Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - Học Ngữ văn 9

Có người đã từng nói “tri thức của tuổi trẻ là diện mạo của đất nước trong tương lai”.Từ những năm 60 của thế kỉ trước đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng căn dặn thầy giáo phải: “ gõ vào trí thông minh” của học sinh, giáo dục là đào tạo học sinh thành những thế hệ thông minh sáng tạo. Sự thông minh sáng tạo phải xuất phát từ những hiểu biết rộng lớn, nó tạo cho nền tảng tư duy được vững vàng hơn. Phải hiểu rộng, biết nhiều mới có thể chuyên sâu, mới“ làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn”. Do đó năm học 2019 - 2020 toàn ngành Giáo dục và Đào tạo vẫn đang tiếp tục nỗ lực đổi mới phư¬ơng pháp giảng dạy, để đào tạo ra những con ng¬ười năng động, sớm thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất n¬ước. Tr¬ước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh sẽ đ¬ược hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đư¬ờng chủ động chiếm lĩnh kiến thức.Vì vậy,đòi hỏi mỗi giáo viên phải triệt để thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy học, trong đó sơ đồ tư duy là một cách dạy học mới dựa trên cơ sở sơ đồ hóa kiến thức mà từ trước đến nay chúng ta vẫn vận dụng để phân tầng kiến thức, hệ thống chuỗi sự kiện hoặc thiết lập biểu bảng ôn tập tổng kết .

doc22 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - Học Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm rõ mỗi ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.
 Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
* Lưu ý: 
- Nên chọn hướng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các nhánh con.
- Dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu hút sự chú ý của mắt, như vậy Sơ đồ tư duy sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
- Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
- Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ.
- Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn.
- Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần thiết góp phần làm rõ các ý, chủ đề.
- Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp.
- Không đầu tư quá nhiều thời gian vào việc “làm đẹp” sơ đồ bằng vẽ, viết, tô màu...
- Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài.
- Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình.
2. Quy trình tổ chức hoạt động vẽ Sơ đồ tư duy trên lớp:
Hoạt động 1: Cho học sinh lập Sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý của giáo viên. 
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về Sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. 
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh Sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một Sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. 
3. Các hình thức sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học: 
3.1. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, cần kiểm tra, yêu cầu các em vẽ Sơ đồ tư duy thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa (hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ lại kiến thức và định hình được cách vẽ Sơ đồ tư duy theo yêu cầu.
* Ví dụ: 
 Sau khi các em học xong bài “Các phương châm hội thoại”(Tiết 1,2), trước khi tìm hiểu các kiến thức mở rộng có liên quan đến phương châm hội thoại ở Tiết 3 (Tiết 13 trong PPCT), giáo viên kiểm tra bài cũ bằng cách cho các em lập sơ đồ tư duy để củng cố, hệ thống kiến thức đã học ở hai tiết học trước thông qua câu hỏi sau: Ta đã học qua những phương châm hội thoại nào? Em hãy lập Sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức về chúng? Sau đó, giáo viên ghi cụm từ khóa lên giữa bảng phụ “Phương châm hội thoại”, rồi gọi một em xung phong lên bảng vẽ. Học sinh sẽ dễ dàng vẽ được Sơ đồ tư duy theo nội dung yêu cầu. 
 Khi học sinh vẽ xong, giáo viên cho cả lớp quan sát, gọi một vài em nhận xét, góp ý sơ đồ rồi giáo viên nhận xét và cho điểm.	
Lưu ý: 
 Giáo viên có thể cho cả lớp cùng lập Sơ đồ tư duy trên giấy theo cách hoạt động cá nhân trong một thời gian nhất định để lôi cuốn tất cả học sinh vào việc ôn kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng tạo lập Sơ đồ tư duy và thói quen tư duy cho các em. Hết thời gian quy định, giáo viên chọn sơ đồ của một vài em (có thể vẽ xong trước, có thể cần lấy điểm,...), chấm, nhận xét và ghi điểm cho các em; biểu dương, khen ngợi những em vẽ tốt để khích lệ các em nhằm tạo không khí học tập sôi nổi. Đây là việc làm rất cần thiết của chúng ta.
 Giáo viên chỉ cần dựa vào Sơ đồ tư duy chấm và ghi nhận điểm cho học sinh mà không cần phải yêu cầu gì thêm ở các em, vì ta đã chọn dạng đề khá đơn giản, nên những gì cần trả lời, các em đã thể hiện trong Sơ đồ tư duy, hơn nữa thời gian kiểm tra bài cũ có hạn. 
 3.2. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học bài mới và ghi bảng:
Lâu nay, việc sử dụng Sơ đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học bài mới thì ít nhiều giáo viên chúng ta đã và đang ứng dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng Sơ đồ tư duy vừa để tổ chức, dẫn dắt cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức bài học lại vừa thay thế cho việc ghi bảng cô đọng kiến thức tiết dạy, bài dạy của giáo viên thì quả là việc làm còn hết sức mới mẻ. Bấy lâu nay tôi luôn xem Sơ đồ tư duy là công cụ, phương tiện, là một thứ “bảng phụ” hỗ trợ, minh họa cho tiết dạy mà thôi, không thể dùng Sơ đồ tư duy thay cho phần ghi bảng của giáo viên được nhưng qua một quá trình thử nghiệm chúng trong một số tiết dạy, tôi nhận thấy rõ ràng vẫn có thể thực hiện kết hợp chúng trong quá trình dạy học bài mới. Không những thế, việc kết hợp sử dụng Sơ đồ tư duy trong việc tổ chức dạy học bài mới với việc sử dụng nó để cô đọng kiến thức thay cho việc ghi bảng lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian trên lớp, lại vừa có tác dụng hình thành cho học sinh có thói quen ghi chép bằng Sơ đồ tư duy. Đây cũng là việc làm rất cần thiết góp phần rèn luyện kĩ năng vẽ Sơ đồ tư duy cho các em, nhất là những bài học nhằm giới thiệu, cung cấp kiến thức. Sau đây là ví dụ minh họa:
 Khi dạy bài “Truyện Kiều cuả Nguyễn Du”(Tiết 26,27), sau khi giới thiệu bài mới, giáo viên cho học sinh thảo luận tìm hiểu phần I về tác giả với từ khóa là “NGUYỄN DU” với các câu hỏi gợi ý tìm hiểu về Tên hiệu, Xuất thân, Thời đại, Cuộc đời, Sự nghiệp văn học của nhà thơ. Tìm hiểu đến đâu, giáo viên phát triển nhánh, cô đọng kiến thức đến đó. Sau khi dẫn dắt các em tìm hiểu xong phần tác giả, giáo viên cho học sinh thảo luận tìm hiểu phần II về Tác phẩm với từ khóa là “TRUYỆN KIỀU” với các câu hỏi gợi ý Nguồn gốc, Thể loại, Kết cấu, Giá trị (nội dung, nghệ thuật) của tác phẩm. Tìm hiểu đến đâu, ta sẻ phát triển nhánh đến đó. Kết thúc 2 tiết học, ta có sơ đồ tư duy giới thiệu một cách cô đọng, khái quát, lô-gic những tri thức cơ bản về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” trên bảng đen như sau: 
 Như vậy, chúng ta có thể dễ dàng sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp trong việc dạy học bài mới với dùng chính nó để cô đọng kiến thức của bài học cho học sinh ghi. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học bài mới sẽ giúp học sinh từng bước phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh toàn bộ kiến thức bài học một cách khoa học, có hệ thống, lô-gic. Bắt đầu bài học bằng từ, cụm từ trung tâm thể hiện trọng tâm kiến thức, thông qua sự định hướng dẫn dắt của giáo viên, các em tự khám phá, tìm hiểu các đơn vị kiến thức của bài học (các ý lớn, nhỏ) một cách liền mạch, có hệ thống, đến khi tiết học kết thúc cũng là lúc toàn bộ kiến thức của bài học được cô đọng và trình bày một cách sinh động, khoa học và sáng tạo trên bảng đen (hoặc trên màn hình). sơ đồ tư duy ấy không chỉ cung cấp cho các em “bức tranh tổng thể” về kiến thức của bài học mà nó còn giúp cho các em dễ dàng nhận ra mạch lô-gic kiến thức của bài học. Do đó, chúng ta có thể dùng nó như phần nội dung ghi bảng của giáo viên để học sinh ghi chép. 
