Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa lý và một số chủ đề liên môn

Hiện nay, hệ thống tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa thực

sự hiệu quả nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao. Hầu hết học sinh khi sắp tốt

nghiệp THPT nhưng vẫn chưa xác định được sở thích, năng khiếu, thế mạnh, hạn

chế của bản thân để phục vụ cho tương lai. Việc làm nghề gì sau khi thi THPT

quốc gia vẫn đang mang tính cảm tính. Chính vì vậy việc tạo ra lực hút – sức hấp

dẫn học sinh trong quá trình dạy học là vấn đề rất quan trọng, GV phải biết nắm

bắt tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, vận dụng các nội dung truyền tải cho

học sinh gắn liền với thực tiễn cuộc sống, trong đó có gắn với thực tiễn sản xuất

kinh doanh trong đời sống hàng ngày.

1.1.1. Ý nghĩa của vận dụng dạy học gắn liền thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa

phương.

Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. Các yếu

tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp

phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối

tượng, hiện tượng liên quan đến bài học.

Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. Các thành

tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn

một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự

chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với sản xuất, kinh

doanh; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có

trong các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. Trong quá trình tiếp cận với các

thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh theo sự hướng dẫn của giáo viên, các

hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong sản xuất, kinh doanh sẽ được học sinh

tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn

và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó học sinh có được động cơ học tập

đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái

độ và hành vi thân thiện.

