Tham luận Phương pháp giúp học sinh thực hiện tốt hoạt động khởi động trong môn Khoa học xã hội Lớp 8 – Phân môn Lịch sử

NỘI DUNG:

a Thực trạng:

- Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG trong môn Khoa học xã hội lớp 8 - phân môn Lịch sử rất đa dạng:

+ Thảo luận một vấn đề học tập.

+ Tìm hiểu, trao đổi xung quanh nội dung bài học.

+ Tranh luận về một nội dung học tập.

+ Tổng kết kiến thức cả bài học.

+ Đưa ra ý kiến cho các hoạt động của bài học.

+ Thực hiện một bài tập, một nhiệm vụ học tập với bản đồ, tranh ảnh, hiện vật, sự kiện lịch sử

- Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG trong tài liệu hướng dẫn học chỉ là những yêu cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành. để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức – kỹ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình.

- Cho nên giáo viên có vị trí trung tâm, phải được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ tác nghiệp, đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh, với cộng đồng.

- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG quyết định hiệu quả của cả bài học, một tiết học cho nên giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ cho học sinh , tổ chức một cách hợp lí thì mới có kết quả tốt.

b Các biện pháp chính:

- Giáo viên chuẩn bị để thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG của bài học:

+ Giáo viên phải chọn những nội dung phù hợp với hình thức học nhóm và chuẩn bị phương án chia nhóm ; chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cần thiết để học sinh có thể viết, đọc, tra cứu, thực hành, quan sát, làm việc bằng tay, phù hợp nội dung học tập.

