Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý Lớp 9

Cơ sở lý luận.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã xác định phải “khuyến khích tự học”, phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định, “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”

Định hướng trên đây đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục, điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của tùng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đối với học sinh THCS không còn thích ngồi nghe những lời giải thích tỷ mỉ như học sinh tiểu học. Các em chờ đợi những cách tìm hiểu mới đối với bài học mà ở đó tính tích cực, tính hoạt động của tư duy và tính tự lập được thực hiện. Đây là biểu hiện của thái độ tự nghiên cứu của học sinh THCS.

Vì thế việc hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng biểu đồ là rất cần thiết để phát huy tính “ Tích cực – tự giác – tư duy – sáng tạo” của học sinh và cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đề ra.

 

doc39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.
Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.
Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm)  (có từ hai yếu tố trở lên)
- Nhận xét xu hướng chung.
- nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
- Kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)
- Có một vài giải thích và kết luận
Trường hợp cột là các vùng, các nước
- Nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- TIếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi.
- Một vài điều kết luận và giải thích.
Trường hợp cột là lượng mưa. (biểu đồ khí hậu)
- Mưa tập trung vào mùa nào? Hay mưa dàn trải đều trong các tháng. Mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, (khu vực nhiệt đới tháng mưa từ 100 mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50 mm là được xếp vào mùa mưa).
- Nêu tổng lượng mưa (cộng tổng tất cả lượng mưa các tháng trong năm) và đánh giá tổng lượng mưa.
- Tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu?
- So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và hai tháng mưa ít).
- Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên nhiệt độ để xác định vị trí).
Ví dụ 1 : Biểu đồ cột đơn
Vẽ biểu đồ cột độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2003
Các tỉnh
Kon Tum
Gia Lai
Đắk Lắk
Lâm Đồng
Độ che phủ rừng (%)
64,0
49,2
50,2
63,5
Hướng dẫn
Cách vẽ
- Vẽ trục tọa độ
+ Trục dọc biểu thị độ che phủ (%)
+ Trục ngang là các địa phương
- Cột đầu tiên phải cách trục tung từ một đến hai đường kẻ
- Vẽ đúng trình tự bài cho, bề ngang các cột phải bằng nhau
- Ghi số lượng trên đầu các cột để dễ so sánh
- Viết tên biểu đồ
Biểu đồ
Biểu đồ cột độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên năm 2003
Nhận xét
- Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên cao nhất là Kon Tum 64% thứ hai là Lâm Đồng 63,5%, thứ ba là Đắk Lắk 50,2% và thấp nhất là 49,2%
- Chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và tỉnh thấp nhất về độ che phủ rừng của Kon Tum và Gia Lai là: 14,8%.
Ví dụ 2: Biểu đồ cột kép:
Dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ
(đơn vị tỉ đồng).
Năm
Tiểu vùng
1995
2000
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
Hướng dẫn :
Cách vẽ:
Bước 1: Vẽ hệ trục tọa độ:
Trục tung đơn vị ( tỉ dồng). 
Trục hoành: (năm).
Bước 2:Tiến hành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 – 2002. Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
Bước 3: Viết tên biểu đồ.
Bước 4 : Lập bảng chú giải.
Biểu đồ : 
Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc từ năm 1995- 2002
* Nhận xét
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng năm 2002
- Từ 1995 – 2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng 2002
+ Đông bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995
+ Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995
- Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Bắc:
 Năm 1995 gấp 19,3 lần
 Năm 2000 gấp 19,7 lần
 Năm 2002 gấp 20,5 lần
Ví dụ 3: Dạng đặc biệt với số phần trăm và có tổng là 100% còn gọi là cơ cấu hay cột chồng.
	Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
Bảng 8.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100
62,8
17,5
17,3
2,4
* Hướng dẫn:
 -Cách vẽ:
 + Bước 1: Vẽ trục tọa độ
 Trục dọc biểu thị phần trăm
 Trục ngang biểu thị năm
 + Bước 2: Vẽ hai cột năm 1990 và 2002 đều là 100%
 + Bước 3:Chi tỷ lệ phần trăm từng cột theo số lượng trong bảng
 + Bước 4: Ghi tên biểu đồ
 + Bước 5: Chú giải: Mỗi ngành một ký hiệu khác nhau
 - Biểu đồ
 Hình 5: Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất.
Nhận xét: 
- Cả hai năm 1990 và 2002 ngành chăn nuôi gia súc có giá trị sản xuất
lớn nhất, sau đó đến chăn nuôi gia cầm, thứ ba là sản phẩm trứng sữa, thấp nhất là phụ phẩm chăn nuôi.
- Từ năm 1990 – 2002 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi gia súc giảm 1,1%, ngành chăn nuôi gia cầm giảm 1,8%, ngành sản phẩm trứng sữa tăng 4,4%, ngành phụ phẩm chăn nuôi giảm 1,1%.
+ Bước 4: Ghi tên biểu đồ
Biểu đồ thanh ngang:
 * Cách vẽ
 - Tương tự biểu đồ cột chỉ khác là trục dọc thường biểu thị các vùng, trục ngang biểu thị đơn vị
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể vẽ biểu đồ thanh ngang hoặc khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột. Nếu có các vùng kinh tế chúng ta chuyển qua vẽ biểu đồ thanh ngang để việc ghi tên vùng dễ dàng và đẹp hơn
Lưu ý: Khi vẽ biểu đồ thanh ngang cần xếp thứ tự các vùng kinh tế từ Bắc đến Nam
Ví dụ: Vẽ biểu đồ lực lượng lao động ở các vùng kinh tế nước ta năm 1996(Đơn vị : Nghìn người)
Vùng kinh tế
Lực lượng lao động
Miền núi và trung du phía Bắc
6,433
Đồng bằng sông Hồng
7,383
Bắc Trung Bộ
4,664
Duyên hải Nam Trung Bộ
3,805
Tây Nguyên
1,442
Đông Nam Bộ
4,391
Đồng bằng sông Cửu Long
7,748
 * Biểu đồ : 
Hình 6 : Biểu đồ lực lượng lao động ở các vùng kinh tế nước ta năm 1996
Nhận xét
Cách nhận xét tương tự như biểu đồ cột.
Dạng biểu đồ đường (đồ thị)
Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian.
Các bước vẽ biểu đồ đường
Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người, sản lượng, tỉ lệ %. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian)
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục (chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật)
Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước). Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng
Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi số liệu vào bản đồ, nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ)
Lưu ý:
+ Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có cung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo
+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện 1 đơn vị
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số liệu phần trăm (số liệu tương dối, với cùng đơn vị thống nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100%, số liệu của các năm tiếp theo tính bằng cách lấy số liệu của những năm tiếp theo lần lượt chia cho số liệu năm đầu tiên và nhân 100, chúng ta sẽ tìm được đơn vị phần trăm của những năm tiếp theo. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn
Các loại biểu đồ đường:
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
Cách nhận xét
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
- Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)
- Hai trường hợp:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục
- Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c,d
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
Loại biểu đồ đồ thị 
Đối với dạng biểu đồ có từ 2 hay nhiều đường biểu diễn trở lên cần thận trọng khi lựa chọn mốc thang giá trị trên trục tung một cách hợp lý để khi vẽ các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian ở trục hoành cần phải đảm bảo tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm và luôn được tính theo chiều từ trái sang phải.
* Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đường biểu diễn:
 1. Lựa chọn đúng loại biểu đồ.
 2. Hệ trục tọa độ: 
	- Đảm bảo phân chia các mốc chính xác
	- Ghi đơn vị ở đầu 2 trục
	- Có mũi tên chỉ chiều phát triển ở đầu 2 trục
	- Mốc thời gian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ. 
 3. Các đường biểu diễn : 
	- Có ký hiệu phân biệt các điểm và đường.
	- Có các đường nét mờ chiếu dọc và ngang ứng với tọa độ từng điểm
	- Ghi số liệu giá trị trên các điểm nút của đường
 4. Chú thích tên thành phần trên biểu đồ đường hoặc có bảng chú giải và ghi đầy đủ tên biểu đồ (Thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời gian nào?).
