Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lí ở trường THCS

Trong những năm gần đây đang bị suy thoái, ô nhiễm trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau:

- Tài nguyên đất: Diện tích nhỏ, tổng diện tích: 331.314km2. Phần đất liền là 31,2 tr ha, tính đến 2006 nước ta có tới trên 5tr ha đất đồi núi bị thoái hóa nặng, nhiều nơi khác có diện tích đất bị thoái hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn rất cao

- Tài nguyên rừng: Trước đây nước ta có tài nguyên rừng đa dạng, phong phú, 1945- có độ tre phủ là 43,3% đến năm 2005 độ tre phủ của rừng chỉ còn 37,1%. Rừng càng ngày càng mất diện tích, chất lượng rừng càng giảm sút .

- Tài nguyên nước: Nước ta có tài nguyên nước rồi rào, nhưng đang đướng trướng tình trạng nước bị ô nhiễm, khan hiếm nguồn nước, số người được sự dụng nước sạch ngày càng ít. Chỉ số nước trên đầu người năm 1943 là 16.641 m3/người đến năm 2010 chỉ số đó chỉ còn 5.379 m3/người. Theo báo cáo môi trường nước đến năm 2001 Việt Nam đang sảy ra tình trạng khan hiếm nước đặc biệt là nước sạch. Hệ thống nước đang bị ô nhiễm và ô nhiễm nặng.

- Về chất thải: Lượng chất thải rắn ở nước ta hàng năm đạt đến 15 tr tấn. Trong đó chất thaỉ sinh hoạt đạt vào khoảng 6 tr tấn/ năm. Chất thải công nghiệp 3,5 tr tấn. Chất thải nguy hại từ công nghiệp, y tế, nông nghiệp hàng năm đạt vào khoảng 4- 5,5tr tấn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 10827 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Địa lí ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng chính phủ kí QĐ số 1363/QĐ-TTg về việc phên duyệt đề án” Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu “ Giáo dục HS, SV các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách nàh nước về BVMT; có kiến thức về môi trưường để tự giác thực hiện BVMT”.
* Ngày 2 tháng 12 năm 2003, Thủ Tướng ra QĐ 256/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Xác định BVMT là mộ bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinhtế- hã hội, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững kinh tế, đát nước.
* Cụ thể hóa chương trình giáo dục BVMT đối với ngành giáo dục. Ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị “ Về việc tăng cường công tác giáo dực BVMT” Chỉ thị xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 coi giáo dục phổ thông là trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, nhằm xay dựng nhà trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với các vùng miền.
II. Cơ sở thực tiến.
1. Môi trường của nước ta: Trong những năm gần đây đang bị suy thoái, ô nhiễm trên nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau:
- Tài nguyên đất: Diện tích nhỏ, tổng diện tích: 331.314km2. Phần đất liền là 31,2 tr ha, tính đến 2006 nước ta có tới trên 5tr ha đất đồi núi bị thoái hóa nặng, nhiều nơi khác có diện tích đất bị thoái hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn rất cao
- Tài nguyên rừng: Trước đây nước ta có tài nguyên rừng đa dạng, phong phú, 1945- có độ tre phủ là 43,3% đến năm 2005 độ tre phủ của rừng chỉ còn 37,1%. Rừng càng ngày càng mất diện tích, chất lượng rừng càng giảm sút.
- Tài nguyên nước: Nước ta có tài nguyên nước rồi rào, nhưng đang đướng trướng tình trạng nước bị ô nhiễm, khan hiếm nguồn nước, số người được sự dụng nước sạch ngày càng ít. Chỉ số nước trên đầu người năm 1943 là 16.641 m3/người đến năm 2010 chỉ số đó chỉ còn 5.379 m3/người. Theo báo cáo môi trường nước đến năm 2001 Việt Nam đang sảy ra tình trạng khan hiếm nước đặc biệt là nước sạch. Hệ thống nước đang bị ô nhiễm và ô nhiễm nặng.
- Về chất thải: Lượng chất thải rắn ở nước ta hàng năm đạt đến 15 tr tấn. Trong đó chất thaỉ sinh hoạt đạt vào khoảng 6 tr tấn/ năm. Chất thải công nghiệp 3,5 tr tấn. Chất thải nguy hại từ công nghiệp, y tế, nông nghiệp hàng năm đạt vào khoảng 4- 5,5tr tấn.
2. Môi trường tại địa phương: thực tế ta thấy môi trường địa phương ngày càng bị suy thoái, ô nhiễm. Đặc biệt là sự ô nhiễm nguồn nước do chất thải của chăn nuôi; ô nhiễm nước, đất do sử dụng nhiều chất hóa học thuốc trừ sâu. Nguồn không khí đang bị ô nhiễm nặng do mùi từ chất thải chăn nuôi, khói bụi từ các hoạt động giao thông, đốt chất thải.
3. Đối tượng để GD bảo vệ MT: Lấy học sinh làm nền tảng, lực lượng tham gia vào việc BVMT:
- Cả nước, hàng năm nước ta có khoảng 22-23tr HS-SV, trong đó có khoảng 18- 19 triệu HS phổ thông. 
- Đây là lực lượng đông chiếm 20-25% dân số đất nước. Hơn nữa đây là lực lượng trẻ, lực lượng tiếp thu khoa học kỹ thuật, lực lượng tương lai của đất nướcDo vây, họ phải hiểu biết về môi trường, chính lực lượng này tham gia vào BVMT sẽ có hiệu quả cao nhất.
- Tại địa phương đây cũng là lực lượng xung kích, có sức tuyên truyền, thuyết phục được nhiều tầng lớp cha mẹ, nhân dân cùng chung tay góp sức vào công cuộc BVMT.
B. Quá trình thực hiện.
I. Một số kiến thức cơ bản về môi trường.
Trong qua trình lồng ghép việc giáo dục BVMT vào môn địa lí qua các bài học, giờ học. Theo tôi để HS hiểu được việc cần thiết phải BVMT, thì trước hết qua các bài, giờ học tôi có ý thức lồng ghép một số kiến thức cơ bản về môi trường để HS hiểu về MT. Từ đó mới giáo dục ý thức phải BVMT sống xung quang ta.
Một số kiến thức cơ bản HS cần biết:
1. Định nghĩa về môi trường.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Theo điều 3, Luật bảo vệ môi trường).
- Vậy môi trường sống của con người được phân thành: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất, không khí, sinh vật, nước
+ Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Môi trường này được thể hiện bằng các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết
2. Chức năng của môi trường. Lồng ghép nhằm giáo dục, giúp HS hiểu và nắm được môi trường có 4 chức năng cơ bản.
Chức năng 1: Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật. Đây là phần phục vụ nhu cầu sống cho con người và các sinh vật như: không khí để thở, nước để uống, nhà để ở, đất để sản xuất, không gian để vui chơi, giải chí
Chức năng 2: Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Đây là nơi chứa đựng các nguồn tài nguên thiên nhiên cần thiết cho con người. Bao gồm:
Rừng tự nhiên. - Nguồn nước.
Động vật, thực vật. - Không khí- khí hậu.
Các loại khoáng sản.
Chức năng 3: MT là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất. 
Trong quá trình sống và sản xuất con người đã thải vào môi trường một lượng chất thải rất lớn. Môi trường phải chứa đựng và phân hủy chất thải, chuyển hóa các chất thải đó để tiếp tục phục vụ nhu cầu đời sống của con người, nhưng có nhiều chất thải khi chuyển hóa lại có tác động sấu đến môi trường cũng như đời sống của loài người và giới sinh vật.
Chức năng 4: Môi trường là nơi cung cấp lưu trữ thông tin cho con người.
- Cung cấp thông tin về lịch sử, địa chất.