+ Nhiệm vụ học tập cần có độ khó nhất định để những học sinh có lực học trung bình khá vẫn không thể tự giải quyết được, cần phải cố gắng và phải có sự giúp đỡ của bạn hoặc của giáo viên mới có thể hoàn thành; nếu quá dễ, học sinh không có cơ hội cộng tác; nếu quá khó, học sinh sẽ bế tắc và chán nản.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Phương pháp giúp học sinh thực hiện tốt hoạt động khởi động trong môn Khoa học xã hội Lớp 8 – Phân môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI LỚP 8 – PHÂN MÔN LỊCH SỬ
1. LÝ DO: 
- Mô hình trường học mới được thực hiện từ năm 2015 - 2016 đối với bậc trung học cơ sở dựa trên mô hình giáo dục của Côlômbia. Đặc điểm của mô hình trường học mới có một số điểm nổi bật như: Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên với vai trò là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Việc đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả – phương pháp học tập là một yêu cầu quan trọng. 
- Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tiến trình dạy học theo mô hình Trường học mới ở Việt Nam tài liệu biên soạn bao gồm 5 bước:
+ Bước 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
+ Bước 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
+ Bước 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
+ Bước 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
+ Bước 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
- Đặc biệt dạy phân môn Lịch sử lớp 8 theo mô hình trường học mới hiện nay vấn đề tiến hành tổ chức lớp học, hướng dẫn học sinh thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của cả bài học. Vậy làm thế nào để thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG theo mô hình trường học mới đạt hiệu quả cao nhất?
2. NỘI DUNG:
a Thực trạng: 
- Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG trong môn Khoa học xã hội lớp 8 - phân môn Lịch sử rất đa dạng:
+ Thảo luận một vấn đề học tập.
+ Tìm hiểu, trao đổi xung quanh nội dung bài học.
+ Tranh luận về một nội dung học tập.
+ Tổng kết kiến thức cả bài học.
+ Đưa ra ý kiến cho các hoạt động của bài học. 
+ Thực hiện một bài tập, một nhiệm vụ học tập với bản đồ, tranh ảnh, hiện vật, sự kiện lịch sử
- Nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG trong tài liệu hướng dẫn học chỉ là những yêu cầu, định hướng và gợi ý về phương pháp thực hiện, mô tả sản phẩm học tập phải hoàn thành... để học sinh tự phát hiện, lựa chọn tình huống thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức – kỹ năng đã học được trong bài học; tìm tòi mở rộng thêm theo sở thích, sở trường, hứng thú của mình. 
- Cho nên giáo viên có vị trí trung tâm, phải được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ tác nghiệp, đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh, với cộng đồng.
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG quyết định hiệu quả của cả bài học, một tiết học cho nên giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng và thiết kế nhiệm vụ cho học sinh , tổ chức một cách hợp lí thì mới có kết quả tốt. 
b Các biện pháp chính: 
- Giáo viên chuẩn bị để thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG của bài học:
+ Giáo viên phải chọn những nội dung phù hợp với hình thức học nhóm và chuẩn bị phương án chia nhóm ; chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cần thiết để học sinh có thể viết, đọc, tra cứu, thực hành, quan sát, làm việc bằng tay, phù hợp nội dung học tập.
+ Nhiệm vụ học tập cần có độ khó nhất định để những học sinh có lực học trung bình khá vẫn không thể tự giải quyết được, cần phải cố gắng và phải có sự giúp đỡ của bạn hoặc của giáo viên mới có thể hoàn thành; nếu quá dễ, học sinh không có cơ hội cộng tác; nếu quá khó, học sinh sẽ bế tắc và chán nản.
- Phân công trách nhiệm cho học sinh để thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG của bài học:
+ Mỗi học sinh đều phải có trách nhiệm trong quá trình hoạt động của mình. Việc phân công trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm để thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG là do chính nhóm đề xuất và thống nhất, nhũng phải có trưởng nhóm: điều hành nhóm hoạt động; thư kí: tự ghi lại kết quả học cá nhân và sửa chữa bổ sung khi được các thành viên trong nhóm góp ý, thống nhất để làm tư liệu của khi kết thúc hoạt động.
+ Dựa vào nội dung của HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau, nhưng việc giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đều phải rõ ràng, ngắn gọn bằng hình thức dùng lời, viết lên bảng chính, bảng phụ các câu hỏi, bài tập, phiếu học tập.
+ Hướng dẫn cách thức thực hiện, chuẩn bị các điều kiện, công cụ học tập (phiếu học cá nhân, vở ghi, vở nháp, bảng phấn, thước, bút, sách giáo khoa, tư liệu tham khảo, vật quan sát... ) đủ để các thành viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể của nhóm mình phải làm gì, làm trong thời gian bao lâu.
+ Nếu cần giáo viên có thể giải thích thêm một vài từ ngữ, khái niệm trong sách giáo khoa, kiểm tra thử một vài thành viên xem các em có hiểu được nhiệm vụ được giao hay chưa.
- Báo cáo kết quả thực hiện HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG của bài học:
+ Giáo viên quy định thời lượng cho cả lớp khi tiến hành thảo luận HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, góp ý hoàn thiện sản phẩm học, thời lượng để tất cả học sinh hoàn thiện phần ghi chép cá nhân.