pdf52 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa lý và một số chủ đề liên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 huyện Nghi Lộc. 
4.3.2. Mục tiêu giải quyết tình huống 
Như chúng ta đã biết nghệ là một loại gia vị quen thuộc và là một bài thuốc 
dân gian hữu hiệu của người dân Việt Nam. Hiện nay cây nghệ đang được trồng 
phổ biến tại các tỉnh miền Trung của nước ta. Năm năm trở lại đây, trên địa bàn 
41 
xã Nghi Kiều người dân đã trồng nghệ không những ở trong khu vườn nhà mà 
còn ở trên các thửa ruộng. 
Thông qua quá trình tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông và 
giá trị thực tế mà cây nghệ đem lại trên địa bàn, chúng em-là những học sinh 
còn ngồi trên ghế nhà trường, và cũng là những người con cháu trên quê hương, 
chúng em muốn nhân cuộc thi này tìm hiểu và đề xuất những giải pháp cho các 
bác nông dân trong vùng nâng cao giá trị cây nghệ và mở rộng diện tích trồng 
nghệ. 
Cụ thể hơn nữa chúng em sẽ vận dụng kiến thức của các môn học như Địa 
lý, Toán học, Hóa học, Sinh học, và tìm kiếm các thông tin trên các trang 
mạng để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm, công dụng của cây nghệ vàng. Từ đó, tập 
hợp thành một bài viết hữu ích để tặng cho cá bác nông dân trong vùng. 
Đồng thời chúng em sẽ dành thời gian để trao đổi và phỏng vấn các bác nông 
dân ở trên địa bàn xã. Xem xét tình hình trồng cây nghệ vàng và những thuận 
lợi, khó khăn mà các bác nông dân đang gặp phải. Cuối cùng, chúng em sẽ vận 
dụng kiến thức tin học để chung e phát tờ rơi tuyên truyền cho mọi người hiểu 
hơn về sản phẩm của cây nghệ, cây nghệ sẽ có tên và sẽ có giá trị cao hơn, đó là 
toàn bộ mong muốn và mục tiêu của chúng em trong cuộc thi này. 
3.3.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan việc giải quyết tình huống. 
4.3.3.1. Vận dụng kiến thức liên môn nghiên cứu tổng quan về cây nghệ vàng và 
tình hình trồng nghệ trên địa bàn xã Nghi Kiều . 
Địa lý: cây nghệ vàngthuộc họ gừng được trồng phổ biến ở một số tỉnh phía 
Bắc và các tỉnh miền Trung, cây nghệ được trồng để lấy củ, dùng để làm thuốc và 
gia vị. Có thể tách củ hay tách bụi trồng vào vụ Thu Đông. 
Sinh học: về thời vụ : mùa vụ thích hợp trồng nghệ từ tháng 4 đến tháng 5 ( đầu 
mùa hè ), thu hoạch củ vào tháng 1 đến tháng 3(thu hoạch củ khoảng 8 đến 9 tháng 
sau khi trồng). 
Hóa học: làm đất và kỹ thuật trồng : Đất trồng nghệ nên chọn đất tơi xốp và có 
thoát nước tốt. Mọi người thường trồng cây nghệ quanh nhà, nhưng nếu trông trên 
khu vực diện tích lớn thì cần trồng cây nghệ đúng kỹ thuật trên những luống đất 
cao và có thoát nước kĩ. 
Toán học: đất trồng nghệ phải được làm kỹ, tơi xốp, đất xẻ thành từng rãnh, 
nếu bón theo rãnh sẽ tốt nhất. Lấp một lớp đất 2-5 cm, đặt củ nghệ lên trên với 
khoảng 20-25 cm, hàng cách hàng 30-35 cm 
+ nên chọn các củ nghệ chất lượng cao không hư hại và không bị thối. Nếu 
củ có nhiều nhánh, nên tách các nhánh ra, mỗi nhánh trồng vào một hốc. 
4.3.3.2. Nội dung tờ rơi 
42 
CỦ NGHỆ VÀNG 
Nghệ được mọi người sử dụng nhiều cho việc chữa bệnh và làm đẹp. 
Củ nghệ vàng là cây thuốc quý được các nhà khoa học, y học chuyên môn 
đánh giá cao hơn trong nhiều cây thuốc khác. Theo đông y, củ nghệ dùng để 
chữa bệnh đau dạ dày, làm lành các vết thương lở loét hoặc dùng cho phụ nữ 
sau sinh huyết kém, da dẻ không được hồng hào. Nghệ vàng còn được người 
sử dụng để bôi khắp cơ thể giúp da đàn hồi tốt và thông khí huyết,  
 Bảo quản và công dụng củ nghệ vàng 
 1. Bảo quản 
Cách 1: Nghệ hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường, nhất là mùa đông 
nghệ giữ được tươi khá lâu. Chúng ta có thể dùng giấp bạc quấn chặt củ nghệ và để 
nơi thoáng mát. 
Cách 2: Bảo quản củ nghệ bằng cách phơi hoặc sấy khô. 
 2. Công dụng của nghệ. 