 5. Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng.
 6. Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành. 
Ví dụ
*1. Bài tập 3, trang 37-SGK Địa Lí 9
 Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990-2002. Nêu nhận xét.
Bảng 9.2. Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Chia ra
Khai thác
Nuôi trồng
1990
1994
1998
2002
890,6
1465,0
1782,0
2647,4
728,5
1120,9
1357,0
1802,6
162,1
344,1
425,0
844,8
Nghìn tấn
 Bài giải:
 a/ Vẽ biểu đồ:
Chú giải:
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
2647,4
1782,0
1802,6
1465,0
1357.0
Năm
Biểu đồ sản lượng thủy sản thời kì 1990-2002
 b. Nhận xét:
- Sản của nước ta từ 1990-2002 tăng liên tục và tăng nhanh:Từ 1990-2002 tăng 1756,8 nghìn tấn
+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh: 1074,1 nghìn tấn
+ Sản lượng nuôi trồng tăng: 682,7 nghìn tấn
Qua đó ta thấy sản lượng nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn, đặc biệt trong thời gian gần đây, nuôi tôm cá rất phát triển, nhất là ở các tỉnh Cà Mau, An Giang và Bến Tre
* 2. Bài tâp 2 SGK Địa 9( trang 38): 
Bảng số liệu chỉ số tăng trưởng gia súc, gia cầm (%)
Năm
Trâu
Bò
Lợn
Gia cầm
1990
100,0
100,0
100,0
100,0
1995
103,8
116,7
133,0
132,3
2000
101,5
132,4
164,7
182,6
2002
98,6
130,4
189,0
217,2
Vẽ biểu đồ đường thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc gia cầm của nước ta thời kì 1990-2002? Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân? 
*Vẽ biểu đồ:
* Nhận xét: 
- Sự giảm mạnh tỉ trọng nông – lâm – ngư từ 40,5 % - 23% nói lên nước ta đang từng bước chuyển từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp.
- Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng nhanh nhất thực tế phản ánh quá trình CNH – HĐH đất nước ta đang tiến triển.	
Biểu đồ kết hợp (Cột và đường)
* Cách vẽ
- Biểu đồ có hai trục đơn vị
- Ta có thể chọn một trong hai cách vẽ : một vẽ biểu đồ cột và một vẽ biểu đồ đồ thị nhưng chia tỉ lệ sao cho để hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường. Tốt nhất nên vẽ đường cao hơn cột
 - Tọa độ đường nằm giữa cột vì thế vẽ cột trước xong mới vẽ đường
 *. Cách nhận xét
 Các bước nhận xét giống như biểu đồ cột và đồ thị
Ví dụ: Vẽ biểu đồ biểu hiện sự tăng dân số và tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta từ năm 1954 đến 2003 theo bảng số liệu sau
Năm
1954
1960
1965
1970
1976
1979
1989
1999
2003
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên(%)
1,1
3,9
2,9
3,3
3,0
2,5
2,1
1,43
1,43
Dân số (triệu người)
23,8
30,2
34,9
41,1
49,2
52,7
64,4
76,3
80,9
* Hướng dẫn cách vẽ:
 - Cách vẽ:
 + Bước 1: Vẽ biểu đồ hai trục tung và trục hoành
 + Trục tung bên tay trái biểu thị phần trăm
 + Trục tung bên tay phải biểu thị triệu người
 + Trục hoành biểu thị các năm
 + Chú ý: chia khoảng cách các năm
 - Bước 2
 + Dân số vẽ bằng cột
 + Tỷ lệ tăng tự nhiên vẽ bằng đường
 - Bước 3: Ghi tên biểu đồ
 - Bước 4: Lập bảng chú giải
- Biểu đồ 
Hình 7 : Biểu đồ biến đổi dân số nước ta từ 1954 - 2003
*. Nhận xét :
- Từ 1954 – 2003 dân số nước ta liên tục tăng, bình quân mỗi năm tăng hơn 1 triệu người
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của nước ta tăng nhanh từ 1954 đến 1960. Sau đó giảm từ 1960 – 1965 rồi lại tăng từ 1960 – 1970 và từ 1970 – 2003 thì liên tục giảm
- Năm 2003 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,43%.
- Từ 1960 – 1989 nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số
Kết luận
Mặc dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta có giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh	.
Biểu đồ miền
c. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp. 
Khi đã đưa ra được một nội dung cụ thể để áp dụng trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh, thì bản thân tôi phải xác định việc gì cần phải làm để đạt được mục đích đề ra: là phải phát huy triệt để vai trò của rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh cũng như thường xuyên kết hợp sử dụng phương tiện trực quan có sẵn trong phòng thiết bị và tự làm. Để giúp học sinh có kỹ năng, kỹ xảo trong việc vẽ, phân tích biểu đồ, sử dụng đồ dùng trực quan trong khai thác kiến thức địa lý mới cũng như khắc sâu kiến thức bài học. Vì thế khi có được tình huống cụ thể đưa vào áp dụng thì sẽ phải có hành động rõ ràng, thuyết phục tác động vào vấn đề nghiên cứu, có nghĩa là giải pháp nghiên cứu và biện pháp nghiên cứu đề tài của tôi luôn có mối quan hệ qua lại và chặt chẽ với nhau (Điều đó được thể hiện cụ thể qua nội dung thực hiện giải pháp, biện pháp của đề tài nghiên cứu). Nếu đưa ra giải pháp hay mà không có biện pháp tốt thì kết quả cuối cùng sẽ bằng không.
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Trong những năm học qua, khi áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy của mình, tôi nhận thấy được những thành công đáng khích lệ đối với bản thân nói riêng, cũng như đóng góp được một phần trong công tác đầu tư chuyên môn cho chất lượng đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn của nhà trường. Cụ thể là tỉ lệ học sinh xếp loại khá giỏi tăng lên, học sinh có điểm tổng kết bộ môn yếu kém giảm xuống, số học sinh tham gia bồi dưỡng và dự thi học sinh giỏi đông, chất lượng được nâng cao hơn. Từ đó tôi có thể khẳng định rằng việc hướng dẫn học sinh biết vận dụng khai thác kiến thức địa lý qua hệ thống biểu đồ của bản thân mình mang tính khả thi cao và áp dụng được với nhiều bài học, nhiều khối lớp và nhiều đối tượng học sinh.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu	
Sau khi áp dụng nội dung này thì đã nhận thấy được hiệu quả một cách rõ rệt trong các giờ học trên lớp. Có nghĩa là phương pháp dạy – học địa lý áp dụng qua đề tài nghiên cứu này không chỉ có tác dụng lớn trong đầu tư chất lượng đại trà của bộ môn mà còn có giá trị cao trong công tác đầu tư mũi nhọn.
Cụ thể chất lượng đại trà trong hai năm học gần đây được thể hiện bằng những con số đáng khích lệ: 
- Năm học: 2014 – 2015 tỉ lệ từ TB trở lên chiếm 94.3%.
- Năm học: 2015 – 2016 tỉ lệ từ TB trở lên chiếm 95%. 
Chất lượng mũi nhọn thu được thể hiện rõ qua bảng thống kê sau: 
- Năm học: 2014 – 2015 học sinh đạt học sinh giỏi cấp thị xã: 04
- Năm học: 2015 – 2016 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh: 02
Với những kết quả như trên tôi hy vọng rằng trong năm học tới cũng như các năm học sau này sẽ có nhiều học sinh say mê hơn với bộ môn Địa lý cả về lượng và chất. Có nhiều học sinh tham gia bồi dưỡng – Dự thi học sinh giỏi và thêm nhiều em có tên trong danh sách học sinh giỏi các cấp do ngành tổ chức. 
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
* Nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài:
Một là: Để tổ chức hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý hệ thống kênh hình có hiệu quả theo nội dung cần có ở trên. Người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, phải nghiên cứu kỹ các thiết bị có liên quan đến nội dung một tiết học, bài học. nhằm khơi dậy sự tò mò, lòng say mê hứng thú của các em, phải đầu tư vào chuyên môn, không ngừng học hỏi, sưu tầm tư liệu bổ sung kiến thức, tìm ra được những phương pháp, kỹ thuật dạy học tốt để có sức hấp dẫn trong từng bài học trên lớp.
Hai là: Dành thời gian cho học sinh làm việc với các thiết bị (tức là trực tiếp làm việc với bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh) trong sách giáo khoa có liên quan đến bài học.
Ba là: Trong quá trình hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống kênh hình, cần hướng dẫn cho học sinh biết tìm ra quy luật của phương tiện trực quan.
Bốn là: Việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong khai thác kiến thức địa lý cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng cường độ. 
Năm là: Khai thác triệt để hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa và thường xuyên tham gia tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho công tác chuyên môn của bản thân. 
 * Kết quả của nội dung nghiên cứu. 
Trải qua các năm đảm nhiệm công tác giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS Nguyễn rường Tộ, đặc biệt khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Việc áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác hệ thống kênh hình trong dạy và học địa lý đã đem lại một hiệu quả thiết thực. Đó là học sinh say mê, hứng thú với bộ môn, tư duy tốt hơn, ghi nhớ được kiến thức theo qui luật và mối quan hệ nhân quả của đối tượng địa lý. Hạn chế tối đa hiện tượng học thuộc lòng, học vẹt. Một lần nữa tôi muốn khẳng định rằng nội dung giải pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài nghiên cứu lần này đã có những thành công đáng khích lệ và có giá trị thực tiễn. 
2. Kiến nghị:	
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân được áp dụng trong quá trình trực tiếp giảng dạy trên lớp. Tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm của mình tuy chưa thật đầy đủ và hoàn hảo, nhưng chắc chắn sẽ đóng góp được một phần để giải quyết những băn khoăn, trăn trở của những đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý tại các trường THCS trên địa bàn Thị xã Buôn Hồ hoặc các vùng lân cận. Khi vẫn còn hiện tượng học sinh chưa ham thích bộ môn, còn học tủ, học vẹt và lười vận động trong tiếp thu kiến thức trên lớp cũng như học, làm bài tập ở nhà. 
Vì thời gian để trình bày ý tưởng còn nhiều hạn chế, nên các giải pháp, biện pháp đưa ra được chưa nhiều. Rất mong được nghe nhiều ý kiến đóng góp của quý Thầy cô và các đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, kinh nghiệm của bản thân sẽ ngày càng phong phú hơn. 
Một mong muốn tôi muốn gửi gắm qua đề tài nghiên cứu này là luôn được sự quan tâm nhiều hơn nữa của lãnh đạo nhà trường trong việc đầu tư kinh phí cho giáo viên bộ môn Địa lý cần in những bộ lược đồ thể hiện trong sách giáo khoa mà hiện tại chưa phát hành. 
 Xin chân thành cảm ơn!
 Thống Nhất, tháng 10 năm 2018
 Người viết
 Bùi Thị Hoa 
 PHỤ LỤC
Các mục
Trang
I. Phần mở đầu 
1
1. Lý do chọn đề tài 
1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 
1
3. Đối tượng nghiên cứu. 
2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 
2
5. Phương pháp nghiên cứu. 
2
II. Phần nội dung 
2
1. Cơ sở lý luận. 	
2
2. Thực trạng 
3
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
7
a. Mục tiêu của giải pháp
7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
8
c. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp
33
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
33
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứ	 
34
III. Phần kết luận, kiến nghị
34
1. Kết luận
34
2. Kiến nghị
35
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
------------***------------
ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9
 GIÁO VIÊN DẠY: BÙI THỊ HOA 
 TỔ SỬ - ĐỊA – MT - AN
 NĂM HỌC: 2018- 2019

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_bieu_do_dia_ly_lop_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan