Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét cho học sinh lớp 9 trường THCS Lâm Kiết

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm.

Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 55 tiết học thì đã có 10 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bìa học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng đại lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 6118 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét cho học sinh lớp 9 trường THCS Lâm Kiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường tính tích cực, tư duy, sáng tạo ở học sinh là phải đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh những kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí và từ đó góp phần rất lớn hạn chế việc ghi nhớ máy móc của học sinh.
3. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề
3.1. Biện pháp: Vẽ biểu đồ tròn:
 Khi nào vẽ biểu đồ tròn? 
 Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn. 
Trong đề bài có từ cơ cấu (nhưng chỉ có 1 ,2 hoặc 3 năm) ta vẽ biểu đồ tròn. Muốn vậy đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng nhận biết về các số liệu trong bảng, bằng cách người học phải biết xử lí số liệu (hoặc đôi lúc không cần phải xử lí số liệu khi bảng số liệu cho sẵn %) ở bảng mà có kết quả cơ cấu của nó đủ 100 (%) , thì tiến hành vẽ biểu đồ tròn. 
 Cách tiến hành: 
Chọn trục gốc: để thống nhất và dễ so sánh, ta chọn trục gốc là một đường thẳng nối từ tâm đường tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
Khi vẽ cần phải có kĩ năng vẽ theo chiều kim đồng hồ, điểm xuất phát 12 giờ. Đễ vẽ cho chính xác ta lấy từng tỉ lệ % của từng đối tượng X 3,60, Sau đó dùng thước đo độ vẽ lần lượt các yếu tố theo bảng số liệu đã cho.
Cuối cùng là chú thích và ghi tên biểu đồ.
Tên biểu đồ: ghi phía trên biểu đồ hay phía dưới biểu đồ cũng được.
Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ.
Lưu ý: chú thích không nên ghi chữ, đánh ca-rô, vẽ trái tim, mũi tên, ngoáy giun, sẻ làm rối biểu đồ. Mà nên dùng các đường thẳng, nghiêng, bỏ trắng
S1 X R1
R2
S1
Đối với số liệu tuyệt đối sau khi xử lí ra % thì ta phải tính đến bán kính đường tròn theo công thức sau:
S2
R1
S2
 = -> R2 = 
(Chú ý: các em cũng có thể lấy số liệu thô của năm sau chia cho năm trước để biết được nó gấp bao nhiêu lần rồi sau đó ta chọn bán kính đường tròn tùy thích, dựa vào đó mà vẽ bán kính đường tròn thứ hai)
R1 tự cho bao nhiêu cm cũng được( thong thường 20 cm)
S1 là số liệu tuyệt đối của năm đầu tiên
S2 là số liệu của năm sau.
Hoặc có thể dùng công thức: Công thức tính tỉ lệ bán kính: r2= r 1. 
n = tổng giá trị năm sau: tổng giá trị năm đầu
Nhận xét:
Khi chỉ có 1 đường tròn: ta nhận xét về thứ tự lớn nhỏ. Sau đó so sánh.
Khi có 2 đường tròn trở lên :
Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu đường tròn thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu.
Sau đó nhận xét về nhất, nhì, ba của các yếu tố trong từng năm. Nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi.
Cuối cùng cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
Chọn trục gốc: để thống nhất và dễ so sánh, ta chọn trục gốc là một đường thẳng nối từ tâm đường tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
Khi vẽ cần phải có kĩ năng vẽ theo chiều kim đồng hồ, điểm xuất phát 12 giờ. Mỗi % là 3,6 0, Sau đó vễ lần lượt các yếu tố mà đề bài cho.
Cuối cùng là chú thích và ghi tên biểu đồ.
Tên biểu đồ: ghi phía trên biểu đồ hay phía dưới biểu đồ cũng được.
Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ.
Lưu ý: chú thích không nên ghi chữ, đánh ca-rô, vẽ trái tim, mũi tên, ngoáy giun, sẽ làm rối biểu đồ. Mà nên dùng các đường thẳng, nghiêng, bỏ trắng
3. 2. Vẽ biểu đồ cột : 
Khi nào vẽ biểu đồ cột ?
Khi đề bài yêu cầu cụ thể là hãy vẽ biểu đồ cột  thì không được vẽ biểu đồ dạng khác mà phải vẽ biểu đồ cột.
Đối với dạng biểu đồ cột thông thường ta gặp đề bài yêu cầu là vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của dân số, thể hiện sản lượng thủy sản (tỉ trọng sản lượng thủy sản(%), so sánh mật độ dân số của các vùng, so sánh sản lượng khai thác than, dầu khí .so sánh về các loại sản phẩm của các vùng (hay giữa các quốc gia) với nhau.