Trong củ nghệ vàng có chứa hoạt chất chính đó là curcumin đã được nghiên 
cứu dựa trên kết quả thực nghiệm lâm sàng, chứng minh curcumin có nhiều hoạt 
tính sinh học quý như chống viêm, chống tế bào ung thư, giúp bảo vệ gan, thận và 
một số bộ phận khác của cơ thể. Củ nghệ, không những có tác phục hồi sứ khỏe 
cho các chị em sau khi sinh nở, chữa bệnh đau dạ dày mà còn chữa các bệnh khác 
như: viêm loét dạ dày, hành tá tràng,  Nó còn tác dụng rất lớn với các căn bệnh 
mãn tính như: ung thư, bệnh tim mạch, gan mật và ngay cả căn bệnh mỡ máu 
 3. Một số bài thuốc dân gian của củ nghệ. 
- dạ dày: dùng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ trộn với mật ong, ăn đều một ngày 
hai lần trưa và tối. 
- chữa vết thương ngoài da: có thể dùng nước nghệ tươi để đắp lên chỗ vết 
thương, sẽ mau liền da, chóng lên da non và không để lại sẹo. 
- chữa viêm loét bao tử: trộn đều bột nghệ vàng với mật ong theo tỉ lệ 2:1 sau 
đó nặn thành các viên nhỏ khoảng 5mg. Mỗi ngày dùng 9 viên làm 3 bữa. 
Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian dùng có thể từ 10 ngày đến 2 
tháng đến lúc khỏi thì thôi. 
- giúp da dẻ hồng hào hơn: có thể hòa bột nghệ vàng hoặc nước nghệ tươi với 
sữa chua để thoa lên mặt 
- giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu 
- giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột 
- tinh bột nghệ chữa bệnh viêm khớp 
- ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt 
43 
- đề phòng bệnh tim 
- giảm nguy cơ với người hút thuốc 
4.3.3.3. Nội dung phỏng vấn 
1) Nhà bác có trồng nghệ không ? Trồng được mấy mùa/năm ? 
2) Bác lấy giống nghệ từ đâu ? 
3) Nhà bác trồng nghệ với diện tích là bao nhiêu ? 
4) Nghệ trồng ở vùng đất như thế nào thì thu hoạch được nhiều củ ? 
5) Thời gian trồng nghệ bắt đầu từ tháng mấy ? 
6) Thời gian bao lâu thì tách củ nghệ chúa về ? 
7) Thời gian thu hoạch nghệ bắt đầu từ tháng mấy ? 
8) Cách bán nghệ như thế nào? Khó hơn các loại cây khác không? Thường 
chăm bón ở giai đoạn nào? 
9) Nên chăm bón ở giai đoạn gần thu hoạch không? Nếu có thì nên bón phân gì 
? 
10) Nghệ củ có giá bán là bao nhiêu? Giá bán của nghệ tinh là bao nhiêu 
11) Kỹ thuật làm tinh nghệ như thế nào? 
12) Bác thường bán, nhập nghệ ở đâu? Cho ai? 
13) Bác có muốn nâng cao giá trị của cây nghệ không? 
4.3.4. Giải pháp giải quyết tình huống 
4.3.4.1. Phát tờ thông tin cho các bác nông dân 
 -Dành thời gian rảnh để đi phát tờ rơi và phỏng vấn các bác nông dân, và bác 
chủ tịch xã, xóm trưởng,các xóm thuộc xã Nghi Kiều. 
4.3.4.2. Phỏng vấn 
- xã Nghi Kiều: 6/21 xóm. 
+ xóm 18: 100% người dân trên địa bàn xóm trồng nghệ. 
+ xóm 17: 80% người dân trên địa bàn xóm trồng nghệ. 
+ xóm 15 và 16: 55-60% người dân trên địa bàn trồng nghệ. 
+ xóm 13 và 14: 25-30% người dân trên địa bàn trồng nghệ. 
4.3.4.3. Thu thập số liệu 
- tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực: 
+ tình hình trồng và thu nhập từ cây nghệ của từng hộ gia đình. 
+ cách chế biến để nghệ có giá trị cao hơn. 
+ nguyện vọng. 
- thống kê và giải pháp đề xuất. 
44 
4.3.5. Thuyết minh và tiến trình giải quyết tình huống. 
4.3.5.1 Viết bài thông tin trên website nhà trường và đài truyền thông của xã 
Nghi Kiều 
CHUYỆN “ CỦ NGHỆ VỚI BÁC NÔNG DÂN” 
Là một người con sinh sống và học tập trưởng thành trên mảnh đất thân 
thương xã Nghi Kiều. Chúng em, những người học sinh đang ngồi trên ghế nhà 
trường luôn có một ước mơ, ước muốn được làm một việc gì đó nhỏ nhoi để củ 
nghệ của những người nông dân trên địa bàn xã Nghi Kiều thân yêu sẽ nổi tiếng 
và có thương hiệu trên thị trường tiêu thụ. 
Mùa nghệ ở vùng đất Nghi Kiều thân thương đang vào mùa thu hoạch. 
Chúng em muốn làm một việc gì đó để mùa nghệ năm nay các bác nông dân Nghi 
Kiều sau khi thu hoạch nghệ được bán với giá trị thực tế đã mang lại mà trước đây 
các bác nông dân không biết đến, cũng từ đây chúng em muốn cho tất cả mọi 
người biết sự quý giá của loài cây này. 
Là những người con quê hương, chúng em biết rằng để trồng nên những cây 
nghệ, củ nghệ có năng suất và giá trị cao thì những người nông dân đó là cha, mẹ, 
ông, bà là những người quanh năm chân lấm tay bùn, mong một mùa nghệ sẽ 
được mùa và bán được giá cao. Củ nghệ mười năm trở lại đây nghệ được xem là 
một loại nông sản quý được lái buôn tìm mua với giá đắt đỏ. Theo như cảm nhận 
của chúng em cây nghệ là một loại gia vị đặc trưng cho món ăn có màu sắc và mùi 
vị hấp dẫn hơn và là một trong những bài thuốc chữa bệnh thông dụng. 
Sinh ra trên vùng đất nông nghiệp như chúng em ( học sinh lớp 10A3, 
trường THPT Nghi Lộc 5 ) và như những học sinh khác đang ngồi trên ghế nhà 
trường mong muốn cảnh làm nông vất vả của cha, mẹ được giảm bớt, để tạo điều 
kiện cho chúng em học hành tốt nhất. Tuy nhiên những trăn trở, băn khoăn về sự 
phát triển của cây nghệ quê nhà thúc dục chúng em tìm hiểu về loại nông sản quý 
này. Việc đầu tiên là có một tình yêu quê hương, một sự cảm nhận sâu sắc về nỗi 
lòng của các bác nông dân. Việc thứ hai là bằng cách tìm hiểu thông tin trên các 
trang mạng truyền thông tìm kiếm những thông tin cơ bản đầu tiên của củ nghệ. 
Nhưng hầu như loại cây chỉ chủ yếu trồng ở mảnh đất miền Bắc và miền Trung, vì 
vậy mà giá của củ nghệ được bán khá đắt đỏ ở các tỉnh miền Nam. Nhiều lúc giá 
của củ nghệ tươi được bán với mức giá 100 nghìn/kg, giá 700-800 nghìn/kg với 
bột nghệ tinh. Nhưng một thực tế đang xảy ra ở địa bàn xã Nghi Kiều chúng em là 
giá bán của củ nghệ thấp hơn nhiều lần vào mùa thu hoạch, chúng em phát hiện 
được một vài nguyên nhân chính thứ nhất như: do nghệ khó bảo quản dễ bị ẩm 
mốc, thứ hai là do người dân không biết giá trị thực của củ nghệ nên thường 
xuyên bị các buôn lái ép giá. Còn một lý do khiến chúng em buồn nhất là các bác 
nông dân thấy giá bán của nghệ lợi nhuận hơn lúa và lạc nên đã bán đi mà không 
đắn đo, suy nghĩ. 
45 
Từ hôm ấy, chúng em vạch ra một kế hoạch nhỏ. Sẽ vận dụng một ít kiến 
thức ít ỏi của mỗi bạn đi tìm và phỏng vấn các bác nông dân trong vùng. Đồng 
thời lên mạng chọn các trang hữu ích như: suckhoedoisong, phunutoday, 
kienthuc.net để tìm hiểu và tạo ra một bài viết dễ hiểu, ngắn gọn. Sau đó tặng 
các bác bài viết này để các bác hiểu mình đang trồng loại nông sản quý và thông 
dụng như thế nào. 
Những ngày đi tham quan khảo sát thực tế ở trên địa bàn xã Nghi Kiều, 
chúng em thu nhận được những kết quả rất khả quan. Hầu hết các bác đều đồng ý 
trả lời những câu hỏi mà chúng em đã soạn kĩ, sau khi thu thập và làm số liệu 
thông kê. Ngoài ra các bác rất bất ngờ khi đọc và biết công dụng của nghệ rằng: 
củ nghệ là gia vị hoàn hảo tạo màu cho các món ăn như cá, thịt mà nghệ còn là 
bài thuốc đông y quý báu chữa các căn bệnh đau dạ dày, các căn bệnh mãn tính ( 
ung thư, bệnh tim mạch, gan mật,và ngay cả bệnh mỡ máu ). 
Chúng em đã tiếp tục dành thời gian rảnh rỗi sau những buổi học để tìm hiểu 
thêm về loại nông sản quý này. Chúng em dự định sẽ nhờ thầy giáo chủ nhiệm in 
tờ rơi, thiết kế tem, làm logo để tạo cho sản phẩm có tên độc quyền ở địa bàn xã 
Nghi Kiều này. Để sau khi thu hoạch nghệ sẽ được chế biến, đóng gói, dán tem, 
logo lên sản phẩm để có uy tín và sẽ có giá bán cao hơn,  
Bài viết như đang còn nhiều thiếu sót, chúng em mong muốn bài viết này 
được nhiều người đọc và ủng hộ để bổ sung thêm cho bài viết, chúng em còn 
mong muốn sẽ báo tin vui trên chặng đường tìm hiểu về củ nghệ trên chặng đường 
tiếp theo. 
Trồng nghệ tại xã Nghi Kiều 
Nghệ củ 
46 
So sánh các loại nông sản trồng trên địa bàn xã Nghi Kiều. 
Nông sản 
Sảnlượng 
(tấn/ha) 
Giá thành 
(triệu/tấn) 
Thu nhập trên 
triệu/ha 
Lúa 6 6,5 39 
Lạc 5 13 65 
Nghệ 20 10 200 
Như chúng ta đã thấy theo thống kê trên, thu nhập của cây nghệ gấp 5 lần trồng 
lúa và gấp 3 lần trồng lạc. Nếu chế biến thành tinh nghệ thì giá trị của cây ngệ còn 
cho thu nhập cao hơn nhiều, 1kg tinh nghệ bán tại nhà có giá 400 ngìn đồng, 1 tấn 
nghệ củ khi chế biến thành tinh nghệ được 60kg, khi trồng 1 ha cây nghệ cho thu 
nhập 400 triệu đồng và đồng thời tạo công ăn việc làm cho các bác nông dân khi 
thời gian rỗi. 
Cây nghệ là một nguồn thu nhập mang đến giá thành cao, góp phần xây dựng 
và cải thiện cuộc sống của những người nông dân. 
4.3.5.2. Phỏng vấn 
Từ ngày 27/12/2016 chúng em đã phỏng vấn được 56 bác nông dân trên địa bàn 
xã Nghi Kiều. Trong đó có một vài người là các bác xóm trưởng trong xã Càng 
đi sâu chúng em càng tìm hiểu được nhiều thông tin hữu ích là nền tảng cho chúng 
em có động lực tiếp tục phát triển về dự án của mình. 
4.3.5.3. Thiết kế Logo bằng phần mềm AAAlogo để thử nghiệm dán trên bao bì. 
Sơ chế nghệ để làm tinh bột tại địa phương 
47 
PHẦN KẾT LUẬN 
1. Kết quả thực nghiệm 
 1.1. Kết quả thực nghiệm ở trường THPT Nghi Lộc 5 
Đề tài ứng dụng trong giảng dạy Địa lý và một số chủ đề liên môn từ 
năm học 2015-2016 đễn nay. Nhìn chung khi ứng dụng đề tài này đã phát 
huy được tính tích cực, tích hợp trong việc học tập của học sinh, tiếp nhận bài 
học dễ dàng, mức độ học tập từ nhận biết đến thông hiểu đến vận dụng được 
thể hiện rõ. Khả năng vận dụng bài học để ứng dụng vào thực tiễn khá thành 
thạo. Đề tài có khả năng phát triển tư duy và khả năng vận dụng , rèn luyện 
được nhiều năng lực cho HS sau khi triển khai. 
Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% 
10A2 32 4 12.5 3 9.4 2 6.3 
10A3 36 5 13.8 5 3.8 3 8.3 
10A4 40 3 7.5 4 10 3 7.5 
10A5 38 4 10.5 5 13.2 3 7.9 
Tổng 146 16 10.10 17 11.64 11 7.53 
Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% 
10A2 32 25 84.3 30 93.7 28 87.5 
10A3 36 29 80.5 34 94.4 32 97.2 
10A4 40 34 85.0 33 82.5 30 75 
10A5 38 31 81.6 32 84.2 31 81.57 
Tổng 146 119 81.5 129 88.35 121 82.87 
48 
1.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh 
Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% 
10A2 40 4 10 3 7.5 2 5 
10A5 42 5 11.9 5 11.9 3 7.14 
Tổng 82 9 10.97 8 9.75 5 6 
Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% 
10A2 40 32 80 30 75 28 70 
10A5 42 35 83.3 31 73.8 30 71.4 
Tổng 82 67 81.7 61 74.39 58 70.7 
1.3. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 2 
 Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% % Số 
Lượng 
10C5 36 5 13.8 5 13.8 3 8.3 
10C3 34 3 8.8 4 11.7 2 5.8 
Tổng 70 8 11.4 9 12.8 5 7.1 
49 
Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% % Số 
Lượng 
10C5 36 29 80.5 34 94.4 30 83.3 
10C3 34 26 76.4 32 94.1 30 88.2 
Tổng 70 55 78.5 66 94.2 60 85.7 
1.4. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nghi Lộc 4 
 Kết quả khảo sát trước khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% % Số 
Lượng 
10C5 38 5 13.2 4 10.5 3 7.8 
10A1 37 3 8.1 4 10.8 2 2.7 
Tổng 75 8 10.6 8 10.6 5 6.6 
Kết quả khảo sát sau khi triển khai đề tài như sau: 
Lớp 
Sĩ số 
Số học sinh có 
hứng thú với môn 
học, bài học 
Số học sinh phát 
hiện được vấn đề 
GV triển khai 
Số học sinh tìm ra 
được các nội dung 
liên hệ thực tiễn 
Số 
Lượng 
% Số 
Lượng 
% % Số 
Lượng 
10C5 38 34 89.4 35 92.1 33 86.8 
10A1 37 31 83.7 34 91.8 32 86.4 
Tổng 75 65 86.6 69 92.0 65 86.6 
Qua kết quả khảo sát cho thấy, sau khi áp dụng đề tài này đã tạo ra được sự 
hứng thú của học sinh khi tiếp nhận các tìn huống có vấn đề. Chất lượng bài học 
đã được nâng cao. Có thể khẳng định, đây cũng là hướng đi tích cực và phù hợp 
với việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của 
học sinh hiện nay. 
2. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm trên, tôi nhận thấy một số kết 
quả tích cực như sau: 
50 
2.1. Đối với giáo viên: 
Chủ động trong công tác giảng dạy, gắn kết bài dạy với các tình huống thực 
tiễn. Kết hợp việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như tham gia sản xuất, thu 
hoạch chế biến sản phẩm; điều tra, thu thập, phân tích xử lý thông tin; Kỹ năng tư 
vấn,..... 
Tiếp cận sớm vơi các phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển 
năng lực học sinh – một trong những mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngành Giáo 
dục và Đào tạo nước nhà. 
Đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản 
thân giáo viên. 
2.2. Đối với học sinh: 
Các em hăng say hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức mới 
Vận dụng linh hoạt kiến thức vào tình huống thực tế 
Thích thú với bộ môn Địa lý hơn 
2. 3. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN. 
 Việc áp dụng SKKN vào thực tiễn cần phải có những thời gian nhất định, 
tránh những vội vàng, mang tính áp đặt,... 
 Giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng thời lượng chương trình, cấu trúc của 
chương trình giáo dục phổ thông và phạm vi của đề tài. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết 
của vấn đề mà đề tài đề cập đến trong SKKN. 
 Giáo viên phải kích thích được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh. 
Muốn vậy, người giáo viên phải nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và đầu tư 
các tình huống gắn liền với suy nghĩ của học sinh. 
 Trong quá trình thực hiện phải có tính cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp 
với tình hình thực tế của đối tượng dạy – học. 
3. Kiến nghị. 
Căn cứ vào những kết quả đạt được của SKKN và thực trạng dạy học hiện 
nay ở trường phổ thông, tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau: 
 Trong dạy học Địa lý ở trường THPT, giáo viên cần có sự mạnh dạn đầu 
tư và vận dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, chọn các 
phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của kiểu bài lên lớp, chuẩn bị công 
phu về nội dung bài soạn, có sự phong phú về ý tưởng, linh động trong việc giải 
quyết các tình huống sư phạm xảy ra. Thông thường học sinh chỉ quen tiếp thu 
kiến thức của bài học một cách thụ động từ giáo viên, do đó khi thay đổi phương 
pháp hướng các em đến tiếp thu kiến thức một cách chủ động và sáng tạo thì cũng 
phải hết sức cẩn thận. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần có sự hỗ trợ và 
51 
hướng dẫn cách thức cho học sinh khám phá và chủ động tìm ra kiến thức mới. Từ 
đó rèn luyện được thêm nhiều kỹ năng cho học sinh. 
 Học sinh phải tự giác trong học tập, tích cực vận dụng các kiến thức đã 
có vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Không học theo kiểu máy móc, không học 
đối chiếu để thi, mà học để làm việc và chung sống. 
 Sở GD&ĐT cần chỉ đạo quyết liệt hơn thực hiện công tác chuyên môn ở 
các trường THPT nội dung lồng ghép kiến thức ứng dụng vào thực tiễn trong đời 
sống và sản xuất. 
Với những kết quả đạt được, theo tôi đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới 
phương pháp dạy học Địa lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng 
lực cho học sinh. 
52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình 
dạy học, Nxb Giáo dục. 
2. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới 
phương pháp dạy học ở trường THPT 
3. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 
4. Tài liệu Định hướng giáo dục STEM trong trường học, Vụ Giáo dục trung học, 
2018. 
5.  
6.  - noi-bat/Ban-hanh-Nghi-quyet-ve-doi-moi-
can-ban-toan-dien-giao-duc/184826.vgp 

File đính kèm:

  • pdfvideo_46.pdf
Sáng Kiến Liên Quan