Tham luận Dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng học sinh môn Tiếng việt Lớp 1

THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

 - Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 - Hằng năm, bản thân được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học.

 - Đa số học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập.

2. Khó khăn

 - Còn một số em chưa qua lớp mầm non, vài phụ huynh chưa quan tâm các em.

- Trình độ tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều.

- Đồ dùng dạy học còn thiếu đối với môn Tiếng Việt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng học sinh môn Tiếng việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN 
“Dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng học sinh 
môn Tiếng việt (Lớp 1)”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Dạy học phân hoá xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các mục đích dạy học, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa những khả năng của từng cá nhân. Việc kết hợp giữa nội dung và phương pháp dạy học trước hết phải thiết thực, phù hợp với trình độ và điều kiện chung của lớp. 
	Mỗi học sinh có tiềm năng riêng và có động lực học tập khác nhau. Vì vậy, dạy học phân hóa trong giờ Tiếng việt lớp 1 càng giúp các em có nhiều cơ hội để phát triển. Vì vậy, với khả năng và kinh nghiệm của bản thân nên tôi mạnh dạn làm tham luận: “Dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng học sinh môn Tiếng việt (Lớp 1)”. 
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
	- Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
	- Hằng năm, bản thân được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học.
	- Đa số học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập.
2. Khó khăn
	- Còn một số em chưa qua lớp mầm non, vài phụ huynh chưa quan tâm các em.
- Trình độ tiếp thu của học sinh trong lớp không đồng đều. 
- Đồ dùng dạy học còn thiếu đối với môn Tiếng Việt.
III. CÁC GIẢI PHÁP 
1. Phân loại đối tượng học sinh
Đầu năm học, tôi phân loại đối tượng học sinh. Song song với đó là ghi chép kết quả quan sát, theo dõi từng tiết học vào sổ cá nhân. Trong đó lưu ý đến những trường hợp đặc biệt để tiến hành dạy học phân hóa phù hợp. 
Tôi phân loại học sinh trong lớp làm 3 nhóm đối tượng học sinh: Nhóm có nhận thức nhanh (nhóm A), nhóm có nhận thức tương đối nhanh (B), nhóm có  nhận thức chậm (nhóm C). Qua đó, đề ra những yêu cầu khác nhau đối với từng loại đối tượng học sinh: mức độ khó về các câu hỏi, mức độ nhiều hay ít số lượng và yêu cầu của các hoạt động cho từng nhóm. 
2. Linh hoạt các hình thức chia nhóm 
Tùy vào tình hình đặc điểm học sinh của lớp, tôi chia nhóm cùng trình độ (chẳng hạn phân thành 6 nhóm: 2 nhóm A, 2 nhóm B, 2 nhóm C) vừa khơi gợi niềm tin ở mỗi cá nhân, tránh mặc cảm, tự ti, vừa tạo nhu cầu thi đua học tập giữa các thành viên trong nhóm. Trong trường hợp chia nhóm theo kiểu này, tôi thường hay áp dụng ở các tiết dạy tăng cường ở buổi học thứ hai. 
3. Hướng dẫn học phù hợp với từng đối tượng học sinh
Ở mỗi tiết dạy tôi nghiên cứu nắm vững mục tiêu, nội dung và yêu cầu của từng nhiệm vụ trong bài học để lựa chọn các phương pháp dạy học cũng như các hình thức tổ chức, vận dụng vào từng tình huống cụ thể cho hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Tôi thực hiện cẩn thận và xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của các bài tập trong sách giáo khoa để hướng dẫn các học sinh học tập và lựa chọn nội dung bài tập nâng cao cho học sinh làm thêm.
Khi chuẩn bị bài tôi dự kiến các câu hỏi, các tình huống và các yêu cầu ở từng mức độ khác nhau cho học sinh trong từng phần. 
4. Để khuyến khích, gây hứng thú học tập cho học sinh thì trong một tiết học tôi tăng cường nhận xét bằng lời. Đối với những học sinh được cô khen, động viên các em sẽ vui và hăng hái tham gia các hoạt động của nhóm, của lớp. Đối với những học sinh nhóm C, cần có những lời nhận xét đại loại như: “Em làm chưa chính xác, cần cố gắng hơn! Em làm có nhiều tiến bộ, cần tiếp tục phát huy”. Với những học sinh có sự tiến bộ hơn hôm trước thì sẽ động viên khích lệ em đó bằng những câu nói, lời nhận xét như: “Em làm bài tốt hơn hôm qua, rất đáng khen, cần tiếp tục phát huy em nhé!” 
5. Khi lên lớp tôi thường xuyên mượn đồ dùng dạy học và chọn ra từ bộ thiết bị cũ để sử dụng trong tiết dạy.
6. Tôi thường xuyên chủ động liên hệ với phụ huynh, với giáo viên bộ môn để trao đổi về việc học tập của các học sinh và giúp các em học tập tốt.
 IV. KẾT LUẬN
Việc dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng học sinh sẽ làm cho tiết học không bị nhàm chán, học sinh không bị áp đặt theo khuôn mẫu định sẵn, tạo nhiều cơ hội cho học sinh sáng tạo và phát triển tư duy.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng dạy học thì việc dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng học sinh trong môn Tiếng việt lớp 1 là một việc làm hết sức cần thiết. Cùng với việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần tìm ra những biện pháp cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Khi thực hiện các biện pháp trên, giáo viên cần lưu ý:
-  Xác định đúng đối tượng, để phân loại sát thực tế.
-  Linh hoạt, sáng tạo trong các hình thức chia nhóm.
-  Bám sát trình độ học sinh của lớp mình để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
- Nắm vững các phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức dạy học phân hóa đối tượng học sinh. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của từng đối tượng học sinh.
- Thường xuyên động viên, tuyên dương khích lệ học sinh một cách kịp thời đặc biệt là đối tượng học sinh tiếp thu chậm.
Trên đây là tham luận trong quá trình giảng dạy mang lại hiệu quả bước đầu. Bản thân tôi rất mong được Ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp chia sẻ thêm kinh nghiệm để tham luận của tôi được áp dụng rộng rãi và để tôi có hướng sửa chữa trong thời gian tới.
	Chân thành cảm ơn!
 Tân Thạnh, ngày 24 tháng 10 năm 2020
 Người báo cáo
 Dương Liễu Muội
 Ý KIẾN PHÊ DUYỆT CỦA HT
...
 Tân Thạnh, ngày tháng năm 2020
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • doctham_luan_day_hoc_phan_hoa_theo_nhom_doi_tuong_hoc_sinh_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan