Đề tài Một số biện pháp góp phần giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường môi trường cho học sinh lớp bốn thông qua phân môn khoa học

1. Đề tài:

 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP BỐN THÔNG QUA PHÂN MÔN KHOA HỌC.

 2. Đặt vấn đề:

 Cuộc sống của chúng ta đang đứng trước sự đe dọa của hiểm họa do môi trường gây ra. Đó là sự ô nhiễm bầu không khí, đất và nguồn nước,. Những nhân tố ấy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Môi trường đang là vấn đề cấp bách hiện nay, được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm vì sự phát triển của toàn cầu.

 Ngày nay, khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ cũng được nâng cao nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ em dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiên rõ đối với các em sống ở thành thị, thành phố. Chúng ta bắt gặp các em học sinh hàng ngày đến trường được ba mẹ đưa đón đến trường rồi xách cặp đem vào đến tận lớp học, không biết nhặt rác hay cầm chổi để quét rác trong lớp,. Vì vậy gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội.

 - Một số học sinh yếu, sức khỏe không đảm bảo thì có ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, kết quả học tập sẽ không cao.

 - Môn Khoa học là một môn học cung cấp cho học sinh hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến môi trường sống và sức khỏe của con người.

 - Học môn Khoa học bằng hình thức lồng ghép giáo dục môi trường, học sinh không những nắm được những kiến thức bài học mà rèn thêm kĩ năng sống để tự biết đề phòng một số bệnh thường gặp mà còn nhận thức được:

 + Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự sống của con người.

 + Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh để phòng tránh bệnh tật và giữ gìn sức khỏe bằng các việc làm cụ thể, thiết thực hàng ngày trong cuộc sống.

 Muốn cơ thể khỏe mạnh, cuộc sống vui tươi, làm việc đạt năng suất cao thì cần phải bảo vệ môi trường xung quanh thật tốt, bởi “ sạch sẽ là mẹ của sức khỏe”.

