Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hóa lánh thổ Việt Nam trong chương trình Địa lý Lớp 9

Một số nội dung lí luận cơ bản.

- Địa lí là một môn khoa học rất gần gũi với cuộc sống đời thường, thông qua môn học các em có thể lĩnh hội được một khối lượng trị thức phong phú về tự nhiên, kinh tế xã hội, những kĩ năng, kĩ sảo cần thiết để vận dụng các kiến thức khoa học địa lí vào thực tiễn và làm quen với các phương pháp nghiên cứu quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với tranh ảnh và các số liệu thống kê để sau này các em không bỡ ngỡ trước những hoạt động phức tạp và đa dạng của cuộc sống . Qua bức tranh toàn cảnh về tự nhiên và kinh tế xã hội của các vùng khác nhau trong cả nước, học sinh sẽ nắm được kiến thức và biết cách giải thích các hiện tượng, các mối quan hệ đã tạo nên sự thay đổi và phát triển trong môi trượng tự nhiên cũng như trong nền kinh tế xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển hướng kinh tế của đất nước ta hiện nay

 

docx16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hóa lánh thổ Việt Nam trong chương trình Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn địa lí là rất quan trọng, vậy làm thế nào để học sinh nắm bắt được kiến thức một cách sâu sắc nhất đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng nội dung kiến thức. Trong thực tê phần lớn giáo viên đã tìm ra cho mình phương pgáp dạy học địa lí thông qua việc khai thác kiến thức từ kênh chữ và kênh hình bằng các câu hỏi thể hiện mối liên quan giữa kênh chữ và kênh hình từ đó rút ra nội dung kiên thức một cách sáng tạo. tuy nhiên trong thực tế cúng có những giáo viên còn rất lúng túng trong việc giảng dạy kiểu bài lí thuyết chỉ khai thác kiến thức một cách đơn thuần từ kênh chữ mà không chú ý tới việc khai thác kiến thức từ kênh hình và bảng số liệu khiến cho giờ học trở nên đơn điệu, không phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Chính bởi lẽ đó mà tôi chắp bút viết sáng kiến kinh nghiệm “ Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hóa lánh thổ Việt Nam trong chương trình địa lý lớp 9”.
- Đề tài nghiên cứu này tôi đi sâu vào việc sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy trong từng phần nội dung kiến thức bằng cách đưa ra cách dạy chung cho kiểu bài lí thuyết vùng miền thông qua việc soạn thảo ra các câu hỏi cần khai thác trong từng nội dung kiến thức của từng bài học; Một số câu hỏi cần lưu ý và hướng dẫn trả lời.
2.Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu nhằm phổ biến về phương pháp “ Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài lý thuyết về sự phân hóa lánh thổ Việt Nam trong chương trình địa lý lớp 9” để giúp các em học tập bộ môn địa lí một cách độc lập, sáng tạo và đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Phần kiến thức sự phân hóa lãnh thổ trong chương trình sgk địa lí lớp 9 cấp THCS, lược đồ tự nhiên Việt Nam, lược đồ kinh tế Việt Nam, lược đồ kinh tế vùng miền và át lát địa lí Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THCS trong nhiều năm, phương pháp thử nghiệm, phân tích tông hợp, dùng lời, trực quan,minh họa thực hành và phương pháp tái hiện và tìm kiếm vấn đề.
5. Giới hạn nghiên cứu:
-Học sinh lớp 9 trường THCS Văn Tiến
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
-Đề tài xây dựng trong phạm vi sự phân hóa lãnh thổ trong chương trình địa lí 9 cấp THCS
-Thời gian nghiên cứu từ năm 2010 và dự kiến kết thúc vào năm 2013.
PHẦN II: NỘI DUNG.