 Tuy nhiên, chúng ta cần linh hoạt sử dụng ở những tiết dạy, bài dạy cho phép chứ không nên lạm dụng sơ đồ tư duy để khỏi phải ghi bảng ở tất cả các tiết dạy. Mặt khác, việc sử dụng kết hợp này càng thuận lợi hơn khi chúng ta sử dụng phần mềm Mind Map và soạn giảng bằng bài giảng điện tử. Chúng ta cũng nên đánh số thứ tự vào các khâu lên lớp (tìm hiểu bài, bài học, luyện tập), các ý chính trong mỗi đơn vị kiến thức của bài học để học sinh thuận tiện trong việc theo dõi, ghi chép vào vở. Giáo viên cũng cần dành ít phút cuối tiết học, cho học sinh quan sát sơ đồ tư duy và thuyết trình - “đọc hiểu” lại toàn bộ nội dung kiến thức của bài học.
3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức sau mỗi bài học, mỗi phần của bài học: 
Sau khi dạy xong mỗi phần của bài học, hay mỗi bài học, giáo viên cho học sinh hình dung, nhớ lại và vẽ sơ đồ tư duy để củng cố, hệ thống phần kiến thức đó, hoặc toàn bộ kiến thức của bài học. 
Ví dụ 1: 
Khi dạy tác phẩm truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong phần một “Vũ Nương và câu chuyện oan khuất của nàng” giáo viên cho các em lập sơ đồ tư duy về nhân vật Vũ Nương thông qua câu hỏi sau: Như vậy, qua phần tìm hiểu trên, em hãy lập sơ đồ tư duy để chứng minh Vũ Nương là một người mẹ đảm đang, một người vợ thủy chung, một người dâu hiền hiếu thảo? 
 Ví dụ 2: Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong luận cứ 3: “Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan, giáo viên cho học sinh lập sơ đồ tư duy về đặc điểm của con người Việt Nam. Các em sẽ nhớ lại những gì vừa được nghe, được thảo luận, được ghi chép và vẽ sơ đồ tư duy. Sau đây là sơ đồ tư duy minh họa: 
3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc ôn tập kiến thức: 
Cũng như các cách làm trên, chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập và hệ thống kiến thức đã học cho các em ở các bài ôn tập trong chương trình hoặc ở các tiết dạy học ôn buổi chiều. 
Ví dụ: Cho học sinh lập sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài “Ôn tập Tiếng Việt” học kỳ II như sau:
 Tóm lại, với những ưu điểm của mình, sơ đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh.Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học giúp các em học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng em không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó vào việc chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
 Sơ đồ tư duy còn là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả trong hoạt động nhóm bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào Sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.	 
 Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp trung học cơ sở..
 4. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM: 
Tiết 121:
 SANG THU
 ( Hữu Thỉnh)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS:
a.Phẩm chất: 
- Yêu nước: Tự hào và bảo vệ thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập 
b.Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tài liệu phù hợp với bài học; tự nhận thức, tự học và tự điều chỉnh việc học để đạt kết quả cao. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:  Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
 - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ: Khám phá, cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong văn bản và từ đó HS nhận ra cái đẹp trong cuộc sống của con người biết làm chủ cuộc sống, biết làm chủ cảm xúc của bản thân, biết hành động hướng theo cái đẹp, cái thiện.
 - Năng lực ngôn ngữ: Đọc phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu, hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết văn bản. Biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đã đọc, đã nghe có liên quan đến văn bản.
2. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
Giúp HS hiểu được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang thu.
b. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích văn bản thơ trữ tình.
c. Giáo dục:
Tình cảm nhân văn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, máy chiếu
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và HS
Hoạt động 1:
GV cho HS thảo luận nhóm 
HS lên bảng trình bày, nhận xét 
Gv nhận xét, bổ cứu
? Nhóm 1.Trình bày những hiểu biết của mình về tác giả bằng sơ đồ tư duy?.
Gv hướng dẫn đọc: Giọng tình cảm, nhẹ nhàng.Gv đọc và học sinh đọc.
? Nhóm 2. Trình bày những hiểu biết của mình về bài thơ bằng sơ đồ tư duy?
GV gợi ý:
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
? Phương thức biểu đạt chính ?
? Bài thơ có mấy khổ? Ý chính của mỗi khổ?
.