 Xuất phát từ mục tiêu giáo kỹ năng toàn diện cho học sinh trong đó có giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cộng đồng. Qua nhiều năm giảng dạy bằng những việc làm thực tế trong trường, lớp mình chủ nhiệm đã giúp các em hiểu và áp dụng cho bản thân và cho trường lớp. Vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp góp phần giáo kĩ năng sông và giáo dục môi trường cho học sinh lớp Bốn thông qua môn Khoa học” nhằm nâng cao sức khỏe và kết quả học tập cho học sinh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp góp phần giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường môi trường cho học sinh lớp bốn thông qua phân môn khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP BỐN THÔNG QUA PHÂN MÔN KHOA HỌC.
 2. Đặt vấn đề:
	Cuộc sống của chúng ta đang đứng trước sự đe dọa của hiểm họa do môi trường gây ra. Đó là sự ô nhiễm bầu không khí, đất và nguồn nước,... Những nhân tố ấy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Môi trường đang là vấn đề cấp bách hiện nay, được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm vì sự phát triển của toàn cầu.
 Ngày nay, khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ cũng được nâng cao nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ em dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiên rõ đối với các em sống ở thành thị, thành phố. Chúng ta bắt gặp các em học sinh hàng ngày đến trường được ba mẹ đưa đón đến trường rồi xách cặp đem vào đến tận lớp học, không biết nhặt rác hay cầm chổi để quét rác trong lớp,... Vì vậy gánh nặng giáo dục ở nhà trường tăng lên gấp bội.
	- Một số học sinh yếu, sức khỏe không đảm bảo thì có ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, kết quả học tập sẽ không cao.
	- Môn Khoa học là một môn học cung cấp cho học sinh hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến môi trường sống và sức khỏe của con người.
	- Học môn Khoa học bằng hình thức lồng ghép giáo dục môi trường, học sinh không những nắm được những kiến thức bài học mà rèn thêm kĩ năng sống để tự biết đề phòng một số bệnh thường gặp mà còn nhận thức được:
	 + Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự sống của con người.
	 + Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh để phòng tránh bệnh tật và giữ gìn sức khỏe bằng các việc làm cụ thể, thiết thực hàng ngày trong cuộc sống.
	Muốn cơ thể khỏe mạnh, cuộc sống vui tươi, làm việc đạt năng suất cao thì cần phải bảo vệ môi trường xung quanh thật tốt, bởi “ sạch sẽ là mẹ của sức khỏe”.
	Xuất phát từ mục tiêu giáo kỹ năng toàn diện cho học sinh trong đó có giáo dục kĩ năng sống và bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cộng đồng. Qua nhiều năm giảng dạy bằng những việc làm thực tế trong trường, lớp mình chủ nhiệm đã giúp các em hiểu và áp dụng cho bản thân và cho trường lớp. Vì vậy tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp góp phần giáo kĩ năng sông và giáo dục môi trường cho học sinh lớp Bốn thông qua môn Khoa học” nhằm nâng cao sức khỏe và kết quả học tập cho học sinh.
3.Cơ sở lí luận
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
 Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Năm học 2014 – 2015, Bộ Giáo dục – Đào tạo mới ban hành thông tư 30 về việc đánh giá học sinh tiểu học, theo thông tư 30 việc đánh giá học sinh tiểu học là đánh giá một cách toàn diện và điểm mới nổi bật khác biệt so với các thông tư trước kia là đánh giá về phần Năng lực và Phẩm chất, học sinh đạt được hai mục tiêu này là các em đã có kĩ năng sống cho chính mình.
	Môn Khoa học ở lớp Bốn nhằm giúp học sinh :
 - Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng lớn lên của cơ thể, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm.
 - Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
 - Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Cơ sở thực tiễn
	Mặc dù đã được học tập về kiến thức bảo vệ môi trường nhưng qua tìm hiểu, theo dõi thực tế ở trường cũng như ở một số gia đình học sinh của lớp tôi nhận thấy được :
	- Ở trường : Các em chưa có ý thức làm sạch môi trường trong lớp học, xung quanh khu vực lớp học, trường học kể cả chính bản thân của các em khi đến lớp quần áo không được sạch sẽ, vệ sinh cá nhân không đảm bảo, chưa biết cách giữ gìn cho sức khỏe.
	- Ở gia đình cũng như khu dân cư các em sinh sống thường ngày vẫn có một số khu vực không đảm bảo được vệ sinh, thiếu ý thức bảo vệ môi trường như : rác bẩn, túi ni lông, vỏ giấy bánh kẹo,vứt bỏ bừa bãi, thực phẩm xử dụng hàng ngày không đảm bảo vệ sinh cho con người. Đối với cha mẹ học sinh họ chưa giáo dục thường xuyên cho con em mình giữ gìn sức khỏe.
5. Nội dung nghiên cứu
	Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy, phụ trách lớp, qua thực tiễn trên tôi suy nghĩ cần phải có những biện pháp nhằm góp phần giáo dụckĩ năng sống, giáo dục môi trường cho học sinh lớp Bốn thông qua bộ môn Khoa học như đề tài đã nêu trên được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành qua các bài học.
 5.1/ Những việc cần thực hiện : 
	+ Trong từng bài dạy của môn Khoa học cần lồng ghép các kiến thức có liên quan đến vấn đề môi trường để cho các em biết cách bảo vệ môi trường là các em đã có kĩ năng sống thông qua những việc làm cụ thể.
	+ Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình thức để tạo hứng thú học tập giúp học sinh nhớ lâu, có được hành động đúng.
	+ Góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ bản thân và bảo vệ môi trường ở cộng đồng.
	+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, công trình măng non của lớp và khu vực vệ sinh của lớp được phân công cụ thể trong năm học để kịp thời uốn nắn và giáo dục cho học sinh.
 5.2./ Các biện pháp thực hiện :
	a) Giáo dục về môi trường thông qua việc dạy lồng ghép :
	 - Giúp học sinh đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định tránh làm ô nhiễm môi 
trường đất, không ảnh hưởng đến các bạn khác. Giáo viên hướng dẫn các em nữ đi vào phòng vệ sinh nữ, nam đi vào phòng vệ sinh nam ; khi đi xong phải biết dùng nước giội sạch sẽ, không bỏ giấy cứng vào bồn cầu mà nên dùng loại giấy thấm bằng cuộn. Rửa tay sau khi đi tiểu tiện, trước khi ăn trưa. Ở mỗi lớp đều có thau nước, xà bông cho học sinh rửa tay, có khăn lau tay khi làm vệ sinh, không đi chân đất khi đến lớp, lúc ra chơi cũng như lúc ở nhà. Không ăn quà vặt, không uống các loại nước đủ màu sắc bán ở các vỉa hè,  thông qua toàn chương “ Con người và sức khỏe” từ trang 3 sách giáo khoa lớp Bốn.
	 - Cho học sinh xem tranh ở trang 22 sách giáo khoa thông qua bài học “Ăn nhiều rau quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn” giúp học sinh nhận thấy được đặc điểm, chất lượng của thực phẩm sạch và an toàn là nó giữ được chất dinh dưỡng, nuôi trồng và chế biến hợp vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, không gây hại cho cơ thể. Trong tiết dạy này giáo viên đem một số vật thật: Một vài loại trái cây chín, vài bó rau cải hoặc rau muống đến lớp. Cho các em nhận ra được các em nên chọn mua để dùng trái cây nào, bó rau nào trong các loại trái cây và rau trên. Từ đó các em nêu được ý kiến chọn mua và biết lý do em chọn để mua, như vậy là các em đã biết áp dụng cách sử dụng thực phẩm sạch, an toàn. Các em biết vận dụng kiến thức của bài học này để tuyên truyền cho ba, mẹ và những người quanh xóm mình cần cố gắng nuôi trồng, bảo quản, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh và an toàn để dùng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng lá cho rau xanh, trái cây mà mình trồng tại vườn nhà. Làm như vậy là hợp vệ sinh và an toàn cho thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho con người.
	 - Qua bài “ Một số cách bảo quản thức ăn” trang 24 sách giáo khoa. Học sinh biết được cách bảo quản thức ăn để sử dụng được nhiều ngày mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhằm áp dụng ở gia đình mình như phơi khô, sấy, nướng, đóng hộp, ướp muối, Làm như vậy là tiêu diệt được vi khuẩn, vi sinh vật không gây hại cho cơ thể.
	Đồng thời các em hiểu : Quà vặt bày bán ở lề đường, cổng trường,  do bụi bặm, ruồi nhặng bám vào, do môi trường xung quanh đó không hợp vệ sinh nếu ăn vào là các em mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lỵ,  các em còn biết được không nên uống nước lã, không nên ăn quà vặt trên đường đi đến lớp, giờ ra chơi, rửa tay sạch sẽ sau khi tiểu tiện, trước khi ăn. 	 - Giúp học sinh phòng tránh một số bệnh tật qua bài học “ Nước bị ô nhiễm” trang 52 sách giáo khoa, học sinh thấy được môi trường xung quanh bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến nguồn nước, nước bị bẩn, có mùi hôi sẽ là nơi trú ngụ và sinh sản của các vi sinh vật, ruồi, muỗi,  đây là những con vật trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm cho con người như : tả, dịch hạch, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết,  Từ đó học sinh hiểu được nguyên nhân nào làm nguồn nước bị ô nhiểm. Qua bài học “ Nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm” trang 54 sách giáo khoa, học sinh thấy được khi nguồn nước bị bẩn thì dẫn đến nước bị ô nhiểm người xử dụng bị mắc bệnh ngoài da như : Ghẻ lở, hắc lào, lang ben, một số bệnh nặng hơn độc hại cho cơ thể có thể dẫn đến tử vong. Qua hai bài học trên, giáo dục cho các em cần chú ý không xả rác bừa bãi, không đổ rác xuống ao, hồ, sông, suối ; thường xuyên nhắc nhở các bạn trong tổ, trong lớp, cần phải bỏ rác vào giỏ đã quy định và mang đi đổ vào hố rác. Không phóng uế bừa bãi mà cần đi đúng nơi quy định ở trường học. Ở gia đình các em cần có ý kiến với ba, mẹ và những người xung quanh xóm chú ý hạn chế việc xử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt mầm ở ruộng lúa, vườn cây ; nếu có xử dụng thì phải gom vỏ chai, bao bọc của các loại thuốc đó về một nơi quy định để đào hố chôn hoặc xử lý đúng cách ; xác chết của động vật không nên bỏ ra trên mặt đất, trên đường đi gây mùi hôi. Nhà xí, chuồng nuôi gia súc phải đặt nơi cách xa nguồn nước sử dụng. Thực hiện được những việc làm trên không những làm sạch môi trường mà còn hạn chế được nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Ở lớp có tuyên dương những cá nhân, tổ thực hiện tốt việc làm này vào cuối tuần và có thể khen thưởng vào tuần cuối cùng của tháng.
	 - Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và kĩ năng sống thực tế qua các môn học có liên quan đến tự nhiên xã hội để học sinh thấy được lợi ích trồng cây xanh, trồng rừng, bảo vệ rừng, chăm sóc cây là biện pháp tích cực để nhằm tạo ra và giữ được bầu không khí trong lành cho môi trường. Thực hiện tốt hai khâu : “ Ba sạch” và “ Ba diệt”.
 b) Giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp :
	Mục tiêu của giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển kỹ năng hành động trong môi trường của học sinh. Từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm, thân thiện với tự nhiên.
 * Tổ chức các trò chơi : Trò chơi “ Người bạn của môi trường” giúp học sinh phân biệt được hoạt động bảo vệ môi trường và hoạt động phá hoại môi trường. Thấy được nguồn gốc của rác thải và thải rác ra môi trường sống.
	Bài tập 1: Tô màu vào ô trống trước các hành động. Hành động thân thiện với tự nhiên tô màu xanh, không thân thiện tô màu đỏ.
	 Tôi bỏ giấy kẹo vào thùng rác.
	 Tôi không thích mọi người hút thuốc.
 Tránh hôi thối tôi những con vật chết tôi đem ra sông vứt cho nước cuốn trôi đi,
	 Tôi thích trồng hoa trước sân nhà.
	 Tôi vứt rác trên hè phố.
	Bài tập 2: Xác định đâu là bạn, đâu là thù trong những hành động sau rồi ghi vào bảng :
Tôi thích đi bộ trong rừng.
Tôi thích xử dụng xe máy.
Tôi vứt rác bất cứ chỗ nào.
Tôi thích bẻ cành cây để chơi.
Tôi thích đi săn.
Tôi thích sự yên tĩnh.
Tôi thích nghe nhạc.
Tôi thích trồng cây.
Tôi thích chăm sóc cây.
Bạn
Thù
	Bài tập 3: Tập làm lãnh đạo :
	 Nếu như tôi là lãnh đạo tôi sẽ đưa ra những quyết định cụ thể để bảo vệ môi trường: 
	- Thu gom rác đổ đúng nơi quy định.
	- Không vứt rác bừa bãi.
	- Tham gia tổng vệ sinh đường làng, khối phố sạch đẹp.
	- Quét dọn, giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ.
	- Quét dọn nhà cửa, lớp học hàng ngày.
	- Ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
 * Thông qua “Trò chơi đóng vai”
 * Thông qua câu chuyện kể : Câu chuyện “ Người đi săn và con vượn” (Theo Lép-tônxtôi). Qua câu chuyện nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, giúp cho học sinh có ý thức đạo đức về bảo vệ môi trường, biết yêu quý và thân thiện với các con vật chung quanh.
 * Thông qua các bài hát về môi trường : Nhằm tạo hứng thú cho học sinh học tốt bộ môn Khoa học, cứ mỗi tháng cho các em nghe và tập một bài hát về chủ đề môi trường như : “ Thế giới chung bài ca màu xanh” (nhạc và lời của Phan Phước Liên) ; “ Lời cảnh báo xanh” (Nhạc và lời của Ngô Quốc Tính) ; “ Ước mơ môi trường trong xanh mãi” (Nhạc và lời của Trương Xuân Thọ). 
 c) Tổ chức thực hành :
	Học sinh được tham gia các hoạt động :
- Lao động dọn vệ sinh ở lớp, trường hàng ngày, hàng tuần.
	- Chăm sóc, bảo vệ công trình măng non của Chi đội mình “ Chăm sóc cây”.
	- Nhặt rác toàn bộ khu vực trường, lớp, khi lớp mình làm nhiệm vụ trực tuần.
	- Tham gia viết đoạn văn khoảng 200 từ nói về tấm gương tham gia bảo vệ môi trường.
- Thi vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường.
 .........
6. Kết quả nghiên cứu
	 Qua quá trình thực hiện với những biện pháp đã nêu, cho thấy học sinh đã 
có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vấn đề vệ sinh lớp học, vệ sinh thân thể, tình trạng sức khỏe của học sinh ở lớp đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Đến cuối năm học không có tình trạng vứt rác bừa bãi, các em biết trồng hoa, chăm sóc cây trồng, không bẻ cành cây, tự giác trong việc nhặt rác thường xuyên ở trong khu vực trường học, trên công trình măng non mà lớp phụ trách tạo nên môi trường “ xanh, sạch, đẹp”. Các em biết yêu thương con vật nuôi gần gũi trong gia đình; môi trường xung quanh nhà ở cũng sạch sẽ hơn nhiều so với đầu năm, qua thăm dò của giáo viên, phụ huynh. Học sinh không còn đi chân đất và hơn thê nữa cac em có được những kĩ năng cần thiết để phục vụ cho chính bản thân mình, kết quả học tập có nhiều tiến triển hơn.
7. Kết luận
	Thông qua bộ môn Khoa học, với những biện pháp đưa vào áp dụng, sáng kiến này đã có kết quả tốt hơn. Như vậy trong công tác giáo dục, vấn đề giảng dạy lý thuyết kết hợp với hướng dẫn thực hành thông qua việc làm cụ thể hằng ngày, tranh vẽ cổ động tuyên truyền áp dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của học sinh giúp các em nhớ lâu kiến thức. Từ thực tiễn cuộc sống đây là phương pháp giáo dục đem lại hiệu quả cao nhất.
8. Đề nghị
	Trong các năm học trước việc thực hiện đề tài “ Một số biện pháp Giáo dục kĩ năng sống và giáo dục môi trường cho học sinh lớp Bốn thông qua môn Khoa học” đối với lớp tôi đã đem lại kết quả đáng kể trong việc giáo dục kĩ năng sống bảo vệ môi trường.
	Đề nghị Liên đội của nhà trường kết hợp cùng với nhà trường có tổ chức cho Đội viên và học sinh các buổi sinh hoạt về chủ đề “Bảo vệ môi trường”, tạo cho các em hoàn thiện hơn về kĩ năng sống và cũng là tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. Có tuyên dương khen, thưởng cho cá nhân, tập thể làm tốt nhất công tác này trong mỗi học kỳ và cả năm học.
9. Phụ lục
	* Câu chuyện kể : 
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
	“Có một bác thợ săn rất giỏi. Con thú rừng nào không may gặp bác thì coi như tận số. Một hôm, bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con bên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ, vượn mẹ giật mình hết nhìn mũi tên lại nhìn người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp lồng ngực. Bác thợ săn đứng im chờ kết quả. Bỗng nhiên, vượn mẹ đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi hái lá to vắt sữa vào đặt bên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã gục. Bác thợ săn đứng lặng người. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đó, bác không bao giờ đi săn nữa”.
	(Theo Lép-Tônx tôi)
* Bài hát :
ƯỚC MƠ MÔI TRƯỜNG TRONG XANH MÃI
 Nhạc và lời : Lê Xuân Thọ
	Môi trường không đâu xa. Môi trường xung quanh ta. Một ngôi nhà thoáng mát. Đường phố rợp cây xanh. Môi trường xung quanh ta. Dòng sông xanh hiền hòa. Khu rừng xanh trùng điệp. Biển trời xanh bao la. Ta khát khao môi trường trong xanh ấy. Cho đất nước thân yêu mãi đẹp tươi. Vì thế giới, nhôi nhà chung để trái đất mãi màu xanh 
	Môi trường không đâu xa. Môi trường xung quanh ta. Một ngôi nhà thoáng mát. Đường phố rợp cây xanh. Môi trường xung quanh ta. Dòng sông xanh hiền hòa. Khu rừng xanh trùng điệp. Ta ước mơ môi trường trong xanh mãi. Trên trái đất mênh mông mãi đẹp tươi. Vừng trăng sáng, như tình yêu để trái đất ấm lời .ru.
10. Tài liệu tham khảo
	- Sách Khoa học lớp Bốn (sách học sinh).
	- Sách hướng dẫn giảng dạy Khoa học lớp Bốn.
	- Qua nghiên cứu về sách, báo nội dung về bảo vệ môi trường.
	- Công văn số 2165 GD ngày 27 tháng 6 năm 1995 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về vệ sinh trường học.
	- Văn bản quy định về nề nếp trong trường học của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản qua các năm.
 - Thực hành kĩ năng sống – Lớp 4 – Nhà xuất bản Việt Nam
 11. MỤC LỤC :
 1. Tên đề tài	trang 1
 2. Đặt vấn đề 	trang 1,2
 3. Cơ sở lý luận	trang 2
 4. Cơ sở thực tiễn	trang 2,3
 5. Nội dung nghiên cứu	trang 3
 5.1. Những việc cần thực hiện 	trang 3
 5.2. Các biện pháp thực hiện	trang 3, 4, 5, 6, 7
 8. Kết quả nghiên cứu	trang 7
 9. Kết luận	trang 7
 10. Đề nghị	trang 7,8
 11. Phần phụ lục	trang 9
 12. Tài liệu tham khảo	trang 10
 13. Mục lục	trang 11
 14. Phiếu đánh giá xếp loại	trang 12

File đính kèm:

  • dochong_4369.doc
Sáng Kiến Liên Quan