Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh Lớp 9

Đối với bộ môn Ngữ văn 9 đặc biệt là văn nghị luận, qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy bên cạnh những thuận lợi cùng tồn tại những khó khăn nhất định.

2.1.1. Thuận lợi:

Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn của Sở, Phòng Giáo dục để giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở THCS.

Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành Ngữ văn, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật tốt.

 Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.Có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm.

Đa số học sinh đã làm quen với cách học mới, tích cực chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập chuẩn bị bài mới.

2.1.2: Khó khăn:

 Do thời gian tiết học chỉ giới hạn trong thời gian 45 phút nên quá trình truyền đạt kiến thức bài học chiếm nhiều thời gian, quá trình rèn luyện kĩ năng viết còn hạn chế.

Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.

Hứng thú đối với phân môn Tập làm văn, cụ thể là viết văn của các em không cao, còn phụ thuộc vào các trang mạng, lười suy nghĩ. Đoạn văn nghị luận các em viết còn lan man, thiếu câu chủ đề hoặc chủ đề không thể hiện rõ,.

Năm học 2018 – 2019, ngay từ đầu năm tôi đã ra một đề bài viết đoạn văn đề khảo sát chất lượng của các em.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng học tập môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực học là cần thiết. 
Đối với môn Ngữ văn, sự thay đổi lớn nhất trong kiểm tra, đánh giá đó là về kĩ năng viết đoạn văn, đặc biệt là văn nghị luận của học sinh lớp 9. Thực tế, dạng văn nghị luận các em được tiếp cận từ lớp 7 (khái quát về đặc điểm văn nghị luận, phép lập luận chứng minh, giải thích). Lớp 8 học tiếp văn nghị luận (viết bài nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả). Ở lớp 9 đã có sự kế thừa, nâng cao kiến thức về văn nghị luận. Các em học văn nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội; nghị luận về tư tưởng đạo lí) và nghị luận văn học ( nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích hoặc nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Có thể nói, việc tìm hiểu về đoạn văn, về văn nghị luận có một hệ thống từ thấp đến cao phù hợp với lứa tuổi và cấu trúc chương trình Ngữ văn THCS.
Qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng viết đoạn văn nghị luận của các em còn hạn chế. Đoạn văn các em viết còn mang tính chất cảm tính, nội dung lủng củng, thiếu mạnh lạc, chưa thể hiện chủ đề rõ ràng, các ý sắp xếp lộn xộn, thậm chí dấu hiệu đoạn văn không rõ: không viết hoa đầu dòng, chữ hoa đầu dòng không lùi; xuống dòng tự do, hoặc đoạn văn có dung lượng quá dài hoặc quá ngắn,... Nhận thấy được tầm quan trọng về kĩ năng viết đoạn văn đối với các em học sinh THCS nói chung,học sinh lớp 9 nói riêng, bản thân tôi luôn trăn trở phải tổ chức, khai thác kiến thức và rút ra phương pháp như thế nào để tất cả học sinh đều vừa hiểu bài, nắm vững nội dung kiến thức bộ môn Ngữ văn 9, đồng thời thông qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng dựng đoạn văn có chất lượng tốt. Từ những lý do trên, bằng những kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9”.
1.2. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Vấn đề tèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh trong môn Ngữ văn cho đến nay đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Nhưng điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9” mà tôi thực hiện là kĩ năng viết đoạn văn theo form đề mới trong các kì thi, kiểm tra đánh giá hiện nay (có quy định về số lượng từ ngữ) của Bộ Giáo dục đào tạo.	
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Sáng kiến kinh nghiệm này được thực hiện từ năm học 2018-2019 đến nay. Đồng thời, tôi chỉ nghiên cứu đoạn văn trong bài văn nghị luận. 
Sáng kiến kinh nghiệm này được áp dụng trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn lớp 9 ở trường tôi đang công tác. 
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Đối với bộ môn Ngữ văn 9 đặc biệt là văn nghị luận, qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy bên cạnh những thuận lợi cùng tồn tại những khó khăn nhất định.
2.1.1. Thuận lợi:
Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn của Sở, Phòng Giáo dục để giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở THCS.
Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành Ngữ văn, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức chấp hành kỉ luật tốt.
 Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.Có ý thức học hỏi đồng nghiệp thông qua các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm. 
Đa số học sinh đã làm quen với cách học mới, tích cực chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập chuẩn bị bài mới. 
2.1.2: Khó khăn:
	Do thời gian tiết học chỉ giới hạn trong thời gian 45 phút nên quá trình truyền đạt kiến thức bài học chiếm nhiều thời gian, quá trình rèn luyện kĩ năng viết còn hạn chế. 
Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
Hứng thú đối với phân môn Tập làm văn, cụ thể là viết văn của các em không cao, còn phụ thuộc vào các trang mạng, lười suy nghĩ. Đoạn văn nghị luận các em viết còn lan man, thiếu câu chủ đề hoặc chủ đề không thể hiện rõ,..
Năm học 2018 – 2019, ngay từ đầu năm tôi đã ra một đề bài viết đoạn văn đề khảo sát chất lượng của các em. 
Đề bài: Sau khi học văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của tác giả O-Hen-ri, em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về lòng thương người (từ 10-12 dòng) 
Kết quả thu được như sau:
Lớp
SL
Giỏi
Khá
TB
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
39
1
2.6
7
17.9
16
41.0
15
38.5
2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2.1.Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh. 
2.1.1: Khái niệm:
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, được qui ước bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. 
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính. Nó thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn.
 (SGK Ngữ văn 8 tập 1)
2.1.2: Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn.
	Thực tế có rất nhiều cách trình bày nội dung trong đoạn văn nhưng để cho các em dễ hiểu và thực hành có hiệu quả thì giáo viên cần chỉ rõ một số cách cách trình bày chủ yếu, thường xuyên sử dụng.
2.1.2.1. Diễn dịch:
Là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh họa, cụ thể. những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận có thể kèm những nhận xét, đánh giá của người viết.
Ví dụ: Viết đoạn văn diễn dịch nội dung nói về sự sáng tạo trong sáng tác thơ:
“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo (1). Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng (2). Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính (3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa (4). Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ (5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”(6)...
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề. Bốn câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn giải thích có kết cấu diễn dịch.	
2.1.2.2. Quy nạp:
	Là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch tức là đi từ ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu triển khai được trình bày bằng các thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận, bình luận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Ví dụ: Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nhận của em về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
	“Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ “Đêm nay rừng hoang sương...../Đầu súng trăng treo” (1).Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng (2). Bất chợt người chiến sĩ có một phát hiện thú vị: đầu súng trăng treo (3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa (4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra sự gắn bó, gần gũi (5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược (6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui (7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở (8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hòa quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời (9).
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai, phân tích hình tượng thơ trong đoạn kết bài thơ “Đồng chí” để từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề thể hiện ý chính của đoạn là đáng giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp.
2.1.2.3. Tổng phân hợp:
	Là cách trình bày nội dung phối hợp diễn dịch và quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao. mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng cách thức giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm tưởng để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Ví dụ: Viết đoạn văn tổng phân hợp nội dung nói về đạo lí uống nước nhờ nguồn.
	“Lòng biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của đạo lí làm người (1). Hiện nay, trên khắp đất nước đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng (2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách (3),...Và những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm lại hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh hùng vì độc lập, tự do,... (4). Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta (5). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn(6).
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gồm sáu câu: Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người đó là lòng biết ơn. Bốn câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn. Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội.
Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp.
2.1.2.4. So sánh: gồm hai cách trình bày chủ yếu là so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
a.So sánh tương đồng:
	So sánh tương đồng là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn,...có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
Ví dụ: Viết đoạn văn so sánh tương đồng nội dung nói về hình ảnh “vầng trăng” trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và những bài thơ khác mà em biết.
	“Tuổi thơ Nguyễn Duy gắn bó với trăng và cả khi trở thành người lính thì trăng vẫn là người bạn tri kỉ “hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỉ”.(1) Bằng nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Duy đã khắc họa vẻ đẹp tình nghĩa, thủy chung của hai người bạn: trăng và người lính, người lính và trăng (2). Cuộc sống trong rừng thời chiến tranh biết bao gian khổ, khó khăn nhưng trăng vẫn đến với người lính bằng một tình cảm chân thành, nồng hậu, không chút ngần ngại (3). Trăng đến tỏa ánh sáng dịu mát cho người chiến sĩ “gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm” (Hồ Chí Minh) (4). Trăng đến bên người chiến sĩ cùng chờ giặc tới trong những đêm khuya sương muối “Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu) (5). Trăng với người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó (7). Đặc biệt, trong thơ Nguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp, là “vầng trăng tri kỉ” “vầng trăng tình nghĩa” (8).
b.So sánh tương phản:
	So sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,....tương phản nhau.
Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương phản có nội dung nói về việc học tập.
“Học tập là một hoạt động không thể thiếu đối với sự trưởng thành với mỗi người (1). Tuy nhiên, quan niệm về học tập mỗi người khác nhau (2). Trong cuộc sống, không thiếu những người cho rằng chỉ cần học tập mới trở thành người có tài, có trí tuệ giỏi hơn người khác mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa. Họ quên mất rằng giá trị đạo đức nhân cách mới là giá trị cao quý nhất của con người (3). Và những người ấy luôn sống ích kỉ, cá nhân, thiếu sự khiêm tốn, đôi khi trở thành người vô lễ, có hại cho xã hội (4). Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân “Tiên học lễ, hậu học văn” (4). 
Ngoài các cách trình bày nội dung phổ biến trên còn có một số cách trình bày nội dung khác như: móc xích, song hành, nhân quả,....
2.2 Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng nhận biết, dựng đoạn cho học sinh qua các bài tập.
	Muốn có kĩ năng viết đoạn văn tốt, bên cạnh củng cố kiến thức về đoạn văn thì giáo viên cần giúp các em nhận biết cách trình bày các đoạn văn; tập dựng đoạn trên cơ sở các câu cho sẵn (nhưng bị sắp xếp lộn xộn). Khi nhận biết cách trình bày nội dung đoạn văn cũng như biết cách dựng đoạn qua những ngữ liệu giáo viên cho trước các em sẽ có hứng thú cũng như kĩ năng viết đoạn tốt hơn.
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau:
	“ Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên tha thiết (1). Ông yêu một bến đò xuân đầu trại với đôi bờ “Cỏ non như khói bến xuân tươi”(2). Ông yêu một con đò trong làn mưa xuân gối đầu lên bãi cát nằm nghỉ suốt ngày(3). Yêu một ánh trăng trong lòng suối soi vào chén rượu đêm thanh, yêu một đóa hoa mai, một khóm trúc, một cây thông, một tiếng suối tì rầm như tiếng đàn cầm (4). Hương xoan, tiếng cuốc gọi hè đều làm nhà thơ bồi hồi xúc động (5).
Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? 
Xác định chủ đề của đoạn văn? Vị trí câu chủ đề?
Kết luận:
Nội dung đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn nói về tình yêu thiên nhiên tha thiết của Nguyễn Trãi. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn (câu 1).
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau:
“Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát (1). Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng (2). Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chổng ra khỏi cơn hoạn nạn (3). Hình ảnh chị Dậu hiện lên như một chỗ dựa vững chắc của gia đình” (Nguyễn Đăng Mạnh) (4).)”
Nội dung đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? 
Xác định cấu tạo của đoạn văn?
Kết luận:
Là cách trình bày đoạn văn ngoài câu chủ đề đặt ở đầu đoạn ra còn có câu kết mang nội dung khái quát, tổng kết và nhấn mạnh chủ đề đoạn văn. (nội dung được trình bày tổng phân hợp).
Đoạn văn có cấu tạo 3 phần: Mở đoạn: Câu chủ đề nêu ý chính khái quát (câu 1). Thân đoạn: Các câu chứa ý phụ triển khai làm rõ ý chính (câu 2,3). Kết đoạn: Câu kết khẳng định, tổng hợp lại vấn đề (câu 4)
Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau:
	“Những ngôi nhà cao tầng đang được hoàn thiện khẩn trương (1). Đó là những hình ảnh về một Hà Nội năng động, trẻ trung trong thời đại mới (2). Những tấm biển sặc sỡ trên đường phố quảng cáo cho những sản phẩm của các công ty nổi tiếng. Những văn phòng đại diện đứng chen chân ở các đường phố trung tâm(3). Những khách du lịch nước ngoài đứng ngơ ngác ở các ngã ba, ngã tư,..(4)”
Nhận xét sự sắp xếp các câu văn trong đoạn văn?
Đoạn văn được trình bày theo cách nào? Vị trí câu chủ đề?
Kết luận:
	Các câu văn trong đoạn văn trên sắp xếp lộn xộn, không theo trình tự. Sắp xếp lại :1, 3,4 2.
	Nội dung đoạn văn được trình bày quy nạp. Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối cùng nói về sự trẻ trung, năng động của Hà Nội trong thời đại mới.
2.3 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh kĩ năng viết thànhđoạn văn.
Khi viết bài văn nói chung và viết đoạn văn nói riêng, để viết thành công, cần chú ý tuân thủ các bước sau:
* Bước 1: Xác định yêu cầu của đề:
	Căn cứ vào đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh cần phải xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? (Nội dung đó sẽ được thể hiện ở câu chủ đề. Và cũng là định hướng đề triển khai các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào? Khi đọc đề các em phải hình thành cho mình một thói quen đó là gạch chân dưới những từ quan trọng làm nổi bật lên yêu cầu của đề. 
Ví dụ: Em hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều qua tám câu thơ đầu (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du)
Với đề văn này các em cần phải xác định được các từ quan trọng sau: đoạn văn (hình thức), cảm nhận (nghị luận), tâm trạng của Thúy Kiểu qua tám câu thơ đầu (nội dung, vị trí). 
* Bước 2: Xác định từ chủ đề, câu chủ đề cho đoạn văn:
	Đây là một bước rất quan trọng. Bởi lẽ các em xác định sai vị trí câu chủ đề đồng nghĩa các em sẽ viết sai yêu cầu của đề bài hoặc không xác định được câu chủ đề dễ dẫn đến viết lan man, không có trọng tâm.
* Bước 3: Tìm ý cho đoạn (triển khai ý):
	Khi đã xác định được câu chủ đề cho đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu các em bỏ qua hoặc là xem nhẹ thao tác này thì đoạn văn dễ rơi vào luẩn quẩn, lủng củng, rời rạc.
* Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:
	Giọng văn: phải tìm cho mình giọng văn thích hợp: Giọng văn là sự thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng của người viết trước vấn đề mà mình trình bày. Qua giọng văn, người đọc dễ dàng nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm,...
Ví dụ: Đến với tác phẩm “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du: nếu nói về số phận của Thúy Kiều, giọng văn của ta phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn cho số phận của người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh; nhưng nếu nói về xã hội phong kiến lúc bấy giờ thì ta phải lên án, tố cáo mạnh mẽ bọn quan lại đã chà đạp lên số phận của con người mà cụ thể là người phụ nữ,...
Để học sinh hiểu, giáo viên đôi khi phải làm mẫu việc phân tích từ ngữ, viết đoạn để học sinh, đặc biệt là những học sinh kĩ năng viết còn hạn chế nắm bắt được cách thức, quy trình phân tích từ ngữ, kĩ thuật dựng đoạn chứ không chỉ nói suông.
Dùng hình ảnh, dẫn chứng trong đoạn văn nghị luận: Văn nghị luận là văn tư duy, lôgic, ý tứ lập luận chặt chẽ, sắc bén, giàu sức thuyết phục. Bởi vậy, một đoạn văn nghị luận hay bên cạnh lập luận phải luôn có dẫn chứng, hình ảnh.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn nghị luận về lòng thương người, các em có thể sử dụng nhiều dẫn chứng, hình ảnh từ thực tế hoặc từ những tác phẩm được học như: hình ảnh cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”, hoặc những chương trình truyền hình thực tế như “trái tim cho em”,... Dẫn chứng, hình ảnh phải đạt yêu cầu chính xác, phù hợp, tiêu biểu, toàn diện.
KẾT QUẢ 
Để nắm bắt được hiệu quả kĩ năng viết đoạn văn nghị luận của các em, tôi đã tiến hành so sánh, đối chiếu với kết quả đầu năm học qua bài kiểm tra 20 phút . 
. Kết quả thu được như sau:
*Đối với lớp 9 (năm học 2019-2020) 
Lớp
SL
Giỏi
Khá
TB
Yếu - kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
39
5
12.8
14
35.9
14
35.9
6
15.4
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được kết quả trước và sau khi rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho các em: tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng ở mức đáng kể; tỉ lệ học sinh yếu kém đã giảm xuống. 
Có thể khẳng định, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận giúp các em có ý thức học tập hơn, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan.
C. PHẦN KẾT LUẬN 
1. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM
Đối với học sinh, rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận một quá trình dạy học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” từ đó sẽ góp phần vào việc củng cố, nâng cao kĩ năng viết làm văn cho các em.
.	Đối với giáo viên, sáng kiến kinh nghiêm góp phần bổ sung thêm kinh nghiêm dạy học những giải pháp phù hợp trong quá trình rèn kĩ năng làm văn cho các em nói riêng và trong bộ môn Ngữ văn nói chung.
 2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
 Đối với giáo viên: 
Thường xuyên chú trọng rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong các tiết học trong thời lượng, nội dung phù hợp.
	Đối với học sinh:
	Có ý thức rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận không chỉ trong tiết học mà thường xuyên rèn luyện nó trong các bài tập về nhà.
Bằng những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được qua thực tiễn dạy học được trình bày trong sáng kiến này hi vọng sẽ góp một phần không nhỏ cùng với các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Ngữ văn và các bộ môn khác đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_l.doc
Sáng Kiến Liên Quan