Tuy nhiên, chúng ta phải xử lí số liệu (về % theo nguyên tắc tam suất tỉ lệ thuận) khi đề yêu cầu thể hiện tỉ trọng sản lượng
Ngoài ra, biểu đồ cột còn có nhiều dạng như: Cột rời(cột đơn), cột cặp(cột nhóm), hay cột chồng. Vì vậy đòi hỏi học sinh phải làm nhiều dạng bài tập này thì các em sẻ có kinh nghiệm và sự hiểu biết để nhận dạng nó và vẽ loại biểu đồ cột nào cho thích hợp.
Lưu ý: Đối với biểu đồ cột chồng thì thông thường bảng số liệu cho có cột tổng số (nhưng phải xử lí số liệu về % nếu đề bài không cho %)
 Cách tiến hành vẽ biểu đồ cột:
Dựng trục tung và trục hoành: 
Trục tung thể hiện đại lượng(có thể là %, hay nghìn tấn, mật độ dân số, triệu người.). Đánh số đơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (tránh ghi lung tung không cách đều)
Trục hoành thể hiện năm hoặc các nhân tố khác (có thể là tên nước, tên các vùng hoặc tên các loại sản phấm.
Vẽ đúng trình tự đề bài cho, không được tự ý từ thấp lên cao hay ngược lại, trừ khi đề bài yêu cầu.
Không nên gạch ---- hay gạch ngang , từ trục tung vào đầu cột vì sẻ làm biểu đồ rườm rà, thiếu tính thẩm mĩ. Hoặc nếu có gạch thì sau khi vẽ xong ta phải dung tẩy viết chì xóa nó đi.
Độ rộng (bề ngang) các cột phải bằng nhau.
Lưu ý sau khi vẽ xong rồi nên ghi số lên đầu mỗi cột để dễ so sánh các đối tượng.
Cuối cùng là chú thích và ghi tên biểu đồ.
Tên biểu đồ: ghi phía trên biểu đồ hay phía dưới biểu đồ cũng được.
Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ.
Lưu ý: Đối với dạng biểu đồ thể hiện nhiều đối tượng khác nhau thì ta phải chú thích cho rõ ràng.
 Nhận xét :
Trường hợp cột rời (cột đơn):
Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu hoặc biểu đồ đã vẽ để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng bao nhiêu? ( lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu ăm đầu hay chia cũng được)
Bước 2: xem xét số liệu cụ thể ở trong (hay trong các năm cụ thể) để trả lời tiếp là tăng hay giảm liên tục hay không liên tục ? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm , nếu không liên tục thì năm nào không liên tục.
Trường hợp cột đôi , ba(có từ hai yếu tố trở lên): Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn). Sau đó kết luận (có thể so sánh hay tìm yếu tố liên quan gữa các cột)
Trường hợp cột là các vùng, các nước: Ta nhận xét cao nhất, nhìthấp nhất, nhì.. (nhớ ghi dầy đủ các nước, vùng). Rồi so sánh giữa cái cao nhất với cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đòng bằng, giữa miền núi với miền núi...
3.3. Vẽ biểu đồ đường (đồ thị):
Khi nào vẽ biểu đồ đường?
	Khi đề bài yêu cầu: hãy vẽ biểu đồ đồ thị tả”, “hãy vẽ ba đường biểu diễn” ta bắt buộc phải vẽ biểu đồ đường.
	Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ phát triển kinh tế hay tốc độ gia tăng dân số, chỉ số tăng trưởng, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. thể hiện rõ qua nhiều năm từ1991, 1992, 1993.2002. Mặc dù, nó cũng có tỷ lệ 100% nhưng không thể vẽ biểu đồ hình tròn được. Lí do phải vẽ nhiều hình tròn, thì không có tính khả thi với yêu cầu của đề bài.
 Cho nên chúng ta vẽ dạng biểu đồ đường để dễ nhận xét về sự thay đổi của các yếu tố trên một đường cụ thể đó và dễ nhận xét về thay đổi của các yếu tố nói trên hay các dạng yêu cầu khác của đề bài.
 Cách vẽ biểu đồ đường:
Dựng trục tung và trục hoành:
Trục tung: Thể hiện trị số của các đối tượng (trị số là %), góc tọa độ có thể là 0, có thể là một trị số ≤ 100. Hoặc đôi khi trục tung không phải là trị số % mà là các giá trị khác tùy theo yêu cầu của đề bài.
Trục hoành: Thể hiện thời gian (năm), góc tọa độ trùng với năm đầu tiên trong bảng số liệu.
Xác định toạ độ các điểm từng năm của từng tiêu chí theo bảng số liệu, rồi nối các điểm đó lại và ghi trên các điểm giá trị của năm tương ứng.
Nếu có hai đường trở lên, phải vẽ hai đường phân biệt và chú thích theo thứ tự đề bài đã cho.
Ghi tên biểu đồ bên dưới.
Nhận xét:
Trường hợp chỉ có một đường:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi:
Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm ? nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
Bước 2: xem đường iểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? ( lưu ý năm nào không liên tục )
Bước 3:
Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh,giai đoạn nào tăng chậm
Nếu không liên tục thì năm nào không liên tục
Trường hợp có hai đường trở lên: 
Ta nhận xét từng đường một giống như theo đúng thứ tự bảng số liệu đã cho: đường A trước rồi đến đường B, đường C
Sau đó ta tiến hành so sánh tìm mối quan hệ giữa các đường biểu diễn.
3.4. Vẽ biểu đồ miền:
Khi nào vẽ biểu đồ miền?
	Khi đề bài yêu cầu cụ thể : “Hãy vẽ biểu đồ miền”
	Khi đề bài xuất hiện một số các cụm từ: “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”, “thích hợp nhất về sự chuyển dịch cơ cấu”.
	Đọc yêu cầu, nhận biết các số liệu trong bài.
	Trong trường hợp số liệu ít năm(1,2 năm hoặc 3 năm) thì vẽ biểu đồ tròn.
 Trong trường hợp bảng số liệu là nhiều năm, dùng biểu đồ miền. Không vẽ biểu đồ miền khi bảng số liệu không phải là theo các năm. Vì trục hoành trong biểu đồ miền luôn biểu diễn năm.
	Cách tiến hành vẽ biểu đồ miền:
	Cách vẽ biểu đồ miền tạo hình chữ nhật trước khi vẽ. Có 2 trục tung: trục tung bên phải và trục tung bên trái. 
	Vẽ hình chữ nhật (có 2 trục hoành luôn dài hơn 2 trục tung) để vẽ biểu đồ miền, biểu đồ này là từ biến thể của dạng biểu đồ cột chồng theo tỷ lệ (%)
	Để vẽ biểu đồ theo số liệu cho chính xác thì phải có kĩ năng là tạo thêm số liệu theo tỷ lệ % ở trục tung bên phải để đối chiếu số liệu vẽ cho chính xác. Khi vẽ đã hoàn thành thì chúng ta dùng tẩy xóa phần số ảo đó mà mình đã tạo ra .
	Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số 100% (Tổng số).
	Trục hoành luôn thể hiện năm, lưu ý khoảng cách giữa các năm phải đều nhau.
	Năm đầu tiên trùng với góc tọa độ (hay trục tung)
	Vẽ các điểm của tiêu chí thứ nhất theo các năm, rồi sau đó nối các điểm đó lại với nhau. 
	Tiêu chí thứ hai thì khác, ta vẽ tiếp lên bằng cách cộng số liệu của yếu tố thứ hai với yếu tố thứ nhất rồi dựa vào kết quả đó ta lấy mức số lượng ở trục tung. Cuối cùng ta nối các điểm của tiêu chí
	Chú thích và ghi tên biểu đồ: 
	Chú thích: chú thích vào các miền khác nhau để dễ dàng phân biệt. Dùng các kí hiệu tương tự như biểu đồ tròn hay tô màu khác nhau cũng được.
	Ghi tên biểu đồ ở phía trên hay phía dưới cũng được.
Nhận xét:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm ? nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
Bước 2: xem đường iểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? ( lưu ý năm nào không liên tục )
Bước 3:
Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh,giai đoạn nào tăng chậm
Nếu không liên tục thì năm nào không liên tục
Trường hợp có hai đường trở lên: 
Ta nhận xét từng đường một giống như theo đúng thứ tự bảng số liệu đã cho: đường A trước rồi đến đường B, đường C
Sau đó ta tiến hành so sánh tìm mối quan hệ giữa các đường biểu diễn.
3.5. Vẽ biểu đồ thanh ngang:
Khi nào vẽ biểu đồ thanh ngang?
Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Hãy vẽ biểu đồ thanh ngang”
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột , nếu có các vùng kinh tế , chúng ta nên chuyển sang qua thanh ngang để tiện việc ghi tên các vùng đễ dàng và đẹp hơn.
Ta thấy biểu đồ cột , tên các vùng phải viết nhiều dòng khoảng cách rộng sẻ không đủ vẽ. Trong 
Khi biểu đồ thanh ngang, tên các vùng ghi đủ một dòng không dính tên vào các vùng khác trông đẹp hơn.Tuy nhiên, khi vẽ biểu đồ thanh ngang, cần lưu ý sắp xếp theo thứ tự vùng kinh tế.
	Cách vẽ biểu đồ thanh ngang:
	Cũng giống như biểu đồ cột. Tuy nhiên trong trường hợp này trục tung của biểu đồ thanh ngang lại thể hiện các vùng kinh tế, còn trục hoành thì thể đại lượng ( đơn vị)
Nhận xét:
Nhận xét tương tự như biểu đồ cột đơn.
Một số dạng bài tập minh họa:
Bài tập 1. Cho bảng số liệu sau(Trang 38 SGK 9)
	(Số liệu: nghìn ha)
 Năm 
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9.040,0
12.831,4
Cây lương thực
6.474,6
8.320,3
Cây công nghiệp
1.199,3
2.337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1.366,1
2.173,8
a, Từ bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể cơ cấu các nhóm cây trồng qua 2 năm
b, Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi diện tích các nhóm cây
Bài làm
a, Xử lý số liệu ta được bảng sau 
	 (Đơn vị: % )
 Năm 
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
100
100
Cây lương thực
71.6
64.9
Cây công nghiệp
13.3
18.2
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
15.1
16.9
- Góc ở tâm (Đơn vị: độ)
 Năm 
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
360
360
Cây lương thực
258
234
Cây công nghiệp
48
65
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
54
61
- Bán kính đường tròn
Quy ước R1 = 2cm R2 = 2=2x1,4= 2,8cm
Từ bảng số liệu ta có biểu đồ sau
b, Nhận xét
* Về diện tích
Từ bảng số liệu ta thấy diện tích gieo trồng năm 2002 tăng so với năm 1990 là 1,4 lần
Diện tích các nhóm cây đều tăng, nhanh nhất thuộc nhóm cây công nghiệp(gần 2 lần) tiếp theo là nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác(1,6 lần) cuối cùng là nhóm cây lương thực ( 1,3 lần)
* Về tỷ trọng
Nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, sau đó đến nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác. Trong khi đó nhóm cây lương thực đang giảm nhanh về tỷ trọng
* nguyên nhân
- Trong giai đoạn hiện nay cây công nghiệp đang là mặt hàng đem lại giá trị xuất khẩu cao, thị trường rộng và rất cần nên nước ta đang tập trung vào trồng các loại cây như: Cà phê, hồ tiêu, cao su
- Nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng là do nhu cầu về rau quả ở các đô thị(đặc biệt là thực phẩm sạch) ngày càng tăng
Bài tập 2. Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kỳ 1995-2002 (nghìn tỷ đồng) 
1995
2000
2002
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,6
10,8
14,7
Cả nước
103,4
198,3
261,1
a, Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước
b, Từ bảng số liêu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét 
Bài làm 
a, vẽ biểu đồ
- xử lý số liêu ta được bảng 	(Số liệu %)
 Năm 
1995
2000
2002
Duyên hải Nam Trung Bộ
5.4
5.5
5.6
Các vùng khác
94.6
94.5
94.4
Cả nước
100
100
100
	Từ bảng số liệu đã xử lý ta vẽ được biểu đồ sau
Biểu đồ cơ câu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 1995-2002
Chú giải
 Các vùng khác
 Vùng đồng bằng sông Cửu Long
b, Nhận xét 
* Từ bảng số liệu ta thấy
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng qua các năm đều tăng ( năm 2000 gấp 1,9 lần so với năm 1995, năm 2002 gấp 1,4 lần)
	* Từ biểu đồ đã vẽ ta thấy
	- Tỷ trọng công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ rất nhỏ so với cả nước (năm 1995 cả nước gấp 18,5 lần, năm 2000 gấp 18,2 lần, năm 2002 gấp 17,9 lần)
	- Tỷ trọng công nghiệp của vùng không ngừng tăng trong tổng tỷ trọng của cả nước
	* Giải thích
	Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều khó khăn trong chiến tranh, hiện nay vùng đang được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế ( Đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ) với một số trung tâm công nghiệp như Nha Trang, Đà Nẵngvới những ngành như khai thác khoáng sản(Titan), đóng tàu, chế biến lương thực, thực phẩm .
Bài tập 3. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm
Năm
Thuỷ sản khai thác(Nghìn tấn)
1990
728.5
1994
1120.9
1998
1357
2002
1806
a, Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm theo bảng số liệu
b, từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ em hãy rút ra nhận xét tình hình khai thác thuỷ sản ở nước ta
Bài làm
a, Vẽ biều đồ
Biểu đồ sản lượng thuỷ sản khai thác nước ta giai đoạn: 1990-2003
b, Nhận xét
 	* Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy
- Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng đều qua các năm(so với 1990 thì năm 1994 tăng 1,5 lần: năm 1998 tăng 1,2 lần so với 1994 : năm 2002 tăng 1,5 lần so với 1998)
- Qua biểu đồ ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng nhanh vào giai đoạn 1990-1994 ( 1,5 lần) nhưng chậm vào giai đoạn 1994-1998 (Tăng 1,2 lần), sau đó lại tăng nhanh vào giai đoạn 1998-2002 (1,5 lần)
* Nguyên nhân: Do việc đầu tư đánh bắt xa bờ được chú trọng đẩy mạnh.
4. Kết quả: 
Qua việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào từng tiết học, lớp trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập, góp phần đổi mới phương pháp dạy học từ thầy là trung tâm, trò thụ động ghi chép chuyển sang hoạt động trò làm trung tâm đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập làm cho chất lượng môn học địa lí không ngừng được nâng cao.
Chất lượng học sinh học địa lí lớp 9 năm học: 2016- 2017 trước và sau khi áp dụng.
Năm học
2016 - 2017
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Trước khi áp dụng
46
11
(23.9 %)
12
(26.1 %)
19
(41.3 %)
4
(8.7 %)
Sau khi
áp dụng
46
22
(47.8 %)
15
(31.6 %)
9
(19.6 %)
0
PHẦN III. KẾT LUẬN
 1. Nội dung và ý nghĩa:
Qua việc hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ địa lí, trong dạy và học địa lí cho thấy cái hay cái đúng của các biện pháp đã thực hiện.
Học sinh tự tin hơn khi gặp những đề bài về xử lí số liệu cũng như vẽ các dạng biểu đồ.
Học sinh yêu thích bộ môn hơn, không còn cảm thấy khô khan như trước.
Học sinh dễ học bài và dễ thuộc bài. Qua đó mới thấy được cái hay của môn học và càng khẳng định thêm quá trình dạy học đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Là một giáo viên ai cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng cho học sinh của mình khi chất lượng của các em đạt thấp. Mỗi môn đều có cái khó riêng của nó nhưng cái khó đó nếu tìm được một phương pháp dạy học thích hợp thì sẽ đạt kết quả tối ưu. Trong bộ môn địa lí cái khó ở đây của các em học sinh là khả năng quan sát, nhận xét, xác định, lí giải,các sự vật, hiện tượng địa lí còn hạn chế. 
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ địa lí lớp 9, mà tôi đã đúc kết được qua hơn 15 năm công tác ở THCS Lâm Kiết. 
Tuy nhiên trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu bản thân sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy rất mong rằng quý thầy, cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp cho đề tài này để bản thân đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm hơn để từ đó đề tài được hoàn thiện hơn. Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh học môn địa lí nói riêng và cả trường THCS Lâm Kiết nói chung. Xin chân thành cám ơn.
2. Đề xuất, kiến nghị:
Đối với nhà trường:
Cần bổ sung thêm tranh,ảnh, bàn đồ, lược đồ, đặc biệt là các mô hình địa lí đang thiếu và xuống cấp.
Có những biện pháp thiết thực động viên, giúp đỡ những học sinh nghèo, khó khăn có đủ đồ dùng học tập.
 Tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
 Yêu cầu giáo viên bộ môn kiểm tra, đánh giá thường xuyên để thấy được sự tiến bộ của học sinh.
Đối với giáo viên :
Cần tăng cường theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, tham khảo sách báo,để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, đồng thời giúp việc dạy và học đạt hiểu quả cao.
Tham gia các chuyên đề do ngành cũng như trường tổ chức nhằm tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân,.
Cập nhật những thông tin, số liệu mới nhất từ thông tin đại chúng, Internet
Lâm Kiết, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Người thực hiện
	Huỳnh Đa Rinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ 3( 2004-2007) môn Địa lí- vụ giáo dục trung học.
Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kỹ năng- kiến thức địa lí lớp 6.
Vở bài tập trắc nghiệm, thực hành môn địa lí 6 ( nhà xuất bản giáo dục, sư phạm Hà Nội)
 Luật giáo dục.
 Internet...
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.

File đính kèm:

  • docSKKN_HUONG_DAN_HOC_SINH_KY_NANG_VE_BIEU_DO_DIA_LI_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan