SKKN Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy Lịch sử địa phương Lớp 8, Bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918

Nội dung sáng kiến:

 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Lịch sử địa phương được tổ chức dạy học trong các trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Dạy lịch sử địa phương nhằm giúp người học có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về quá trình phát triển của địa phương trong lịch sử, những thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như truyền thống yêu nước của nhân dân địa phương trong đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc. Từ đó góp phần hình thành ở người học tình yêu quê hương, yêu đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong tư duy và trong hành động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà quá trình giao lưu hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì nội dung giảng dạy lịch sử địa phương còn đóng góp một phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Khả năng áp dụng của sáng kiến: Dựa vào yêu cầu của bài học giáo viên có thể chọn Tiết 44- Bài 6: lịch sử địa phương tỉnh Hải Dương 1858 - 1918, Tài liệu dạy học lịch sử địa phương tỉnh hải Dương - năm học 2016-2017 ở học kỳ II trong môn lịch sử lớp 8 và chọn hoạt động 2: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.

Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Thông qua tiết học Lịch sử địa phương giúp các em học sinh có cái nhìn nhiều chiều về các sự kiện lịch sử của địa phương luôn gắn liền với lịch sử dân tộc, hiểu được truyền thống cách mạng của quê hương Hải Dương trong đấu tranh chống Pháp, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, từ đó các em sẽ hiểu bài sâu hơn, có hứng thú học tập và yêu bộ môn vốn được xem là khô khan, trừu tượng này.

 

docx36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy Lịch sử địa phương Lớp 8, Bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến chống Pháp.
4.2. Các giải pháp cụ thể.
4.2.1. Thực hiện nghiêm túc các giờ học lịch sử địa phương theo đúng quy định của chương trình.
	Bước 1: Lịch sử địa phương là một phần của lịch sử dân tộc; không có một sự kiện hay nhân vật lịch sử nào lại không gắn liền với một địa phương cụ thể cả và lịch sử dân tộc được viết trên cơ sở lịch sử của các địa phương trong cả nước. Ngược lại lịch sử địa phương tuy có những nét riêng, nhưng về cơ bản cũng tiến triển theo xu hướng phát triển chung của cả lịch sử dân tộc. Vậy tại sao trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, giáo viên cần lồng ghép vào bài giảng những sự kiện nhân vật lịch sử của địa phương gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. Cách làm này sẽ đưa lịch sử dân tộc gần gũi, sinh động, thực tế và tạo cho các em những ấn tượng sâu sắc hơn về lịch sử của địa phương mình. Đồng thời giúp cho nội dung của lịch sử địa phương gắn với bối cảnh chung của lịch sử dân tộc.
	Bước 2: Hiện tại ở các địa phương, hệ thống các di tích văn hóa – lịch sử được xây dựng, trùng tu rất nhiều, giáo viên cần khai thác những di tích đó để tiến hành một số tiết học lịch sử địa phương có nội dung liên quan thay cho những tiết dạy thuyết trình trên lớp.
4.2.2. Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, giáo viên nên chú trọng thực hiện các phương pháp dạy học mới.
	Bước 1: tổ chức cho học sinh đi thăm quan học tập tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, các công trình kiến trúc, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, các làng nghề ở địa phương như làng nghề gốm Chu Đậu (Thái Tân)...để các em có cái nhìn sâu sắc hơn, đày đủ hơn về những vấn đề đang diễn ra tại địa phương mình.Với các bài miêu tả trận đánh, các di tích lịch sử, các địa điểm của căn cứ cách mạng trong kháng chiến...giáo viên có thể tổ chức dạy học trên thực địa.
	Bước 2: Tổ chức các buổi ngoại khóa về lịch sử địa phương, hoặc có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề về lịch sử địa phương như: văn hóa truyền thống của địa phương, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, danh nhân địa phương..
	Bước 3: Lập các nhóm sưu tầm các nội dung về lịch sử địa phương ở tại xóm, xã, địa phương đang sinh sống.
Bước 4: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học; rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Bước 5: tăng cường sử dụng tranh ảnh, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Bước 6: Khuyến khích các hoạt động tự học của học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu...
Bước 7: Các tổ, nhóm chuyên môn cần phải xây dựng kế hoạch đầu năm, động viên giáo viên thực hiện, kiểm tra đánh giá kiến thức lịch sử dân tộc gắn liền với lịch sử địa phương.
4.2.3.Tổ chức các bài tập nhận thức dưới dạng các trò chơi: Điền lược đồ trống, Ô chữ bí mật, theo dòng lịch sử, Ai nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử nhiều nhất, tìm hiểu nhân vật lịch sử.... 
 Một là: Giúp các em thay đổi hình thức, phương pháp dạy và học truyền thống trước đây, làm cho giơ học bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, để học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng khởi.
	Hai là: Rèn luyện thêm kĩ năng lịch sử cho học sinh ( chỉ bản đồ, vẽ sơ đồ, tường thuật, hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh...)
Ba là: tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh có cơ hội để hoàn thiện bản thân.
Bốn là: Qua trò chơi đã kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng phán đoán suy luận, Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh các tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
Năm là: Ngoài ra thông qua các trò chơicòn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: tính nhanh nhẹn, tính đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, lòng trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau. 
5. Kết quả đạt được: 
5.1. Kết quả thực nghiệm:
Trong năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn lịch sử lớp 8 cho nên có điều kiện áp dụng lần đầu sáng kiến “Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918” và tôi đã lập bảng thống kê điều tra như trước để khảo sát chất lượng học tập của học sinh ở một khối lớp với kết quả đạt được như sau:
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
34
8
23,5
16
47,0
9
26,5
1
3,0
8B
35
10
28,6
17
48,6
7
20,0
1
2,8
8C
34
9
26,5
15
44,1
10
29,4
0
0
 Tổng
103
27
26,2
48
46,6
26
25,3
2
1,9
Từ kết quả trên cho thấy việc áp dụng sáng kiến trên vào dạy học mang tính khả thi. Học sinh tích cực chủ động, hứng thú trong học tập, các em đã hiểu được quá trình Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương, những thay đổi về địa giới hành chính cũng như bộ máy chính quyền ở Hải Dương, hiểu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội Hải Dương trong giai đoạn này.Đặc biệt đã giáo dục cho học sinh về ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm trong cuộc sống, Rèn cho học sinh kĩ năng xác định và nắm bắt những thời cơ quan trọng trong quá trình vươn lên. Với kết quả đó, tôi mạnh dạn nêu vấn đề và đưa sáng kiến này trước tổ khoa học xã hội của trường và được hầu hết các giáo viên ủng hộ góp ý kiến cho hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả. Đó là nguồn động viên rất lớn cho tôi khi tham gia giảng dạy và nghiên cứu viết sáng kiến.
5.2. Bài học kinh nghiệm:
5.2.1. Đối với giáo viên: 
	Phải nghiên cứu, xác định đúng mục đích yêu cầu nội dung của từng bài, từng mục để chuẩn bị chu đáo cho nội dung bài học, đồng thời giáo viên phải chú ý đến lượng kiến thức nhất định để phân tích, lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc cho phù hợp. Giáo viên cần phải nhuần nhuyễn về các phương pháp dạy học. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau; vì vậy giáo viên phải biết sáng tạo, linh hoạt và biết kết hợp sử dụng các phương pháp vào từng phần, từng bài cụ thể để hướng dẫn học sinh học tập tiết học lịch sử địa phương đạt hiệu quả cao nhất.
5.2.2. Đối với học sinh: 
	Luôn có ý thức tự học, tìm hiểu thực tiễn, trên lớp khi nghe giảng phải biết liên hệ và vận dụng sáng tạo vào từng bài, từng mục cụ thể của tiết học. Thông qua bài giảng về lịch sử địa phương các em sẽ tự hao về mảnh đất Hải Dương – một trong những cái nôi của nền văn hóa lâu đời, là miền đất đã sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Lịch sử hangd ngàn năm bồi đắp và hội tụ đã để lại cho vùng đất này những giá trị văn hóa vô cùng quý giá.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
	Về nhân lực: Cần phải có các buổi hội thảo, sinh hoạt nhóm chuyên môn để sáng kiến được nhân rộng tới các giáo viên dạy bộ môn lịch sử trong toàn huyện.
	Trang thiết bị: Có sự hỗ trợ của nhà trường về máy tính, máy chiếu, các buuỏi ngoại khóa hoặc thăm quan di tích lịch sử của quê hương, phòng học và các em học sinh,...
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận. 
	Qua việc thực hiện phương pháp giảng dạy như đã trình bày tôi thấy:
 - Việc tham gia vào tiết học của học sinh sôi động và tích cực hơn .
- Các sự kiện, kiến thức cơ bản đảm bảo tính thống nhất, vừa phản ánh được giai đoạn tương xứng của Lịch sử dân tộc, vừa mang tính đặc trưng riêng của địa phương tỉnh, huyện ...
	Qua tiết học các em được bồi dưỡng, giáo dục một cách tự nhiên, hợp lí truyền thống quê hương. Qua đó bước đầu hình thành, xác định trách nhiệm của bản thân trước quê hương trong công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay.
	Điều cốt lõi nhất là các em không bị động và không cảm thấy đơn điệu, buồn tẻ khi tiến hành học tiết Lịch sử địa phương.
2. Kiến nghị, đề xuất.
Trên đây là một hướng đi cụ thể trong việc khai thác, soạn giảng một tiết Lịch sử địa phương trong chương trình Lịch sử lớp 8. Tiết dạy trên đã được bản thân áp dụng và thể hiện tại trường THCS nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy trong năm học 2016 – 2017 và có kết quả khả quan. Tham vọng của bản thân là sẽ cố gắng soạn hết các tiết Lịch sử địa phương có trong chương trình lịch sử THCS để các đồng nghiệp tham khảo, góp ý kiến.
 	Tuy nhiên, như đã nêu ở phần đặt vấn đề; để một tiết Lịch sử địa phương đạt được mục tiêu đặt ra người dạy phải đầu tư tìm tòi để có được "phần trăm" nhất định của bóng dáng quê hương ( Huyện, làng, xã, ... ) qua bài soạn và tiết dạy. Điều đó có nghĩa là tuỳ thuộc vào địa bàn trường đóng giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng thông tin, tư liệu phù hợp hiệu quả. Ở một số vùng thuận lợi, nếu bài học được tiến hành tại thực địa thì hiệu quả có lẽ càng lớn hơn nhiều. 
Do đặc thù của Lịch sử địa phương là loại kiến thức khá quen thuộc và gần giũ nên giáo viên cần chú ý tận dụng tối đa các hình thức dạy học, phát huy hết khả năng của học sinh đối với việc thu nhận kiến thức thông qua các kênh khác nhau như: hỏi người lớn, sưu tầm tài liệu...
Cần đổi mới cách đánh giá các nôi dung dạy và học lịch sử địa phương nhằm tạo ra sự thích thú cho các em học sinh với những nội dung trong bài học.
-Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên .
-Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng mở: ngoại khóa, thực tế dã ngoại tại các điểm di tích nổi tiếng của quê hương....
 Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc “Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918”. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình lịch sử địa phương cấp THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy trong năm học vừa qua. Tôi hy vọng rằng: Những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc dạy và học lịch sử địa phương. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú trong học tập bộ môn Lịch sử. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HỌA
Tuần 28 Ngày soạn: 5-3-2017 
Tiết 44 Ngày dạy:
Bài 6: LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1858-1918)
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS biết được những mốc thời gian cơ bản về việc Pháp chiếm Hải Dương và phong trào đấu tranh chống Pháp tại hải Dương (1858-1918)
- HS hiểu được quá trình chiếm đóng, bình định Hải Dương và những thay đổi về địa giới hành chính cũng như bộ máy chính quyền ở Hải Dương; Hiểu được những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội ở Hải Dương trong giai đoạn này.
- HS có thể vận dụng kiến thức tìm hiểu những sự kiện lịch sử của quê hương mình trong thời gian này.
2. Kĩ năng: Qua bài học rèn cho HS kĩ năng:
- Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử
- Kĩ năng liên hệ, so sánh và nhận xét các nhân vật lịch sử.
3.Tư tưởng
- Giáo dục HS ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm trong cuộc sống.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, tư duy.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử: Trình bày được những mốc thời gian cơ bản về việc Pháp chiếm Hải Dương và phong trào đấu tranh chống Pháp tại Hải Dương (1858-1918); Những thay đổi về địa giới hành chính cũng như bộ máy chính quyền ở Hải Dương; Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội ở Hải Dương trong giai đoạn này.
+ Năng lực nhận xét vấn đề lịch sử: Nhận xét về về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Hải Dương cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
+ Năng lực thực hành bộ môn: Biết khai thác sơ đồ, nội dung tranh ảnh lịch sử.
+ Năng lực vận dụng kiến thức: vận dụng kiến thức tìm hiểu những sự kiện lịch sử của quê hương mình trong thời gian này.
B. Chuẩn bị của giáo viên và HS
* Giáo viên:
 - Bản đồ Hải Dương.
- Tài liệu dạy học lịch sử Hải Dương và Tài liệu hướng dẫn dạy học lịch sử Hải Dương.
- Tranh ảnh về những thành tựu kinh tế, văn hóa của Hải Dương trong giai đoạn 1858-1918.
* HS: SGK, tìm hiểu về quá trình Pháp chiếm đóng Hải Dương và phong trào chống Pháp của nhân dân Hải Dương.
C. Hoạt động dạy và học 
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học bài.
3 Dạy- học bài mới:
* Nêu vấn đề: GV nêu vấn đề
* Các hoạt động dạy- học
1. Thực dân Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương
- GV hướng dẫn HS đọc tài liệu
? Vì sao TD Pháp đánh Hải Dương?
- HS trả lời
- GV nhấn mạnh: về vị trí quan trọng của Hải Dương cần đánh chiếm để tạo một tuyến đường thông suốt từ Hà Nội ra biển Đông.
? Trình bày quá trình TD Pháp tấn công thành Hải Dương?
- HS dựa vào tài liệu trả lời
- GV chốt lại các ý chính.
- GV cho HS quan sát sơ đồ bộ máy cấp tỉnh của Pháp tại Hải Dương:
Công sứ người Pháp
Văn phòng
Chuyên môn
Phó sứ
người Pháp
- GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ và phần kênh chữ
? TD Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị cấp tỉnh tại Hải Dương như thế nào?
- Gv cho HS quan sát tranh:
+ Văn phòng Tòa sứ Hải Dương xưa (nay thuộc khuôn viên Tỉnh ủy Hải Dương)
+ Tòa Công sứ Hải Dương xưa
(Nay là Nhà khách Tỉnh ủy Hải Dương)
? Bộ máy hành chính bản xứ được xây dựng như thế nào?
- HS dựa vào tài liệu trả lời
? Em nhận xét như thế nào về bộ máy cai trị của Pháp ở Hải Dương?
- HS trao đổi và trả lời.
*Quá trình TD Pháp tấn công thành Hải Dương:
- Tháng 12- 1873 quân Pháp tấn công và chiếm được thành Hải Dương.
- Tháng 8-1883, Pháp tấn công thành Hải Dương lần 2.
- Năm 1897 Pháp hoàn thành công cuộc chiếm đóng và bình định Hải Dương.
* Bộ máy cai trị của Pháp tại Hải Dương
- Đứng đầu là viên Công sứ và Phó sứ người Pháp.
- Các cơ quan chuyên môn giúp việc cho chính quyền TD cấp tỉnh đều do người Pháp đứng đầu.
