Đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 4 nhận dạng và giải bài toán: “Tìm hai số biết tổng và hiệu của 2 số đó”
ĐẶC VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. Lí do chọn đề tài
Trong môn Toán ở Tiểu học, việc giải toán có một vị trí rất quan trọng. Các khái niệm, các qui tắc về Toán nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải các ví dụ bằng số và các bài toán. Phần lớn nội dung trong SGK là dành cho các bài toán thông qua bài toán học sinh được củng cố luyện tập kiến thức, hình thành các kĩ năng toán . Kết Kết quả học tập của học sinh biểu hiện đa phần qua kĩ năng giải các bài toán.
Chương trình Toán ở Tiểu học nội dung dạy học chủ yếu là số tự nhiên.
Việc hình thành số tự nhiên được đưa vào lớp 1, rồi nó được kết hợp với việc
xây dựng các dạng toán có lời văn, được sắp xếp theo từng vòng số (10, 100,
1000 các số tự nhiên có nhiều chữ số .).
Thông qua việc giải toán, giúp cho học sinh hình thành củng cố, vận
dụng kiến thức, kĩ năng về toán. Giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm
hoặc thiếu sót trong kiến thức kĩ năng của học sinh, từ đó có phương hướng
giúp các em phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót.
Thông qua việc giải toán, giúp học sinh bước đầu biết vận dụng các kiến
thức, kĩ năng toán học rời rạc vào việc giải quyết một yêu cầu mang tính chất
tổng hợp. Thông qua việc giải toán, giúp học sinh hình thành phát triển khả
năng suy luận và trình bày các kiến thức theo một trình tự hợp lí làm cơ sở
cho quá trình học toán ở các lớp tiếp theo. Thông qua việc giải toán, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, vận dụng
ngôn ngữ và thuật ngữ toán học ở dạng đơn giản vào việc giải quyết các tình
huống thực tiễn đời sống.
Thông qua việc giải toán có tác dụng giáo dục cho các em ý chí vượt khó,
đức tính cẩn thận chu đáo làm việc có kế hoạch có thói quen xét đoán có căn cứ,
Thói quen tự kiểm tra công việc của mình có óc độc lập suy nghĩ sáng tạo. Phát
triển tư duy.
ĐẶC VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I. Lí do chọn đề tài Trong môn Toán ở Tiểu học, việc giải toán có một vị trí rất quan trọng. Các khái niệm, các qui tắc về Toán nói chung đều được giảng dạy thông qua việc giải các ví dụ bằng số và các bài toán. Phần lớn nội dung trong SGK là dành cho các bài toán thông qua bài toán học sinh được củng cố luyện tập kiến thức, hình thành các kĩ năng toán . Kết Kết quả học tập của học sinh biểu hiện đa phần qua kĩ năng giải các bài toán. Chương trình Toán ở Tiểu học nội dung dạy học chủ yếu là số tự nhiên. Việc hình thành số tự nhiên được đưa vào lớp 1, rồi nó được kết hợp với việc xây dựng các dạng toán có lời văn, được sắp xếp theo từng vòng số (10, 100, 1000 các số tự nhiên có nhiều chữ số ....). Thông qua việc giải toán, giúp cho học sinh hình thành củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng về toán. Giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót trong kiến thức kĩ năng của học sinh, từ đó có phương hướng giúp các em phát huy ưu điểm, khắc phục thiếu sót. Thông qua việc giải toán, giúp học sinh bước đầu biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng toán học rời rạc vào việc giải quyết một yêu cầu mang tính chất tổng hợp. Thông qua việc giải toán, giúp học sinh hình thành phát triển khả năng suy luận và trình bày các kiến thức theo một trình tự hợp lí làm cơ sở cho quá trình học toán ở các lớp tiếp theo. Thông qua việc giải toán, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, vận dụng ngôn ngữ và thuật ngữ toán học ở dạng đơn giản vào việc giải quyết các tình huống thực tiễn đời sống. Thông qua việc giải toán có tác dụng giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận chu đáo làm việc có kế hoạch có thói quen xét đoán có căn cứ, Thói quen tự kiểm tra công việc của mình có óc độc lập suy nghĩ sáng tạo. Phát triển tư duy. Ngoài ra, thông qua việc giải toán học sinh được củng cố và vận dụng các kiến thức của các môn khác (như kiến thức văn học qua cách đặt lời giải, kiến thức kĩ thuật, mĩ thuật, qua cách tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, trình bày bài giải cân đối và sạch đẹp...). Như vậy: Nội dung toán có lời văn là vô cùng quan trọng. Song vấn đề đầu tiên là học sinh phải biết phân biệt được từng dạng toán, để từ đó tìm ra phương pháp giải. Ở lớp 4 học sinh được học 6 dạng toán giải có lời văn (gọi là toán điển hình) đó là: -Bài toán về “Tìm số trung bình cộng ”. - Bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. - Bài toán về “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”. - Bài toán về “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó”. - Bài toán về “Đại lượng tỉ lệ thuận”. - Bài toán về “Đại lượng tỉ lệ nghịch”. Như vậy: Bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” là một trong các dạng toán điển hình nêu trên. Không chỉ ở lớp 4 mà ở các lớp sau này các em học sinh còn phải vận dụng rất nhiều. Nếu giáo viên giúp học sinh phân biệt và giải thành thạo các dạng toán này thì sẽ tạo đà cho các em phân biệt và học các dạng toán khác ở lớp 4 và ở các lớp trên tốt hơn. Từ cơ sở lí luận trên đối chiếu vào thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Tôi thấy đối với việc dạy học ở lớp 4 còn nhiều điều phải quan tâm. Đa số giáo viên khi dạy dạng toán này cho học sinh thường chỉ lấy sách bài soạn toán 4 (hoặc sách HDGD toán 4) làm cơ sở chính hướng dẫn học sinh tìm hiều và cách xây dựng cách giải cùng trên cơ sở có sẵn ở SGK Toán 4 và sách giáo viên Toán 4. Chính vì vậy, khi ra dạng đề bài (có bản chất là tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” khác để so với SGK một chút là học sinh gặp khó khăn, lúng túng và nhiều em giải sai hoặc không giải được, có em đúng phép tính nhưng câu trả lời giải không phù hợp. Sở dĩ có hiện tượng này là do các em chưa có kĩ năng nhận dạng bài toán, chưa biết cách gắn tên gọi các đại lượng có trong bài với “số lớn”, “số bé” trong công thức. Để giúp học sinh nhận dạng và giải đúng bài toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó”. Tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4 NHẬN DẠNG VÀ GIẢI BÀI TOÁN : “TÌM HAI SỐ BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA 2 SỐ ĐÓ” Để nghiên cứu, nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy toán ở Tiểu học. 1. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: 1.Tìm hiểu thực trạng việc hướng dẫn của giáo viên việc nắm bắt kiến thức của học sinh trong việc nhận dạng và giải bài toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của 2 số đó” ở lớp 4. 2. Tìm hiểu những khó khăn mà học sinh thường gặp khi nhận dạng và giải bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”. 3. Xây dựng các phương pháp và cách thức giúp học sinh lớp 4 nhận dạng đúng và giải thành bài toán “Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó”. 4. Đề xuất phương pháp giảng dạy, dạng toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Giúp học sinh nhận dạng đúng, giải nhanh. 2.Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 4 trường TH Nguyễn Huệ 3.Giới Hạn, Phạm Vi Nghiên Cứu: - Các loại sách tham khảo về dạy học toán 4. 1. 4. Phương Pháp Nghiên Cứu: - Dùng phương pháp chủ yếu là đàm thoại trao đổi. Việc nghiên cứu được tiến hành các bước cơ bản như sau: a. Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra thực trạng việc dạy và học dạng toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó của giáo viên và học sinh lớp 4 đối với học sinh cụ thể như sau: Điều tra nắm bắt những sai lầm chủ yếu của học sinh hay mắc khi giải bài toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó” với đề bài như sau: Hai kho chứa được 48 tấn thóc. Kho thứ nhất chứa được nhiều hơn kho thứ hai 8 tấn thóc. Tính số thóc ở mỗi kho. a. Để tóm tắt bài toán trên bằng sơ đồ đoạn thẳng. b. Hãy cho biết bài toán thuộc dạng toán nào? c. Giải bài toán trên. b. Phương pháp thực nghiệm. - Tổ chức soạn bài và dạy, theo phương pháp dạy học đề xuất trong đề tài B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Việc dạy học giải toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức về toán đã học trong bài làm học sinh được rèn luyện kĩ năng thực hành với các yêu cầu đa dạng phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động. Giải toán là một hoạt động bao gồm những thao tác. Xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán, chọn được câu giải và phép tính thích hợp trả lời câu hỏi của bài toán. Với học sinh lớp 4 dạng toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó” không dừng lại ở mức độ nhận dạng đúng giải nhanh mà còn biết vận dụng để giải các bài toán cùng dạng với nội dung thực tế khác nhau. 2. Cơ sở thực tiễn: Thực trạng việc dạy học giải toán đối với giáo viên và học sinh ở lớp 4 còn nhiều khó khăn và hạn chế. Đa số học sinh chỉ giải được bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ở dạng đơn giản (đã cho rõ yếu tố tổng hiệu). Chỉ việc áp dụng công thức tính đối với bài toán ở dạng này mà chưa rõ tổng, hiệu (phải qua khâu trung gian tính toán) thì thường là học sinh không giải được hoặc có giải thì cũng không đạt kết quả cao, ngay đối với giáo viên điều này cũng thường xảy ra. Qua tìm hiểu, tôi thấy học sinh lớp 4 khi giải bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”. Rất nhiều em thường đặt câu giải sai không phù hợp với phép tính hoặc câu giải không đúng nghĩa (không đủ bộ phận câu xét theo cấu tạo ngữ pháp). Đối với giáo viên khi hướng dẫn học sinh giải bài toán này thường chỉ dựa vào SGK toán 4 để đưa ra cách giải, không hướng dẫn các phương pháp để nhận dạng đúng giải nhanh (hay nói cách khác nhiều giáo viên còn rất lúng túng ở vấn đề giúp học sinh nhận dạng đúng, giải nhanh bài toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó”). 3. Nguyên nhân của thực trạng: - Từ thực trạng về việc dạy học dạng toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó”. Tôi tìm ra được những nguyên nhân của thực trạng này như sau: -Học sinh chưa xác định được dạng toán là do các em chưa được hướng dẫn làm quen với các từ ngữ chứa đựng dấu hiệu tổng hiệu ở các dạng khác nhau. - Khi phân tích đề bài, chưa gắn tên gọi của đại lượng trong bài với “Số lớn” do đó các em đặt câu giải chưa rõ nghĩa, chưa phù hợp với phép tính. * Ví dụ 1: Đối với bài toán: “Hai kho chứa được 48 tấn thóc. Kho thứ nhất chứa được nhiều hơn kho thứ hai 8 tấn. Tính số thóc ở mỗi kho”. Lẽ ra phải đặt câu giải là: Số thóc kho thứ nhất chứa là: (Hoặc: Kho thứ nhất chứa số thóc là:...........) Số thóc kho thứ hai chứa là: (Hoặc: Kho thứ hai chứa số thóc là:...........) Thì các em thường chỉ viết: “Kho lớn là” “Kho nhỏ là”. Áp dụng công thức sai. Đây là sai sót rất nhiều học sinh mắc phải. : Số tấn thóc thứ nhất là: : Số tấn thóc thứ nhất là: Ví dụ: Số tấn thóc thứ nhất là: (48 - 8) : 2 = 20 tấn thóc. Số tấn thóc thứ hai là: 48 - 20 = 28 tấn thóc. Đáp số: 20 tấn thóc 28 tấn thóc Ví dụ: Số tấn thóc 2 kho chứa được là: 48 - 8 = 40 tấn thóc số tấn thóc kho thứ nhất chứa được là: 40 : 2 = 20 tấn thóc Đáp số: 20 tấn thóc Ví dụ: Kho thứ hai chứa được là: (48 - 8) : 2 = 20 tấn thóc Số tấn thóc kho thứ nhất chứa được là: 48 + 20 = 68 tấn thóc Đáp số: 68 tấn thóc Đối với những bài toán tổng hiệu chưa rõ (phải qua khâu trung gian tính toán) các em chưa được hướng dẫn tìm ra mối liên hệ giữa tổng hiệu của hai số phải tìm với các dữ liệu đã biết trong đề bài, để từ các dữ kiện này tìm ra tổng hiệu. * Ví dụ 2: Với bài toán: “Tìm 2 số tự nhiên: Biết tổng của chúng bằng tích của số lớn nhất có 1 chữ số với số bé nhất có hai chữ số và hiệu của chúng bằng hiệu của số bé nhất có 3 chữ số với 90”. Học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc xác định dạng toán và giải bài toán. 4. Phương hướng và biện pháp khắc phục giải quyết: Trên cơ sở các nguyên nhân nêu trên, tôi đã đề ra phương hướng và biện pháp khắc phục, giải quyết thực trạng như sau: Dạy các bài toán thông thường “Tìm 2 số biết tổng và hiệu của hai số đó” (có ở sách Toán 4) theo 4 bước. Bước 1: Xác định: Tổng ? Hiệu ? Tên gọi số lớn ? tên gọi số bé ? Bước 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt. Bước 3: Trình bày bài giải (Phù hợp với tóm tắt). Giải bằng cách “Tìm số bé” thì sơ đồ có dạng: ( Sơ đồ tóm tắt tổng hiệu) Số bé: Số lớn: Và cách giải như sau: Số bé có giá trị là: (Tổng - Hiệu) : 2 Số lớn có giá trị là: Số bé + Hiệu. Đáp số: Số bé: .............. Số lớn: .............. Bước 4: Thử lại: Lấy số bé + Hiệu so sánh với số lớn, lấy số bé cộng số lớn so sánh với tổng. Khi tiến hành phương pháp này. Giáo viên lần lượt lưu ý: Dạy đúng qui trình, đảm bảo kiến thức trọng tâm, hình thành cho học sinh cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó” (Theo công thức SGK Toán 4 đã nêu) Việc làm này giúp học sinh nắm chắc kiến thức cở bản về dạng toán “Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó” làm cơ sở chắc chắn để giải các bài toán nâng cao, mở rộng. Hướng dẫn học sinh nhận dạng tổng hiệu bằng nhiều tín hiệu ngôn ngữ khác nhau, ở nhiều bài toán khác nhau, để từ đó, các em được rèn luyện kĩ năng nhận dạng bài toán “Tìm 2 số biết tổng và hiệu của hai số đó”. Cho học sinh phân tích nhiều đề bài toán khác nhau để rèn luyện kĩ năng đặt câu giải đúng với các đại lượng có trong bài, phù hợp với các phép tính và có đủ thành phần câu (xét theo cấu tạo ngữ pháp). Đối với các bài toán cùng dạng nhưng tổng hiệu chưa rõ phải giải bài toán phụ để tính tổng hiệu của 2 số phải tìm thì tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài, phân tích mối quan hệ giữa các dữ liệu có trong bài, giữa cái đã biết và cái phải tìm, để từ đó các em tự tìm ra cách giải bài toán. II. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP (GIẢI PHÁP) ĐÃ ĐỀ XUẤT: Cách tổ chức thực hiện: Để giúp học sinh lớp 4 nhận dạng đúng, giải nhanh dạng toán :”Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”. Ngoài những công việc giảng dạy theo trình tự nêu ở sách hướng dẫn dạy toán 4 sách toán 4, tôi đã tiến hành các công việc sau đây: a) Bằng các ví dụ cụ thể cho học sinh nhận ra dấu hiệu của tổng và hiệu của bài toán ở dạng từ ngữ biểu thị khác nhau. * Ví dụ 3: Hai bạn An và Bắc có 27 hòn bi. Biết rằng số bi của An nhiều hơn số bi của Bắc 5 hòn bi. Hãy tính số bi của mỗi bạn ? *Ví dụ 4: Trong vườn có 480 cây gồm phi lao và bạch đàn. Biết rằng nếu thêm vào số cây bạch đàn 64 cây thì số cây bạch đàn bằng số cây phi lao. Tính xem mỗi loại có bao nhiêu cây ? * Ví dụ 5: Tổng hai số tự nhiên bằng 36.270. Nếu thêm vào số thứ nhất 1.486 và bớt ở số thứ hai đi 2385 thì số thứ nhất hơn số thứ hai 462 đơn vị. Tìm 2 số đó. Thông qua các ví dụ, cho học sinh nắm được: Tổng thường được biểu thị bằng các từ ngữ. Hai ............. tổng, A và B có ..............; cả hai, tất cả. Hiệu thường được biểu thị bằng các từ ngữ nhiều hơn, ít hơn, nếu thêm nếu bớt... b) Khi phân tích đề bài, bên cạnh việc xây dựng cách giải, để giúp học sinh đặt câu giải phù hợp với phép tính tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bước 1 (trong 4 bước đã nêu ở phần 3, mục I) tức là xác định đúng tổng, hiệu, tên gọi của đại lượng có trong bài, để từ đó, giúp các em đặt câu giải đúng. Chẳng hạn: Với ví dụ 3 ở trên, sau khi khai thác nội dung bài, nhận biết cái đã cho và cái phải tìm tôi hỏi học sinh. Số bi của bạn nào nhiều hơn ? (Số bi của bạn An nhiều hơn của bạn Bắc). Như vậy áp dụng công thức thì số nào là số lớn, số nào là số bé ? (Số bi của An là số lớn, số bi của bạn Bắc là số bé). Dặn dò học sinh đặt câu lời giải cho đúng. Hoặc ở ví dụ 5 tôi cho các em nhận xét: Hai số tự nhiên phải tìm không bằng nhau, nhưng không thể gọi ngay là số lớn và số bé được, vì chưa thể khẳng định chắc chắn số thứ nhất lớn hơn số thứ hai bé hơn. Cho nên trong quá trình giải, đặt câu giải theo cách gọi của đề bài số thứ nhất số thứ hai). Đối với dạng bài mà tổng hiệu còn ẩn giấu, hướng dẫn học sinh kĩ đề bài, phân tích để tìm ra cách tính tổng, hiệu của hai số phải tìm, và từ đó sẽ giải được bài toán. Trở lại ví dụ 2 (nêu ở phần 2, mục I) tôi hướng dẫn học sinh như sau: (1) Tính tổng của 2 số phải tìm: Tổng 2 số phải tìm bằng tích của số lớn nhất có một chữ số với số bé nhất có hai chữ số nên ta phải tính tích này. Số lớn nhất có 1 chữ số là 9 Số bé nhất có 2 chữ số là 10 Tích của hai số này là 9 x 10 = 90. Đây chính là tổng của hai số phải tìm. (2) Tính hiệu của hai số phải tìm: Hiệu của hai số phải tìm bằng hiệu của số bé nhất có 3 chữ số với 90. Số bé nhất có 3 chữ số là: 100. Hiệu của 100 với 90 là 100 - 90 = 10. Đây chính là hiệu của hai số phải tìm. Khi đã tìm được tổng và hiệu của hai số đó, các em tính hai số này theo công thức đã học. * Số bé là: (90-10) :2= 40 Số lớn là: 40+10=50 Đáp số: Số bé: 40; Số lớn: 50 2. Tổ chức thực nghiệm: - Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm những phương pháp dạy học nhận dạng và giải toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. Đã đề xuất ở trên, từ đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất, giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc dạy học các dạng toán điển hình nói chung, dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” nói riêng. Thông qua việc thực nghiệm, biết được khả năng tiếp thu của học sinh từ đó có kế hoạch xây dựng tính vừa sức cho mỗi bài dạy cho mỗi đối tượng học sinh. Thông qua việc thực nghiệm, biết hiệu quả tác dụng của đề tài và từ đó rút kinh nghiệm để tạo kết quả tốt hơn. * Phương pháp tiến hành: Lớp 4 được hướng dẫn giải theo cách: - Nêu đề bài bài toán. - Tìm hiểu nội dung bài toán. - Hình thành cách giải (nêu ở sách Toán 4). - Hướng dẫn theo phương pháp đã đề xuất ở phần 2. ( Phương hướng và biện pháp khắc phục giải quyết). Mục II. Có nghĩa là ngoài nội dung trên học sinh còn được hướng dẫn nhận dạng tổng, hiệu ở nhiều tín hiệu ngôn ngữ khác nhau, được hướng dẫn đặt câu giải phù hợp với phép tính, phù hợp với tên đại lượng có trong bài toán phụ để tìm ra tổng hiệu của 2 số phải tìm trong bài. C. KẾT LUẬN Dạy học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, giải toán là một việc làm quan trọng trong chương trình Toán Tiểu học. Nó được kết hợp chặt chẽ với các nội dung của các kiến thức về số học, số tự nhiên. Giải toán là một hoạt động khó khăn, phức tạp, nó đòi hỏi học sinh phải phát huy trí tuệ một cách tích cực, linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh, giáo viên dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm giúp các em phát huy và nhược điểm giúp các em sửa chữa. Dạy giải toán góp phần vào việc rèn luyện năng lực tư duy và những đức tính tốt đẹp của người lao động mới. Nhận dạng và giải đúng bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” là một yêu cầu không thể thiếu được trong giải toán. Nếu giáo viên không tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo để tìm ra những phương pháp và nội dung dạy có tính chất đào sâu, mở rộng kiến thức đã học phù hợp với học sinh thì bài dạy của giáo viên không phát huy được tác dụng trong quá trình học tập của các em sau này. Qua nghiên cứu, tôi thấy dạng toán “Tìm hai số biết tổng và hiệu của 2 số đó” là cơ sở đầu tiên giúp học sinh làm quen với các dạng toán điển hình ở lớp (Tìm hia số biết tổng, hiệu và tỉ số....) vì các dạng toán này khi giải đều phải trình bày tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Do đó nếu học sinh được hướng dẫn nhận dạng và giải một cách cẩn thận thì sẽ tạo thuận lợi cho các em khi học dạng toán tiếp theo. Tóm lại: Phân biệt và giải toán là rất cần thiết trong việc dạy học Toán. Vì vậy mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình những kĩ năng kiến thức để phân biệt và giải toán một cách khoa học chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để học sinh tiếp thu tốt. Trên đây là những việc tôi đã phối kết hợp giảng dạy phân môn “Toán”. Qua giảng dạy tôi nhận thấy có nhiều khả quan chắc chắn rằng còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề mà trong đề tài chưa đề cập đến. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo chuyên môn, các đồng nghiệp nhiều hơn nữa để ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình./. Tôi xin chân thành cảm ơn : Số tấn thóc thứ nhất là: : Số tấn thóc thứ nhất là:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_2017_95.docx