Đề tài Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học

I. Lý do chọn đề tài

Đất nước ta ngày nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo

ra vị thế của đất nước trên trường quốc tế, giữ vững an ninh chủ quyền quốc gia.

Với đà phát triển “Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nước

nhà và của toàn dân”. Để đáp ứng yêu cầu đó, phải phát huy truyền thống không

ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo

dục. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Hơn

thế nữa nhận thức của học sinh mỗi ngày một cao hơn, nhu cầu học tập của trẻ lớn

hơn. Không còn chờ gì nữa, mỗi giáo viên phải thay đổi lề lối làm việc, tác phong

sư phạm và cao hơn là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự sáng tạo

trong nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu đó “Thầy không thể hình thành ở học

sinh những kỹ năng gì mà thầy không có. Thầy không thể gặt hái được gì khi mà

thầy không có khả năng gieo trồng”.

Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 đó là: Đổi mới mạnh mẽ công tác

quản lí chỉ đạo, tích cực bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đề cao

trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí, đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Để hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ năm học đòi hỏi phải có một đội ngũ nhà giáo đáp ứng được nhu cầu học

tập của học sinh và thực hiện được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Vì

vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ quan

trọng, cần thiết đóng góp cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Việc

thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường Tiểu học Thị trấn Than

Uyên tôi nhận thấy cũng rất thiết thực

pdf19 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 6259 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có biện pháp tổ chức theo hướng đa dạng hóa các hình thức kiểm tra: 
 Kiểm tra dự giờ báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra dự giờ theo chuyên 
đề. Việc kiểm tra dự giờ theo các bước sau: 
 Bước 1: Kiểm tra khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên. 
 Bước 2: Dự giờ. 
 Bước 3: Kiểm tra nhận thức của học sinh sau dự giờ ( khảo sát). 
2.2.1. Kiểm tra khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên (dùng cho tất cả các 
nhóm giáo viên). 
 Ban giám hiệu xác định nhóm giáo viên nào cần kiểm tra, xây dựng 
được kế hoạch kiểm tra. kiểm tra ai, vào thời gian nào, xác định mục đích kiểm tra 
là để giáo viên có ý thức trong việc chuẩn bị bài lên lớp. 
 Việc kiểm tra tiến hành trao đổi với giáo viên đó về giảng dạy, hồ sơ, chất 
lượng nội dung bài dạy. 
 So sánh, đánh giá ý thức năng lực của giáo viên đó. 
 Động viên nhắc nhở kịp thời.Toàn bộ khâu kiểm tra việc chuẩn bị lên lớp 
của giáo viên theo một quy trình sau: 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 11 - 
2.2.2 Dự giờ lên lớp (dùng cho tất cả các nhóm giáo viên) 
 Dự giờ lên lớp có kết quả tốt giúp giáo viên nhận biết khả năng của mình, 
mặt mạnh, mặt yếu khắc phục. Được tiến hành theo một quy trình sau: 
 Yêu cầu dự giờ: Ban Giám hiệu tự đặt ra yêu cầu cho mình dự giờ ai? 
nhóm nào? phương pháp dự giờ cần bồi dưỡng ra sao? Đối với nhóm chưa có 
phương pháp rèn học sinh yếu kém, hoặc khâu tổ chức lớp, theo những tiêu chí 
xác định cho từng nhóm. 
 Chuẩn bị dự giờ: Dự kiến những người tham gia dự giờ. 
 Dự giờ: Toàn bộ những người dự phải ghi chép cụ thể chi tiết tiến trình bài 
giảng, ghi luôn nhận xét, ghi chép các hoạt động của thầy, trò, ghi các tình huống 
trong tiết dạy. 
 Phân tích so sánh: Căn cứ vào nội dung truyền thụ kiến thức bài dạy để phân tích 
bài giảng theo tiêu chí xác định của nhóm, từ đó so sánh với yêu cầu của giáo viên đã đề 
ra để đánh giá thể hiện trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ của giáo viên. 
 KiÓm tra 
 So s¸nh, 
 ®¸nh gi¸ 
Xác định yêu 
cầu kiểm tra 
 Båi d­ìng 
h­íng dÉn 
Nªu yªu cÇu 
kiÓm tra l¹i 
 §éng viªn 
Yªu cÇu 
dù giê 
ChuÈn bÞ 
dù giê 
Dù giê Ph©n tÝch 
so s¸nh 
Yªu cÇu 
kiÓm tra l¹i 
§¸nh gi¸ 
Båi d­ìng 
h­íng dÉn 
KiÕn nghÞ 
§éng viªn, 
nhắc nhở 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 12 - 
 Đánh giá: Theo bảng tiêu chí 10 điểm. 
 Bồi dưỡng: Phải hướng dẫn trọng tâm, trọng điểm, cụ thể phải làm mẫu để 
giáo viên học tập, thực hành. 
 Kiến nghị: Tùy theo đối tượng giáo viên. Ban giám hiệu đưa ra kiến nghị 
phù hợp, vừa sức về kiến thức và phương pháp để họ rèn luyện và phấn đấu. 
 Yêu cầu kiểm tra lại: Hẹn thời gian kiểm tra lại (nếu cần). Toàn bộ hờ sơ 
kiểm tra được lưu trữ để đối chiếu các lần kiểm tra để có yêu cầu xác thực hơn, 
giúp cho kế hoạch dự giờ tiếp theo. Thiết nghĩ đây là biện pháp thường dùng và 
rất có hiệu quả nếu như làm tốt. 
2.2.3 Kiểm tra nhận thức của học sinh sau giờ dự 
 Căn cứ vào nội dung bài dạy để đưa ra những câu hỏi, bài tập cho phù hợp 
với đối tượng học sinh (thời gian từ 5 - 10 phút, giáo viên dự giờ chấm bài và phân 
loại kết quả: giỏi, khá, trung bình, yếu). 
2.3. Giải pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua lực lượng nòng cốt chuyên môn 
(Dùng cho nhóm giáo viên có kiến thức và phương pháp) 
 Bồi dưỡng giáo viên thông qua lực lượng nòng cốt; giải pháp này tiến hành 
theo một quy trình sau: 
Xác định lực lượng nòng cốt: Đánh giá chính xác những giáo viên có chuyên 
môn vững qua dự giờ, qua công tác chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao để 
xác định những giáo viên có năng lực, uy tín có thể làm gương tốt, có khả năng dự 
giờ, bồi dưỡng giáo viên. 
 Giao trách nhiệm: Ban giám hiệu giao trách nhiệm mỗi giáo viên giỏi giúp 
đỡ 1 đồng chí giáo viên (trong cùng khối) dạy mẫu, dự giờ, rút kinh nghiệm về 
kiến thức và phương pháp. Có thể giao một số quyền cho lực lượng đi kiểm tra ví 
dụ: quyền được kiểm tra, đánh giá hồ sơ, giáo án, quyền dự giờ bất cứ lúc nào, 
quyền xếp loại giờ dạy, nhưng “quyền” này cần được thực hiện khéo léo, có tính 
thuyết phục cao. 
 Tiến hành bồi dưỡng: Lực lượng kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể để báo 
cáo với Ban giám hiệu về nội dung và thời gian bồi dưỡng tiến hành bồi dưỡng, dự 
Xác định 
lực lượng 
nòng cốt 
Giao 
tr¸ch nhiÖm 
Båi d­ìng 
B¸o c¸o kÕt 
qu¶ 
Xö lý 
kÕt qu¶ 
KiÓm nghiÖm 
kÕt qu¶ 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 13 - 
giờ, kiểm tra hồ sơ, giáo án. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ, bồi dưỡng theo nội 
dung đã định, rút kinh nghiệm dạy mẫu có hướng dẫn cụ thể những thiếu sót để bổ 
sung kịp thời, có đánh giá rút kinh nghiệm và động viên khen ngợi kịp thời. 
 Báo cáo kết quả: Sau thời gian (2 tháng, 1 học kỳ) báo cáo kết quả rèn luyện 
của giáo viên bằng văn bản đánh giá sự tiến bộ của giáo viên đó, chỉ rõ những mặt 
mạnh, những mặt còn tồn tại tiếp tục bồi dưỡng, có đánh giá xếp loại theo tiêu chí. 
 Kiểm nghiệm kết quả: Nhà trường tiến hành dự giờ, kiểm tra các hoạt động 
của giáo viên được bồi dưỡng, rút ra kết luận đối chiếu với giáo viên đã kiểm tra. 
Xử lý kết quả: từ việc kiểm nghiệm kết quả đối chiếu so sánh với kết quả 
trước khi bồi dưỡng, rút ra kết luận đối chiếu so sánh với kết quả trước khi bồi 
dưỡng, đưa ra nhận xét, phân tích rút kinh nghiệm về cách bồi dưỡng, bàn bạc để 
đưa ra những biện pháp tiếp theo cho phù hợp trong việc bồi dưỡng. Người quản lý 
coi đây là khâu quan trọng trong chức năng, quản lý. 
 Giao trách nhiệm: có kết quả trong tay, nắm được sự chuyển biến. Ban giám 
hiệu giao nhiệm vụ tiếp theo cho lực lượng kiểm tra. Tôi thấy rằng đây là phương 
pháp “ Giáo viên với giáo viên” là phù hợp. Phương pháp này vẫn phải có sự chỉ 
đạo khéo léo của lãnh đạo nhà trường. 
2.4. Giải pháp 4: Phát huy khả năng tự bồi dưỡng (dùng cho tất cả các nhóm 
giáo viên) 
 Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng của giáo viên dù mạng lưới kiểm tra có sát 
sao đến đâu cũng không thể theo dõi mọi hoạt động của giáo viên. Giáo viên tự giác 
thực hiện nhiệm vụ, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của mình, tự suy nghĩ tìm tòi 
biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế là giải pháp quan trọng. Song muốn làm 
tốt thì lãnh đạo phải có định hướng, có sự tác động theo một quy trình sau: 
 Tự đánh giá: Bản thân giáo viên tự đánh giá, nhận xét về mình qua năng lực 
chuyên môn hàng ngày chính xác rõ ràng. 
 Xác định mặt yếu cần bồi dưỡng: Khi giáo viên tự đánh giá được mình, ban 
giám hiệu giúp giáo viên xác định rõ mặt yếu cần phải bồi dưỡng ví dụ: Nếu yếu 
X¸c ®Þnh mÆt 
yÕu cÇn båi 
d­ìng 
Tù kiÓm tra ®èi 
chiÕu ghi l¹i 
kÕt qu¶ 
B¸o c¸o kÕt 
qu¶ ghi l¹i 
kiÓm nghiÖm 
Tự đánh giá 
Tù båi d­ìng 
tiÕp 
Lªn kÕ ho¹ch 
tù båi d­ìng 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 14 - 
về phương pháp rèn học sinh yếu môn Tiếng Việt thì tập trung vào bồi dưỡng 
phương pháp đó. 
 Lên kế hoạch tự bồi dưỡng: Khi đã xác định được nội dung bồi dưỡng, Ban 
Giám hiệu có định hướng cho giáo viên tự lên kế hoạch, tự bồi dưỡng mình theo nội 
dung đã xác định cần bồi dưỡng. Mỗi giáo viên phải có một sổ ghi chép các nội dung 
đã bồi dưỡng, hàng tháng Ban Giám hiệu có kiểm tra công tác tự bồi dưỡng của từng 
giáo viên. 
 Tự kiểm tra đối chiếu, ghi lại kết quả: Sau mỗi thời gian thực hiện giáo viên ghi 
lại những biện pháp đã làm, những thành công và thất bại, ghi lại những kết quả đã 
làm được. Đối chiếu, so sánh với những kết quả ban đầu việc kiểm nghiệm có thể tự 
mời đồng nghiệp đến dự giờ để bản thân tự kiểm nghiệm kết quả. 
 Báo cáo kết quả ghi lại kinh nghiệm: giáo viên tiến hành báo cáo kết quả 
trước nhóm, tổ, Ban Giám hiệu. Tự rút kinh nghiệm được viết thành sáng kiến kinh 
nghiệm để mọi người cùng học tập. 
 Tự bồi dưỡng tiếp: Mỗi lần bồi dưỡng có kết quả, ghi lại những kinh nghiệm 
quý, từ đó đề ra cho mình biện pháp bồi dưỡng tiếp. Tự phấn đấu để trở thành 
những giáo viên có chuyên môn vững cả về phương pháp và kiến thức, tổ chức 
hoạt động của lớp. 
Động viên, khuyến khích giáo viên nên tích cực thực hiện ứng dụng công 
nghệ thông tin vào soạn giảng, tìm hiểu một số nội dung, phương pháp giảng dạy 
trên mạng, tự nghiên cứu, chắt lọc, đúc rút thành bài học phù hợp với thực tế giảng 
dạy cho bản thân. 
 Tóm lại: Trong công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chất lượng của 
giáo viên trước hết cần người giáo viên phải có tinh thần tự giác để thúc đẩy và tự 
kiểm tra có hiệu quả. Giáo viên cần phải có đăng ký nội dung bồi dưỡng cụ thể, 
tăng cường công tác dự giờ học hỏi, tham khảo đầy đủ các tài liệu, tự giao lưu với 
các giáo viên trường khác để học hỏi kinh nghiệm. 
2.5. Giải pháp 5: Bồi dưỡng thông qua hoạt động chuyên môn của tập thể. 
(Dùng cho tất cả các nhóm giáo viên). 
 Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua sinh hoạt ngoại 
khóa, qua công tác hội giảng, chuyên đề... để giáo viên được giao lưu, tự khẳng 
định mình, giúp giáo viên tự tin hơn, trau rồi ngôn ngữ tiếng Việt, dẫn đến diễn đạt 
ngôn ngữ mạch lạc, trôi chảy hơn. Muốn thực hiện được giải pháp này. Trước hết 
ta phải xác định được: 
 Chuyên đề hoạt động: 
Ví dụ: Qua hoạt động chuyên môn của giáo viên nếu thấy biểu hiện yếu về 
môn nào thì sẽ tổ chức hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên môn theo môn đó 
hoặc lấy hội giảng là một chuyên đề để bồi dưỡng giáo viên. Việc xác định chuyên 
đề hoạt động đảm bảo thiết thực, tính ứng dụng. 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 15 - 
 Chuẩn bị hoạt động: Phải có sự phân công cụ thể, giao trách nhiệm cho từng 
bộ phận, từng thành viên hướng vào chuyên đề lựa chọn. 
 Tổ chức hoạt động: Mọi giáo viên đều phải thực hiện ghi chép đầy đủ nội 
dung hoạt động của chuyên đề đã thực hiện. 
 Thảo luận đúc kết: Ban giám hiệu tổ chức một cuộc họp đưa ra vấn đề 
chuyên đề đã thực hiện, có sự gợi ý để giáo viên có ý kiến xoáy vào trọng tâm mà 
chuyên đề vùa mới thực hiện, đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được. 
Phân tích nguyên nhân chưa làm được và làm được để giáo viên thấy rõ vấn đề cái 
nào cần học tập, cái nào cần khắc phục, khắc phục như thế nào? ... Từ đó đưa ra 
những giải pháp cụ thể. 
Tổ chức dạy mẫu một số tiết khó, một số nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi 
như: Dạy cảm thụ văn học qua tiết Tập đọc, dạy phương pháp giải toán cho học 
sinh giỏi 
 Tổng kết rút kinh nghiệm: rút ra bài học, động viên khích lệ tập thể giáo 
viên, các cá nhân thực hiện tốt hoạt động chuyên đề, phê phán tập thể, cá nhân 
chưa thực hiện tốt. Đề ra những kế hoạch, biện pháp tiếp theo dựa trên kinh 
nghiệm đã có và nhiệm vụ áp dụng vào trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Sau 
đó xác định chuyên đề và hoạt động tiếp. 
2.6. Giải pháp 6: Bồi dưỡng giáo viên qua tham quan. (Dùng cho tất cả các 
nhóm giáo viên). 
 Những giải pháp trên giúp giáo viên nâng cao trình độ chất lượng giáo viên 
bằng cách phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, phát huy nội lực. Song để làm tốt công 
tác nâng cao trình độ chất lượng cho giáo viên nhà trường còn tổ chức cho giáo 
viên tham quan theo một chu trình sau: 
Xây dựng kế hoạch tham quan: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tham quan, thông 
báo cho mọi người biết kế hoạch đó. 
 Yêu cầu tham quan: Nói rõ mục đích, ý nghĩa của việc tham quan ở đâu. 
X©y dùng 
kÕ ho¹ch 
Yêu cầu 
tham quan 
Chuẩn bị 
tham quan 
Tham quan 
Đánh giá 
so sánh 
Thảo luận, 
rút kinh nghiệm 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 16 - 
 Chuẩn bị tham quan: Cho giáo viên học tập nội quy tham quan, thời gian 
tham quan, những nội dung cần học tập ở họ về kiến thức và về phương pháp. 
 Tham quan: Giáo viên ghi chép đầy đủ, chi tiết nội dung tham quan. 
Ví dụ: dự giờ, học tập kinh nghiệm ở trường bạn nhằm nâng cao trình độ chất - 
lượng giáo viên. Ta phải quan sát từ dự giờ thăm lớp, cơ sở vật chất, chất lượng, 
trang trí lớp học, cách ứng xử của giáo viên, cách tổ chức lớp học, rèn học sinh 
yếu, cách tổ chức hoạt động ngoài giờ để thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế của 
bản thân giáo viên, mạnh dạn hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và ghi chép lại. 
 Đánh giá so sánh: Qua thực tế, từng giáo viên có cách nhận xét đánh giá 
cách làm, cái gì đã làm được, cái gì chưa làm được, so sánh với trường mình có gì 
mới cần phải học, vận dụng vào trường mình sẽ như thế nàochứ không nên làm 
theo một cách máy móc. 
 Thảo luận rút kinh nghiệm: Tổ chức cuộc họp đầy đủ giáo viên, đem những 
việc làm hay, làm tốt, có hiệu quả ra thảo luận và phân tích tại sao làm được. Nếu 
vận dụng vào trường mình có được không? hay không được? thống nhất cách làm, 
phương pháp làm của mình cho phù hợp với đối tình hình thực tế. 
 Rút ra bài học kinh nghiệm cho trường: Yêu cầu giáo viên đi tham quan sẽ 
soạn tiết dạy mẫu áp dụng theo cách của trường bạn linh hoạt, phù hợp với đối 
tượng học sinh trường mình sau đó triển khai dạy đại trà. 
 Tóm lại: Hoạt động chủ yếu của nhà trường là hoạt động dạy và học. Việc bồi 
dưỡng nâng cao trình độ chất lượng cho giáo viên sẽ giúp cho giáo viên mở rộng tầm 
nhìn, tạo sự hứng thú mới, nâng cao khả năng nhìn nhận, đánh giá một vấn đề, giúp 
giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Vậy các 
giải pháp trên giúp họ, thúc đẩy họ có động cơ học hỏi tốt hơn. Tôi nghĩ rằng nâng 
cao trình độ chất lượng cho giáo viên tiểu học là xu thế tiến bộ của giáo dục. Phù hợp 
với hoàn cảnh thực tế ở trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. 
IV. Hiệu quả của sáng kiến nghiệm 
 Với một số giải pháp trên, khi thực hiện ở trường Tiểu học Thị trấn Than 
Uyên đã đạt được một số kết quả sau: 
 Chất lượng chuyên môn của giáo viên được nâng lên từng tháng. Giáo viên 
năng động, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy. Giáo viên mới về trường đã 
từng bước cập nhật về phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh Thị 
trấn. 100% giáo viên trong trường có đầy đủ kiến thức để giảng dạy 2 môn Toán, 
Tiếng việt ở Tiểu học. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc lựa chọn 
phương pháp và hình thức dạy học. Giáo viên tích cực tự học tự bồi dưỡng về 
chuyên môn. Tỉ lệ giáo viên tham gia giảng dạy được ở khối lớp 4+5 là trên 50% 
tổng giáo viên. Số giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khổi lớp đảm 
bảo dạy tốt chương trình nâng cao, đặc biệt là lớp 4, lớp 5, có đủ số lượng giáo 
viên có trình độ, năng lực bồi dưỡng hai môn Toán và Tiếng Việt. Tỉ lệ học sinh 
đạt khá giỏi ngày càng tăng lên. Số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh 
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, Olympic Toán Tuổi thơ .. ngày càng tăng về số lượng, 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 17 - 
chất lượng giải cũng tăng lên. Có được kết quả đó phải kể đến công tác bồi dưỡng 
chất lượng chuyên môn cho giáo viên Tiểu học. “Có trò giỏi phải có thầy giỏi”. 
Chất lượng giáo viên năm học 2012-2013 tăng lên rõ rệt qua từng kì học. Cụ thể: 
Xếp loại chuyên môn 
TT 
Thời gian 
khảo sát 
Tổng số 
 giáo viên Tốt Khá ĐYC Yếu 
1 Đầu năm 34 25/34=73,6% 6/34=17,6% 3/34=8,8% 0 
2 Cuối kì 1 34 28/34=82,3% 5/34=14,8% 1/34=2,9% 0 
3 Giữa kì 2 34 29/34=85,4% 4/34=11,7% 1/34 = 2,9 0 
4 Cuối năm 34 30/34=92,3% 4/34=11,7% 
 Chất lượng giáo viên trong trường ngày được nâng lên đã tạo chuyển biến 
lớn về chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường. 
Chất lượng mũi nhọn tăng lên rõ rệt. Sau mỗi năm, ố lượng học sinh tham 
gia càng nhiều, chất lượng giải ngày càng cao. 2 năm gần đây tỉnh tổ chức th 
Olympic Toán Tuổi thơ nhà trường cũng có số lượng học sinh tham gia đông nhất 
(Đội tuyển có 6 em thì 4 em là học sinh nhà trường). Mặc dù mới được làm quen, 
nhưng các em đi thi đều đạt giải. Đó cũng là công sức đào tạo, rèn luyện của đội 
ngũ giáo viên nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học 
sinh giỏi. 
Kết quả Học sinh đạt giải thi học sinh giỏi 3 năm qua. 
Cấp huyện Cấp tỉnh + Olympic Toán Tuổi 
thơ cấp tỉnh 
Cấp 
Quốc 
gia 
Năm học 
Tổng 
số HS 
tham 
gia Giải 
nhất 
Giải 
nhì 
Giải 
ba 
Giải 
Khuyến 
khích 
Giải 
nhất 
Giải 
nhì 
Giải 
ba 
Giải 
Khuyến 
khích 
Giải 
đồng 
đội 
2010-2011 37 5 3 10 19 2 1 4 3 
1 em 
tham 
gia dự 
thi 
2011-2012 33 4 4 7 18 1 3 
Giải 
ba 
2012-2013 52 1 2 1 
Giải 
nhì 
1em 
đạt 
Huy 
chương 
đồng 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 18 - 
Phần kết luận 
 I. Những bài học kinh nghiệm 
 Sau một thời gian nghiên cứu về “Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn 
cho giáo viên Tiểu học trường Tiểu học” tôi có một bài học kinh nghiệm sau: 
 1. Việc cần thiết phải nâng cao trình độ chất lượng cho giáo viên Tiểu học 
trường Tiểu học là tất yếu. Qua đó giúp cho họ thấy được tầm quan trọng và hình 
thành cho giáo viên ý thức tự giác, tích cực vươn cách bằng cách bồi dưỡng và tự 
bồi dưỡng. Đó là nhiệm vụ trọng tâm có tích cấp bách góp phần đẩy nhanh chất 
lượng giáo dục trong trường. 
 2. Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn (Thực trạng việc nâng cao trình 
độ chất lượng cho giáo viên) để xây dựng những tiêu chí cần đạt cho phù hợp. 
 3. Những chuyển biến chậm trong việc nâng cao tay nghề của giáo viên một 
phần do khách quan, cơ sở vật chất, học sinh. Phần chính do nhận thức của giáo 
viên chưa đúng mức, chưa có ý thức học hỏi vươn lên. Phần khác vì quản lý chỉ 
đạo thực hiện quy chế chuyên môn chưa đủ mạnh để làm thay đổi cách nghĩ, cách 
làm chưa kích thích sự say mê của giáo viên trong công việc. 
 4. Từ những nguyên nhân, biện pháp đã thực hiện để giúp nhà trường trong 
những năm học qua (Từ 2009-2010 đến 2012-2013) tôi đã chỉ đạo việc nâng cao 
kiến thức phương pháp giảng dạy tốt 2 môn Toán và Tiếng Việt, đặc biệt chú trọng 
nâng cao phương pháp và kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi 2 môn Toán, Tiếng 
việt cho giáo viên nhà trường. Tôi đã đưa ra những giải pháp mới nhằm thúc đẩy 
việc thực hiện có hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà 
trường và đặc biệt là ở trường chuẩn Quốc gia. Gắn trách nhiệm của quản lý với 
chỉ đạo giảng dạy và dành thời gian tối đa cho hoạt động này. Cán bộ quản lí phải 
có sự kiên trì, công phu, kiềm chế, gắn công tác giảng dạy với thi đua khen thưởng. 
 Có như vậy giáo viên mới đem hết khả năng nhiệt tình, lòng say mê nghề 
nghiệp, sự phù hợp nhất. Song song với việc làm đó người quản lý còn sự trợ giúp, 
hướng dẫn cụ thể, thường xuyên đôn đốc kiểm tra, dự giờ, tác động vào nhận thức 
giúp họ giải quyết những vuớng mắc trong công việc cũng như trong cuộc sống. 
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
 Đề xuất một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo 
viên tiểu học về kiến thức và phương pháp để giảng dạy có hiệu quả hai môn Toán 
và Tiếng Việt ở trường Tiểu học, hướng tới bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có 
khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học. 
III. Khả năng ứng dụng và triển khai 
 Đề tài có thể áp dụng hiệu quả ở các trường Tiểu học trong huyện Than 
Uyên, đặc biệt các trường đã đạt chuẩn Quốc gia - trong việc nâng cao chất lượng 
chuyên môn cho giáo viên đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay. 
IV. Những kiến nghị đề xuất 
Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu 
học 
 - 19 - 
 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Than Uyên: 
 Tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên có thêm tài liệu tham khảo về các môn 
học giúp giáo viên mở rộng tầm nhìn, nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ, trau rồi vốn 
ngôn ngữ. 
 Hàng năm đầu tư kinh phí đi tham quan học tập kinh nghiệm trường Tiên tiến. 
 Cải tiến phương pháp bồi dưỡng hè hàng năm để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng. 
 Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. 
 Với đề tài này tôi mong muốn công tác nâng cao trình độ chất lượng giáo 
viên trường Tiểu học thị trấn Than Uyên ngày càng tốt hơn. 
Than Uyên, ngày 20 tháng 3 năm 2013 
TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ 
SÁNG KIẾN 
Đoàn Thị Thanh 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_trinh_do_chuyen_mon_cho_giao_vien_tieu_hoc_9306.pdf
Sáng Kiến Liên Quan