- Đứng đầu bộ máy hành chính bản xứ là Tổng đốc.
-> Là bộ máy cai trị TD - phong kiến, trong đó Pháp nắm mọi quyền hành, quan lại người Việt là công cụ cai trị của Pháp.
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
? Phong trào đấu tranh chống Pháp bình định Hải Dương diễn ra như thế nào?
- HS trả lời
- Gv dùng bản đồ Hải Dương để giới thiệu địa điểm (Hải Dương, Gia Lộc, Kinh Môn, Thanh Miện, Tứ Kì, Bình Giang...) gắn với tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu
? Em biết gì về Đốc Tít?
- HS trả lời
- GV bổ sung 
? Phong trào chống Pháp của nhân dân Hải Dương trong giai đoạn này có ý nghĩa lịch sử gì?
? Phong trào đấu tranh chống Pháp giai đoạn 1897-1918 diễn ra như thế nào?
- HS dựa vào tài liệu trả lời
- Gv chốt ý
- GV cho HS thảo luận:
? Em có nhận xét gì về phong trào yêu nước của nhân dân Hải Dương cuối TK XIX- đầu TK XX?
- HS trả lời
a. Phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược Hải Dương (1873-1897)
- Nhân dân tích cực tham gia chống Pháp:
+ Nghĩa quân của Tiền Đức (Gia lộc), Thống Kênh lãnh đạo nhân dân Gia Lộc, Tứ Kì, Bình Giang, Thanh Miện... nổi dậy đấu tranh.
+ Nghĩa quân Bãi Sậy do Đốc Tít lãnh đạo.
+ Khởi nghĩa do Mạc Đĩnh Phúc lãnh đạo...
-> Phong trào có vai trò quan trọng trong đấu tranh hưởng ứng Chiếu Cần vương và thể hiện truyền thống anh hùng của quê hương.
b. Phong trào đấu tranh chống Pháp thống trị (1897-1918)
- Phong trào đấu tranh hưởng ứng Chiếu Cần Vương.
- Có các phong trào đấu tranh hưởng ứng Phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân
-> Hòa chung với phong trào của cả nước nhưng đều thất bại, bế tắc. 
3. Những chuyển biến về kinh tê- văn hóa- xã hội ở Hải Dương
? Trình bày chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Hải Dương?
- HS lần lượt trả lời trên từng lĩnh vực
- GV cho HS quan sát ảnh: Nhà máy rượu Hải Dương và nhận xét.
? Những chuyền biến về văn hóa - giáo dục của Hải Dương cuối thế kỉ XIX- đầu XX là gì?
-HS trả lời
- GV: TD Pháp thực hiện chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa, nhưng nền văn hóa- giáo dục có bước phát triển nhất định để phục vụ cho công cuộc cai trị của chúng.
- GV cho HS quan sát tranh: Một góc trường Nam tiểu học Hải Dương xưa (nay là trường Tiểu học Tô Hiệu)
- GV miêu tả thêm về sự đan xen giữa văn hóa truyền thống với văn hóa phương Tây.
? Cơ cấu xã hội ở Hải Dương có sự biến đổi như thế nào?
- HS trả lời
- GV cho HS hoàn thiện vào sơ đồ các giai cấp trong xã hội Hải Dương:
a. Kinh tế
- Công nghiệp: TD Pháp chú trọng ngành khai mỏ (than, đất, cao lanh.)
+ Phát triển nhiều ngành công nghiệp: nấu rượu, sản xuất chai, điện..
- Giao thông vận tải: xây dựng đường sắt và đường bộ (đường số 5), ga Hải Dương, cầu Phú Lương...
-> Kết nối Hải Dương với các vùng lân cận.
- Nông nghiệp:
Cấu kết với địa chủ cướp đất của nông dân để trồng lúa, thuốc lá, chè...
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
Pháp mở chợ Hải Dương.
- Pháp đặt ra nhiều loại thuế khóa nặng nề.
b. Văn hóa- giáo dục
* Giáo dục:
- Đầu TK XX, lập trường tư thục, trường Tiểu học Nam và trường Tiểu học Nữ.
- 90% dân số Hải Dương không biết chữ quốc ngữ.
* Văn hóa:
- Lối sống văn hóa phương Tây du nhập vào Hải Dương.
- TD Pháp khuyến khích tệ nạn xã hội phát triển.
- Nhân dân vẫn gắng sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
c. Xã hội
Sơ đồ các giai cấp trong xã hội:
Các giai cấp trong xã hội
 Giai cấp mới
 Giai cấp cũ
? Qua đây em nhận xét gì về xã hội Hải Dương cuối TK XIX- đầu XX?
? Đời sống, thái độ chính trị của nông dân, công nhân như thế nào?
- HS dựa vào tài liệu trả lời.
- GV bổ sung và chốt ý.
- Xã hội phân hóa sâu sắc, bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) xuất hiện nhiều giai tầng mới (công nhân, tư sản và tiểu tư sản trí thức).
D. Tổng kết và hướng dẫn về nhà
* Bài 1: Điền vào chỗ chấm cho đúng về quá trình TD Pháp chiếm đóng Hải Dương
- Tháng 12 năm 1873: ...........................................................................
-................................: TD Pháp tấn công Hải Dương lần 2.
- Năm 1897: .......................................................................................
? Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã tác động về như thế nào đến kinh tế, xã hội của Hải Dương?
 Tác động:
- Tích cực:
+ Hoạt động thương nghiệp ở Hải Dương đã phát triển mạnh mẽ.
+ Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng thay đổi bộ mặt của tỉnh lị Hải Dương.
- Tiêu cực: Chính sách thuế khóa nặng nề của Pháp làm cho đời sống của nhân dân khó khăn, chật vật....
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và tìm hiểu những sự kiện lịch sử của địa phương trong thời gian này.
- Xem lại các bài tập trong SGK và vở bài tập bản đồ để chuẩn bị cho tiết học sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Lịch sử 6789
Tài liệu dạy học lịch sử địa phương tỉnh hải Dương.
Hướng dẫn dạy học lịch sử địa phương tỉnh hải Dương.
Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS lớp 8 (2006) của Bộ GD-ĐT
 - Một số tư liệu tham khảo trong sách báo, Internet
MỤC LỤC
NỘI DUNG
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
 2. Cơ sở lý luận của vấn đề: 
 2.1. Cơ sở lý luân:
 2.2. Mục đích và nhiệm vụ: 
 2.3. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 3. Thực trạng của vấn đề:
3.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 
 	3.1.1. Tình hình giáo viên: 
 3.1.2. Tình hình học sinh: 
 3.1.3. Về việc thực hiện chương trình 
3.2. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu:
3.3. Nguyên nhân của thực trạng nêu trên
4. Các giải pháp, biện pháp cụ thể:
4.1. Tích hợp với môn Ngữ Văn.
4.1.1. Giải pháp thứ nhất
4.1.2. Giải pháp thứ hai
4.2. Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử
4.2.1. Giải pháp thứ nhất: Sử dụng sơ đồ cụ thể hóa kiến thức tạo biểu tượng Lịch sử cho học sinh trong giờ học.
4.2.2. Giải pháp thiws hai: Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức và củng cố bài.
5. Kết quả đạt được: 
5.1. Kết quả thực nghiệm:
5.2. Bài học kinh nghiệm:
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những vấn đề đề cập của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm.
3. Kiến nghị với các cấp quản lý.
PHỤ LỤC: GIÁO ÁN MINH HỌA
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
MỤC LỤC
TRANG
1
2-3-4
5
5
6
7
8
9
10
10
10
11
11
12
12
13
13
14
15
15
16
17
18-19
20-21
22-23
24
24
25
26
27-28
29-33
34
35-36

File đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_truyen_thong_que_huong_qua_tiet_day_lich_su_di.docx
Sáng Kiến Liên Quan