A. Một số nội dung lí luận cơ bản.
- Địa lí là một môn khoa học rất gần gũi với cuộc sống đời thường, thông qua môn học các em có thể lĩnh hội được một khối lượng trị thức phong phú về tự nhiên, kinh tế xã hội, những kĩ năng, kĩ sảo cần thiết để vận dụng các kiến thức khoa học địa lí vào thực tiễn và làm quen với các phương pháp nghiên cứu quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với tranh ảnh và các số liệu thống kê để sau này các em không bỡ ngỡ trước những hoạt động phức tạp và đa dạng của cuộc sống . Qua bức tranh toàn cảnh về tự nhiên và kinh tế xã hội của các vùng khác nhau trong cả nước, học sinh sẽ nắm được kiến thức và biết cách giải thích các hiện tượng, các mối quan hệ đã tạo nên sự thay đổi và phát triển trong môi trượng tự nhiên cũng như trong nền kinh tế xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển hướng kinh tế của đất nước ta hiện nay
B. Thực trạng nghiên cứu của đề tài.
- Đối với chuyên đề này tôi đưa ra cách dạy chung nhất về từng vùng miền cụ thể như sau:
* Qui mô:
+Giáo viên dùng lược đồ hành chính hoặc lược đồ hành chính của mỗi vùng yêu cầu học sinh xác định các tỉnh thuộc mỗi vùng?
+Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin kênh chữ nêu được số dân.
+Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin kênh chữ cho biết diện tich.
I.Vị trí địa lí:
-Yêu cầu học sinh xác định được vị trí địa lí, giới hạn và ý nghĩa của vị trí địa lí
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu thông tin kênh chữ kết hợp với kênh hình để trình bày dược đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và câu hỏi cuối bài có liên quan đến nội dung kiến thức của phần này.
III.Đặc điểm dân cư xã hội:
-Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu thông tin kênh chữ kết hợp với bảng số liệu nhận xét được tình hình dân cư xã hội và xác định được các điểm di tích lịch sử văn hoá của mỗi vùng.
IV.Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kiến thức từ kênh chữ và kênh hình cùng với át lát địa lí Việt Nam trình bày được đặc điểm của ngành công nghiệp của mỗi vùng và sự phân bố công nghiệp của mỗi vùng,trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa và liên hệ được thực tế.
2. Nông nghiệp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học về điều kiện tự nhiên tìm ra mối liên hệ giữa tự nhiên với sự phát triển và phân bố cây trồng .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình và át lát địa lí Việt Nam trả lời các câu hói trong sách giáo khoa và các câu hỏi nâng cao, trình bày được sự phân bố cây trồng giải thích được sự phân bố cây trồng.
3.Dịch vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh khai thác thông tin kênh chữ và kênh hình trình bày được đặc điểm của ngành dịch vụ. Tìm mối liên hệ về dân cư với sự phát triển của ngành dịch vụ.
V.Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin kênh chữ kết hợp với át lát địa lí Việt Nam xác định được các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của mỗi vùng.
- Nhận xét được vai trò của các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.
C. Ứng dụng thực tiễn vào công tác giảng dạy.
VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
A. Kiến thức cơ bản cần khai thác :
*Qui mô :
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hành chính Trung Du Miền Núi Bắc Bộ trong sgk hình 17.1 hoặc át lát địa lí Việt nam trang 26, sau đó lên chỉ và đọc tên các tỉnh thuộc Trung Du Miền Núi Bắc Bộ ?
? Dựa vào thông tin kênh chữ sgk phần đầu của bài 17 cho biết diện tích và số dân của Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
Kiến thức cần đạt :
- Các tỉnh :
+ Đông Bắc : Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, BắcGiang, Thái Nguyên, Bắc Cạn,Tuyên Quang, Phú Thọ,Yên Bái, Lào Cai
+Tây Bắc : Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu
- Diện tích : 100965km2
- Dân số : 11,5 triệu người(2002)
I.Vị trí địa lí.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 17.1 sgk. Hãy xác định giới hạn lãnh thổ của vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ ?
- Học sinh lên bảng xác định trên lược đồ treo tường giới hạn lãnh thổ của vùng.
? Cho biết ý nghĩa địa lí của vùng.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 17.1 sgk hay át lát địa lí Việt Nam trang 26.
* Giáo viên treo lược đồ tự nhiên vùng Trung Du Miền Núi bắc Bộ sau đó hướng dẫn học sinh xác định hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc lưu ý cho học sinh tìm hiểu sâu về điều kiện tự nhiên ( Địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản ). Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
? Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
? Học sinh lên xác định trên bản đồ treo tường các mỏ ( than, sắt, thiếc, apatít ) và các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện ( Sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy ).
? Những khó khăn về điều kiện tự nhiên ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ gặp phải.
