Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 trong môn Tiếng Việt

 Như chúng ta đã biết tất cả mọi sự đổi mới của giáo dục đều nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế.

 Giáo dục Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.

 Bồi dưỡng kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục ở Tiểu học. Trong đó học sinh Tiểu học là đối tượng rất được quan tâm. Bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh với bản chất hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực phù hợp trước các tình huống trong cuộc sống. Rõ ràng phải phù hợp với mục tiêu giáo dục ở Tiểu học và rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học.

 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội. Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.

 Giáo dục kĩ năng sống là một nội dung được đông đảo cha mẹ học sinh và dư luận quan tâm bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh.

 Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có vai trò quan trọng góp phần quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho mỗi học sinh tiểu học. Môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành, phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe - nói - đọc - viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

 

doc47 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3390 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 4 trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y trong môi trường thiên nhiên
-Gián tiếp nội dung bài
26
Chính tả
Thắng biển
BVMT:
-Lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.
-Trực tiếp nội dung bài
Tập đọc
Thắng biển
KNS:
-Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông
-Ra quyết định, ứng phó
-Đảm nhận trách nhiệm
-Đặt câu hỏi
-Trình bày ý kiến cá nhân
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
BVMT:
-HS thể hiện hiểu biết, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài
-Trực tiếp nội dung bài
27
Tập đọc
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
KNS:
-Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
-Đảm nhận trách nhiệm
-Ra quyết định
-Trải nghiệm
-Trình bày ý kiến cá nhân
-Thảo luận nhóm
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
KNS:
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-Tự nhận thức, đánh giá
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
-Trải nghiệm
-Trình bày ý kiến cá nhân
-Thảo luận cặp đôi – chia sẻ
-Đóng vai
29
Tập làm văn
Luyện tập tóm tát tin tức
KNS:
-Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Đảm nhận trách nhiệm
-Đặt câu hỏi
-Thảo luận cặp đôi – chia sẻ
-Trình bày ý kiến cá nhân
Luyện từ & câu
Giữ phép lịch sự khi yêu cầu đề nghị 
KNS:
-Giao tiếp: ứng xử, thể hiện sự cảm thông
-Thương lượng
-Đặt mục tiêu
-Trải nghiệm
-Trình bày ý kiến cá nhân
-Thảo luận cặp đôi – chia sẻ
-Đóng vai
Luyện từ & câu
MRVT: Du lịch – Thám hiểm
BVMT:
-HS thực hiện BT4 Qua đó hiểu biết về thiên nhiên đất nước tươi đẹp, có ý thức BVMT
-Gián tiếp nội dung bài
Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng
BVMT:
-HS thấy được nét ngây thơ và đáng yêu của Ngựa Trắng, từ đó có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.
-Gián tiếp nội dung bài
30
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
KNS:
-Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-Đặt câu hỏi
-Thảo luận nhóm đôi – chia sẻ
-Trình bày ý kiến cá nhân
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
BVMT:
-HS kể lại câu chuyện. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước tiên tiến trên thế giới.
-Trực tiếp nội dung bài
Tập làm văn
Điền vào giấy tờ in sẳn
KNS:
-Thu thập, xử lí thông tin
-Đảm nhận trách nhiệm công dân
-Làm việc nhóm - chia sẻ thông tin
-Trình bày 1 phút
31
Tập đọc
Ăng-co-vát
BVMT:
-Thấy được vẽ đẹp hài hòa của khu đền Ăng-co-vát trong vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.
-Trực tiếp nội dung bài
Chính tả
Nghe lời chim nói
BVMT:
-Ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người.
-Liên hệ bộ phận
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
KNS:
-Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-Tự nhận thức, đánh giá
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
-Trải nghiệm
-Trình bày ý kiến cá nhân
-Thảo luận cặp đôi – chia sẻ
32
Tập đọc
Không đề
BVMT:
-HS cảm nhận được nét đẹp trong cuộc sống gắn bó với môi trường thiên nhiên của Bác Hồ kính yêu
-Trực tiếp nội dung bài
Kể chuyện
Khát vọng sống
KNS:
-Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
BVMT:
-BVMT ý chí vượt khó khăn, khắc phục những trở ngại trong môi trường thiên nhiên.
-Trải nghiệm
-Trình bày 1 phút
-Đóng vai
-Trực tiếp nội dung bài
34
Tập đọc
Tiếng cười là liều thuốc bổ
KNS:
-Kiểm soát
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận
-Làm việc theo nhóm – chia sẻ thông tin
-Trình bày ý kiến cá nhân
 Khả năng giáo dục KNS của môn Tiếng việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện qua PPDH của GV
 Để hình thành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng mà chương trình môn Tiếng việt đặt ra với HS tiểu học, người giáo viên cần vận dụng nhiều PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thông qua các hoạt động học tập, học sinh có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
- Giúp HS bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
Giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
- Học sinh tự biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
- Giúp học sinh biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng, với môi trường tự nhiên. Biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
 Trong thực tế không phải kĩ năng sống nào cũng đưa vào rèn luyện trong các tiết học mà người giáo viên phải biết căn cứ vào thực tế, đó chính là đối tượng học sinh của mình; môi trường giáo dục. Có kĩ năng với học sinh này thì cần thiết nhưng với những học sinh khác thì không cần thiết . Nếu lựa chọn quá nhiều kĩ năng sống cho một tiết học thì tiết học sẽ trở nên nặng nề. Bên cạnh đó là sự lựa chọn  các phương pháp và kĩ thuật dạy học, có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học, song mỗi phương pháp và kĩ thuật dạy học lại có ưu thế khác nhau, vậy mỗi giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp tối ưu nhất cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Chỉ có như vậy thì việc chú trọng giáo dục kĩ năng sống mới có hiệu quả.
 2.2.4 Biện pháp 4: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm thế nào để việc rèn luyện kĩ năng sống của các em trở thành một nhu cầu không thể thiếu được và phải tạo cho các em có cơ hội rèn luyện và phát triển.
 Các vấn đề về kĩ năng sống nhiều khi cũng chỉ là những vấn đề rất thường nhật hàng ngày nhưng cũng có khi là những vấn đề rất tế nhị, nếu không có sự khéo léo của người giáo viên trong cách dẫn dắt thì nhiều khi trở nên nặng nề khó hiểu. Một vấn đề đưa ra phải luôn có tính mới mẻ, hấp dẫn thì mới cuốn hút được người học. Với học sinh tiểu học cái gì mà gắn với thực tiễn cuộc sống và các em được trải nghiệm thực sự thì các em sẽ rất nhớ, vì vậy việc tạo ra các cơ hội và cho các em tham gia trải nghiệm là rất quan trọng .
Ví dụ: Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển
 Giáo viên có thể tổ chức trò chơi khởi động tiết học với trò chơi" Phóng viên nhỏ". Các bạn trong lớp sẽ xử lí tình huống: Một bạn nhỏ bắt gặp nhiều người lạ đang đột nhập vào nhà dân trộm đồ. Nếu là bạn nhỏ ấy, em sẽ làm gì?
 Với cách tạo tình huống khởi động tiết học này sẽ tạo cho các em sự phấn khích, hào hứng để trình bày ý kiến của mình, qua đó giáo viên dẫn dắt vào bài học hấp dẫn hơn.
Qua đó cũng giáo dục các em các hành động để bảo vệ an toàn cho mình mà vừa vạch trần được kẻ xấu.
Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương
Sau hoạt động học xong, giáo viên có thể tổ chức cho các em trò chơi" Hướng dẫn viên du lịch" để giới thiệu cho khách tham quan về một cảnh đẹp ở địa phương mình. Qua trò chơi này học sinh không những được củng cố các nội dung trong bài mà học sinh còn được thể hiện khả năng giao tiếp, diễn đạt, vốn hiểu biết của mình...
 Để tạo được hứng thú cho học sinh, cuốn học sinh vào hoạt động học cũng như rèn các kĩ năng sống thì giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ càng, biết cân nhắc từng phương pháp và thời điểm thực hiện các nội dung trên.
   2.2.5 Biện pháp 5 . Lựa chọn thời điểm phù hợp trong mỗi bài học để giáo dục kĩ năng kĩ năng sống cho học sinh    
 Mỗi bài học đều có những mục tiêu chung và mục tiêu riêng và cũng sẽ được lựa chọn những kĩ năng sống phù hợp để chú trọng rèn luyện cho các em nên việc tìm thời điểm thích hợp để thực hiện cũng rất quan trọng. Cũng có khi việc rèn luyện kĩ năng sống được thực hiên trong suốt cả tiến trình của bài học nhưng cũng có khi được thục hiện ở một đơn vị học và cũng có khi được áp dụng sau mỗi bài học. Vậy người giáo viên phải thực sự có sự đầu tư nghiên cứu kĩ tìm ra con đường ngắn nhất mà lại đưa lại hiệu quả cao nhất cho việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Ví dụ: Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ.
 Khi học sinh tìm hiểu bài với câu hỏi: Nhận xét về cách xưng hô của hai mẹ con Với chi tiết : Cương lễ phép với mẹ và mẹ ân cần, dịu dàng khi nói chuyện với Cương.
Giáo dục kĩ năng sống cho các em: lễ phép, ngoan ngoãn trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Qua đó cũng giáo dục các em kĩ năng giao tiếp.
2.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức thực hành kĩ năng sống
     Kĩ năng sống là điều không thể thiếu được của mỗi con người, việc thực hành trải nghiệm kĩ năng sống là không thể thiếu được. Tùy vào mỗi bài mỗi kĩ năng sống cần đạt mà giáo viên tổ chức cho các em trải nghiệm ngay tại lớp theo tình huống khai thác của bài học hay để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó học sinh tự nêu kĩ năng mà các em ứng dụng để giải quyết vấn đề đó. Và điều quan trọng hơn là kĩ năng sống cần phải được rèn luyện thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc.Với thời lượng ít ỏi của mỗi tiết học thì không thể giúp các em trải nghiệm được hết nên giáo viên luôn luôn phải có định hướng cụ thể để các em rèn luyện thêm và rèn luyện thường xuyên. Chỉ có như vậy thì hiệu quả của việc rèn luyện kĩ năng sống mới đạt được.
 Nếu không có thời gian để thực hành ngay trên lớp thì giáo viên có thể hướng dẫn, định hướng để học sinh tìm các tình huống tương tự trong cuộc sống, ghi chép lại cách xử lí tình huống của mình và hôm sau trình bày trước lớp và tất cả học sinh sẽ được chia sẻ và giải quyết vấn đề, tình huống đó.
2.2.7 Biện pháp 7: . Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo công việc trước mỗi tiết dạy.
Chọn những kĩ năng cần thiết, phù hợp:
Chọn những kĩ năng cần thiết, phù hợp với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
Ví dụ: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn.
Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi học tiết học 
 Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh.
Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài.
Gợi ý học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học:
Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài học.
Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học, từ đó xác định các kĩ năng cần đạt
Tạo hứng thú, cảm xúc lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, phải có sự liên tưởng từ đó xác định các kĩ năng cần đạt.
Giáo viên phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ năng sống cần đạt.
Ví dụ: + Bài yêu cầu gì ?
+ Theo em, cần phải làm gì để đạt được điều đó ?
+ Trọng tâm bài ở chỗ nào ?
+ Em cần có những kĩ năng gì để thực hiện các vấn đề đó?
+ Sau khi học xong bài này, em rút ra điều gì?
+ Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hằng ngày khi gặp trường hợp như thế trong bài ?
Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận ( có nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinh cần đấtu khi học bài này; các kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy)
2.2.8 Biện pháp 8: Tổ chức các hoạt động thực tế trong môn Tiếng Việt
 Các kĩ năng sống được hình thành ở học sinh là nhờ quá trình trải nghiệm và vận dụng. Ở môn Tiếng Việt với dung lượng thời gian còn hạn chế, nội dung kiến thức còn nhiều nên các hoạt động trải nghiệm thực tế còn ít nên việc hình thành các kĩ năng sống còn gặp khó khăn, ít được chú trọng, lâu dần nó sẽ bị mai một đi.
 Vì vậy, giáo viên có thể lập kế hoạch để tổ chức các hoạt động thực tế, giúp các em trải nghiệm, khắc sâu, vận dụng, thực hành các kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống được giáo dục.
 Ví dụ: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài như: Thăm các di tích lịch sử của địa phương; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương của mình; trực tiếp gặp gỡ và trò chuyện cùng những tấm gương vượt khó trong học tập, trong cuộc sống, thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ...
Viếng nghĩa trang liệt sĩ
 Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh
 Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm
2.2.9 Biện pháp 9: Giáo viên phải là người mẫu mực trong các hoạt động dạy học và giao tiếp hằng ngày
 Đối với học sinh tiểu học thì bản thân người giáo viên là hình mẫu lí tưởng, là tấm gương sáng để các em noi theo. Vì vậy, để giáo dục được các kĩ năng sống cho các em thì người giáo viên phải luôn mẫu mực trong lời ăn, tiếng nói, trong các hành vi, cử chỉ hằng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc.
 Để làm được điều đó, bản thân người giáo viên phải luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. Phải luôn trau dồi đạo đức, tri thức của bản thân. Nâng cao tinh thần học hỏi để hoàn thiện mình.
 Người giáo viên phải tạo ra được môi trường thân thiện giữa giáo viên và học sinh, tạo sự gần gũi, thân thiết để xóa bỏ được khoảng cách giữa người dạy và người học bởi lẽ học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi luôn có tâm lí e ngại, sợ sệt. Môi trường thân thiện sẽ giúp giáo viên truyền tải được kiến thức một cách dễ dàng, thông qua đó giáo dục các kĩ năng sống hiệu quả hơn.
2.2.10 Biện pháp 10: Tạo được mối quan hệ thân thiện giữa học sinh và học sinh trong mỗi giờ học Tiếng Việt