+ Tuỳ theo nội dung HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG và điều kiện thời gian, giáo viên chọn cá nhân học sinh phát biểu, đại diện của một nhóm, đại diện của một số nhóm hoặc đại diện của tất cả các nhóm lần lượt sử dụng tư liệu (kết quả học) của nhóm để lên trình bày, các học sinh khác lắng nghe, tranh luận, phản hồi (nêu ý kiến khác, điều chỉnh ý kiến, hỏi thêm, bổ sung ý kiến, mở rộng ý kiến,). Từ đó tự điều chỉnh, hoàn thành thêm nhiệm vụ học tập cá nhân.
+ Giáo viên có thể tham gia cùng với học sinh trong vai người chia sẻ, khơi gợi, định hướng, Cuối cùng, nếu cần thiết, giáo viên chia sẻ ý kiến, chuẩn hóa kiến thức, kĩ năng, kết luận, củng cố, Cho học sinh tiếp thu. 
c. Một số ví dụ minh họa cho HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG trong bài học:
	* Ví dụ 1: Dạy bài 2: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ÂU - MĨ THẾ KỈ XVII - XVIII.
	- Khi tiến hành hoạt động khởi động giáo viên cho một em đọc lời dẫn vào nội dụng cần đạt khi khởi động, sao đó giáo viên đặt ra một số câu hỏi cho các nhóm hoạt động, trao đổi để làm sáng tỏ những nội dung cần đạt của bài học:
	+ Cách mạng tư sản là gì?
	+ Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cách mạng tư sản?
	+ Các cuộc cách mạng đó đã làm được gì cho xã hội loài người?
	- Sau khi các nhóm báo cáo kết quả khởi động giáo viên chốt lại và hướng dẫn cho học sinh những nội dung cần đạt ở các hoạt động tiếp theo.
	* Ví dụ 2: Dạy bài 4: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA CHỦ YẾU THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX.
	- Để thực hiện hoạt động khởi động của bài này trước tiên giáo viên cho học sinh quan sát hai bức tranh.
	- Khi các em quan sát tranh giáo viên hướng cho các em tìm hiểu một số vấn đề như:
	+ Nguyên nhân dẫn đến công nhân đấu tranh.
	+ Phương thức đấu tranh của giai cấp công nhân.
	Tranh nói về quyền lực ở Mĩ Trẻ em lao động trong hầm mỏ
	+ Nhận xét về phong trào công nhân.
	+ Nếu em sống vào thời kì đó, em sẽ làm gì?
	- Học sinh trả lời được những vấn đề nêu trên thì quá tốt, nếu vẫn còn thiếu nội dung giáo viên cũng không cần kết luận mà để cho các em tiếp tục tìm hiểu trong các hoạt đọng tiếp theo. 
	- Giáo viên cần gợi ý những nội dung còn thiếu vào hoạt động tiếp theo.
* Ví dụ 3: Dạy bài 5: CÁC NƯỚC CHÂU Á TRƯỚC NGUY CƠ XÂM LƯỢC TỪ CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY.
	- ài này phần hoạt động khởi động giáo viên cho học sinh về nhà chuẩn bị và khi lên lớp mỗi nhóm kể về một nhân vật lịch sử.
	+ Nhóm một sưu tầm kể về những công hiến của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc.
	+ Nhóm hai sưu tầm kể về những công hiến của Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật Bản.
	+ Nhóm ba sưu tầm kể về những công hiến của vua Nô-ro-đôm ở Cam-pu-chia.
	+ Nhóm bốn sưu tầm kể về những công hiến của vua Hàm Nghi ở Việt Nam.
	- Có thể học sinh không kể đầy đủ về sự cống hiến của các nhân vật lịch sử nêu trên, tuy nhiên giáo viên cho các em trong nhóm về chuẩn bị như thế thì khi khai thác các nội dung kiến thức ở những hoạt sau học sinh dễ tiếp thu kiến thức.
	* Ví dụ 4: Dạy bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918).
	- Giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát và cho biết:
	+ Cảm nhận của em khi quan sát hình 1.
	+ Các nước sản xuất bom nhằm mục đích gì?
	- Khi học sinh nêu được những cẩm nhận của mình thì các em đã hình dung bài học hôm nay cần tìm hiểu những nội dung gì?
	* Ví dụ 5: Dạy bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917.
	- Giáo viên cho học sinh quan sát kênh hình trong sách giáo khoa và yêu cầu lớp hoạt động như sau: 
	+ Nêu những thông tin về hình số 1 và hình số 5.
	+ Những suy đoán của em về nước Nga trong những năm 1917.
	- Giáo viên đưa ra tình huống, từ những hình dẫn dắc học sinh vào hoạt động hình thành kiến thức.
	* Ví dụ 6: Dạy bài 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1884.
	- Cho các nhóm quan sát hình ảnh khởi động theo nội dung sau:
	+ Cho biết những hình ảnh dưới đây liên quan đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc.
	+ Nêu những hiểu biết của em về sự kiện lịch sử đó.
 Liên quân Pháp – Tây Ban Nha Ri-vi-e trong trận Cầu Giấy
	* Ví dụ 7: Dạy bài 17; 18; 19:
	- Đối với các bài này giáo viên khi thực hiện hoạt động khởi động cần tiến hành một số nội dung sau đây:
	+ Cung cấp cho học sinh đĩa chỉ trên mạng để các em biết sưu tầm về tiêu sử các hình ảnh trong phần khởi động.
	+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm chuẩn bị các nội dung liên quan đến hoạt động khởi động của từng bài học.
	+ Cho học sinh đống vai các nhân vật lịch sử để khởi động.
	- Bên cạnh đó giáo cũng thể vận dụng các câu hỏi khác để cho phần hoạt động khởi động thêm sinh động.
C. KẾT LUẬN: 
- Các tiết dạy thời gian đầu thường không kịp giờ (Vì kĩ năng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh cũng như phương pháp thảo luận chưa khoa học). Đến nay thì hầu hết các học sinh đã có thói quen và làm việc khoa học, thời gian đảm bảo.
	- Giáo viên cần phải cố gắn quản lí thật tốt khi cho các em hoạt động và khuyến khích đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về vấn đề đó.
	- Một số học sinh chưa có ý thức cao vẫn còn lợi dung thời gian thảo luận để làm việc riêng gây ảnh hưởng đến các học sinh khác và một số em khác còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình.
- Các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
- Để có được kĩ năng thực hiện các phương pháp giúp học sinh thực hiện tốt HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện. Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học.
Vĩnh Hưng A, ngày 14 tháng 10 năm 2019
 	 Người viết 
 	 Nguyễn Văn Hai

File đính kèm:

  • doctham_luan_phuong_phap_giup_hoc_sinh_thuc_hien_tot_hoat_dong.doc
Sáng Kiến Liên Quan