* Giáo viên nhấn mạnh Trung Du Miền Núi Bắc Bộ là vùng có trữ lượng khoáng sản lớn nhất cả nước và là vùng có tiềm năng thủy điện lớn của cả nước.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
* Giáo viên yêu cầu đọc thông tin kênh chữ mục 3 sgk trang 63 trả lời câu hỏi.
? Cho biết đặc điểm cư trú của người dân ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc số liệu trong bảng 17.2, trả lời câu hỏi.
? Nhận xét sự chênh lệch về dân cư xã hội giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
? So sánh chỉ tiểu phát triển dân cư xã hội ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ so với cả nước.
? tại sao Trung Du Miền Núi Bắc Bộ là địa bàn đông dân mà kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ.
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Công nghiệp.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích các yếu tố kinh tế trên hình 18.1 hay át lát địa lí Việt Nam trang 26 sau đó lên chỉ trên lược đồ treo tường các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất ?
? Nêu ý nghĩa của các nhà máy thủy điện Hòa Bình. 
* Giáo viên nhấn mạnh về nghành công nghiệp của vùng là phát triển mạnh công nghiệp năng lượng, khai thác khoáng sản, luyện kim, vật liệu xây dựng.
2. Nông nghiệp.
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin kênh chữ mục 2 sgk trang 67 kết hợp với hình 18.1 trả lời câu hỏi.
? Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
? xác định trên lược đồ kinh tế của vùng địa bàn phân bố các cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.
? Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước, kể tên các thương hiệu chè nổi tiềng ở nước ta mà em biêt.
? Nghề Rừng ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ phát triển như thế nào.
? Tại sao đàn trâu ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước.
? Trong snả xuất nông nghiệp ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ còn gặp những khó khăn gì.
* Giáo viên và học sinh chốt lại các đặc điểm cơ bản về ngành nông nghiệp của vùng.
 3. Dịch vụ.
* giáo viên chú ý khắc sâu cho học sinh kiến thức về mạng lưới giao thông.
* Giáo viên yêu cầu học sinh xác định trên hình 18.1 các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đi tới các thành phố thị xã của các tỉnh biên giới Việt trung, Việt lào.
? Xác định các cửa khẩu quan trọng biên giới Việt Trung ( Móng Cái, Hữu Nghị, lào cai ). 
? Xác định các điểm du lịch ( Bắc Bó, Tân Trào, Ba Bể, Sa Pa, Đề Hùng, Tam Đảo, Hạ Long ) trong át lát địa lí Việt Nam trang 26.
V. Các trung tâm kinh tế:
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 18.1 trả lời câu hỏi.
? Xác định các trung tâm kinh tế ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mối trung tâm. 
? Xác định thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long.
? Cho biết ý nghĩa trung tâm kinh tế của vùng.
B. Một số câu hỏi cần lưu ý và hướng dẫn trả lời.
Câu 1. Hãy so sánh thế mạnh về tự nhiên và kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
Dựa vào bảng 17.1 SGK.
Giống nhau: Đều chủ yếu là địa hình đồi núi đề có một kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến có một mùa đông lạnh nhất nước ta. Đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có như: Khoáng sản, trồng rừng
Khác biệt ( Bảng 17.1).
Câu 2. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
Vì trung du địa hình ít chia cắt hơn giao thông thuận tiện hơn, dễ canh tác hơn.
Câu 3: Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp ở trung du miền núi Bắc Bộ ( tỉ đồng).
 Năm
Tiểu vùng
1995
1995
2002
Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
Đông Bắc
6179,2
10657,7
14301,3
Vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Vẽ biểu đồ cột gộp nhóm theo từng năm.
Nhận xét.
Câu 4: Tại sao Trung Du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?
Vì nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi như:
- Nhiều đất trồng thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ, chăn nuôi gia súc lớn. Trong khi đất ở miền núi Bắc Bộ có độ dốc lớn, ít màu mỡ hơn.
- Nhiều khoáng sản: Phát triển công nghiệp khai thoáng, luyện kim như nhà máy luyện kim Thái Nguyên, vùng khai thác than Phả Lại, uông Bí
- Thời tiết có mùa đông lạnh nhưng ít sương giá hơn miền núi Bắc Bộ thuận lợi cho việc phát triển rau quả cận nhiệt và ôn đới.
- Nguồn thủy năng lớn với các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà.
Câu 5: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ?
 Để thực hiện mô hình nông lâm kết hợp thì nhà nước phải giao đất, giao rừng cho hộ nông dân làm chủ đất, chủ rừng lâu dài. Từ đó họ yên tâm đầu tư, tìm cách khai thác hợp lý diện tích đất rừng được giao, phát triển nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp kết hợp với nông nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, coi trọng việc chăm sóc và trồng rừng mới; triển khai mô hình RVAC(rừng –vườn-ao-chuồng).Nhờ rừng phát triển mà độ che phủ sẻ tăng lên, hạn chế xói mòn đất, cải thiện môi trường trong vùng, làm cơ sở cho các nhà máy sản xuất giấy,chế biến gỗổn định hơn.Nghề rừng góp phần sử dụng nguồn lao động tại chỗ, nhàn rỗi tron g nông nghiệp. Do đó thu nhập người dân tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 6:Vì sao phát triển kinh tế,nâng cao đời sống của các dân tộc phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Vì:
a) Phát triển công nghiệp kéo theo sự phát triển dân số đông đúc gây ô nhiễm và phá vỡ cảnh quan tự nhiên do khí thải công nghiệp, rác, nước thảilàm ô nhiễm không khí và nguồn nước.
b)Khai thác tài nguyên khoáng sản, đất, rừng ồ ạt, không có kế hoạch sẽ dẫn đến khoáng sản, rừng bị cạn kiệt, đất bạc màu.
c) Tài nguyên khoáng sản nước ta tuy dồi dào nhưng không phải vô tận và phải mất hàng triệu năm mới tái tạo lại được.
d) Vậy để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các dân tộc một cách bền vững thì cần phải:
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải có kế hoạch lâu dài, tiết kiệm, không khai thác bừa bãi, tràn lan.
- Cần có kế hoạch bảo vệ môi trường như xử lý nước thải, chất thải công nghiệp, bảo vệ rừng sẳn có và trồng rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
A.Kiến thức cơ bản cần khai thác.
*Qui mô: 
? Giáo viên dùng lược đồ hành chính Đồng Bằng Sông Hồng. Yêu cầu học sinh xác định được các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng.
? Dựa vào thông tin kênh chữ phần đầu bài của Đồng Bằng Sông Hồng cho biết diện tích và số dân của vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
* Kiến thức cần khai thác:
-Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình
- Diện tích:14806km
- Dân số:17,5 triệu người(năm 2002)
I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
* Giáo viên sử dụng lược đồ tự nhiên Việt Nam yêu cầu học sinh xác định ranh giới vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Nêu tên các vùng tiếp giáp như Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; Sau đó xác định các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ ?
* Giáo viên gợi ý đánh giá về vị trí địa lí của vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Ý nghĩa.
- Giao lưu với các vùng trong nước như Bắc Trung Bộ, Trung Du miền núi Bắc Bộ.
- Giao lưu quốc tế qua đường biển cảng Hải Phòng. 
- Phát triển kinh tế biển- đất liền.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác trên lược đồ Hình 20.1 SGK hoặc Át lát địa lí Việt Nam trang 26. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau.
? Nêu ý nghĩa của Đồng Bằng Sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.
? Cho biết tiềm năng tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
III. Đặc điểm dân cư- xã hội.
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin kênh chữ SGK trang 27 mục 3 trả lời câu hỏi.
? Hãy cho biết số dân ở Đồng Bằng Sông Hồng năm 2002.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ hình 20.2 SGK trang 73 trả lời câu hỏi.
? Cho biết Đồng Bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần trung bình của cả nước, các vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
? Dân số cao ở Đồng Bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội.
* Giáo viên hường dẫn học sinh quan sát bảng 20.1 yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
? Nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng Đồng Bằng Sông Hồng so với cả nước.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1.Công nghiệp.
* Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ hình 21.1 trả lời câu hỏi.
? Nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng ở Đồng Bằng Sông Hồng.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Hồng qua hình 21.2 hoặc át lát địa lí Việt Nam trang 26 trả lời câu hỏi.
? Cho biết địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm, kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm.
2. Nông nghiệp
* Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu bảng 21.1 sgk trang 77 trả lời câu hỏi.
