Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

- Tiêu chí: Nội dung các hoạt động được lựa chọn phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, phù hợp với nhu cầu, sở thích và đáp ứng nguyện vọng chính đáng phát triển bản thân của học sinh.

 Hoạt động phải đảm bảo sao cho được nhiều học sinh tham gia nhất. Thay vì chỉ có 1 số học sinh tham gia trực tiếp, số học sinh còn lại cổ vũ, quan sát thì cần phải lựa chọn nội dung hoạt động sao cho đa số học sinh đều tham gia được.

 - Thời điểm: Mỗi thời điểm trong năm học sẽ phù hợp nhất với một chủ đề nhất định. Nếu là thời điểm bước vào năm học mới thì nội dung hoạt động phải hướng đến giáo dục truyền thống nhà trường, tiếp cận với các điều kiện về cơ sở vật chất, điều lệ, qui chế, nội quy, qui tắc ứng xử và các quy định khác liên quan của nhà trường, để học sinh hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của mình; tạo không khí vui tươi, phấn khởi khi bước vào năm học mới; tạo điều kiện cho học sinh khối 10 làm quen nhau, làm quen với môi trường học tập mới.

 Nếu là hoạt động đón tết, chào xuân thì nội dung phải hướng đến các giá trị văn hóa dân tộc để giáo dục cho học sinh biết trân quý gìn giữ bảo tồn văn hóa dân tộc.

 Nếu là hoạt động chào mừng Ngày thành lập Đoàn 26/3 thì nội dung phải hướng đến giáo dục lí tưởng cho thanh niên, các hoạt động sôi nổi, tạo sân chơi cho đoàn viên thanh niên thể hiện sức sáng tạo, nhiệt huyết của mình.

 Nếu là hoạt động cuối năm học thì nội dung phải hướng đến tri ân thày cô, mái trường, ca ngợi tình cảm trong sáng tuổi học trò .

* Xây dựng kế hoạch

 - Kế hoạch tổ chức mỗi hoạt động cần được xây dựng chi tiết, cụ thể, cần mô tả rõ từng hoạt động nhỏ trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể từng người.

 - Kế hoạch cần có sự bàn bạc kĩ lưỡng, thông qua BGH, hội đồng GVCN; thông báo trước hội đồng sư phạm nhà trường (dán bảng tin), thông báo tới học sinh để đảm bảo ai cũng nắm được nội dung và lịch tổ chức.

 - Khi xây dựng kế hoạch, luôn cần chú trọng đến đối tượng học sinh, đưa học sinh tham gia trực tiếp vào các khâu tổ chức, là thành phần BTC, đạo diễn chương trình văn nghệ, biên đạo múa, dàn dựng các vở kịch, chủ nhiệm các CLB, trưởng các tiểu ban .nhằm mục đích phát huy được năng lực học sinh, giúp các em chủ động hơn, hào hứng hơn, trách nhiệm với các hoạt động. Khi tham gia trực tiếp như vậy, các em phát triển được nhiều phẩm chất, năng lực vượt trội, thu được nhiều kinh nghiệm hơn so với các bạn khác (mẫu Kế hoạch hoạt động được minh họa ở phần Phụ lục)

* Tổ chức thực hiện

 - Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch, đúng thời gian đã định

 - Kiểm tra tiến độ, động viên khích lệ hs trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

 - Trong các hoạt động lớn nên tổ chức 1 vài cuộc thi, hội thi nhỏ theo lớp, theo liên chi để tăng tính cạnh tranh, tăng chất lượng các hoạt động.

* Tổng kết - rút kinh nghiệm

 Sau mỗi một hoạt động, luôn cần phải tổ chức họp thành phần tham gia tổ chức để cùng đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, rút kinh nghiệm cho các lần tổ chức sau. Qua những phân tích đánh giá đó, sẽ cho các em học sinh được rất nhiều kinh nghiệm và cái nhìn toàn diện hơn về việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tập thể.

 

docx48 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 môn thể thao mà còn là kĩ năng sinh tồn chống đuối nước, phong trào học bơi trong nhà trường đã phát triển rất mạnh. Tiến tới mục tiêu 100% học sinh nhà trường đều biết bơi.
+ Giải thi nhảy Flasmob “LVT step up” các liên chi đoàn được tổ chức nhân dịp kỉ niệm ngày 20/11; 26/3 đã mang lại một không khí vui tươi hứng khởi, say sưa tập luyện cho học sinh nhà trường. 
+ Giải chạy việt dã LVT 2018
+ Giải đấu giao hữu cầu lông giữa giáo viên và CMHS nhà trường được tổ chức vào dịp kỉ niệm 20/11 hằng năm.
+ Đặc biệt bắt đầu từ năm học 2017 - 2018, nhà trường đã triển khai cho tất cả các khối lớp tập dân vũ vào giờ ra chơi các ngày trong tuần. Hoạt động được duy trì suốt cả năm học, giúp các em học sinh có những giây phút thư giãn sau những giờ học căng thẳng, tăng cường vận động nâng cao sức khỏe cho học sinh. 
Các giải thi đấu đã tạo sân chơi lớn bổ ích và không khí thi đua sôi nổi trong rèn luyện thể dục thể thao cho các em học sinh nhà trường. 
Giải bóng đá “LVT cup” đã qua ba mùa giải thành công.
Giải bơi “Đường đua xanh” năm 2017, 2018
Giải chạy việt dã lần thứ nhất năm 2018
Hai mùa giải của thi nhảy flasmob LVT step up
Giải giao hữu bóng rổ với các trường bạn được tổ chức thường xuyên trong năm
Nhà sử học Dương Trung Quốc về dự Ngày hội sách của trường Lương Văn Tụy, tháng 11/2015; 
nói chuyện Lịch sử, giao lưu với giáo viên, học sinh nhà trường.
Giải nhất hạng mục ảnh nhóm trong cuộc thi “Ảnh đẹp ngày khai trường” năm 2018
Đánh giá kết quả đạt được về mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh
Nhóm đối tượng
Hoạt động tham gia
Biểu hiện năng lực được phát triển
Biểu hiện phẩm chất được phát triển
Biểu hiện sự phát triển của kĩ năng sống
Đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn, Chủ nhiệm các CLB
(khoảng 100 em) - đối tượng tham gia công tác tổ chức
- Bàn bạc xây dựng, định hướng nội dung, quy mô của hoạt động.
- Tìm hiểu năng lực, sở trường của các bạn trong lớp, trong liên chi để phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng, bạn nào tham gia tập luyện văn nghệ, bạn nào thi đấu bóng rổ, bạn nào tham gia bơi, bạn nào đai diện cho lớp thi chạy...
- Tham gia vào các khâu của công tác tổ chức: hậu cần, trọng tài, chuẩn bị sân bãi, điều kiện tập luyện, khai mạc, bế mạc, trao giải...
Năng lực thấu hiểu bản thân: biết điểm mạnh của mình để phát huy, điểm yếu của mình hạn chế, làm chủ được cảm xúc, thái độ, biết lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Năng lực tự khẳng định và bảo vệ chính kiến của mình.
Năng lực giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo (xác định được mục tiêu và phương thức tổ chức hoạt động, biết đánh giá hoạt động, biết đánh giá năng lực, sở trường của từng bạn, biết định hướng cho tập thể lớp theo tinh thần thống nhất chung toàn trường)
Năng lực tư duy độc lập: biết tư duy để có ý tưởng mới, linh hoạt điều chỉnh ý tưởng theo điều kiện và hoàn cảnh tổ chức, theo mục đích của hoạt động. 
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực thẩm mỹ: đối với những thành viên ban truyền thông có nhiệm vụ thiết kế các pano, khẩu hiệu, backdrop đều được phát triển năng lực thẩm mỹ, sử dụng công nghệ rất tốt qua những hoạt động này. 
Nhân ái: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn mình. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm với ý kiến đề xuất của mình. Có trách nhiệm với tập thể trong xây dựng kế hoạch hoạt động để cùng nhau thực hiện tốt nhất.
Tự trọng: Có ý thức giữ gìn danh dự của bản thân, nâng cao trách nhiệm của mình trước tập thể khi được các bạn tin tưởng bầu làm cán bộ lớp, cán bộ đoàn; Biết bảo vệ lớp mình. Liên chi mình; giữ gìn đoàn kết tập thể; Đề cao giá trị những người xung quanh, khích lệ, cổ vũ bạn mình tích cực tham gia để mình hoàn thành nhiệm vụ. 
- Có Kĩ năng tự nhận thức: Nhận thức được hoàn cảnh nào, nhu cầu, sở thích, điều kiện của các bạn cùng trang lứa để từ đó quyết định lựa chọn nội dung hoạt động đúng đắn, phù hợp.
- Có kĩ năng giao tiếp: Biết cách bày tỏ ý kiến, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn của mình, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi có bất đồng quan điểm.
- Kĩ năng kiên định: Kiên định với mục đích đã đề ra của từng hoạt động. Biết dung hòa giữa nhu cầu mong muốn của mình với nhu cầu mong muốn của bạn bè.
- Kĩ năng đưa ra quyết định: Khi cùng bàn bạc để tìm kiếm ý tưởng mới cho một hoạt động, luôn có rất nhiều ý kiến của các bạn khác nhau. Cán bộ cốt cán luôn là người phải biết quyết định lựa chọn phương án tổi ưu nhất để thực hiện.
- Kĩ năng hợp tác: Tất cả những thành viên trong BTC đều phải có tinh thần hợp tác cao trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệm vụ. Ban truyền thông phải hợp tác với Ban nội dung, Ban tổ chức để biết được ý tưởng các hoạt động...
Học sinh toàn trường - đối tượng trực tiếp tham gia và cổ vũ các hoạt động
Trực tiếp tham gia tập luyện, thi đấu hoặc cổ vũ các bạn thi đấu (thi đấu cầu lông, bóng rổ, đá bóng thi bơi, chạy việt dã, thi đấu kéo co...) 
Tham gia tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn nghệ múa, hát, nhảy...cổ vũ cho các tiết mục dự thi của liên chi, của lớp, của trường mình.
- Năng lực thấu hiểu bản thân: hiểu và dám thể hiện sở trường, năng khiếu, sở thích của mình (tự giác, hăng hái đăng kí tham gia các nội dung (bóng rổ, bóng đá, chạy việt dã, bơi lội, chơi cầu, nhảy, múa, hát, kéo co, chụp ảnh, viết bài đăng web, đạo diễn, biên đạo, hậu cần lo nước uống, đồ ăn cho các bạn)
- Năng lực tự kiểm soát hành vi, thái độ của mình trước tập thể, tự học hỏi để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trong quá trình tham gia các công việc, các hoạt động, học sinh sẽ buộc phải giao tiếp với bạn bè mình, không chỉ là những bạn bè thân thiết hằng ngày mà còn phải giao tiếp, hợp tác với các anh chị khóa trên, các em lớp dưới (hoạt động theo liên chi), chia sẻ kinh nghiệm, cổ vũ mọi người thi đấu, biểu diễn.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng động và sáng tạo: Trong các cuộc thi theo liên chi (thi văn nghệ, thi TDTT, thi diễn kịch) tất cả các liên chi đều muốn tiết mục của mình là độc đáo nhất, là hay nhất, do đó các em đều phát huy được khả năng sáng tạo, năng động của mình để đạt được mục tiêu đó. Đó là cơ hội để phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, dám khẳng định mình của học sinh. 
- Năng lực thể chất: Đánh giá được thể chất và sức khỏe của mình, biết lựa chọn các môn thể thao phù hợp với năng khiếu, sức khỏe của mình để tập luyện và tham gia thi đấu (cầu lông, bóng rổ, nhảy dây, kéo co, nhảy flasmob, múa, nhảy hiện đại, thể dục dụng cụ, đá bóng, bơi lội); Tích cực tập luyện và thi đấu các môn TDTT, trò chơi vận động để nâng cao sức khỏe, kĩ năng vận động của cơ thể. Đánh giá được tác dụng của TDTT đối với sức khỏe. 
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, tôn trọng sự khác biệt, thậm chí là tôn trọng cả những điều không phải là sở trường của bạn mình (hát không hay, múa không đẹp, thi đấu không đạt giải); Có ý thức giao lưu, học hỏi; Biết động viên, khích lệ bạn bè mình để tất cả các bạn dù không có năng khiếu tài năng cũng đều tự tin sẵn sàng tham gia các hoạt động
- Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm của bản thân. Tuyên truyền vận động các bạn trong lớp, trong liên chi tham gia các hoạt động. 
Thể hiện trách nhiệm với nhà trường và tập thể trong việc đôn đốc các bạn thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, kế hoạch các hoạt động.
- Trung thực: trung thực trong thi đấu TDTT luôn là phẩm chất quan trọng nhất đối với các vận động viên. 
- Kỉ luật với bản thân và với tập thể: Có ý thức tự định hướng bản thân thực hiện nghiêm túc kế hoạch nhà trường đề ra; tự giác thực hiện các quy định chung (qua hoạt động Ngày truyền thống)
- Chăm chỉ: Chăm chỉ, kiên nhẫn tập luyện để rèn luyện sức khỏe, thi đấu đạt giải.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin khi thi đấu hoặc đứng trên sân khấu biểu diễn, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với tập thể để đạt được kết quả cao nhất.
- Kĩ năng hợp tác: Qua các nhiệm vụ được phân công, các em biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm, trong liên chi của mình. Biểu hiện là các em biết:
– Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công, biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.
 – Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu. 
- Có kĩ năng ứng phó với căng thẳng, xung đột, mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.. với bạn bè trong quá trình thi đấu, biểu diễn.
- Kĩ năng nhận thức: nhận thức được thành - bại do nhiều yếu tố để thể hiện sự cảm thông với đồng đội, bạn diễn khi không đạt được kết quả như mong muốn.
- Kỹ năng giao tiếp: Biết bày tỏ ý kiến, ý tưởng, nguyện vọng của mình, biết tôn trọng ý kiến, mong muốn của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. 
Lĩnh vực hoạt động giáo dục pháp luật, nâng cao kĩ năng thoát hiểm, thoát nạn, phòng chống cháy nổ.
2.4.1. Nội dung các hoạt động
* Thời gian tổ chức: hằng năm. Đã tổ chức nhiều năm liên tiếp.
* Nội dung: Nhà trường phối hợp với các cơ quan chức năng như Phòng CSGT, phòng cảnh sát PCCC - Công an tỉnh Ninh Bình, các đơn vị tài trợ tổ chức các chương trình tuyên truyền giáo dục pháp luật, luật giao thông đường bộ, hướng dẫn thực hành kĩ năng lái xe an toàn, tăng cường ý thức cho các em học xinh thực hiện nghiêm chỉnh Luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, các phương án cứu hỏa, cứu nạn. Tổ chức cho học sinh tham gia diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ngay tại trường và nhiều hoạt động giáo dục pháp luật khác. 
Các chương trình trên được tổ chức đều đặn hằng năm đã mang lại cho các em học sinh nhiều kiến thức thực tế bổ ích, nâng cao hiểu biết về Pháp luật, từ đó nâng cao ý thức thực hiện an toàn giao thông.
Đánh giá kết quả đạt được về mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh
Nhóm đối tượng
Hoạt động tham gia
Biểu hiện năng lực được phát triển
Biểu hiện phẩm chất được phát triển
Biểu hiện sự phát triển của kĩ năng sống
Học sinh toàn trường - đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động 
Nghe thuyết giảng, nghe hướng dẫn về luật giao thông, phòng cháy chữa cháy...