Hoạt động 2:
 HS đọc khổ 1.
? Thời gian nghệ thuật được nói đến trong bài thơ này là gì?
 (Khoảnh khắc giao mùa cuối hạ đầu thu)
? Từ “bỗng”mở đầu bài thơ đã cho ta thấy cảm xúc gì của tác giả? 
? Nhà thơ bất ngờ, ngạc nhiên khi nhận ra tín hiệu đầu tiên nào báo thu về?
? “Hương ổi” gợi cảm giác gì?
?”Hương ổi” được nhà thơ miêu tả như thế nào?( Phả vào trong...)
?. Em hiểu như thế nào về cách sử dụng các hình ảnh:" phả"; "gió se"?
- Phả: Trộn lẫn, tỏa ra, nồng nàn trong gió.
- Gió se: Gió heo khô, hơi lạnh.
?. Tác giả còn nhận ra thu về qua tín hiệu nào ?
? Nhận xét về cách miêu tả?
? Từ đó em cảm nhận gì về bước chuyển mình của hiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa?
?. Nhà thơ cảm nhận được thời khắc chuyển mùa bằng những giác quan nào?
?. Khi nhận ra những tín hiệu đó ,tác giả đã có cảm nhận như thế nào trước sự chuyển mùa của thiên nhiên? Thể hiện qua chi tiết nào?
GV: Trước sự chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời cuối hạ đầu thu, bằng cảm nhận tinh tế,tình yêu thiên nhiên nhà thơ đã bất chợt nhận ra những tín hiệu rất riêng của mùa thu và trước cái cảm giác vô tình mà nhận ra ấy,Hữu Thỉnh dường như có vẻ ngạc nhiên,giật mình ,bối rối,ông bâng quơ phỏng đoán “ Hình như...”Hình như là thành phần tình thái thể hiện sự phỏng đoán thu về ở mức độ tin cậy thấp vì tất cả những tín hiệu thu ở đâychỉ là sương, là gió, là hương toàn là những thứ không phải là hữu hình và với những cảm nhận ban đầu đó nhà thơ bắt đầu chú ý quan sát hơn ông đã nhận ra những biến chuyền đổi thay của đất trời lúc sang thu.
 HS đọc khổ 2.
? Quang cảnh đất trời sang thu được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào?
? Em hiểu như thế nào về các hình ảnh dềnh dàng, vôị vã, vắt nửa mình?
? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả?
? Từ đó em cảm nhận như thế nào về cảnh vật khi sang thu?
HS đọc khổ 3.
? Theo dõi khổ cuối em thấy tác giả còn nhận thấy những biểu hiện khác biệt nào của cảnh vật khi chuyển mùa?
? Nhận xét cách dùng từ của tác giả?
? Qua các từ ngữ chỉ mức độ ta cảm nhận được điều gì?
? Sự suy giảm ấy có dễ dàng nhận ra không- Không, nhưng nhà thơ đã nhận ra chứng tỏ nhà thơ là một người có tâm hồn như thế nào? ( nhạy cảm)
? Câu thơ “ Sấm cũng bớt...đứng tuổi sử dụng nghệ thuật gì?
? Bằng những hình ảnh ẩn dụ đó tác giả đã có những suy ngấm gì về con người và cuộc đời?
Hoạt động 3:
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh của tác giả?
? Em cảm nhận được nội dung gì khi học xong bài thơ?
- HS đọc ghi nhớ
Nội dung cần đạt.
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
 Gió se mang hương
ổi
Sương chùng
chình
Sông dềnh dàng
Chim vội vã
Mây vắt nữa mình
2.Bài thơ:
* Đọc:
II.Tìm hiểu chi tiết:
1.Khổ 1:
* Cảm xúc: “Bỗng”-> đột ngột ,ngạc nhiên , bất ngờ,ngỡ ngàng,thu đến không hẹn trước
 * Tín hiệu báo thu về:
- “Hương ổi”–> dân dã,quen thuộc
 -> Mới lạ trong thơ 
 + “phả” :động từ mạnh->Hương ổi đậm đặc ,sánh lại .
