Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời về chuyên môn, luôn tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn quan tâm đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy.

Học sinh ngoan, có ý thức và có nề nếp trong sinh hoạt và học tập.

Có những học sinh học tới lớp 5 mà trong giao tiếp vẫn không nói được thành câu, sử dụng từ chưa phù hợp.

Ngắt nghỉ câu nói, xen ngang chuyện còn chưa đúng chỗ, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện.

Các em chưa có thói quen làm theo, nói lại câu nói chưa đúng, ở nhà nên việc học tập, sử dụng câu ở lớp không hiệu quả.

 

pptx16 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH BIỆN PHÁP  NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY 
Tên biện pháp: 
“Biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5”. 
 Họ và tên: Lê Văn Thích 
 Tiểu học 6 Khánh Bình Đông 
1. Lý do chọn biện pháp : 
Phân môn: Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ, giúp học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng T iếng Việt trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh. 
	Với nhận thức như vậy, muốn học sinh có phương pháp học để đạt được kết quả tốt môn Luyện từ và câu thì tôi thấy giáo viên cần phải có phương pháp dạy môn Tiếng Việt nói chung và Luyện từ và câu nói riêng sao cho hiệu quả và phát huy được khả năng học tập của học sinh. 
1. Lý do chọn biện pháp : 
2. Thực trạng : 
2.1. Thuận lợi: 
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời về chuyên môn, luôn tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ học hỏi, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn quan tâm đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy. 
Học sinh ngoan, có ý thức và có nề nếp trong sinh hoạt và học tập. 
2.2 . Khó khăn: 
Có những học sinh học tới lớp 5 mà trong giao tiếp vẫn không nói được thành câu, sử dụng từ chưa phù hợp. 
Ngắt nghỉ câu nói, xen ngang chuyện còn chưa đúng chỗ, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện. 
Các em chưa có thói quen làm theo, nói lại câu nói chưa đúng, ở nhà nên việc học tập, sử dụng câu ở lớp không hiệu quả. 
1. Lý do chọn biện pháp: 
 - Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên các em phải nghỉ học, vừa học trực tiếp, vừa học trực tuyến, chất lượng đường truyền không ổn định, các em phải học trên điện thoại của cha mẹ. GV và học sinh khó khăn trong việc tương tác bài học, việc KT học sinh còn khó khăn. 
 - Từ những khó khăn nêu trên, như vậy chất lượng giáo dục phân môn Luyện từ và câu còn thấp, nên việc đề ra các biện pháp rèn luyện cho học sinh là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ những thực trạng nói trên, tôi xin đưa ra những ý kiến của mình về “Biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5”, với hy vọng giúp học sinh có khả năng học tốt phân môn này. 
1. Lý do chọn biện pháp : 
a. Lập kế hoạch dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 
 Để xây dựng được kế hoạch, tôi đã dựa vào chương trình, nội dung, mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu kết hợp với chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học; đọc kĩ các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học. Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu môn học, đúng nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của lớp mình dạy. 
2. N ội dung biện pháp: 
	 b. Xây dựng mục tiêu cụ thể hóa thành những yêu cầu của từng bài học giúp học sinh sử dụng tốt các kĩ năng. 
	 * Nghe 
	- Nhận biết được thái độ, tình cảm, chủ đích của người nói trong khi giao tiếp. 
	- Nghe và nắm được nội dung và chủ đích của các bài viết về khoa học thường thức, về đạo đức, thẩm mĩ, về tình bạn,phù hợp với lứa tuổi; bước đầu nhận xét đánh giá được một số thông tin đã nghe. 
	- Nghe và nắm được đại ý, đề tài của các tác phẩm (hoặc trích đoạn) văn xuôi, thơ, kịch; bước đầu biết nhận xét về nhân vật và những chi tiết có giá trị nghệ thuật trong tác phẩm; nhớ và kể lại được nội dung tác phẩm. 
	- Ghi được ý chính của bài nghe. 
2. Nội dung biện pháp: 
* Nói : - Nói trong hội thoại 
	+ Biết dùng lời nói phù hợp với các quy tắc giao tiếp trong gia đình, trong nhà trường và ở nơi công cộng. 
	+ Biết giải thích rõ thêm về vấn đề đang trao đổi; biết tán thành hay bác bỏ một số ý kiến. 
	- Nói thành bài 
	+ Biết phát triển một chủ đề đơn giản trước lớp. 
	+ Biết giới thiệu về lịch sử, văn hóa, về các nhân vật tiêu biểu,của địa phương. 
	+ Thuật lại được một câu chuyện đã đọc hoặc một sự kiện đã biết; bước đầu có kĩ năng thay đổi ngôi kể. 
* Đọc : - Tốc độ tối thiểu khoảng 120 tiếng/phút. 
	- Đọc thành tiếng và đọc thầm: 
	+ Biết cách đọc phù hợp với các loại văn bản khác nhau (Nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí,); Biết đọc một màn kịch hoặc một vở kịch ngắn có giọng đọc phù hợp với nhân vật và tình huống kịch. 
	+ Biết đọc diễn cảm một bài thơ đã thuộc hoặc một đoạn văn đã học. 
	+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 4. 
	- Đọc hiểu: 
	+ Biết tìm đại ý, tóm tắt bài văn, chia đoạn, rút ra dàn ý của bài. 
	+ Nhận ra các mối quan hệ giữa các nhân vật, chi tiết và ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương. 
	+ Hiểu các kí hiệu, các dạng viết tắt, các số liệu trên sơ đồ, biểu đồ,... 
	- Kĩ năng phụ trợ: 
	+ Biết dùng từ điển. 
	+ Biết ghi chép các thông tin đã học. 
	+ Thuộc lòng một số bài văn vần và đoạn văn xuôi. 
* Viết : - Viết chính tả 
	+ Biết viết chính tả với tốc độ 90 chữ/ 15 phút, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định. 
	+ Biết lập sổ tay chính tả; hệ thống hóa các quy tắc chính tả đã học. 
	+ Biết viết tắt một số từ và cụm từ thông dụng. 
	+ Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả phương ngữ. 
	- Viết bài văn: 
	+ Chuyển đoạn nói sang đoạn viết và ngược lại. 
	+ Biết làm dàn ý và chuyển dàn ý thành bài. 
	+ Biết cách tả cảnh, tả người; kể một câu chuyện đã làm hoặc chứng kiến; viết đơn từ, biên bản. 
	+ Tự phát hiện và sửa được một số lỗi trong bài văn. 
	* Kiến thức tiếng Việt và văn học 
	- Về từ vựng: 
	+ Mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, một số thành ngữ. 
	+ Hiểu và bước đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa của từ (các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, chuyển nghĩa, đồng âm) vào việc hiểu các văn bản và thực hành nói, viết. 
	+ Biết vận dụng kiến thức đã học về các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói, viết. 
	- Về ngữ pháp: 
	+ Nắm được đặc điểm và bước đầu biết cách sử dụng đại từ, sử dụng quan hệ từ. 
	+ Nắm được cấu tạo của câu ghép và biết cách đặt câu ghép. 
	+ Hệ thống hóa kiến thức về câu và dấu câu đã học. 
	- Về văn bản: 
	+ Biết cách đặt đầu đề cho văn bản. 
	+ Biết cách liên kết các câu và đoạn văn trong văn bản. 
	- Về văn học: 
	+ Có hiểu biết về cách gieo vần. 
	+ Làm quen với một số trích đoạn kịch. 
c . Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh 
	Nội dung phối hợp: Để dạy học có hiệu quả giáo viên phải thường xuyên phối hợp với phụ huynh, để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của các em ở nhà; trao đổi trực tiếp với phụ huynh về những vấn đề cụ thể của các em, để cùng đưa ra biện pháp giúp các em học tốt phân môn Luyện từ và câu theo các nội dung đã nêu. 
3 . Kết quả và hiệu quả mang lại : 
- Nhờ có biện pháp giảng dạy phù hợp nên kết quả học tập của học sinh lớp 5A2 của tôi đạt được như sau: 
- Nhìn vào kết quả chất lượng đọc trong năm của lớp 5A2 so với lúc đầu năm khảo sát tôi thấy kết quả đã được nâng lên. Chứng tỏ việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy của tôi đã được nhà trường, đồng nghiệp ghi nhận và đạt chất lượng tốt. 
Thời điểm 
TSHS 
Biết dùng từ đạt câu 
Chưa biết dùng từ đặt câu và sử dụng câu 
Đầu năm 
25 
6 
19 
Cuối HKI 
25 
18 
7 
Cả năm 
25 
25 
0 
Đây là những hình ảnh về sự tiến bộ của các em học sinh được tôi ghi nhận lại 
4 . Kết luận : 
- Với biện pháp Biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5, cho học sinh mà tôi đã áp dụng và đạt được kết quả như đã nêu trên, tôi thấy rằng để đạt được hiệu quả giờ lên lớp, thì trước hết người giáo viên phải đọc đúng. Bản thân mỗi giáo viên phải tích cực khắc phục những hạn chế của mình, thường xuyên nghiêm cứu kỹ bài trước khi lên lớp, để hướng dẫn học sinh đọc tốt. 
	 Từ những kết quả trên cho thấy biện pháp đã mang lại hiệu quả rất tốt, có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học phân môn Luyện từ và câu, có thể vận dung được cho nhiều lớp khác nhau và sử dụng được lâu dài. 
4 . Kết luận : 
	 Trên đây là biện pháp của tôi về dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5 . 
	 Tôi rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp, của ban giám khảo cuộc thi. để biện pháp của tôi được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. 
5. Kết luận : 
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe! 
 Xin chân thành cảm ơn các đồng chí, ban giám khảo cuộc thi, đã chú ý lắng nghe! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_hoc_nham_nang_cao_chat_l.pptx
Sáng Kiến Liên Quan