Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

1. Thực trạng

- Thực hiện hoạt động theo hướng trải nghiệm sáng tạo, nhà trường đã xây dựng kế hoạch kết hợp 2 hướng:

 + Dạy 1 tiết /tuần, 4 tiết/chủ đề/tháng/lớp. (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo).

 + Tổ chức thành 1 buổi /1tháng. Có thể tổ chức theo khối, cả trường, tùy theo tình hình thực tế và nội dung chủ điểm của từng nhà trường.

 2. Thuận lợi

 - Được sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT Hòa Bình về chuyên môn và các tổ chức, các ban ngành đoàn thể tại địa phương.

 - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, TPT Đội, GV chủ nhiệm nhiệt tình, năng động trong việc hỗ trợ cho các hoạt động.

 - Đa số học sinh có tinh thần học tập, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi, có tinh thần đoàn kết cao.

 - Sân chơi, bãi tập rộng rãi, sạch sẽ.

 3. Khó khăn

 - Học sinh chưa mạnh dạn phát biểu trước đông người, con nhút nhát, e thẹn

- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế, ý thức xây dựng và tổ chức chưa cao. Vì Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi người dạy phải có kỹ năng tổng hợp kiến thức đã dạy trong chương trình Tiểu học kết hợp với vốn sống, vốn thực tế của giáo viên.

 - Một số giáo viên có quan điểm đây không phải là môn học nên đã cắt xén thời gian để dành cho Toán, Tiếng Việt.

 - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa

 

doc12 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Theo em vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động?
* HS thảo luận suy nghĩ.
+ Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án giải quyết vấn đề, học sinh cần so sánh, liên hệ với cách giải quyết vấn đề tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
* Ví dụ: HS sẽ dựa vào cuộc sống thực tiễn và những điều mà các em đã được trải nghiệm để trả lời câu hỏi trên.
+ Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
Giáo viên cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, khi tìm được phải phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.
* Lưu ý: Giáo viên cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ . để trả lời các câu hỏi trên. 
+ Giáo viên chốt lại: Tất cả người lao động đều cao quý cho dù la nghề gì vì: "Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội nên cần phải được kính trọng".
2. Phương pháp sắm vai
Sắm vai là phương pháp giáo dục giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thường không có kịch bản cho trước mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào cách ứng xử cụ thể mà các em quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà là xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn đó.
Mục đích của phương pháp trên không phải chỉ ra cái cần làm mà bắt đầu cho một cuộc thảo luận. Để bắt đầu cho một cuộc thảo luận thú vị người sắm vai nên làm một cái gì đó sai, hoặc phải thực hiện nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nếu người sắm vai làm đúng mọi chuyện thì chẳng có gì để thảo luận.
Về mặt tâm lý học, thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốt hơn vấn đề của bản thân, vai trò lĩnh hội được trong quá trình sắm vai cho phép học sinh thích ứng với cuộc sống tốt hơn. Trong trò chơi cũng như trong cuộc sống, các em mong muốn có được một vai yêu thích, khi sắm một vai học sinh bước ra từ chính bản thân mình.
Điều này trở thành phương tiện để thể hiện niềm vui, nỗi buồn, mối quan tâm, băn khoăn, mong muốn được chia sẻ, sự do dự, ngập ngừng,... của chính các em. Thông qua các vai được sắm trong trò chơi, học sinh thể hiện các khía cạnh khác nhau trong tính cách như: sự ưa thích, tình cảm, sự hiểu biết về nhân vật mà các em đang sắm vai đó và những người bạn đang chơi cùng với hành động của chúng là điều đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với học sinh.
* Phương pháp sắm vai được tiến hành theo các bước nhất định bao gồm:
- Nêu tình huống sắm vai (phù hợp với chủ đề hoạt động; phải là tình huống mở; phù hợp với trình độ học sinh).
- Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (có thể chuẩn bị trước khi tiến hành họat động): yêu cầu nhóm sắm vai xây dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho sinh động, hấp dẫn, mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách giải quyết tình huống. Kết thúc sắm vai là một kết cục mở để mọi người thảo luận.
- Thảo luận sau khi sắm vai: khi sắm vai kết thúc, người dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi có liên quan để học sinh thảo luận. 
* Ví dụ: Ở bài tập 4 (Sắm vai là hoạt động trải nghiệm tích cực và phát triển tốt khả năng sống thích ứng với cuộc sống mang tính thực tiễn)
Sắm vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Thông qua sắm vai, học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó.
3. Phương pháp trò chơi 
Trò chơi là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. “Đặc thù của trò chơi”:
Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phù hợp). Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng.
Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi.
Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật.
Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ.
Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh. Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho học sinh, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội,...
Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự phấn khởi, hồn nhiên, yêu đời cho học sinh,.... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn. Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực.
* Việc tổ chức trò chơi được giáo viên tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
- Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi.
- Cử người hướng dẫn chơi (GV).
- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh.
- Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi.
+ Bước 2: Tiến hành trò chơi
- Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: tùy từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi mà giáo viên bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U,....
- Giáo viên xác định vị trí cố định hoặc di động sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác HS quan sát, thực hiện được, ngược lại bản thân giáo viên phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi.
- Giáo viên giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi; Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi. Nói rõ cách chơi và luật chơi. Cho học sinh chơi nháp/chơi thử 1-2 lần. Sau đó học sinh bắt đầu chơi thật.
-  Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi.    
- Giáo viên hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá
 thắng thua và rút kinh nghiệm....
+ Bước 3: Kết thúc trò chơi
- Đánh giá kết quả trò chơi: giáo viên công bố kết quả cuộc chơi khách quan, 
công bằng, chính xác giúp học sinh nhận thức được ưu điểm và tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo.
- Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của các em, tuyên dương, khen ngợi hay khen thưởng bằng vật chất, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong tập thể học sinh về cuộc chơi.
- Dặn dò các em những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi,)
4. Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
* Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc:
- Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
- Giúp học sinh hình thành các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn đề, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết.
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,....
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
a) Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau.
Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa học sinh trong nhóm với nhau như:
- Yêu cầu HS chia sẻ tài liệu; - Tạo ra mục tiêu nhóm; - Tuyên dương chung cả nhóm;
- Cấu trúc nhiệm vụ như thế nào để học sinh phụ thuộc vào thông tin của nhau;
- Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực.
b). Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng làm việc nhóm của học sinh.
Khi thiết kế nhiệm vụ cho nhóm giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:
 - Đưa ra nhiệm vụ phù hợp với khả năng và đảm bảo thời gian cho học sinh tham gia đầy đủ nhưng không bắt chúng chờ đợi quá lâu để được khuyến khích hay nhiệm vụ quá nặng nhọc; điều tiết sự đi lại của học sinh xung quanh lớp học.
c) Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên
Giáo viên cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong nhóm, lớp. Muốn vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng và mỗi thành viên phải tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thể, nhóm.
d) Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân. Để cá nhân có trách nhiệm với công việc của mình giáo viên cần:
-  Giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm;
- Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo cáo;
-  Sử dụng quy mô nhóm nhỏ, đặc biệt với nhiệm vụ chung có tính chất tìm hiểu, thu
 thập tư liệu hoặc các nhiệm vụ thực hành, thí nghiệm;
- Phân công học sinh trong nhóm đảm nhận các vai trò khác nhau như phân tích ở 
trên;
- Đánh giá mức độ tham gia của cá nhân đối với kết quả công việc của nhóm hoặc yêu cầu mỗi học sinh hoàn thành công việc trước khi làm việc nhóm.
e) Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau. Có nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc như:
- Hình thành nhóm theo nhiệm vụ;
- Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên (đếm theo số thứ tự tương đương với số nhóm muốn hình thành. Có thể thay đổi bằng cách đếm theo tên các loài hoa, con vật,... cho thêm vui nhộn); 
- Phân chia nhóm theo bàn hay một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị tổ của học sinh để làm một hay một số nhóm, theo giới, mức độ, thói quen làm việc, khả năng của học sinh;
- Một vài người lại thích để học sinh tự chọn, tuy nhiên, điều này thích hợp nhất đối với những lớp ít học sinh, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
g) Hướng dẫn học sinh phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm (KNLVN)
Kĩ năng làm việc nhóm là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm. Với lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian, nội dung, hoạt động giáo dục sẽ rất tốt cho việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và thực hành các kĩ năng xã hội khác. Vì vậy, để rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh có hiệu quả, khi tiến hành làm việc theo nhóm trong hoạt động trải nghiệm sang tạo, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1. Chuẩn bị cho hoạt động:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung; phân công nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên;
- Hướng dẫn từng nhóm phân công công việc hợp lí, có liên quan, phụ thuộc nhau;
- Chú trọng học sinh vào một số kĩ năng làm việc nhóm cần thiết cho hoạt động (chọn 2 - 3 kĩ năng để nhấn mạnh): giải thích sự cần thiết; làm rõ khái niệm và cách thể hiện; tạo ra tình huống để luyện tập; tổ chức cho học sinh tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu học sinh thể hiện các kĩ năng đó trong hoạt động.
+ Bước 2. Thực hiện: 
- Giáo viên quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ học sinh xem các nhóm có hiểu rõ nhiệm vụ không?, có thể hiện kĩ năng làm việc nhóm đúng không?, các vai trò thể hiện như thế nào?;
- Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực; - Khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt;
- Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,...
+ Bước 3. Đánh giá hoạt động: Ở bước này giáo viên cần:
- Lôi cuốn học sinh nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ tham gia của từng thành viên;
- Gợi mở cho học sinh phân tích sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các kĩ năng làm việc nhóm;
- Điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chú trọng phân tích những kĩ năng làm việc nhóm mà học sinh đã thể hiện;
- Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt động và mức độ thể hiện các kĩ năng làm việc nhóm (cái gì đã làm tốt, cần rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào).
Tùy theo tính chất và mục đích của từng hoạt động cụ thể cũng như điều kiện, khả năng của các em mà giáo viên có thể lựa chọn một hay nhiều phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phương pháp được lựa chọn cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có.
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong “Dự thảo Chương trình mới”, ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
+ Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;
+ Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
+ Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp;
+ Năng lực khám phá và sáng tạo.
IV. KẾT LUẬN
Chính vì vậy, “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo” khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa.
"Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Trên đây là nội dung chuyên đề mà Tổ 4+5 xây dựng và triển khai trước HĐSP, trong thời gian viết chuyên đề “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo” cũng không trách khỏi sự thiếu soát. Rất mong quý đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường đóng góp ý để chúng tôi điều chỉnh cho chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin cám ơn.
	 Vĩnh Bình, ngày 12 tháng 12 năm 2018 
 	DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG	 NGƯỜI VIẾT
	Phạm Văn Út
GIÁO ÁN DẠY MINH HỌA 
MÔN: ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với nhứng người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ. 
* GDKNS:
- Kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động.
- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Một số đồ dùng trò chơi sắm vai.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
a) Em hã kể về một công việc mà em yêu thích?
b) Đối với người lao động chúng ta phải có thái độ như thế nào? Vì sao?
2. Bài mới
Giới thiệu bài: Kính trọng, biết ơn người lao động (tiếp theo)
+ Bài tập 4: Thảo luận nhóm và đóng vai.
- Gọi vài HS đọc yêu cầu bài.
- GV phân công nhiệm vụ cho từng dãy.
+ Dãy 1: Thảo luận cặp đôi
+ Dãy 2, 3: Thảo luận nhóm 4 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đóng vai (5 phút)
- Các nhóm trình bày
- GV cho lớp nhận xét
- GV hỏi:
+ Cách xử lý các tình huống b và c đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
* Kết luận:
+ Tình huống a: Bạn Tư đã biết kính trọng và biết ơn người lao động.
+ Tình huống b: Chưa biết thể hiện lòng kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Tình huống c: Nên đi chỗ khác chơi để không làm ảnh hưởng đến người khác. Đó cũng là thể hiện lòng kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Bài tập 5: 
- Gọi vài HS đọc y/c bài.
- GV lần lược cho HS trình bày các câu ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát, truyện nói về người lao động.
- GV nhận xét.
- GV đưa ra bài thơ, ca dao, tục ngữ và tranh ảnh.
Ca dao, tục ngữ
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần 
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thấm thóat như mưa ruộng cày 
* Kết luận: Những thành quả nào do người lao động làm ra cũng đều đáng trân trọng, nâng niu và gìn giữ.
+ Bài tập 6:
- GV nêu yêu cầu
- Cho HS nêu ý lựa chọn của mình (vẽ tranh) (7 phút)
- Gv nhận xét chung
3. Củng cố, dặn dò
* Trò chơi: Ô chữ kì diệu
- “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” Là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về người lao động nào?
- Đây là người luôn phải đối mặt với hiểm nguy, những kẻ tội phạm.
- Đây là bài ca dao ca ngợi những người lao động nào?
 “Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
 Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
- Những người quét dọn làm cho môi trường sạch đẹp được gọi là gì?
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học phần ghi nhớ
- Chuẩn bị bài sau.
- Rửa bát, quét nhà, nấu cơm
- Đối với người lao động chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động. Vì người lao động đã mang lại cho ta cơm ăn, áo mặc và mọi của cải rong xã hội.
- HS đọc y/c bài.
a) Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ..
b) Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ.
c) Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ..
- HS lắng nghe và theo dõi
- HS thảo luận nhóm đóng vai
- Các nhóm trình bày trước lớp
- HS nhận xét
+ Cách xử lý các tình huống b và c chưa phù hợp. Vì các bạn chưa biết kính trọng người lao động.
+ Không có sự tôn trọng người khác
- HS lắng nghe
- HS đọc y/c bài.
- HS hoạt động cá nhân dựa vào các tư liệu sưu tầm được để trình bày trước lớp
- HS nhận xét
- 1 HS đọc đề nêu yêu cầu 
- HS hoạt động cá nhân nêu chọn lựa nội dung tranh của mình về sự kính trọng,biết ơn người lao động.
- HS trình bày kết quả tranh nêu ý nghĩa tranh của mình
- HS nhận xét
- Người giáo viên
- Người công an
- Người nông dân
- Người lao công
- Lắng nghe và thực hiện
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Lương Thị Hà Mi

File đính kèm:

  • docchuyen_de_van_dung_mot_so_phuong_phap_to_chuc_giao_duc_ki_na.doc
Sáng Kiến Liên Quan