Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

 Phần mở đầu là phần giúp người đọc hình dung diện mạo bản tổng kết kinh nghiệm. Lý do chọn đề tài là cơ sở xét đoán tính đúng đắn. Tính hợp lí của các biện pháp tác động vào đối tượng. Mục đích, phương pháp giới hạn vấn đề, kế hoạch nghiên cứu đều góp phần bộc lộ giá trị của công trình. Vì vậy phần mở đầu là phần hết sức quan trọng, cần lựa chọn thật kỹ càng, viết thật chắc chắn, lập luận thật sắc bén.

- Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu.

+ Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả.

- Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN (để làm gì)

- Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì? nghiên cứu thu được cái gì?

- Đối tượng nghiên cứu là gì? nằm ở đâu?

- Chọn phương pháp nghiên cứu?

- Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu. (trường, huyện, tỉnh)

- Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu (thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)

 

doc4 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5303 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN VIẾT SKKN
(Kèm theo văn bản số /SGDĐT-KT&QLCLGD, ngày /09/2013
về hướng dẫn công tác SKKN và NCKH từ năm học 2013-2014
 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc)
	SKKN được viết theo theo quy trình, cấu trúc của NCSP ứng dụng đã được tập huấn hoặc theo gợi ý dưới đây:
CẤU TRÚC MỘT BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phần I. Đặt vấn đề (hoặc mở đầu, tổng quan, một số vấn đề chung)
	Phần mở đầu là phần giúp người đọc hình dung diện mạo bản tổng kết kinh nghiệm. Lý do chọn đề tài là cơ sở xét đoán tính đúng đắn. Tính hợp lí của các biện pháp tác động vào đối tượng. Mục đích, phương pháp giới hạn vấn đề, kế hoạch nghiên cứu đều góp phần bộc lộ giá trị của công trình. Vì vậy phần mở đầu là phần hết sức quan trọng, cần lựa chọn thật kỹ càng, viết thật chắc chắn, lập luận thật sắc bén.
Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu. 
+ Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả.
Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN (để làm gì)
Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì? nghiên cứu thu được cái gì?
Đối tượng nghiên cứu là gì? nằm ở đâu?
Chọn phương pháp nghiên cứu?
Giới hạn về không gian của đối tượng nghiên cứu. (trường, huyện, tỉnh)
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu (thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)
Phần II. Nội dung
Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc các biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới ) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có chất lượng, hiệu quả cao hơn. Đây là phần trọng tâm của SKKN. 
Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới
Kết quả thực hiện (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh).
Phần III. Kết luận và kiến nghị
Những kết luận quan trọng nhất về nội dung, ý nghĩa khi thực hiện SKKN.
Các đề xuất và kiến nghị được đề xuất, rút ra từ SKKN
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI SKKN
Phát hiện vấn đề trong thực tế hoạt động giáo dục đào tạo
 Để lựa chọn chủ đề viết SKKN, cần tìm tòi, phát hiện điều bất cập giữa lý luận, yêu cầu cần đạt với thực tiễn công tác của mình về vấn đề nào đó thông qua việc tự đặt và trả lời câu hỏi: 
Vấn đề cần xem xét thuộc lĩnh vực nào hoạt động giáo dục?
Cần phải làm sáng tỏ vấn đề lý luận nào?
Vấn đề lý luận có liên hệ với thực tế như thế nào?
Những vấn đề cần giải quyết là gì?
Tìm giả thuyết khoa học cho vấn đề
Nghiên cứu văn bản, đối chiếu với kết quả diễn ra trong thực tế để giả định hướng giải quyết nhằm làm cho công việc phát triển tốt hơn trước.
Viết giả thuyết nghiên cứu.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tiễn
Điều tra, khảo sát, quan sát đánh giá thực trạng.
Áp dụng các biện pháp giả định trên đối tượng nghiên cứu.
Xử lý, đối chiếu, thống kê số liệu, phân tích, so sánh.để khẳng định kết quả thực nghiệm diễn ra tốt hơn trước.
Đúc rút tổng kết SKKN
Xác định tên SKKN. Tên SKKN phải viết gọn, rõ và đủ ý, phản ánh được bản chất và phạm vi vấn đề nghiên cứu; tránh việc xác định tên một cách chung chung.
Nêu kết luận rút ra được qua thực nghiệm thành nguyên tắc chung.
Nêu phạm vi có thể áp dụng SSKN
Những khuyến nghị với đồng nghiệp, với cơ quan quản lý cấp trên.
HÌNH THỨC VĂN BẢN SKKN
Bản SKKN được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng quy định: SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2 cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 16-17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 3pt, After 3pt. Số trang được đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa đề tài phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên cơ quan chủ quản; tên trường; tên SKKN/đề tài; thuộc môn (nhóm môn; lĩnh vực); tên tác giả; tổ bộ môn; mã; Họ tên người thực hiện; số điện thoại cơ quan hoặc cá nhân/emai; năm thực hiện. Số trang tối thiểu để chấm cấp tỉnh từ 20 trang trở lên. Đề mục phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ báo cáo.
Tên SKKN phải ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm SKKN đề cập, không dài quá 30 từ. 
Đặt tên tệp SKKN theo quy định sau: Môn hoặc lĩnh vực_lơp/nganhhoc_tentacgia_tendonvi.doc . Ví dụ: SKKN môn Vật lí 12 của Thầy A, trường THPT B sẽ đặt tên tệp: li_12_A_thptb.doc. Phân loại môn và lĩnh vực viết SKKN theo nội dung mà SKKN đề cập. 
Thứ tự tài liệu đóng trong báo cáo như sau:
+ Trang bìa (tham khảo mẫu dưới đây);
+ Trang bìa lót;
+ Mục lục;
+ Các chữ cái viết tắt (nếu có);
+ Nội dung của báo cáo gồm 3 phần như trên;
Lưu ý: Kết thúc SKKN có chữ ký của Tác giả và lời cam đoan theo mẫu sau: 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
........, ngày tháng năm 20.....
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
+ 01 trang giấy trắng A4 để tổ bộ môn, Hội đồng chấm nhận xét, đánh giá, xếp loại. 
+ Phiếu đăng ký viết SKKN của tác giả (Phụ lục 3).
+ Các phụ lục khác nếu có.
+ Tài liệu tham khảo.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: 
Tên sáng kiến kinh nghiệm:	
Môn/nhóm môn:	
Tổ bộ môn:	
Mã:	
Người thực hiện:	
Điện thoại	Email:
............ năm 20...

File đính kèm:

  • docMau_viet_SKKN_moi.doc
Sáng Kiến Liên Quan