? Hãy so sánh năng xuất lúa của vùng Đồng Bằng Sông Hồng so với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước.
( Giáo viên lưu ý học sinh so sánh theo cột dọc, sau đó so sánh theo cột ngang trong bảng số liệu rồi rút ra nhận xét là tăng hay giảm bao nhiêu tạ/ha giai đoạn 1995-2002 )
? Ngoài cây lúa nước Đồng Bằng Sông Hồng còn có cây gì khác, cho biết giá trị kinh tế của cây đó.
? Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
?Chăn nuôi ở Đồng Bằng Sông Hồng phát triển như thế nào. Kể tên các con vật nuôi chính ở Đồng Bằng Sông Hồng.
3. Dịch vụ.
? Dựa trên hình 22.2 và sự hiểu biết của em. Hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của Cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Nội Bài.
? Hoạt động du lịch và bưu chính viễn thông diễn ra như thế nào ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào át lát địa lí Việt Nam trang 26 trả lời câu hỏi.
? Kể tên các trung tâm kinh tế ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng. ( xác định vị trí của trung tâm kinh tế Hải Phòng, Hà Nội, Hạ Long)
? Xác định vị trí các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
? Cho biết ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
B. Một số câu hỏi cần lưu ý và hướng dẫn trả lời. 
Câu 1: Điều kiện tự nhiên của ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội?
a. Thuận lợi:
- Vị trí địa lí dễ dàng giao lưu kinh tế xã hội trực tiếp với các vùng trong nước.
- Về các tài nguyên:
+ Đất phù sa tốt,khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh,thủy văn dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,đặc biệt là cây lúa.
+ Khoáng sản có giá trị đáng kể như: Mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam (Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng chất lượng cao;than nâu (Hưng Yên),khí tự nhiên (Thái Bình)
+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
+ Phong cảnh du lịch phong phú đa dạng với nhiều danh thắng, di tích lịch sử
+ Nguồn khí tự nhiên ven Vịnh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả.
b. Khó khăn:
- Thời tiết không ổn định hay có bão lụt vào mùa mưa, sương muối, rét đậm, rét hại vào mùa đông làm thiệt hại đến mùa màng, đường sá, cầu cống, các công trình thủy lợi, đê điều.
- Do hệ thống đê chống lũ lụt,đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê vào mùa mưa thường gây ngập úng
Câu 2: Vì sao ĐBSH là vùng đông dân nhưng vẫn là vùng có trình độ phát triển cao so với mức trung bình của cả nước? Là vì:
- Kết cấu hạ tầng nông thôn của vùng hoàn thiện nhất nước với hệ thống chống lũ lụt dài hơn 3000 km được xây dựng từ bao đời nay.
- Quá trình đô thị hóa lâu đời với kinh thành Thăng Long (Hà Nội) và thành phố cảng Hải Phòng lớn nhất nước ta hiện nay.
- Lực lượng lao động dồi dào tay nghề cao trong nông nghiệp cũng như trong các ngành kinh tế khác.
Câu 3: Hãy cho biết tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở Đồng Bằng Sông Hồng ?
- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hang năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt là vào mùa mưa bão.
- Mở rộng diện tích đất phù sa ở vùng cửa sông.
- Địa bàn phân bố dân cư được phủ khắp đồng bằng.
- Làng mạc trù phú, dân cư đông đúc, nông nghiệp thâm canh tăng vụ, Công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động.
- Nhiều di tích lịch sử,giá trị văn hóa của vùng được lưu giữ và phát triển.
 Hệ thống đê điều ở Đồng Bằng Sông Hồng được xem như là nét đặc sắc của nền văn hóa Sông Hồng-văn hóa Việt Nam.
Câu 4: Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đồng Bằng Sông Hồng thời kì 1995-2002?
	Công nghiệp Đồng Bằng Sông Hồng từ năm 1995-2002 có một số đặc điểm sau:
- Cơ sở công nghiệp được hình thành sớm nhất ở Việt Nam và đang phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Hai trung tâm công nghiệpchiếm giá trị sản xuất lớn là Hà Nội, Hải Phòng.
HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU
Truy cập đường link được cung cấp	: 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_kieu_bai_l.docx
Sáng Kiến Liên Quan