- Lưu trữ cung cấp các nguồn gen; các hệ sinh thái; cảnh quan
- Cung cấp các sóng, tín hiệu.
3. Thành phần của môi trường.
Đây là một nội dung cần thiết phải cung cấp cho HS biết. Từ đó HS mới có ý thức tham gia BVMT, chính là tham gia vào bảo vệ các thành phần của môi trường. Các thành phần của môi trường bị suy thoái biến đổi, tức là môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, biến đổi.
Môi trường có 4 thành phần chủ yếu sau:
a, Thạch quyển- thổ nhưỡng.
Đây là toàn bộ lớp vỏ Trái Đất, sâu khoảng 100km. Gồm có nhiều lớp: lớp thổ nhưỡng- đất, là lớp mềm, tơi xốp nằm bên trên, bên dưới là các lớp đá gồm nhiều lớp trầm tích khác nhau.
Đây là lớp chứa nhiều loại khoáng sản và lớp sinh vật, đặc biệt là có loài người tồn tại, sinh sống.
b, Thủy quyển. 
Đây là lớp chiếm tới 71% diện tích Trái Đất. Nước là một nguồn vật chất rất cần thiết cho sự sống của mọi sunh vật trên Trái Đất. Tổng lượng nước khoảng 1386.106km3. Trong đó tồn tại ở 3 dạng dắn, lỏng, khí. Nước gồm có nước ngọt, lợ, mặn.
c, Khí quyển. 
Là lớp vỏ bao quanh Trái Đất, được chi thành các tồng đối lưu, bình lưu, tầng giữa, tầng ion, tầng khuếch tán.
Không khí, đặc biệt là lớp không khí trong tầng đối lưu có vai rò rất lớn trong đời sống, sản xuất của con người.
Đây là nơi sảy ra nhiều hiện tượng khí tượng tác động đến môi trường.
d, Sinh quyển.
Là một hệ thống tự nhiên rất phức tạp, đa dạng, bao gồm giới động vật, thực vật và hệ sinh thái. tồn tại trong lớp khí quyển, thạch quyển, nước.
II. Xác định, xây dựng nội dung tích hợp.
 - Giáo dục BVMT trong môn học ở trường phổ thông không phải là nội dung kiến thức cơ bản của các môn học nói trung, môn Địa lí nói riêng. Nhưng đây là một phần nội dung rất cần thiết, không thể bỏ qua. Do vậy, ta không giảng dạy theo bài, mục cụ thể như nội dung đã được biên soạn theo chương trình-SGK, ma ta chỉ tích hợp, lồng ghép vào các bài, các nội dung cụ thể sao cho hợp lí nhưng lại có hiệu quả giáo dục cao.
 - Giáo dục BVMT trong môn Địa lí ở trường THCS có thể:
+ Tích hợp toàn phần: Tức là ta xây dựng nội dung tích hợp với GD-BVMT trong cả bài .
+ Tích hợp bộ phận: Có nghĩa là ở bài nào đó, ta chỉ chọn một phần, một mục nào đó trong bài có kiến thức phù hợp để ta tích hợp với GD-BVMT sao cho hợp lí, có hiệu quả cao.
+ Tích hợp theo cách liên hệ: Ta có thể liên hệ với thực tế, liên hệ giữa khu vực, vùng này với khu vực, vùng khác nhằm rút ra được sự khác nhau về môi trường, để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS. Có thể sử dụng cho cả bài, có thể sử dụng cho từng phần, từng nội dung cụ thể nào đó.
 - Vì vậy, khi chuẩn bị bài, soạn bài ta cần nghiên cứu kỹ từng bài, từng nội dung của bài để xác định nên đưa GD-BVMT vào bài nào, chỗ nào cho đúng, có giá trị cao, để học sinh nhớ lâu, có thể vận dụng được trong cuộc sống hàng ngày.
** Địa chỉ chính để tích hợp.
Trong thực tế giảng dạy trong thời gian vừa qua tôi đã giáo dục BVMT trong môn Địa lí ở một số đại chỉ như sau: ( Còn nữa)
 1. Lớp 6.
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Cách tích hợp
Địa hình bề mặt Trái Đất
Địa hình Cac xtơ và các hang động
Bộ phận
Các mỏ khoáng sản
- Các loại khoáng sản.
- Mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh
Toàn bài
 Sông và hồ
- Sông và lượng nước của sông.
- Hồ
 Bộ phận; liên hệ với địa phương
Biển và đại dương
Sự vận động của nước biển và đại dương
Liên hệ
Đất. Các nhân tố hình thành đất.
Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
 Bộ phận, liên hệ.
Lớp vỏ sinh vật
 ảnh hưởng của con người..
Bộ phận, liên hệ.
 2. Lớp 8- Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Cách tích hợp
Đặc điểm tài nguyên khoáng sản VNam
Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên
Toàn phần. Liên hệ.
Địa hình Việt Nam
Địa hình nước ta mạng tính chất nhiệt đới.
Liên hệ 
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Khai thác kinh tế vào bảo vệ sự trong sạch các dòng sông.
 Bộ phận, liên hệ.
Đặc điểm đất Việt Nam
 Vấn đề sự dụng và cải tạo đất
Bộ phận, liên hệ.
Đặc điểm sinh vật
Đặc điểm chung
Toàn phần
Các miền địa hình: MB và ĐBBBộ; MTB và BTBộ; MN TB và NBộ
Phần; tài nguyên phong phú đang được điều tra khai thác.
Bộ phận, liên hệ
 3. Lớp 9.
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Cách tích hợp
Dân số và gia tăng dân số
 Gia tăng dân số
Bộ phận, liên hệ- hậu quả
Lao động việc làm, chất lượng cuộc sống
 Việc làm, chất lượng cuộc sống
Bộ phận, liên hệ
Các nhân tố ảnh hưởng đến NNg
Nhân tố tự nhiên
Bộ phận, liên hệ
Sự phân bố phát triển NNg
Cả bài
Liên hệ
Sự phát triển phân bố công nghiệp.
Cả bài
Liên hệ- chất thải 
Sự phát triển lân nghiệp, thủy sản
- Tài nguyên rừng.
- Nguồn lợi thủy sản
Bộ phận, liên hệ
Vùng TDMNBB
- Điều kiện tự nhiên, TNTN.
- Trồng trọt: Cây công nghiệp.
- Công nghiệp: Khái thác khoáng sản
Bộ phận, liên hệ- tích cực, hạn chế
Vùng ĐBSHồng
- ĐKTN,TNTN.
- Dân cư, đan số.
- Phát triển công nghiệp.
- Vấn đề phát triển đô thị
Bộ phận, liên hệ.
Vùng Bắc Trung Bộ
- ĐKTH: Đất nước, sông ngòi.
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp: trồng, khai thác rừng.
Bộ phận, liên hệ 
Vùng DHNTB
- ĐKTN,TNTN
- Sản xuất nông nghiệp: cây công nghiệp.
- Lâm nghiệp: Các tỉnh cực nam.
- Công nghiệp
Bộ phận, liên hệ
Vùng Tây Nguyên
- ĐKTNhiên
- Sản xuất nông nghiệp:Cây công nghiệp
- Công nghiệp: thủy điện.
- Du lich
Bộ phận, liên hệ
Vùng Đông Nam Bộ
- Nông nghiệp.
- Công nghiệp.
- Dân cư, đô thị
Bộ phận, liên hệ
Vùng ĐBSCLong
- Tài nguyên nước: lũ lụt
- Nông nghiệp.
Bộ phận, liên hệ
Phát triển tổng hợp môi trường biển đảo.
Bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo nước ta
Bộ phận, liên hệ
III. Các phương pháp GD-BVMT được sử dụng.
1. Khái quát.
Quá trình tích hợp giáo dục BVMT vào các môn học nói chung, đối với môn Địa lí nói riêng có nhiều phương pháp khác nhau. Ta phải kể đến các phương pháp sau:
1. Phương pháp đàm thoại.
2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
- Phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí.
- Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình.
3. Phương pháp thảo luận.
4. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
5. Phương pháp Tham quan, điều tra, khảo sát thực địa.
6. Phương pháp dạy học theo dự án.
2. Các phương pháp cá nhân thường áp dụng.
Thực tiễn trong quá trình giảng dạy ở trường THCS của tôi, với điều kiện cụ thể còn thiếu thốn nhiều về mọi mặt. Vì vậy, tôi chỉ chọn và sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
1. Phương pháp đàm thoại.
2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí.
3. Phương pháp thảo luận.
4. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
5. Phương pháp tham quan tại địa phương.
IV. Một số ví dụ minh chứng.
1. Phương pháp đàm thoại.
Ví dụ 1: Dạy bài: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản Việt nam - Địa lí 9.
Bài này là 1 địa chỉ tích hợp BVMT rất tốt.
- Khi dạy phần tài nguyên rừng nước ta, sau khi GV và HS tìm hiểu hết các nội dung về tài nguyên rừng của nước ta theo SGK và chuẩn. GV có thể lồng GD BVMT vài bằng pp đàm thoại: 
?.1: Rừng của nước ta có vai trò gì trong việc BVMT?
?.2: Độ che phủ của rừng ở nước ta hiện nay thấp ( 35%). Điều đó có ảnh hưởng đến MT như thế nào?
- Phần 2: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp. Gv dùng câu hỏi để học sinh trả lời:
? Mô hình “ Nông- lâm kết hợp” có ý nghĩa, vai rò gì trong phát triển kinh tế và BVMT?
Ví dụ 2: Khi dạy phần chăn nuôi Việt Nam ta có thể lồng ghép với BVMT như:
?.1: hoạt động chăn nuôi ở nước ta phát triển rất mạnh. Địa phương ta là một minh chứng tiêu biểu. Theo em chăn nuôi có gâu ô nhiễm MT không? Ô nhiễm như thế nào?
?.2: Theo em làm thế nào để chăn nuôi vẫn phát triển nhưng lại bảo vệ được MT?
2. PP sử dụng các phương tiện trực quan: Phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí.
Đây là pp giúp HS nắm được nội dung nhanh, thông qua các hình ảnh cụ thể, từ đó rẽ phát hiện ra vấn đề cần tìm hiểu.
Gv có thể sưu tầm tranh ảnh qua các thong tin như: Sách báo, tạp chí, học báo, các tài liệu có liên quan, mạng intenet Đồng thời khuyến khích HS tự tìm hiểu khai thác tranh ảnh qua các kênh thông tin trên.
* Hình ảnh chặt phá rừng- phá hủy môi trường.
 Khai thác gỗ Khai thác rừng. 
 Chặt phá rừng. Đốt rừng
** Công nghiệp phát triển ảnh hưởng đến môi trường.
Ô nhiễm không khí từ công nghiệp.
 Khói bụi của công nghiệp.
** Khai thác tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến môi trường.
 Khai thác than đá. Khai thác trên đất rốc.
** Hậu quả- Ô nhiễm môi trường.
 Ô nhiễm nước Biển. Rác thải,ô nhiễm nước,đất. Hiện tượng sa mạc hóa.
** Hình ảnh bảo vệ môi trường.
 Phơi rơm để làm chất đốt. Trồng cây xanh. 
 Trồng rừng- Rừng Cao su.
3. Phương pháp thảo luận.
Ví dụ 1: Khi dạy bài ĐBSH- phần công nghiệp.
Gv có thể đưa ra vấn đề để Hs thảo luận: Công nghiệp ở đây rất phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế caoNhưng công nghiệp ở đây có gây ô nhiễm môi trường không? Gây ô nhiễm như thế nào? Theo em phải làm gì để giảm tác hại đó?
Ví dụ 2: Khi dạy về công nghiệp năng lượng- điện ( Có thể là ở bài công nghiệp chung hoặc ở vùng TDMNBB; Tây nguyên..). GV có thể đưa ra vấn đề để HS thảo luận- Có thể làm tại lớp hoặc làm ở nhà, ngoại khóa
 1.?: Nhiệt điện phát triển mạnh có ý nghĩa gì về phát triển kinh tế-xã hội? Nhưng có ảnh hưởng gì đến môi trường?
 2.?: Theo em thủy điện phát triển sẽ tác động tích cự hay tiêu cực đến môi trường?
V. Đánh giá kết quả.
Trong thời gian vừa qua tôi đã đánh giá quá trình nhận thức, hiểu biết và ý thức BVMT đối với Hs trường THCS nơi tôi công tác trên 2 phương diện. Kết quả đều thấy khả quan, tức là HS có hiểu biết vầ môi trường và đã từng bước áp dụng các phương pháp việc làm cụ thể vào đời sônga hàng ngày ở trường và ở nhà một cách có hiệu quả.
1. Cách đánh giá.
 - Đánh giá lồng ghép vào các bài kiểm tra. Tôi đã lồng ghép vào kiểm tra miệng, kiểm tra dưới một tiết là chủ yếu, ngoài ra có đưa vào kiểm tra 1tiết- đây chỉ là một nội dung nhỏ.
 - Đánh giá bằng việc thu thập thông tin qua phiếu điều tra ( tờ rơi).
 - Đánh giá qua thực tế, tức qua biểu hiện, hành động, việc làm của HS qua các ngày học trong trường và ở nơi công cộng và gia đình HS.
2. Ví dụ cụ thể.
a. Một số câu hỏi kiểm tra lồng ghép BVMT.
Cách kiểm tra này có thể lồng ghép vào các bài kiểm tra định kỳ hay thường xuyên, đặc biệt được áp dụng để kiểm tra bài cũ hoặc củng cố sau mỗi bài học
1. Chỉ trên bản đồ công nghiệp Việt Nam một số nhà máy nhiệt điện, thủy điện? Nguồn năng lượng nước ta có tiềm năng không? Hiện nay đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng chưa? Em có việc làm nào để tiết kiệm điện?
2. Tài nguyên rừng hiện nay ở nước ta thế nào? Mô hình phát triển lâm nghiệp hiện nay ở nước ta là gì? Mô hình đó đem lại giá trị, ý nghĩa gì?
3. Cây công nghiệp chính ở nước ta hiện nay là gì? Phân bố phát triển ở đâu? Việc phát triển cây công nghiệp có giá trị gì đối với môi trường?
4. Xác định, kể tên các hệ thống sông lớn của Việt Nam? Quê hương em có hệ thống sông nào? Nước sông quê em thế nào? Vì sao?
5. Trong cuộc sống hàng ngày em đã làm gì để chung tay với nhân laọi BVMT?
6. Em đã làm gì để cùng gia đình và người thân của em cùng BVMT sống quanh ta?
b. Đánh giá qua phiếu điều tra.
Trong thời gian qua tôi đã tiến hành đánh giá HS bằng phiếu điều tra.
ví dụ 
Phiếu điều tra
Đánh giá sự hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường của học sinh THCS
Đọc kỹ các nội dung dưới đây rồi đánh dấu x
 vào ô “không” hoặc “có” theo sự hiểu biết của minh.
Câu
Nội dung
Không
Có
1
Theo em, mỗi cá nhân chúng ta có cần tham gia vào việc BVMT sống không?
x
2
Em là học sinh trường THCS Ngọc lũ. Em có tham gia được vào việc bảo vệ môi trường trên thế giới, hoặc trên đất nước ta được không?
 x
3
Bảo vệ môi trường trên Trái Đất là bảo vệ nguồn nước, không khí, đất, khoáng sản, sinh vật.
x
4
Trồng và bảo vệ rừng là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.
x
5
Dân số tăng nhanh, bùng nổ dân số, sẽ có nhiều người góp phần vào bảo vệ môi trường.
x
6
Ra khỏi nhà, phòng, lớp học là tắt tất cả các thiết bị điện.
x
7
Khuyến khích bố mẹ, gia đình sử dụng than, điện, gas để đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày trong tất cả mọi điều kiện.
x
8
Hàng ngày cần trực nhật lớp sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định.
x
9
ở nhà cần đào hố rác để tiêu hủy tất cả các loại rác thải của gia đình.
x
10
Thu gom một số loại phế thải trong đời sống hàng ngày để bán, tái chế lại.
x
11
Cần sử dụng nguồn nhiên liệu như: rơm, rạ, củi, rácđể đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày trong những lúc phù hợp.
x
12
Cây xanh trên sân trường, nơi công cộng không phải của nhà ta, ta cứ bẻ cành.
x
13
Bản thân em có ý thức tuyên truyền với mọi người về tác dụng, ý nghĩa của bảo vệ môi trường, để mọi người cùng tham gia bảo vệ.
x
14
Khuyến khích bố mẹ sử lí nguồn chất thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường.
x
15
Dùng thuốc nổ, kích điện để bắt cá ở ao, sông trên quê em.
x
16
Mỗi lớp học cần trồng, treo một số giỏ cây xanh thuộc họ cây giây leo hoặc để một vài cây xanh (cây cảnh).
x
17
Nên hạn chế sử dụng túi nilong để đựng các loại hàng hóa trong hàng ngày.
x
18
Nhà en đã chuyển một số bóng đèn sợi đốt sang bóng đèn compăc để sử dụng chưa?
x
19
Em có tham gia vào việc trồng cây do nhà trường hoặc khu dân cư tổ chức vào đầu năm không?
x
20
Gom tất cả các loại rác thải ở trường, lớp, tại gia đình trong đó có túi nilông, chai lọ nhựarồi đem đốt cho sạch môi trường.
x
Điều tra với 150 học sinh trong 2 năm học.
Kết quả: 141/150 = 94% Số học sinh được điều tra trả lời đúng 100% yêu cầu của đáp án.
VI. Kết luận.
Qua thông tin đại chúng ta thấy vấn đề MT là vấn đề nóng bỏng toàn cầu, đang đựơc cả nhân loại quan tâm. Đặc biệt thực tiễn về môi trường sống xung quanh chúng ta hiện nay, tiêu biểu là môi trường tại địa phương tôi sống. Tôi nhận thấy vấn đề MT đang bị ô nhiễm, suy thoái trầm trọng, đặc biệt là MT nuớc, không khí
Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lồng ghép việc bảo vệ môi trường vào môn Địa lí mà tôi phụ trách trong những năm vừa qua tại trường THCS Ngọc Lũ nơi tôi công tác nhằm phần nào cùng với HS và thông qua HS tới nhân dân để mỗi chúng ta góp một hành động, việc làm, tiếng nói nhỏ để cùng BVMT sống của chúng ta; BVMT của quê hương ngày một tốt đẹp hơn!
 	Trên đây là một số ý kiến và kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã áp dụng trong quá trình giảng dạy cho HS trong thời gian vừa qua. Chắc chắn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các quý vị để việc BVMT nói chung và giáo dục BVMT thông qua HS, qua môn Địa lí ở trường THCS ngày một tốt hơn và có hiệu quả cao hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
 Ngọc Lũ, ngày 13 tháng 3 năm 2012.
 Người viết sáng kiến 
 Trần Đức Toàn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_Kinh_Nghiem_Hay_Ve_bieu_do.doc
Sáng Kiến Liên Quan