Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao kĩ năng đọc, viết cho học sinh Lớp 1 trong môn Tiếng Việt
THỰC TRẠNG:
1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn kĩ năng đọc cho học sinh, vì có đọc được thì mới viết được chính tả- hai kĩ năng quan trọng nhất trong môn Tiếng Việt. Trên thực tế giảng dạy, GV còn gặp khó khăn: còn có giáo viên mới dạy Tiếng Việt CGD được 1,2 năm nên còn mất nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi.
- Giáo viên chưa gây được hứng thú cho học sinh trong tiết học Tiếng Việt.
- Bài rất dài nhưng chỉ gói gọn trong 2 tiết học nên có rất ít thời gian kèm cặp riêng những học sinh yếu.
- Cách phát âm một số chữ cái không giống với chương trình hiện hành. VD Âm /k/ theo chương trình hiện hành đọc là “ca” nhưng theo CNGD lại đọc là “cờ”, hay âm /gi/ chương trình hiện hành đọc là “di ”, chương trinh CNGD đọc là “dờ”, phụ huynh chưa biết hướng dẫn con học theo chương trình mới nên rất khó với GV khi dạy trên lớp.
2. Đối với học sinh:
- Lượng kiến thức nặng với học sinh lớp 1, ngay từ bài đầu tiên nhiều em chưa biết hết chữ cái đã phải viết chính tả. Trong quá trình học các em còn phải phân biệt tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, tiếng thuộc kiểu vần gì, . Hết tuần 6 các em đã phải đọc bài dài tới 30 tiếng , hay có bài đọc tới 3 trang; có bài học 6 vần với các em là quá nhiều.
- Nhiều bài đọc, tiếng, từ không gần gũi với học sinh nên các em khó nhớ.
- Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn, chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Một số em còn đọc ngọng l/n; thanh hỏi, thanh ngã.
- Khi nghe bạn đọc học sinh nhận xét, góp ý cho bạncòn chung chung.
rất khó với GV khi dạy trên lớp.. 2. Đối với học sinh: - Lượng kiến thức nặng với học sinh lớp 1, ngay từ bài đầu tiên nhiều em chưa biết hết chữ cái đã phải viết chính tả. Trong quá trình học các em còn phải phân biệt tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, tiếng thuộc kiểu vần gì,. Hết tuần 6 các em đã phải đọc bài dài tới 30 tiếng , hay có bài đọc tới 3 trang; có bài học 6 vần với các em là quá nhiều. - Nhiều bài đọc, tiếng, từ không gần gũi với học sinh nên các em khó nhớ. - Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn, chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hằng ngày. - Một số em còn đọc ngọng l/n; thanh hỏi, thanh ngã. - Khi nghe bạn đọc học sinh nhận xét, góp ý cho bạncòn chung chung. 3. Những lỗi thường thấy của học sinh lớp 1 khi học Tiếng Việt CNGD. 4. 1. Lỗi phát âm sai phụ âm đầu. Đây là lỗi thường hay mắc phải do ảnh hưởng của địa phương, ảnh hưởng của người lớn. Đọc sai dẫn đến người nghe hiểu sai nghĩa của từ. VD: nòng nọc, đọc thành ‘lòng lọc ” 4.2. Lỗi về dấu thanh: Do bộ máy phát âm của các em còn chưa hoàn chỉnh,lỗi này rất khó sửa, cần thời gian và kiên trì luyện tập. VD: cô Thanh- đọc là cô Thăn Một số em sai thanh sắc- thanh ngã VD: tẽ ngô- té ngô; giữ nhà- giứ nhà. 4.3. Sai về vần. Lỗi này thường gặp ở một số em có thói quen sử dụng từ ngữ vùng miền. VD rượu- riệu. gãy- gẫy. Khi học sinh đọc sai chính tả thì khi viết các em cũng hay viết sai theo đọc. III. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ: - Giúp GV tích cực đổi mới phương pháp áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo hướng thú học tập cho các em, góp phần nâng cao hiệu quả của việc rèn kĩ năng đọc, viết nói riêng và dạy Tiếng Việt CGD nói chung. - HS mạnh dạn tự tin hơn, biết chia sẻ cách đọc, nhận xét giúp nhau cùng tiến bộ. - HS biết rèn kĩ năng đọc qua từng bài đọc. IV. Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS BIỆN PHÁP CHUNG 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc phần âm Để học sinh nắm chắc bài học về phần âm, bước đầu giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kĩ năng: Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn Về kiến thức, các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ; biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học. a. Hướng dẫn phát âm - HD HS phát âm chuẩn là pp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người GV phải có hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng HD tốt. Cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để HS dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. - Ngay từ khi phát âm tiếng mới, GV phải sửa cho Hs phát âm đúng. - Khi phát âm âm mới, GV phải cho từng cá nhân phát âm âm mới để phát hiện những Hs phát âm sai - kịp thời sửa lỗi. - Hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm sai bằng cách hướng dẫn lại cách phát âm và phát âm lại nhiều lần cho HS quan sát và phát âm theo. Đối với những âm dễ lẫn GV phải so sánh , phân tích cụ thể cách phát âm, làm mẫu thật chuẩn. VD: Cách phát âm âm /l/: đầu lưỡi chạm vào chân răng hàm trên, khi phát âm bật hơi để đầu lưỡi thả xuống. + Âm n: Lưỡi ép sát lợi trên cho hơi thoát ra theo đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài. Với những em chưa đọc được âm l, GV yêu cầu các em dùng hai ngón tay bóp nhẹ mũi sẽ đọc được âm l, ( đối với âm n, dùng tay bóp nhẹ mũi sẽ không đọc được). b. Luyện đọc tiếng có âm mới: - Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh. Với những học sinh đọc chậm cho các em luyện đọc kĩ tiếng có thanh ngang, GV cần tăng cường cho các em luyện đọc phân tích để các em ghi nhớ âm mới. Hướng dẫn các em phân tích đánh vần thầm và đọc trơn, không được đọc hộ các em. Cần hướng dẫn các em đọc phân biệt kĩ các âm dễ lẫn như l/n; tr/ ch; r/d/gi; s/x. c. Luyện đọc từ có âm mới: GV nên cho các em đọc từng từ theo hình thức cá nhân- đồng thanh, không nên ghi một loạt các từ rồi mới cho HS đọc như thế các em khó nhớ và đọc chậm. Với những lớp có nhiều HS đọc chậm, Gv nên cho các em tập đánh vần trước rồi mới đọc trơn. d. Luyện đọc câu, bài: Để học sinh đọc được nhanh, GV cho học sinh luyện đọc kĩ từng cụm từ, câu rồi mới luyện đọc cả bài theo hình thức cá nhân- đồng thanh. VD: Luyện đọc câu: Nghỉ lễ, mẹ cho nga đi phố, ghé nhà mợ Lí. Cho HS luyện đọc: Nghỉ lễ Nghỉ lễ, mẹ cho Nga đi phố Nghỉ lễ, mẹ cho nga đi phố, ghé nhà mợ Lí. Tôi lục hết túi này đến túi nọ, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Tôi nắm lấy bàn tay run rẩy của ông. GV sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp). Nếu học sinh chưa đọc trơn được cần hướng dẫn học sinh đánh vần theo cơ chế tách đôi để các em tự đọc, không đọc hộ các em. Không hướng dẫn đánh vần theo chương trình TV hiện hành. Trong quá trình luyện đọc gặp tiếng có luật chính tả nên cho các em nhắc lại để củng cố khắc sâu luật chính tả. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc phần vần – Để học tốt phần vần của Tiếng việt lớp 1-CGD, trước hết các em phải nắm chắc các âm đã học. Ví dụ: Học vần /an/ biết gồm có 2 âm, âm a đứng trước, âm n đứng sau. – Phải nắm chắc việc phân tích tiếng, vị trí các âm trong mô hình. Ví dụ: / loa/ / lờ/- / oa/ -/loa/ - Giáo viên cần cho các em nắm chắc kiểu vần, nếu học sinh chưa biết vần đó thuộc kiểu vần gì GV cho học sinh phân tich lại nhiều lần để xác định được kiều vần. Mẫu 1: Vần chỉ có âm chính: đã học ở phần âm Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm-chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà, má, mạ). Mẫu 2: Vần có âm đệm, âm chính Trọng tâm của giai đoạn này bắt đầu dạy các tiếng có âm đệm, nguyên âm đôi; dạy cách phát âm dựa vào các nguyên âm: a,e,ê,i,o,ô,u,ơ, ư xét đến âm tròn môi, âm không tròn môi; dạy cho học sinh cách đọc, viết các tiếng có âm đầu, âm đệm và âm chính. Điều quan trọng là giáo viên phải dạy phát âm đúng quy trình thì sau này học sinh sẽ đọc tốt. Mẫu 3: Vần có âm chính và âm cuối - Khi dạy các bài ở mẫu 3, giáo viên phải chú ý dạy phát âm đúng các vần (chủ yếu là cặp vần cùng một bài), các tiếng chứa vần (những bài có số vần cần học nhiều- chủ yếu là để học sinh dễ so sánh, nhận biết, giáo viên có thể giãn ra thành nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau). Khi dạy đến giai đoạn này, việc đánh vần được thực hiện theo cách “cuốn chiếu”: tháng: thang-sắc- tháng (trước đó với tiếng thang thì đánh vần: th-ang-thang). Nếu học sinh quên cách đánh vần tiếng tháng: thang-sắc- tháng thì giáo viên hướng dẫn quy trình quay về đánh vần theo cơ chế ba bước (bỏ dấu thanh để đánh vần tiếng thang, phân tích tiếng và đánh vần vần ang: a-ng-ang). Sau đó làm ngược lại. Mẫu 4: Vần có âm đệm âm chính âm cuối Trọng tâm là dạy cho học sinh kỹ thuật làm tròn môi từ các vần không tròn môi ở mẫu 3 để có các vần mới và có tiếng, từ mới (các tiếng từ có vân được ghi bằng nhiều chữ cái gắn với luật chính tả với từng từ ngữ có nghĩa khác nhau). Mẫu 5: Nguyên âm đôi - Củng cố các kiểu vần đã học, tạo ra các vần mới chứa nguyên âm đôi. - Củng cố các thao tác làm việc trí óc đã có từ 3 bài trước ( phát âm, phân tích, ghi mô hình ....) - Củng cố các kĩ năng đã được hình thành: nhận, thực hiện nhiệm vụ, kĩ năng đọc,...(tốc độ tối thiểu ở giai đoạn này; đọc 50 tiếng/phút) - Hướng dẫn học sinh phát âm chuẩn xác VD: iê - ( ia) - phát âm liền không tách 2 âm. 3. Đổi mới cách đánh giá học sinh trong việc rèn đọc: *Học sinh đánh giá học sinh: Cần tạo cho học sinh kĩ năng nghe bạn đọc, nhận xét, đánh giá bạn đọc: Đọc đúng chưa? Đọc to, rõ ràng chưa? Giọng đọc đã phù hợp với lời từng nhân vật trong đoạn hội thoại chưa? - Bạn đọc to rồi nhưng theo tôi bạn cần đọc chậm hơn một chút sẽ hay hơn. - Bạn đọc trôi chảy rồi song cần đọc to hơn thì cả lớp nghe sẽ rõ hơn.. Khi nhận được những lời nhận xét, chia sẻ của các bạn thì học sinh không cảm thấy bạn đang chê cười mình mà bạn đang giúp mình để mình tiến bộ hơn. *Giáo viên đánh giá học sinh: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, luôn coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh, giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng của mình; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Khi nhận xét, đánh giá học sinh trong việc 3 giáo viên cần có thái độ thân thiện, cởi mở ; lời nhận xét phải tôn trọng học sinh, tạo được động lực giúp cho mỗi học sinh cố gắng hơn trong lần kể sau. Sau mỗi lần đọc cá nhân hay thi đọc, học sinh phải yêu thích môn học hơn, thích được đọc hơn cho cô và các bạn nghe, thích được nghe lời nhận xét chia sẻ của cô và các bạn trong lớp; có như vậy học sinh mới thực sự phát huy được hết khả năng của mình và tiến bộ trong học tập và rèn luyện. B. ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO MỘT SỐ BÀI DẠY. Trước giờ lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách học sinh, giáo viên và tìm hiểu nội dung bài đọc trong chương trình lớp 1 họcGiáo viên nắm vững chất lượng học tập của học sinh, từ đó có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy. Sau đây là một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. 1. Phương pháp chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm Đặc trưng phương pháp dạy học hợp tác nhóm là học sinh trước hết phải làm việc các nhân để có chính kiến riêng của mình, sau đó nói với nhau, đưa ra ý kiến của mình và lắng nghe ý kiến của các bạn để hoàn thiện thêm ý kiến của mình Do vậy học sinh được tạo nhiều cơ hội hơn để diễn đạt, khám phá ý tưởng, mở rộng suy nghĩ và rèn luyện kĩ năng nói; tự tìm tòi để phải đưa ra được ý kiến của mình, tạo cơ hội để học hỏi từ các bạn, cũng từ đây các em có kĩ năng giao tiếp tốt hơn. Việc học tập trong nhóm tăng cường tính tích cực, chủ động, linh hoạt hơn. Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo điều kiện cho học sinh học tập theo từng nhóm nhằm luyện tập khả năng giao tiếp bằng cách trao đổi, hợp tác, tranh luận, bàn bạc với nhau để giải quyết các vấn đề học tập và tìm ra được những tri thức, kỹ năng , kỹ xảo mới cho bản thân. Qua thảo luận nhóm, ngôn ngữ và năng lực tư duy của học sinh trở nên linh hoạt hơn, đồng thời còn giúp các em luyện tập tính tự giác, tính đoàn kết tập thể, có sự mạnh dạn, tự tin trong học tập và giao tiếp. Học sinh thảo luận nhóm bao giờ cũng rất sôi nổi. Những học sinh nhút nhát, ít phát biểu trong lớp sẽ có môi trường tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa, hầu hết các hoạt động nhóm đều mang cơ chế tự sửa lỗi và học sinh học lẫn nhau, theo đó các lỗi sai được giải đáp trong bầu không khí thoải mái. Đồng thời khi học nhóm, mối quan hệ giữa các học sinh được cải thiện, tạo cho lớp học bầu không khí tin cậy. Mọi người ai cũng thích hoạt động giao tiếp xã hội, vì thế việc chia nhóm sẽ tạo một thái độ tích cực hơn với hoạt động giảng dạy. Tổ chức hoạt động nhóm theo các bước sau Bước 1: Làm việc chung cả lớp - GV chia nhóm - GV giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách làm việc nhóm Bước 2: HS làm việc theo nhóm Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả Ví dụ 1: Khi dạy bài âm /e/ GV phát âm mẫu e - Cho HS phát âm đồng thanh GV giao nhiệm vụ: Các em thảo luận theo nhóm đôi: 1 bạn hỏi- 1 bạn trả lời câu hỏi sau: Mời bạn phát âm âm /e/ nhận xét luồng hơi đi ra như thế nào? Vậy e là nguyên âm hay phụ âm? Các nhóm hỏi đáp- chia sẻ cách phát âm trước lớp. GV nhận xét, chốt. Ví dụ 2: Khi dạy bài Vần /oe/ GV giao nhiệm vụ: Các em làm tròn môi âm /e/ theo nhóm đôi, nhận xét môi bạn thế nào? Các nhóm làm tròn môi - chia sẻ cách phát âm với nhóm khác. GV nhận xét, chốt. 2. Kỹ thuật Trình bày một phút * Kỹ thuật này dùng trong quá trình HS học bài trên lớp vào cuối mỗi bài để HS ghi nhớ nội dung cốt lõi của bài và điều thu hoạch được từ bài học. * Cách thực hiện : - GV đặt câu hỏi: Bài này các em đã học được cái gì mới? Có điều quan trọng gì các em muốn giải đáp thêm? - HS suy nghĩ, viết ra giấy ý kiến của cá nhân . - Mỗi HS được trình bày ý kiến của mình trong 1 phút. Ví dụ 1: Bài Âm/th/ GV đặt câu hỏi: Bài học hôm nay các em đã học thêm được âm mới gì? Âm đó là nguyên âm hay phụ âm? HS trình bày ý kiến của mình. Ví dụ 2: Bài: Viết đúng chính tả nguyên âm đôi /iê/ Khi học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài đọc Hai người bạn. Gv đặt câu hỏi: Câu chuyện khuyên em điều gì? HS suy nghĩ, viết ra giấy và trình bày trong 1 phút: -HS: Bạn bè cần giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn. Hoặc: Cần chọn bạn mà chơi. Hoặc: Lúc hoạn nạn mới biết ai là người tốt.. 3. Kỹ thuật Đọc tích cực Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học / phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS. Kỹ thuật được áp dụng với những bài học được trình bày thành bài đọc tương đối dài Cách tiến hành : - Bước 1: GV nêu yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc. - Bước 2: HS làm việc cá nhân + Đoán trước khi đọc: HS đọc lướt qua bài đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng. + Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài và liên tưởng tới những gì mình đã biết để đoán nội dung bằng cách tìm từ hay khái niệm cần học trong bài. + Tìm ý chính của bài qua việc tập trung vào các ý quan trọng hoặc các đề mục + Tóm tắt bài dựa trên ý chính, đề mục. - Bước 3: HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài đọc. + HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có) Ví dụ: Dạy bài Vần /âng/, /âc/ Cho học sinh đọc lướt nhanh để tìm xem trong bài đọc “ Giỗ Tổ” gồm mấy câu? Dựa vào đâu mà em biết được? Gạch chân dưới tiếng chứa âm vừa học? Đọc phân tích, tổng hợp các tiếng vừa tìm được? 4.Kỹ thuật đặt câu hỏi: -Là việc GV đặt câu hỏi để HS trả lời hoặc để HS dặt câu hỏi cho GV để nhận thức KT, KN, KX và phát triển NL, PC - Dùng trong hầu hết các môn học và nhiều loại bài học (lý thuyết, thực hành) -Dùng trong tất cả các pha của quá trình học (trải nghiệm để Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng) *Nguyên tắc đặt câu hỏi -Câu hỏi phải hỏi về nội dung cốt lõi của bài học -Câu hỏi sử dụng từ nghi vấn chính xác - Câu phù hợp với trình độ tư duy của lứa tuổi HS - Câu phải kích thích HS suy nghĩ (không nên chỉ nhắc lại thuần túy) - Đặt câu hỏi đúng lúc và đúng chỗ (đúng lúc HS đang suy nghĩ, đúng chỗ có vấn đề trong bài học) - Mỗi câu hỏi chỉ hỏi 1 vấn đề - Dùng từng câu một, không dùng nhiều CH để hỏi cùng lúc. Ví dụ: Dạy bài âm /x/ GV hỏi: Trong mô hình tiếng /vu /cô thay âm / v/ bằng âm /x/ cô được tiếng gì? HS trả lời Hay GV hỏi: Âm /x/ là nguyên âm hay phụ âm? Vì sao? 5. Phương pháp tổ chức chơi trò chơi: Trò chơi học tập trong dạy học không phải là phương pháp dạy học bắt buộc, mà chỉ là một hình thức đan xen trong các hoạt động của tiết học nhằm phát huy tính tích cực, tạo sự hứng thú, thoải mái cho HS. Đặc biệt đối với các HS chậm tiếp thu bài thì các TCHT sẽ giúp HS gắn với kiến thức cần ghi nhớ một cách cụ thể, gẫn gũi, đơn giản hơn, từ đó giúp các em có “con đường” tiếp cận những kiến thức một cách dễ dàng hơn, tiện hơn. Ví dụ: Khi dạy bài: Âm / x/ sử dụng * Trò chơi “ Chèo thuyền” để giúp học sinh tìm thêm tiếng mới với các nguyên âm đã học như: xa, xe, xê, xi, xo, xô, xơ, xu, xư. *Trò chơi: Đi chợ - Mục đích: Củng cố lại các âm, vần đã nhận biết trước đó. Bước đầu cung cấp thêm vốn từ cho HS. - Thời gian tiến hành trò chơi: Từ 3-5 phút. Có thể áp dụng trò chơi này sau khi học âm, vần mới để tìm các tiếng chứa âm, vần vừa học; Hoặc tổ chức chơi ở hoạt động ứng dụng, củng cố bài học. - Cách thực hiện: Sau khi HS có những nhận diện ban đầu về âm, vần. Để khắc sâu cho HS, giúp HS thuộc vần có thể cho HS tham gia trò chơi này. Có thể tổ chức cho HS chơi ở phần ứng dụng khi học âm mới hoặc chơi ở phần khởi động ở bài sau để củng cố âm, vần đã học. Ví dụ: Khi dạy bài âm /r/ (SGK TV1, trang 54) cho HS thi tìm tiếng có âm /r/ với trò chơi “Đi chợ”: GV: Trò chơi, trò chơi HS: Chơi gì, chơi gì? GV: Trò chơi đi chợ Bạn A đi chợ HS: Mua gì, mua gì? HS A: Mua rổ HS: Rổ-rô-hỏi-rổ (vỗ tay phân tích). GV: Trò chơi đi chợ HS: Ai đi, ai đi? GV: Bạn B đi chợ HS: Mua gì, mua gì? HS B: Mua rau HS: Rau-rờ-au-rau (vỗ tay phân tích). . Với trò chơi này, HS bắt buộc phải suy nghĩ, vận dụng kiến thức thực tế để tìm và nêu được các tiếng có âm, vần đã học. Giúp HS khắc sâu kiến thức, đồng thời tạo sự phản ứng nhanh nhẹn, chủ động cho HS. * Trò chơi: Mang ô - Chuẩn bị: Thẻ có tiếng thanh ngang, các dấu thanh. - Thời gian tiến hành: Từ 5-7 phút. Thường tổ chức vào hoạt động khởi động trong tiết học hoặc vào tiết ôn luyện Tiếng Việt. - Cách thực hiện: Cung cấp tiếng có thanh ngang, sau đó thực hiện thao tác thêm thanh để tạo thành tiếng mới. Ví dụ: GV: Trò chơi, trò chơi HS: Chơi gì, chơi gì? GV: Trò chơi mang ô Bạn A mang “sắc” HS A: (Có tiếng /lan/) lan-sắc-lán. GV: Bạn B mang “hỏi ” HS B: (Có tiếng /bang/) bang-hỏi-bảng. GV: Bạn C mang “nặng ” HS C: (Có tiếng /kiên/) kiên-nặng-kiện. Hiệu quả: Qua trò chơi này HS được củng cố về các vần đã học, nắm được cách tạo thành tiếng mới từ thanh ngang, các em có lối mòn về cách đánh vần và hạn chế được lỗi trong phát âm. III. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN 1. Cách đánh vần: - Khi dạy giáo viên cần phải nắm chắc cách đánh vần, kết hợp phân tích theo cơ chế hai bước (Tiếng thanh ngang và tiếng có thanh) và hướng dẫn kỹ cho học sinh 2 cách đánh vần này để học sinh không nhầm lẫn sang các đánh vần của chương trình hiện hành. + Cách đánh vần tiếng có thanh ngang: ba -> bờ - a – ba + Cách đánh vần tiếng có thanh: bà -> ba - huyền - bà => Nếu học sinh yếu không đánh vần được, hoặc đánh vần chậm (đặc biệt ở những tiếng có thanh) giáo viên dạy chậm lại, cho học sinh phân tích cùng cô bằng cách: GV che dấu thanh đi để học sinh đánh vần và phân tích tiếng có thanh ngang trước, sau đó thêm thanh và đánh vần tiếng có thanh. 2. Kỹ thuật dạy học: - Khi dạy: Nên dùng ký hiệu hoặc lệnh rõ ràng, dứt khoát, tránh nói nhiều (Không dùng vừa lệnh, vừa ký hiệu). Kỹ năng đặt câu hỏi và yêu cầu cần ngắn, gọn, dễ hiểu. 3. Đọc bài trong sách giáo khoa. - Ở tập 1 và tập 2 trang chẵn 100% học sinh trong lớp phải được đọc, (khi biên soạn sách có trang lẻ cũng là việc chính HS phải đọc ở lớp). Đối với trang lẻ GV khuyến khích HS khá giỏi và hướng dẫn HS yếu đọc thêm. - Khi đọc bài đọc theo đúng quy trình, theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. - Khai thác nội dung bài tập đọc không nên mở rộng kiến thức nhiều quá gây khó hiểu đối với học sinh lớp 1. 3. Yêu cầu đối với giáo viên - Giáo viên thực hiện theo đúng thiết kế của tài liệu, nghiên cứu kỹ các việc trong quá trình dạy các Mẫu. Không nóng vội trong quá trình dạy học, học sinh chưa hiểu yêu cầu thực hiện lại các thao tác (học sinh tự làm được thông qua quan sát những học sinh đã làm được). - Trong quá trình dạy giáo viên sử dụng các kí hiệu thay cho ngôn ngữ nói (giáo viên không nói nhiều, không nhắc lại lệnh nhiều lần) để giao nhiệm vụ cho học sinh làm. Giao nhiệm vụ cho học sinh phải dứt khoát, rõ ràng một lần tránh nói nhiều lần. - Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp học sinh còn khó khăn về đọc. - Tuyên truyền phụ huynh học sinh không dạy trước bài cho học sinh ở nhà để học sinh không nhầm lẫm với cách phát âm, đánh vần theo chương trình hiện hành. - Đối với các từ trong bài học gắn với ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh: giáo viên có thể kết hợp và giải nghĩa từ để học sinh hiểu được nội dung của câu, đoạn. - Trong quá trình dạy kết hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như nhóm đôi, nhóm theo bàn,... để học sinh nhìn và học theo bạn cách đánh vần. Ngày 6 tháng 2 năm 2020 Người viết chuyên đề Phạm Thị Dịu * Ý kiến Ban chuyên môn: T/M BAN CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- chuyen_de_van_dung_mot_so_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_tich.docx