- “Gió se”-> Nhẹ ,hơi khô thoáng chút se lạnh
- “Sương chùng chình”
Từ láy,nhân hóa. -> Làn sương mong manh nhẹ nhàng bay qua ngõ thời gian
 => Những bước chuyển nhẹ nhàng, ngập ngừng, vấn vương của thiên nhiên trong thời khắc giao muà.
- Hình như thu đã về.→ Cảm nhận thu về : mơ hồ,chưa rõ ràng chắc chắn . 
=> Nhà thơ rất nhạy cảm,tinh tế, yêu thiên nhiên và cuộc sống nơi làng quê
2.Khổ 2:
 *Quang cảnh đất trời:
- Sông: Dềnh dàng 	
- Chim: Vộivã - Mây: Vắt nửa mình 
 NT: Từ láy, đối lập,
Nhân hóa. 
Dùng từ tinh tế “ được lúc”, “ dềnh dàng”
=> Cảnh vật trở nên sống động, có hồn. Bức tranh chuyển mùa rất nhẹ nhàng mà rõ rệt.
3. Khổ 3
- Vẫn còn; Nắng. Từ chỉ mức độ 
- Vơi dần: Mưa. 
- Bớt: Sấm 
->Hiện tượng thiên nhiên mùa hạ ở sắc độ giảm dần.tiết thu lấp dần tiết hạ
* Ẩn dụ :+ Sấm ->những vang động, biến động bất thường của cuộc đời.
 + Hàng cây đứng tuổi -> Những con người từng trải đã trải qua bao gian nan ,thử thách ,khó khăn .
=>SUY NGẪM:. Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những biến động bất thường của cuộc đời và ngoại cảnh .(chất triết lý )
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: Từ ngữ diễn tả cảm giác và trạng thái.( Bỗng, hình như, chùng chình...).
- Thể thơ 5 chữ, từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa, từ láy, ẩn dụ.
2. Nội dung:
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước thời điểm giao mùa.
- Tha thiết, trân trọng với vẻ đẹp của quê hương xứ sở.
- Suy nghĩ sâu lắng về cuộc đời, con người.
GHI NHỚ-
4: Hướng dẫn học bài.
- GV yêu cầu học sinh trình bày những kiến thức cơ bản của bài học bằng sơ đồ tư duy để củng cố bài học. Sau đó giáo viên trình chiếu sơ đồ cho HS trình bày, nhận xét.
 IV. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU:
Sau một thời gian ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả rất khả quan. Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học. Tôi đã tìm hiểu, biết cách sử dụng sơ đồ tư duy một cách hiệu quả trong hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, ôn tập, khái quát, hệ thống kiến thức các chương, phần....Học sinh tiếp thu bài, nắm kiến thức chắc chắn hơn, khoa học hơn, nhanh hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng sơ đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Những học sinh trung bình đã biết dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Điều quan trọng hơn là các em học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn. Các em không còn tâm lý chán học, ngại học môn ngữ văn vì phải ghi chép nhiều. Trái lại, tất cả rất hào hứng với việc học tập. Vì việc ứng dụng sơ đồ tư duy không chỉ tạo tác động trực quan lôi cuốn các em, mà còn giúp các em ghi chép bài gọn gàng, khoa học hơn, nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều so với cách ghi chép trước đây. 
 Không những thế, nếu giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm giúp thì nó sẽ giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi em, đồng thời kết hợp sức mạnh của các cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách hoàn thiện hơn.
C. KẾT LUẬN:
 I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Kinh nghiệm mà tôi đã trình bày là rút ra qua nhiều năm giảng dạy. Hy vọng nó sẽ giúp học sinh học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Qua áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy tôi đã rút ra những bài học:
 - Nắm vững những hiểu biết, kiến thức cơ bản về sơ đồ tư duy: khái niệm, cấu tạo, các bước thiết kế, quy trình tổ chức hoạt động vẽ sơ đồ tư duy trên lớp.
- Có sự linh hoạt khi sử dụng sơ đồ tư duy vào việc soạn, giảng, kiểm tra đánh giá, tổ chức hoạt động cho học sinh, tránh lạm dụng.
- Xác định đúng kiến thức cơ bản, trọng tâm để thiết kế sơ đồ tư duy tức là phải biết chọn lọc những ý cơ bản, những kiến thức thật cần thiết.
 Xin chân thành cảm ơn!	 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_ngu.doc
Sáng Kiến Liên Quan