Lứa tuối học sinh tiểu học là lứa tuổi vô tư, hồn nhiên nhưng cũng rất dễ dàng bị xúc động, kích động. Để “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em " thì việc tạo ra một môi trường thân thiện giữa các học sinh với nhau là một trong các yếu tố mang tính quyết định. Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà luôn gò bó và áp đặt.
 Vì vậy, trong các tiết học Tiếng Việt giáo viên phải là người chủ động tạo cho các em một không khí gần gũi, thân thiết như ở nhà, như anh em trong gia đình. Với hoạt động nhóm, cách chia sẻ bài học, cách hợp tác nhóm, trao đổi nhóm đôi, huy động kết quả... sẽ giúp các em hình thành được nhiều kĩ năng cho bản thân.
 Muốn làm được như vậy trước hết, người giáo viên cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp. 
 Luôn tạo ra tâm lí thi đua trong các giờ học; động viên, khen thưởng kịp thời; nhắc nhở, khuyên răn đúng lúc. Điều quan trọng ở đây là làm thế nào để học sinh hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
2.2.11 Biện pháp 11: Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản
 Trước hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với các em và đảm bảo an toàn cho các em.
 Tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi. 
 Thầy cô giáo, cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này.
 Thầy cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó.
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.
 Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Qua việc tiến hành soạn giảng, kết hợp các biện pháp đề xuất thực tế, kết quả giảng dạy giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh của tôi tốt hơn nhiều. Kết quả thu được như sau: 
 	- Trong các tiết học dạy lồng ghép, học sinh học rất hào hứng, tích cực tham gia hoạt động hơn. Học sinh biết chăm chú lắng nghe, thực hành một cách tương đối chính xác, các em khá mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp. Đặc biệt học sinh tự tin cố gắng vươn lên trong học tập.
	- Ở các tiết học Tiếng Việt, khi đã làm quen với cách học này, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập cũng như giao tiếp nhất là đối với những học sinh hạn chế.
	 Sau đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát một số giờ dạy Tiếng việt lớp 4.2 khi đã thực hiện các giải pháp nêu trên: 
Số bài KT
Kĩ năng tốt
Có hình thành
 kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
36
23
63.9
10
 27.8
3
8.3
Tổng số học sinh
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe,
 hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
36
33
91.7
3
8.3
 Từ bảng số liệu trên cho thấy kỹ năng sống của các em thể hiện rõ rệt và cao hơn nhiều so với kết quả khảo sát đầu năm học. Điều đó khẳng định rằng vận dụng một số biện pháp trên đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. 
Học sinh được giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống thích hợp sẽ thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề về sức khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội,các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên đáp ứng được phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
 Đây cũng là yếu tố quyết định để các em trở thành một con người năng động và sáng tạo, phát triển toàn diện, trở thành những công dân có ích cho xã hội trong tương lai. Vấn đề cốt lõi của giáo dục kĩ năng sống là: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.	
3.2. Kiến nghị- đề xuất
* Về phía cha mẹ học sinh:
- Quan tâm hơn nữa tới con em mình, tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường một cách tích cực và có hiệu quả. Qua đó, hình thành và phát triển toàn diện về kĩ năng sống của bản thân.
* Về phía giáo viên:
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm và vai trò của mình trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Tìm hiểu, vận dụng thêm các hình thức dung phong phú, sáng tạo hơn nữa để hình thành và giáo dục kĩ năng cho người học.
* Về phía nhà trường:
- Tạo điều kiện tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thực tế cho học sinh.
 * Về phía PGD: 
 - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về nội dung chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để cha mẹ học sinh thấy rõ được tầm quan trọng và cần thiết của vấn đề này.
 - Tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về giáo dục kĩ năng sống, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào các môn học cho cán bộ , giáo viên. Cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học cho quá trình dạy học để nội dung giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả hơn..
 - Tổ chức các hội thi cho cả giáo viên và học sinh về các nội dung liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

File đính kèm:

  • docBiện_pháp_rèn_kĩ_năng_sống_cho_học_sinh_lớp_4_trong_môn_Tiếng_Việt.doc
Sáng Kiến Liên Quan