Tham gia diễn tập, thực hành các phương án chữa cháy, thoát nạn, lái xe an toàn...
- Năng lực thấu hiểu bản thân: tự kiểm soát hành vi, thái độ của mình, tự học hỏi để rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc chấp hành pháp luật, phòng chống cháy nổ, đuối nước...
- Năng lực hợp tác: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành pháp luật, lái xe an toàn...từ đó nâng cao được ý thức hợp tác với người xung quanh, với lực lượng công an, an ninh...
Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, biết giữ gìn tính mạng sức khỏe và đảm bảo an toàn cho mình và người khác. Có ý thức chấp hành luật pháp, ATGT, phòng chống cháy nổ...
Có trách nhiệm tuyên truyền nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện nghiêm túc pháp luật, ATGT ...
- Kỉ luật với bản thân: Có ý thức tự định hướng bản thân thực hiện nghiêm túc; tự giác lái xe an toàn, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, đảm bảo vệ sinh môi trường, khô xả rác bừa bãi... 
- Kĩ năng lắng nghe tích cực: Biết chăm chú lắng nghe để hoàn thiện hiểu biết pháp luật, để tự lấy kiến thức phục vụ cho sự an toàn của chính bản thân mình. 
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin khi tham gia diễn tập, tự tin trả lời câu hỏi giao lưu trong chương trình học, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể.
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình phải sống và làm việc đúng pháp luật, đi đường phải tuân thủ luật lệ ATGT, đảm bảo an toàn, tính mạng cho mình, cho bố mẹ mình. 
Học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
2.5.1. Nội dung hoạt động
Trong những năm qua, Đảng ủy Nhà trường đã quán triệt, chỉ đạo 100% cán bộ, đảng viên, giáo viên và học sinh trong toàn trường tích cực Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học sinh được tham gia dưới nhiều hình thức, tham dự hội thi “Kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Tỉnh đoàn tổ chức; tham gia các buổi sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần, nghe kể chuyện về Bác.
Nội dung sinh hoạt chính trị dưới nghi thức chào cờ đầu tuần của nhà trường quy định mỗi tháng một chuyên đề dưới hình thức sân khấu hóa bằng những tiết mục phong phú, sinh động, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao do chính các thầy, cô giáo trong tổ chuyên môn và các em học sinh của liên chi thuộc tổ chuyên môn đó dàn dựng, tập luyện và thể hiện. Nội dung sinh hoạt của mỗi tháng được lựa chọn theo hướng dẫn của Thành ủy Ninh Bình, gắn với những ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn trong năm.
Năm học 2018- 2019 đã thực hiện được 6 chuyên đề ‘Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cụ thể là: Tháng 10 do tổ Sử Địa thực hiện; tháng 11 - tổ Ngữ văn thực hiện; tháng 12 tổ Vật lí thực hiện với chủ đề ‘Bác Hồ với quân đội Nhân dân Việt Nam” kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; chủ đề tháng 3- tháng thanh niên ‘Bác Hồ với thanh niên Việt Nam” do tổ Hóa Sinh thực hiện; chủ đề tháng 4‘Bác Hồ với quê hương Việt Nam”do tổ Toán Tin thực hiện. Tháng 5 do tổ Ngoại ngữ thực hiện với chủ đề ‘Hành trình theo chân Bác” kỉ niệm 119 ngày sinh nhật Bác. 
Chuyên đề tháng 10 do tổ Sử Địa thực hiện
Chuyên đề tháng 11 do tổ Ngữ Văn thực hiện
Chuyên đề tháng 3 do thày cô và các em bộ môn Hóa - Sinh thực hiện
Chuyên đề tháng 4 do tổ Toán Tin thực hiện
Chủ đề ‘Bác Hồ với quân đội Nhân dân Việt Nam” do tổ bộ môn Vật lí thực hiện tháng 12/2018.
Chuyên đề tháng 5 do tổ bộ môn Ngoại ngữ thực hiện
Đánh giá kết quả đạt được về mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh
Nhóm đối tượng
Hoạt động tham gia
Biểu hiện năng lực được phát triển
Biểu hiện phẩm chất được phát triển
Biểu hiện sự phát triển của kĩ năng sống
1. Đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn, Chủ nhiệm các CLB
- đối tượng tham gia công tác tổ chức.
2. Học sinh toàn trường - đối tượng trực tiếp thực hiện chuyên đề hoặc dự xem.
- Bàn bạc xây dựng nội dung các chủ đề.
- Tìm hiểu năng lực, sở trường của các bạn trong lớp, trong liên chi để phân công nhiệm vụ cho từng bạn: tham gia diễn kịch, đọc thơ, hát, múa MC chương trình, chuẩn bị đạo cụ, phục trang diễn, hóa trang, hậu cần nước uống tập luyện...
- Tham gia vào các khâu của công tác tổ chức: đạo diễn chương trình, viết kịch bản lời dẫn, loa máy, ánh sáng...
- Trực tiếp tham gia tập luyện, biểu diễn biểu diễn các tiết mục văn nghệ múa, hát, đọc thơ, diễn kịch..., thực hiện chương trình hoặc cổ vũ các bạn hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực thấu hiểu bản thân: biết điểm mạnh của mình để phát huy (năng khiếu hát, nhảy, múa, đọc thơ, dẫn chương trình...), điểm yếu của mình hạn chế, làm chủ được cảm xúc, thái độ trong khi làm việc tập thể, biết lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Năng lực tự khẳng định và bảo vệ chính kiến của mình. Khi cùng đề xuất ý tưởng, tham gia bàn bạc lên chương trình cùng các bạn trong nhóm hay trong liên chi, biết bảo vệ ý tưởng, chính kiến của mình khi thấy nó có ích cho tập thể.
Năng lực giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo xác định được mục tiêu và phương thức tổ chức hoạt động, biết đánh giá hoạt động, biết đánh giá năng lực, sở trường của từng bạn để giao nhiệm vụ; Biết thuyết phục, biết định hướng cho tập thể nhóm, lớp, liên chi thống nhất đoàn kết thực hiện thành công chuyên đề.
Năng lực tư duy độc lập: biết tư duy để có ý tưởng mới, linh hoạt điều chỉnh ý tưởng theo điều kiện và hoàn cảnh tổ chức, theo mục đích của hoạt động. 
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng động và sáng tạo: Mỗi liên chi được giao thực hiện 1 chuyên đề nên tất cả các liên chi đều muốn chương trình của mình là độc đáo nhất, là hay nhất, khác với các chương trình đã diễn trước đó, nên các em đều cố gắng để tư duy để có ý tưởng mới, làm phong phú nội dung, do đó phát phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, dám khẳng định mình của học sinh. 
Năng lực thẩm mỹ: đối với những thành viên ban truyền thông có nhiệm vụ thiết kế các pano, khẩu hiệu, backdrop đều được phát triển năng lực thẩm mỹ, sử dụng công nghệ rất tốt qua những hoạt động này. 
Yêu nước: Cả người thực hiện chương trình và cả người dự xem chương trình đều cảm nhận được lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong mỗi người. Đều thấy tự hào, quý trọng giá trị của Độc lập - Tự do; đều thấy biết ơn công lao to lớn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, của các chiến sĩ, những người đã chiến đấu, ho sinh vì độc lập của Tổ Quốc để các em có được tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.
Từ đó hình thành ý thức và hành động nhằm xây dựng và bảo vệ sự thiêng liêng, vẹn toàn lãnh thổ của đất nước. Có trách nhiệm và hành động lan tỏa lòng yêu nước tới những người xung quanh.
Nhân ái: Qua những câu chuyện cảm động về Bác Hồ, các em sẽ thấy đồng cảm, thấu hiểu và yêu thương con người hơn. Từ đó sẽ hình thành nên ý thức, tư tưởng tích cực, lan tỏa những giá trị nhân văn tới cộng đồng.
Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn mình. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Trách nhiệm: Qua các chuyên đề học tập Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các em học sinh sẽ thấy cần phải có trách nhiệm hơn với bản thân (tích cực học tập, rèn luyện, hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn và sức khỏe); có trách nhiệm hơn với xã hội, với Tổ Quốc.
Tự trọng: Có ý thức giữ gìn danh dự của bản thân, nâng cao trách nhiệm của mình trước tập thể khi được các bạn tin tưởng bầu làm cán bộ lớp, cán bộ đoàn; Biết bảo vệ lớp mình. Liên chi mình; giữ gìn đoàn kết tập thể.
- Có Kĩ năng tự nhận thức: HS nhận thức được mình đang được sống trong điều kiện, hoàn cảnh nào (trong thời hòa bình, độc lập, tự do, phát triển) để từ đó biết tri ân, quý trọng lịch sử, biết ơn Bác Hồ vĩ đại, biết ơn sự hi sinh của cha ông ta...
- Có kĩ năng giao tiếp: Biết cách bày tỏ ý kiến, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn của mình, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi có bất đồng quan điểm.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực: Biết tập trung lắng nghe trình bày của người khác (thể hiện ở sự tập trung, chăm chú, cổ vũ nhiệt tình, tham gia tích cực các phần trả lời câu hỏi đố vui, giao lưu của chương trình); Trong khi tập luyện, biết lắng nghe ý kiến góp ý của bạn bè, tôn trọng ý kiến người khác...
- Kĩ năng đưa ra quyết định: Khi cùng bàn bạc để tìm kiếm ý tưởng mới cho một hoạt động, luôn có rất nhiều ý kiến của các bạn khác nhau. Cán bộ cốt cán luôn là người phải biết quyết định lựa chọn phương án tổi ưu nhất để thực hiện.
- Kĩ năng hợp tác: Tất cả những thành viên trong BTC đều phải có tinh thần hợp tác cao trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệm vụ. Ban truyền thông phải hợp tác với Ban nội dung, Ban tổ chức để biết được ý tưởng các hoạt động...
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Biết tham vấn ý kiến thày cô giáo về nội dung, kịch bản chương trình, biết xin nhà trường hỗ trợ thuê loa máy, biết xin phụ huynh ủng hộ hỗ trợ kinh phí thuê trang phục, đạo cụ, liên hoan...
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin biểu diễn, thể hiện trên sân khấu thành công các nội dung chuyên đề. Tự tin giao tiếp với bạn bè, thày cô giáo trong quá trình thực hiện công việc...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống - tác giả Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chương trình giáo dục tổng thể - Bộ Giáo dục và đào tạo - 2017
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống - tác giả Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phương pháp giáo dục giá trị, kĩ năng sống - giúp bạn gặt hái thành công - Nguyễn Công Khanh (Chủ biên)
Đắc nhân tâm - Dele Carnegie
Rèn luyện phẩm chất cho học sinh (Trọn bộ 5 quyển - 5 chủ đề) - của TS Vũ Đình Bảng (chủ biên) - NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.
Luật Giáo dục (2005)
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo.
Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của Bộ Giáo dục và đào tạo.

File đính kèm:

  • docxPhụ lục 2.docx
  • docxBìa.docx
  • docxĐơn yêu cầu công nhận SK.docx
  • docxPhụ lục 1.docx
  • docxPhụ lục 3.docx
Sáng Kiến Liên Quan