Chỉ có những con người sinh ra, lớn lên trong cái “đá gập ghềnh”, “trong thung nghèo đói”với tâm hồn khoáng đạt như sông như suối, mạnh mẽ như núi như rừng mới có được cách nói, cách nghĩ như vậy...
Thiết nghĩ chỉ khi đó, văn học mới thực sự đi đúng con đường của nó – con đường mà chính nhà văn là người dẫn dắt bằng lối đi riêng, bằng sự sáng tạo riêng, bằng tâm can, máu thịt của người cầm bút chân chính!
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Môn văn có vị trí đặc biệt trong nhà trường. Nó là một môn học cũng là một môn nghệ thuật, là thế giới tâm hồn, tình cảm, là tài năng sáng tạo của người cầm bút ghi dấu trên đó. Dạy văn không phải chỉ là sự “giải mã tri thức” cũng không đơn thuần là sự “truyền đạo”, dạy văn còn là bồi dưỡng thị hiếu và phát triển năng lực văn chương, để từ đó văn học thực sự có sức mạnh trong việc bồi dưỡng tâm hồn và năng lực cảm thụ cái đẹp trước cuộc sống. 
1/ Dạy “Nói với con” của Y Phương, nhất thiết giáo viên phải làm cho bài thơ được thực sự sống với đời sống của con người vùng cao: nó như là hơi thở, như là giọng nói, như là đời sống của người Tày đã ùa vào trang thơ một cách hết sức tự nhiên, chân thật. 
2/ Phải cho học sinh thấy được bài thơ với những yếu tố nghệ thuật độc đáo: ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... đã “đan thành một tấm vải nhiều màu, thành chiếc túi thổ cẩm xinh xinh”, một thứ túi rất đặc trưng của con người miền núi. Bởi thế bài thơ được coi là một áng thơ tiêu biểu của thơ ca các dân tộc thiểu số. Với cách nói, cách nghĩ, với hình ảnh mộc mạc, cụ thể, giàu sức khái quát, Nói với con vừa là một lời tâm tình ấm áp của người cha trao gửi cho con, vừa là một hành khúc mạnh mẽ được hát lên để ca ngợi vẻ đẹp của con người quê hương.
3/ Bài thơ cũng đã khắc ghi trên đó một dấu ấn rất riêng của nhà thơ Y Phương. Đó là chất suy tư giàu tính trải nghiệm về lẽ sống, về đạo lí làm người, về sự gắn bó thủy chung với quê hương đất nước. Tất cả được chở tải bằng một cách nói vừa khỏe khoắn vừa giàu cảm xúc, vừa gân guốc lại vừa giàu chất thơ, với một chất giọng rất lắng sâu và đầy nội lực. 
 Để rồi thông qua những điều đó mà giúp các em nhận ra vẻ đẹp riêng của con người miền núi: giản dị mà nên thơ, nghĩa tình mà cũng rắn rỏi, mạnh mẽ, mà đầy chí khí và niềm tin. Tất cả đó được gọi chung là cái “Bản sắc vùng cao”rất riêng và đậm đà, là dấu ấn của tên tuổi Y Phương, người con của mảnh đất Trùng Khánh đầy nắng gió, nơi đó còn nhiều lắm những gian khó nhọc nhằn, những vất vả gian nan, nhưng con người quê hương chưa bao giờ nản lòng nhụt chí. Họ vẫn bền bỉ kiên trung, vẫn kiêu hãnh vươn lên bằng một sức sống mạnh mẽ, bằng niềm tin không gì dập tắt. Bởi phía sau họ, trong dòng máu của người Tày là sức mạnh diệu kì của bản sắc văn hóa dân tộc, đó là chỗ dựa vững vàng nhất, tin cậy nhất để mỗi con người quê hương luôn vững bước trên mọi nẻo đường đời. 
 Với những gì đã trình bày trên đây, mong rằng sẽ góp được một tiếng nói thiết thực cho những ai đang còn trăn trở khi thực hiện giờ dạy “Nói với con” (Ngữ văn 9 – Tập 2).
 Vinh ngày 25/04/2012.
 Tác giả : Nguyễn Thị Thương- THCS Lê Lợi.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách GK, Sách GV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9- Tập 2. NXBGD- 2005 
2. Báo TT&VH Online, số ra ngày 15/6/2008
 - Nhà thơ Y Phương: “Nói với con cũng là nói với lòng mình”.
 - Y Phương, người kê cao nền thơ Tày hiện đại.
3. Bình giảng Ngữ văn 9 của Vũ Dương Qũy – Lê Bảo. NXBGD-2005 
4. Báo Văn học và Tuổi trẻ số 212+213.
MỤC LỤC
Phần 1: Lý do chọn đề tài	1
Phần 2: Nội dung đề tài	3
 I. Một số thông tin cần nghiên cứu khi thực hiện bài dạy	3
 1. Vài nét về nhà thơ Y Phương và bài thơ “Nói với con”	3
 2. Bản sắc vùng cao trong bài thơ “Nói với con”	4
 II. Thực trạng vấn đề	8
 III. Giải pháp thực hiện	11
 1. Định hướng chung	11
 2. Giáo án thực hiện	15
 III. Hiệu quả đạt được	23
Phần 3: Kết luận	26
 Tài liệu tham khảo	28

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_kham_pha_ban_sac_vung_ca.doc
Sáng Kiến Liên Quan